Rank: Advanced Member
Groups: Registered
Joined: 3/22/2011(UTC) Posts: 3,324
Thanks: 327 times Was thanked: 364 time(s) in 256 post(s)
|
Tin Tong Hop
ĐTC sẽ cử hành lễ Đức Mẹ Guadalupe và ban ơn Toàn xá cho các tín hữu vào ngày 12/12
12/11/2020 7:13:29 PM
Dù Vương cung thánh đường Đức Mẹ Guadalupe ở Mexico sẽ đóng cửa vào ngày 12/12, lễ Đức Mẹ Guadalupe, để tránh sự lây lan của Covid-19, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cử hành Thánh lễ kính Đức Mẹ tại đền thờ thánh Phê-rô, và ban ơn Toàn xá cho các tín hữu tôn kính Đức Mẹ tại nhà vào ngày 12/12, nhân kỷ niệm 125 năm lễ đội triều thiên cho ảnh Đức Mẹ.
 Do những hạn chế vì đại dịch, vào ngày 3/12 Đức Hồng y Carlos Aguiar Retes, Tổng Giám mục Mexico City, đã xin Đức Thánh Cha Phanxicô ban Ơn Toàn xá cho các tín hữu tôn kính Đức Mẹ Guadalupe.
Đức Hồng y Mauro Piacenza, Chánh Tòa Ân giải Tối cao, đã ban hành sắc lệnh theo yêu cầu của Đức Thánh Cha Phanxicô, ban Ơn Toàn xá cho các tín hữu trên toàn thế giới, do đại dịch không thể hành hương trực tiếp đến Vương cung thánh đường quốc gia Guadalupe, nhưng cầu nguyện với Đức Mẹ Guadalupe tại nhà của họ vào ngày 12/12.
Để nhận Ơn Toàn xá, ngoài ba điều kiện thông thường là xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha, các tín hữu được yêu cầu “tôn kính một ảnh” của Đức Mẹ Guadalupe và tham dự các chương trình phát thanh về các Thánh lễ được cử hành trong đền thánh Đức Mẹ ở Mexico City.
Trong sắc lệnh Đức Hồng Y Piacenza viết: “Tôi cầu chúc cho dân tộc hành hương của chúng ta, những người từ sâu thẳm trái tim bị tổn thương của họ, đang tìm kiếm sự an ủi, che chở và dịu dàng của Mẹ Chí Thánh, hãy tận dụng ân sủng mà Đức Thánh Cha Phanxicô ban cho chúng ta và dành cho các tín hữu đã qua đời. Hãy để Đức Mẹ đến thăm chúng ta tại nhà của chúng ta trong năm nay. Chúng ta mở rộng cửa đón Mẹ và nâng tâm hồn mình lên để Mẹ chúc lành cho chúng ta và che phủ chúng ta bằng tấm áo choàng của Mẹ”.
Hồi cuối tháng 11, Giáo hội Mexico và chính quyền dân sự đã hủy các cử hành ngày lễ Đức Mẹ Guadalupe, vào ngày 12/12, bổn mạng của Mexico, sự kiện thông thường thu hút khoảng 10 triệu tín hữu hành hương đến đền thánh Đức Mẹ. (CSR_9142_2020)
Hồng Thủy (vaticannews.va 10.12.2020
Lễ Đức Mẹ Guađalupê
12/12/2018 8:11:44 AM
Ngày 12/12 - BỔN MẠNG MỸ CHÂU
 Thứ Bảy, ngày 9 tháng 12 năm 1531, Ông Juan Diego, 57 tuổi, tân tòng thuộc nhóm dân da đỏ tới gần đồi Tepeyac, chợt nghe có tiếng nhạc thánh ca phát xuất từ một bụi cây xương rồng nằm giữa ngọn đồi. Tiến lại gần, thấy trên bụi cây có đám mây toả sáng rực rỡ, và tiếng nhạc tắt lịm. Một giọng nữ êm dịu ngọt ngào gọi đích danh:
- Juan, Juan Diego!
