Rank: Advanced Member
Groups: Registered
Joined: 3/26/2011(UTC) Posts: 16,885
Thanks: 6938 times Was thanked: 2770 time(s) in 1957 post(s)
|
Tin tức cập nhật by the Center for Systems Science and Engineering (CSSE) at Johns Hopkins
13/01/2021 - 16H30 GMT Trên toàn thế giới (197 quốc gia và vùng lãnh thổ) : Total Confirmed = 91,838,572 cas
22,864,103 US 10,495,147 India 8,195,637 Brazil 3,434,934 Russia 3,220,931 United Kingdom 2,864,509 France 2,346,285 Turkey 2,303,263 Italy 2,137,220 Spain 1,976,923 Germany 1,816,082 Colombia 1,744,704 Argentina 1,556,028 Mexico 1,404,905 Poland 1,305,339 Iran 1,259,748 South Africa 1,166,958 Ukraine 1,040,231 Peru 901,629 Netherlands 858,043 Indonesia 855,600 Czechia 682,395 Canada 681,392 Romania 667,322 Belgium 652,525 Chile 605,416 Iraq 524,910 Bangladesh 513,715 Israel 512,203 Sweden 508,824 Pakistan 507,108 Portugal 492,700 Philippines 490,358 Switzerland ... ...
===
Global Deaths = 1,968,343
381,513 deaths/US 204,690 deaths/Brazil 151,529 deaths/India 135,682 deaths/Mexico 84,909 deaths/United Kingdom 79,819 deaths/Italy 68,939 deaths/France 62,463 deaths/Russia 56,457 deaths/Iran 52,683 deaths/Spain 46,782 deaths/Colombia 44,848 deaths/Argentina 43,093 deaths/Germany 38,399 deaths/Peru 34,334 deaths/South Africa 32,074 deaths/Poland 24,951 deaths/Indonesia 23,152 deaths/Turkey 21,121 deaths/Ukraine 20,194 deaths/Belgium 17,324 deaths/Canada 17,204 deaths/Chile 16,969 deaths/Romania 14,196 deaths/Ecuador 13,656 deaths/Czechia 12,915 deaths/Iraq 12,786 deaths/Netherlands 10,948 deaths/Hungary 10,772 deaths/Pakistan 9,834 deaths/Sweden 9,699 deaths/Philippines 9,454 deaths/Bolivia 8,488 deaths/Switzerland ... ...
Covid : Kỷ lục mới ở Mỹ với gần 4.500 người chết trong 24 giờ
Thụy My - RFI - 13/01/2021 Hoa Kỳ, nước bị virus corona gây thiệt hại nhiều nhất, hôm qua 12/01/2021 đã lập kỷ lục mới với gần 4.500 trường hợp tử vong vì Covid chỉ trong 24 giờ qua. Từ trước đến nay, chưa bao giờ số tử vong vì đại dịch tại Mỹ trong một ngày vượt quá con số 4.000 người.
Trong ngày hôm qua, đã có thêm 235.000 trường hợp dương tính tại Mỹ và 4.470 người thiệt mạng, hiện đang có 131.000 đang nằm viện do Covid. Dịch bệnh hoành hành tại tất cả mọi miền đất nước và đặc biệt tăng cao ở miền nam, miền tây.
Với hy vọng ngăn chận, chính quyền liên bang quyết định tất cả những hành khách đến Hoa Kỳ bằng đường hàng không kể từ ngày 26/01 phải xét nghiệm âm tính với Covid. Xét nghiệm này phải được tiến hành ba ngày trước đó, các hãng hàng không có trách nhiệm kiểm tra trước khi cho lên máy bay.
Tại một đất nước mà quy định về hạn chế di chuyển, mang khẩu trang… thay đổi theo từng bang, chính quyền trông cậy vào chiến dịch tiêm chủng đã bắt đầu từ giữa tháng 12. Hiện đã có 9,3 triệu người nhận được mũi tiêm đầu tiên, tương đương chưa đầy 3% dân số. Theo các chuyên gia, phải chích ngừa đến 75% dân số mới có thể đạt được miễn dịch tập thể. Riêng New York báo động đến cuối tuần tới có thể không còn vaccin dự trữ.
Còn ở Pháp, chính quyền lo ngại sẽ phải tái phong tỏa lần thứ ba. Số người nhập viện vì Covid đang tăng từ một tuần qua, và tình hình khó thể đảo ngược. Với tốc độ này, đến giữa tháng Hai sẽ có khoảng 3.000 bệnh nhân nặng ở khoa hồi sức. Hiện có ba hướng được đề ra : hoặc giữ nguyên tình trạng hiện nay, hoặc giới nghiêm toàn quốc từ 18 giờ, hay tái phong tỏa. Hội đồng quốc phòng họp hôm nay và sẽ có quyết định vào ngày mai.
Biến thể virus Covid từ Anh: Pháp có tránh được làn sóng đại dịch thứ ba?
Trọng Thành - RFI - 13/01/2021 Sự xâm nhập của biến thể virus Covid-19 từ Anh trong những tuần qua vào Pháp làm dấy lên lo ngại nước Pháp sẽ khó tránh khỏi làn sóng dịch thứ ba. Nước Pháp hiện đang có khoảng trung bình 20.000 ca dương tính với virus Covid mỗi ngày. Biến thể virus từ Anh và nguy cơ một làn sóng dịch mới là chủ đề của Tạp chí Xã hội của RFI tuần này.
Việc vac-xin được chính thức đưa vào sử dụng kể từ cuối tháng 12/2020 tại châu Âu mang lại một tia hy vọng là đà lây lan sẽ chững lại, đại dịch Covid-19 sẽ dần dần được khống chế. Số lượng ca nhiễm mới trong những tuần qua có lúc đã tụt xuống dưới con số 5.000 người/ngày. Tuy nhiên, không khí lạc quan không kéo dài. Đúng vào lúc nước Anh khép cửa, hoàn tất cuộc ly dị với Liên Âu, thì lục địa châu Âu đón nhận những vị khách đáng sợ từ nước Anh, những vị khách không mời mà đến: virus Covid-19 biến thể, với tên gọi chính thức VOC 202012/01.
Ám ảnh nước Ý « vỡ trận »
Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Liên Âu (ECDC) ghi nhận biến thể Covid từ Anh có tốc độ lây lan nhanh hơn so với loài virus Covid thông thường hiện nay. Một số chuyên gia y tế Pháp so sánh tình thế hiện nay giống như giai đoạn cách nay một năm tại châu Âu. Vào thời điểm đó, tiếp sau nước Ý « vỡ trận », Pháp và nhiều quốc gia châu Âu khác lâm vào tình trạng nguy ngập, buộc phải ban bố lệnh phong tỏa toàn quốc, để giảm áp lực cho hệ thống bệnh viện, bên bờ vực quá tải.
Mùa thu năm ngoái, cùng với nhiều nước châu Âu, Pháp đã phải phong tỏa toàn quốc lần thứ hai, bắt đầu từ cuối tháng 10. Lệnh phong tỏa được dỡ bỏ kể từ giữa tháng 12, và thay thế bằng lệnh giới nghiêm vào buổi tối từ 20 giờ. Trước nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại, chính phủ đã cho thiết lập giới nghiêm ngay từ 18 giờ với hơn 20 tỉnh. Nhiều chuyên gia nói đến viễn cảnh phong tỏa toàn quốc lần thứ ba. Với châu Âu giờ đây, nước Anh có thể giống như nước Ý thời gian đầu đại dịch.
Nếu như diễn biến của dịch bệnh Covid vốn đã là điều không dễ dự đoán, thì sự xâm nhập mới của biến thể virus từ Anh, với độ lây lan được cho là mạnh hơn nhiều, lại càng khiến tương lai dịch bệnh trở nên bất định hơn. Về mặt tiêm chủng, trong những tuần tới, nước Pháp mới chỉ có khả năng chích ngừa cho khoảng một triệu cư dân, hoàn toàn không đủ để tạo miễn dịch cộng đồng. Biến thể virus từ Anh rất có thể sẽ là tác nhân cho một « đỉnh dịch » mới, một « đợt dịch » mới trong đại dịch Covid đang diễn ra, như cảnh báo của giáo sư Arnaud Fontanet, nhà dịch tễ học Viện Pasteur, thành viên Hội đồng Khoa học quốc gia về Covid-19, hôm 11/01/2021.