Ông vội chạy tới bụi cây thì một vị Tôn nương huy hoàng mĩ lệ trang phục như một công chúa xứ Aztec. Ông quì xuống trước mặt Bà đẹp như đang đứng trước mặt trời có muôn vàn tia sáng nhảy múa chung quanh.
- Juan Diego – Bà lên tiếng gọi – người con rất nhỏ bé và rất yêu dấu của Ta ơi! Con đi đâu đấy, Juan?
Juan ngập ngừng giây lát rồi trả lời rằng mình đang đến nhà thờ Santiago dự lễ tôn vinh Đức Mẹ, Mẹ Thiên Chúa.
- Hỡi con yêu dấu của Ta – Bà nói – Ta muốn con biết rằng chính Ta là Mẹ Thiên Chúa, và Ta muốn con nghe cho rõ.
Ta có một sứ mệnh muốn trao cho con: Ta muốn xây một ngôi nhà thờ tại đây, để ta có thể tỏ lòng yêu thương đối với tất cả những người da đỏ như các con cái của Ta, và bày tỏ cho loài người biết Thiên Chúa chân thật là Đấng ban sự sống. Con hãy lên đường đến với Đức Cha của xứ Mêxicô và nói cho ngài biết rằng, chính Ta đã truyền cho con lệnh này. Hãy nói ngay cho ngài hay rằng, Ta muốn có một ngôi nhà thờ được xây tại đây, và cho ngài biết tất cả những gì con thấy và nghe được hôm nay.
Juan Diego đi ngay tới thành phố Mêxicô, tìm đến toà tổng Giám mục bên cạnh ngôi thánh đường lớn.
Nhờ một thông dịch viên, Đức Tổng Giám mục hỏi Juan Diego:
Juan tường thuật tất cả những gì đã nghe, đã thấy và lệnh truyền của Đức Mẹ. Đức Tổng Giám mục có lắng nghe nhưng hẹn hôm khác sẽ tới nói lại. Ông Juan ra về buồn bã lên ngọn đồi tường trình lại cho Đức Mẹ. Đức Mẹ an ủi và bảo mai sẽ tới gặp lại Đức Tổng Giám mục và nói lại lệnh Mẹ.
Juan tin tưởng vui vẻ về nghỉ, sáng sớm hôm sau, đi lễ rồi vào toà Giám mục trình lại lệnh của Đức Mẹ.
Lần này Đức Giám mục đại ý nói: con hãy trở về nói với Đức Mẹ cho một dấu hiệu, dấu này có thể chứng tỏ Người thật là Đức Mẹ, Mẹ Thiên Chúa và việc xây nhà thờ thật sự là ý muốn của Người.
Ông Juan trở lại ngọn đồi và nói ý Đức Giám mục muốn một dấu lạ. Đức Mẹ mỉm cười và bảo Juan sáng mai tới đây Mẹ sẽ cho dấu lạ.
Ông Juan trở về nhà. Thật xui cho ông, người bác tên Juan Bênađinô bị sốt nặng gần chết. Hàng xóm xúm lại chữa chạy hết cách. Sáng tinh mơ, ông Juan Diego đã phải ra rừng lấy lá về đắp cho bác. Gần tới đồi Tapeyac ông sực nhớ sứ mệnh. Vì chữa bệnh khẩn cấp, nên rẽ ra lối khác tránh qua đồi. Nhưng Đức Mẹ đã hiện ra ngay lối mòn đó mà hỏi Juan đi đâu ?
Juan hối hận nói: xin Đức Mẹ đừng giận con – Rồi kể chuyện về người bác sắp chết.
Đức Mẹ lắng nghe và ôn tồn hỏi: - Con có thể tin là Ta bỏ rơi một kẻ mà Ta đã yêu quý thế sao, nhất là kẻ đó đang làm cho Ta một công việc rất quan trọng? Con đừng bận tâm về ông bác con nữa, hiện tại ông đã khỏi hẳn rồi.