Đợt khảo sát đầu tiên về biến thể virus Anh
Từ mươi hôm nay, báo chí Pháp nói đến « cuộc chạy đua với thời gian » để chống lại biến thể virus mới. Tuy nhiên, để đối phó hiệu quả, điều đầu tiên là phải nhận diện được « địch thủ ». Bộ Y Tế Pháp vừa có đợt khảo sát đầu tiên về thực trạng lây nhiễm của virus biến thể Anh quốc tại Pháp (trên tổng số 40.000 mẫu dương tính với Covid). Kết quả dự kiến sẽ được công bố vào ngày thứ Năm 14/01/2021. Theo kết quả sơ bộ hôm 11/01, khoảng 1% số xét nghiệm dương tính là do biến thể virus Anh (thông báo của bộ trưởng Y Tế Olivier Veran trước Thượng Viện hôm qua, 12/01).
Trả lời đài RTL, bà Anne-Claude Crémieux, giáo sư về các bệnh truyền nhiễm bệnh viện Saint-Louis, Paris, nhận xét : « nếu mới chỉ có từ 1% đến 2% người nhiễm mang virus biến thể này, thì chúng ta còn có nhiều thời gian hơn một chút. Ngược lại, nếu tỉ lệ này đã là 10 đến 20%, thì tình hình tương tự như nước Anh sẽ đến trong những ngày tới ». Nước Anh hiện đang phải đương đầu với khoảng từ 50 đến 60 nghìn ca nhiễm và hơn 1.000 ca tử vong mỗi ngày.
Về virus biến thể Anh Quốc và nguy cơ làn sóng dịch thứ ba, RFI Tiếng Việt đặt câu hỏi với bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn, chuyên gia về các bệnh đường hô hấp, bệnh viện Cochin (Paris). Mời quý vị theo dõi cuộc phỏng vấn.
RFI : Virus biến thể Anh du nhập vào Pháp có đáng sợ ?
Bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn: Trước khi trả lời câu hỏi này, xin được nói ngắn gọn là việc xuất hiện các biến thể với virus, như con virus SARS-CoV-2, là chuyện rất bình thường. Một con virus khi cần sinh sôi nẩy nở thì phải sao chép lại bộ gien, và khi sao chép lại bộ gien, thì rất nhiều khi sao chép không đúng, dẫn đến bộ gien tương đối khác. Quay lại trường hợp biến thể virus SARS-CoV-2 từ Anh, có hai điều lạ. Điều thứ nhất là, mỗi khi virus biến đổi thường chỉ thay đổi một phần thôi. Kỳ này, không những là một sự thay đổi mà có đến hơn mười sự thay đổi, khiến các nhà khoa học đang băn khoăn, không biết là các biến đổi nhiều như thế cùng một lúc thể hiện cho điều gì. Điều thứ hai, cho đến nay, chúng ta biết rằng biến thể này, với tất cả những sự thay đổi đó, nó dễ lây lan từ người này qua người khác hơn.
RFI : Biến đổi theo hướng như vậy thì phải chăng là đáng lo ngại, vì số lượng người chết, người bị ảnh hưởng nặng do virus tăng mạnh, cho dù virus này có thể được coi là không gây nguy hiểm nhiều hơn cho con người so với loài virus hiện nay ?
Bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn : Hoàn toàn chính xác là như vậy !.
RFI : Tại Pháp, tại châu Âu, việc theo dõi diễn biến của dịch bệnh do virus SARS-CoV-2 gây ra với biến thể virus mới từ Anh ra sao ?
Bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn : Thực ra, nước Pháp và các nước châu Âu nói chung, trong thời gian vừa qua đã phải đương đầu với một loại virus vô tiền khoáng hậu. Chưa bao giờ có một loại virus có mức độ lây lan nhanh, dễ dàng như virus này. Chưa bao giờ có một loại virus lại lây lan một cách âm thầm như vậy. Hiện tại, riêng về biến thể mới này hiện chưa có nghiên cứu cơ bản nào tại châu Âu lục dịa. Cái con số mức độ lây lan 50 đến 70% là dựa trên nghiên cứu dịch tễ học, chứ không phải dựa trên nghiên cứu về tế bào học và phân tử học. Con số nêu trên vẫn là giả thuyết. Mặc dù sự lây lan tăng là điều chắc chắn, nhưng tăng ở mức độ nào, thì hiện tại vẫn chưa có khả năng nói một cách chính xác. Chính vì thế, mà chính phủ ở bên Anh, cũng như tại các quốc gia châu Âu, cũng như nhiều nước khác, mới đưa ra các biện pháp như là giới nghiêm, như là yêu cầu không ra đường để tránh sự lây lan..., cho đến khi mà các nhà khoa học có được những câu trả lời chính xác, về khả năng lây lan, về khả năng gây ra các trạng thái bệnh nặng và về khả năng kháng các loại thuốc tiêm ngừa.
RFI : Vì sao việc thực hành nghiêm túc các quy định về giãn cách, cách ly, các biện pháp phòng dịch nói chung sẽ không chỉ giúp cho việc ngăn chặn đà lây nhiễm của dịch bệnh trước mắt, mà còn có thể giúp cho việc ngăn ngừa sự phát triển của các biến thể virus đáng sợ, như biến thể từ Anh quốc ?
Bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn : Virus SARS-CoV-2 này có khả năng xâm nhập vào các tế bào của chúng ta, vì trong bộ gien của virus này có khả năng tổng hợp ra một chiếc « chìa khóa », mà hiện nay, nhiều người biết đến gọi là protein S, S tức viết tắt của Spike. Nó giống như một cái kim, có thể được sử dụng như một chiếc chìa để mở khóa. Rất không may là tất cả các tế bào của cơ thể chúng ta có cái ổ khóa đó, có tên gọi là ACE2 (thụ thể ACE2). Protein Spike này không những có khả năng đi vào ổ khóa ACE-2, mà cùng một lúc nó có thể huy động một số các « đồng lõa », tức các chất men khác có trong chính tế bào của chúng ta, khiến cho protein Spike tăng hiệu quả hoạt động.
Đầu năm 2021 này, và có thể suốt trong năm nay, các nghiên cứu về y khoa sẽ phải chú trọng vào sự biến hóa của các protein Spike. Bởi vì ức chế protein Spike thì rất dễ. Hai loại vac-xin mà chúng ta đã có ở bên Pháp, của Moderna và Pfizer, có khả năng ức chế đó rồi. Nhưng biến thể ở Anh và ở bên Nam Phi, đang làm biến đổi protein Spike ở virus SARS-CoV-2 và tăng khả năng thâm nhập của protein này vào tế bào.
Nghiên cứu hiện nay phải hướng đến chỗ tiên đoán trước được, nếu protein này biến dạng, và có khả năng siêu việt hơn nữa, thì chúng ta cần phải làm gì. Cái protein Spike chỉ có thể biến đổi, tăng khả năng tấn công vào tế bào chúng ta, một khi có những cơ thể con người nơi protein Spike được dung dưỡng trong một thời gian lâu, mà không được phát hiện ra. Bối cảnh này giúp protein Spike này có thể dùng các khả năng của tế bào con người, để tăng hiệu quả trong hoạt động.
Tóm lại là, chúng ta phải làm đủ mọi cách, để ngăn ngừa sự lây lan. Một khi, người đã bị lây nhiễm rồi, thì chúng ta phải làm đủ mọi cách để tiêu trừ virus càng sớm càng tốt. Bởi vì, nói một cách hình ảnh, nếu một virus ở trong cơ thể người bệnh một tuần, thì các khả năng của nó tương đối ít, nhưng nếu là ba tháng thì các khả năng hoạt động sẽ lên rất cao. Tức là phải rút ngắn thời gian virus có mặt trong cơ thể, thời gian giúp cho con virus sử dụng chính các phương tiện trong cơ thể chúng ta để phát triển các năng lực của chúng.