Juan thật sự tin lời Đức Mẹ nói với tất cả tấm lòng, và tha thiết xin Đức Mẹ cho dấu hiệu để đem đến cho Đức Tổng Giám mục.
- Con yêu dấu – Đức Mẹ nói: con lên ngay giữa ngọn đồi nơi Ta đến với con lần đầu tiên. Con ngắt lấy những đóa hoa hồng ở đó và mang về đây cho Ta.
Tuy biết trên ngọn đồi khô cằn kia chưa bao giờ nở hoa hồng, nhất là vào giữa mùa đông lạnh lẽo của tháng 12, Juan vẫn chạy ngay lên đồi. Ông thấy một vườn hồng tuyệt đẹp chưa từng thấy. Đó là một giống hồng quí giá không bao giờ mọc nơi hoang dã.
Juan lựa hái những đóa hồng lớn nhất, đẹp nhất đặt trong tấm khăn quàng trở lại chỗ Đức Mẹ đang chờ. Đức Mẹ gom lấy những đóa hoa Juan mang về rồi tự tay sắp xếp từng đóa, túm lại trong tấm khăn quàng, và bảo:
Đây là dấu hiệu Đức Tổng Giám mục muốn. Con mang đến trình lên ngài. Đừng mở khăn cho bất cứ ai thấy, ngoại trừ Đức Giám mục.
Lần thứ ba, Juan Diego đến gặp Đức Giám mục trong phòng khách, Juan nói ngay:
- Thưa Đức cha, con có dấu hiệu mà Đức cha muốn đây.
Ông mở rộng tấm khăn ra, và các đóa hồng rực rỡ hương sắc tuôn xuống phủ đầy tấm khăn dưới chân.
Đức Tổng Giám mục la lên bỡ ngỡ. Chính ngài và những người khác đang có mặt trong phòng, liền quì phục xuống, tay giang rộng mà thành kính thốt lên: Kính mừng Maria đầy ơn phước, Đức Chúa Trời ở cùng Bà...
Juan Diego đứng ngơ ngác, trên cổ còn khoác tấm khăn trống rỗng. Đột nhiên ông nhận thấy lúc đó chẳng ai để ý đến các hoa hồng rực rỡ kia mà đăm đăm nhìn vào tấm khăn choàng của mình. Ông cúi xuống nhìn tấm khăn phủ dài trước mình và thấy tấm khăn bằng vải xương rồng thô sơ này đã biến thành một bức tranh cực kỳ sống động, in hình Đức Mẹ tuyệt mĩ như ông thấy trong những lần vừa qua trên đồi Tapeyac.
- Xin Đức Mẹ tha lỗi cho lòng nghi ngờ của con.
Đức Tổng Giám mục vừa nói vừa tháo gỡ tấm khăn quàng của Juan và kính cẩn nâng cao trước mặt.
Một đoàn kiệu lập tức được lập thành với Đức Tổng Giám mục đi đầu, tay giơ cao bức hình Đức Mẹ. Tất cả mọi người trong toà nhà và cả dân chúng đang đợi ngoài sân nối nhau đi theo Đức Tổng Giám mục vào nhà nguyện riêng của ngài.
Ngài cung kính đặt tấm khăn tranh vải lên bàn thờ và quì xuống cầu nguyện.
Đức Tổng cho một phái đoàn đi theo Juan về nhà coi xem ông bác có thật lành bệnh không. Khi đến nơi, mọi người thấy ông bác khỏe mạnh, cười nói giữa đám đông dân làng hớn hở bao quanh. Chính ông cũng có những tin mừng và đang loan báo cho mọi người biết.