***
Giãn cách phòng dịch: Nỗ lực thầm lặng đẩy lùi loài virus âm thầm
Biến thể virus từ Anh quốc làm tăng nguy cơ đại dịch Covid-19 bùng phát một lần thứ ba tại Pháp và châu Âu. Việc đẩy lùi nguy cơ dịch bùng lên một lần nữa lẽ dĩ nhiên phụ thuộc một phần vào các chính sách đúng từ phía chính quyền, vào khả năng nhận dạng chính xác thực trạng lan truyền của dịch bệnh, của các biến thể mới, cho phép khoanh vùng, xác định ổ dịch, vùng dịch, để có biện pháp ngăn chặn phù hợp, tức thời, có trọng điểm. Điều này hiển nhiên đòi hỏi các phương tiện kỹ thuật y sinh học tân tiến, tốn kém, như công nghệ giải trình tự gien...
Tuy nhiên, để ngăn chặn đại dịch do loài virus - nổi tiếng là có khả năng lan tỏa âm thầm này gây ra -, phần quyết định có lẽ vẫn là nỗ lực thầm lặng của đông đảo người dân, có hiểu biết, có trách nhiệm, nghiêm túc tuân thủ các quy định giãn cách, vệ sinh phòng dịch, để không tạo môi trường cho virus sinh sôi nẩy nở, có điều kiện biến đổi, cải thiện khả năng hoạt động của chúng, để trở nên dễ lây lan hơn, tai ác hơn với con người.
Covid-19 : Indonesia tiêm chủng với vac-xin Sinovac của Trung Quốc
Thu Hằng - RFI - 13/01/2021 Ngày 13/01/2021, Indonesia chính thức mở chiến dịch tiêm phòng Covid-19. Tổng thống Joko Widodo là một trong những người đầu tiên được tiêm vac-xin tại quốc gia có gần 270 triệu dân, và là nước bị virus corona tác động nghiêm trọng thứ hai ở châu Á, chỉ sau Ấn Độ, với gần 25.500 người chết và hơn 850.000 ca nhiễm.
Theo AFP, đợt tiêm chủng tại phủ tổng thống được truyền hình trực tiếp. Ngoài tổng thống 59 tuổi, nhiều quan chức khác, trong đó có bộ trưởng Y Tế, cũng đã được tiêm phòng.
Vac-xin được sử dụng có thể là CoronaVac của tập đoàn Trung Quốc Sinovac và được Cơ quan Dược phẩm Indonesia cấp phép vào tuần này. Ngoài ra, cấp quản lý Hồi Giáo cao nhất Indonesia còn đánh giá vac-xin CoronaVac, có hiệu quả 65,3%, phù hợp với « nghi thức Hồi Giáo » và giúp phá vỡ đường truyền nhiễm của virus corona.
Trong khi đó, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã đến Indonesia ngày 12/01 như để « chăm sóc khách hàng ». Jakarta đặt mua hơn 125 triệu liều vac-xin của Sinovac, chiếm gần một nửa trong tổng số 330 triệu liều đặt mua. Theo báo mạng South China Morning Post, ông Vương Nghị tiếp kiến tổng thống Widodo và làm việc với ngoại trưởng Retno Marsudi ngày 13/01 để bàn về « hợp tác chiến lược » trong bối cảnh Hoa Kỳ sắp có chính quyền mới.
Trang Hoàn Cầu Thời Báo ngày 12/01 không giấu chiến lược « quyền lực mềm » của Trung Quốc tại ASEAN, trong đó có ưu tiên cung cấp vac-xin cho những nước này, theo phát biểu ngày 27/11/2020 của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại lễ khai mạc triển lãm Trung Quốc-ASEAN lần thứ 17. Ngoài Indonesia, Miến Điện cũng được Trung Quốc cung cấp vac-xin ngừa Covid-19. Việt Nam mới chỉ thông báo đặt mua vac-xin do Trung Quốc bào chế cùng với nhiều loại khác.
Còn tại Đông Á, trong khi số ca nhiễm mới hàng ngày tại Hàn Quốc có chiều hướng giảm, khoảng 600 ca, Nhật Bản dự trù mở rộng thêm phạm vi tình trạng khẩn cấp tại bẩy tỉnh khác (Osaka, Hyogo, Kyoto, Aichi, Gifu, Fukuoka và Tochigi) và sẽ có hiệu lực đến ngày 07/02 như trường hợp của thủ đô Tokyo và 3 tỉnh phụ cận.