Ông ta kể lại rằng trong lúc ông gần lìa đời, thì Đức Mẹ hiện ra bên ông. Đức Mẹ, theo ông tả giống hệt Đấng đã hiện ra với Juan và vẽ trên tấm khăn choàng. Ông còn nói ngôi nhà thờ phải xây cất đúng chỗ Đức Mẹ chỉ định trên ngọn đồi Tapeyac. Đức Mẹ muốn mọi người biết đến Người với danh hiệu Đức Mẹ Guađalupệ Ý nguyện của Mẹ là để cho mọi người hiểu lòng yêu mến của Người với những người con bản xứ.
Lúc Juan Diego và ông bác trở lại toà Giám mục thì thấy đám đông người da đỏ xếp hàng dài cả mấy cây số vì họ đã nghe về phép lạ xảy ra. Họ nói rằng họ đến để viếng hình ảnh Đức Mẹ, Đấng đã tỏ lòng yêu thương đặc biệt với dân Mỹ châu, với thế giới và nhất là người dân da đỏ.
Chỉ trong một thời gian ngắn, một ngôi nhà nguyện bằng đất đã được dựng lên dưới chân đồi Tapeyac. Bức tranh phép lạ treo tại đó. Nhà thờ đã thay đổi lại, và năm 1976 đã hoàn thành một vương cung thánh đường rất khang trang lộng lẫy.
Người ta cũng xây một căn nhà nhỏ bên cạnh cho Juan Diego cư ngụ để trông coi nhà nguyện. Juan Diego qua đời năm 1548, hưởng thọ 74 tuổi. Theo giáo sử ghi lại thì chỉ trong mười mấy năm từ khi Mẹ hiện ra với Juan đến lúc ông qua đời, có gần chín triệu người da đỏ trở lại đạo công giáo.
Tại sao Đức Mẹ lấy tên là Guađalupê? Có nhiều giả thuyết khác nhau, nhưng phần đông nhận là do chữ "COATLA XOPEUH" trong ngôn ngữ Nahuatl phát âm là "quatlalsupe" rất gần âm chữ Guađalupê trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là "Vị đạp lên đầu rắn". Con rắn biểu tượng cho các thần linh độc ác của dân địa phương. Từ đó Đức Mẹ đem hàng triệu người da đỏ về với Chúa nhân lành.
Một trong những phép lạ vẫn còn tiếp diễn tới hiện tại là bức hình Đức Mẹ Guađalupê in trên một tấm vải thô sơ làm từ sợi cây xương rồng, mà bình thường thì tan rã trong vòng 10 năm, tới nay vần còn nguyên vẹn.
Trong mấy chục năm đầu, tấm hình treo trong nhà nguyện và bao nhiêu người đã đến sờ mó mân mê. Tấm khăn đã bị ảnh hưởng trực tiếp của thời gian, thời tiết, hương khói nghi ngút trong các buổi lễ hơn một trăm năm. Đến năm 1647, hình đó mới được lồng vào khuôn kính lần đầu tiên.
Suốt mấy thế kỷ, các nhà chuyên môn khám phá bức ảnh mà vẫn không giải đáp nổi hiện tượng bức ảnh và hóa chất sơn vẽ bức ảnh. Cho đến nay màu sắc vẫn rực rỡ, linh động như ban đầu.
Rất gần đây các chuyên khoa nhãn quang đã rọi lớn và thấy trong tròng mắt Đức Mẹ Guađalupê in trên khăn quàng có hình những người trong phòng Đức Giám mục khi hình Đức Mẹ hiện ra. Bác sĩ Asite Tonsman của Đại học Cornell University đã thấy trong mắt có hình ảnh một gia đình, bà mẹ đeo con trên lưng như dân thế kỷ XVI. Hàm ý Đức Mẹ từ đó đã có nhã ý dạy thời đại văn minh của ta tôn trọng gia đình vì hiện trạng gia đình đổ vỡ và gía trị căn bản gia đình đang bị chà đạp trầm trọng trong xã hội hiện nay.