Mỹ cấp thêm hàng triệu liều vaccine COVID cho dân chúng
Voa/Reuters - 13/01/2021 Chính quyền Trump ngày 12/1 loan báo sẽ đưa ra hàng triệu liều vaccine chống COVID vốn được giữ lại cho đợt tiêm thứ nhì và thúc giục các tiểu bang cung cấp cho mọi công dân trên 65 tuổi có bệnh sử kinh niên.
Bộ trưởng Bộ Sức khoẻ và Dịch vụ Nhân sinh Alex Azar cho biết tiến độ tiêm chủng tại Mỹ hiện lên tới 700 ngàn mũi tiêm mỗi ngày và dự kiến tăng lên thành 1 triệu/ngày trong 10 ngày tới.
Các tiểu bang đã nhận được khoảng 25,5 triệu liều, theo dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ CDC.
Đa số các bang ưu tiên cho nhân viên y tế, nhân viên và cư dân các viện dưỡng lão trong đợt phân phối vaccine đầu tiên bắt đầu từ tháng trước.
CDC tuần rồi nói rõ các tiểu bang có thể xúc tiến tiêm chủng cho nhóm ưu tiên tiếp theo là những người trên 75 tuổi và các nhân viên thiết yếu dù chưa hoàn thành tiêm chủng cho nhóm đầu.
Tuy nhiên, hiện chưa tới 20 bang làm theo như vậy. Một số tiểu bang như Texas, Florida và Georgia đã bắt đầu tiêm ngừa cho những người trên 65 tuổi.
CDC gia hạn trong vòng 3 ngày các tiểu bang phải báo cáo về số mũi tiêm thực hiện được.
Cùng ngày 12/1, CDC thông qua lệnh yêu cầu các hành khách từ 2 tuổi trở lên trên các chuyến bay tới Mỹ bắt đầu từ ngày 26/1 phải xét nghiệm COVID âm tính trong vòng 3 ngày trước đó. CDC sẽ cứu xét tạm miễn cho những hành khách đến từ các nước không có khả năng xét nghiệm.
BERLIN (Reuters) - Đức, hôm thứ tư ghi nhận thêm 19.600 ca nhiễm coronavirus và 1.060 người chết trong 24 giờ => tổng số ca nhiễm = 1.953.426, với số người chết = 42.637.
MOSCOU (Reuters) - Nga, hôm thứ tư ghi nhận thêm 22.850 ca nhiễm coronavirus và 566 người chết trong 24 giờ => tổng số ca nhiễm = 3.471.053, với số người chết = 63.370.
ROME (Reuters) - Ý, hôm thứ tư ghi nhận thêm 15.774 ca nhiễm COVID-19 (-1.500 ca so với hôm qua) và 507 người chết trong 24 giờ (so với 616 hôm qua) => tổng số người chết = 80.326 / 2,32 triệu ca nhiễm. Số người hiện còn điều trị vì COVID-19 tại bệnh viện = 23.525, trong đó số ca cấp cứu hồi sức = 2.579.
LONDRES (Reuters) - Anh, hôm thứ tư ghi nhận kỷ lục mới về số người chết trong 24 giờ, với 1.564 ca tử vong vì COVID-19 => tổng số người chết = 85.000, với tổng số ca nhiễm = 3,2 triệu (+47.525 ca trong 24 giờ). Hiện số người còn điều trị tại bệnh viện vì Covid-19 = 32.000, tức là 70% nhiều hơn so với đỉnh điếm đợt đầu tiên của đại dịch tại Anh.
AFP - Pháp, hôm thứ tư ghi nhận thêm 23.852 ca nhiễm và 229 người chết vì Covid-19 tại bệnh viện trong 24 giờ => tổng số người chết = 69.031 / 2.830.442 ca nhiễm. Số người hiện còn điều trị tại bệnh viện vì Covid-19 = 24.769 (+32 so với hôm qua), trong đó số ca cấp cứu hồi sức = 2.711 (+23 so với hôm qua).
Edited by user Wednesday, January 13, 2021 12:16:16 PM(UTC)
| Reason: Not specified
|