Lạy Rất Thánh Trinh Nữ Maria là Mẹ tình yêu xinh đẹp, xin Mẹ che chở gia đình chúng con luôn hợp nhất với nhau. Xin Mẹ chúc lành cho việc giáo dục con cái chúng con. Như vậy, lạy Mẹ rất thánh, với ơn an bình của Thiên Chúa trong lương tâm của chúng con, với lòng chúng con thoát khỏi mọi sự dữ và sự ghen ghét, chúng con sẽ có thể đem đến cho mọi người niềm an vui và bình an chân thật từ nơi Con Mẹ là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con, Đấng hằng sống và hiển trị muôn đời.
(trích trong kinh Đức Mẹ Guađalupê).
Đức Thánh Cha Phanxicô công bố Năm Thánh Giuse.

Thanh Quảng sdb 08/Dec/2020
Đức Thánh Cha Phanxicô công bố Năm Phụng Vụ mới này, bắt đầu từ ngày 8 tháng 12, nhân dịp kỷ niệm 150 năm, Thánh Giáo hoàng Piô IX công bố Thánh Giuse là người Quan Thầy của Giáo hội nhân ngày Lễ Trọng kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng công bố sắc lệnh năm nay là năm kính thánh Giuse “mọi tín hữu hãy noi gương thánh Giuse củng cố đời sống đức tin trong việc thực hiện thánh ý Thiên Chúa hàng ngày."
Sắc lệnh nêu rõ: “Vì vậy, các tín hữu hãy dấn thân, cầu nguyện và thể hiện những việc làm tốt, để nhận được sự chở che, nâng đỡ của Thánh Giuse, người đứng đầu Gia đình thánh gia Nazareth, hầu được an ủi, được xoa dịu khỏi những khổ đau trầm trọng của con người và xã hội trong thế giới đương đại ngày nay gây nên”.
Sắc lệnh được công bố, sau khi linh mục Donald Calloway, xin Đức Thánh Cha Phanxicô thành lập một Năm kính Thánh Giuse, nhân dịp ngài phát hành tác phẩm về “Sự Dâng hiến cho Thánh Giuse”. Cha Calloway cho hay không biết đây có phải là một phản ứng trực tiếp hay không, nhưng “chắc chắn là Đức Thánh Cha đã nhận và đọc lá thư của tôi”.
Dưới đây là 8 cách để nhận được Ơn Toàn Xá trong Năm Thánh Giuse:
1) Nguyện gẫm 30 phút về Thánh cả
2) Tham dự một ngày tĩnh tâm có bài suy niệm về Thánh Giuse
“Thánh Cả Giuse, một con người đức tin đích thực, mời gọi chúng ta khám phá lại mối quan hệ hiếu thảo với Thiên Chúa Cha, xác quyết lại lòng trung thành qua lời cầu nguyện, lắng nghe và đáp trả lại cách sâu sắc đối với thánh của Thiên Chúa.”
3) Hy sinh hãm mình hay làm việc bác ái yêu thương.
“Đức tính công bình được Giuse được bày tỏ qua các mẫu gương như là tuân thủ hoàn toàn luật pháp của thiên Chúa, đó là luật của lòng thương xót,‘ bởi vì chính lòng thương xót của Chúa đã mang lại sự hoàn thành cho công lý thật sự’.
“Vì vậy, những ai, theo gương Thánh Giuse, thực hiện việc thương giúp thể lý hoặc thiêng liêng, cũng sẽ có thể nhận được ân toàn xá của lòng khoan dung.”
4) Đọc kinh Mân Côi trong gia đình.
“Khía cạnh chính của ơn gọi của thánh Giuse là trở thành người cai quản của gia đình Thánh Gia Nazareth, là chồng của Đức Trinh Nữ Maria và là cha hợp pháp của Chúa Giêsu. Xin thánh nhân phù giúp các gia đình Kitô hữu được sốt sắng để tái tạo một bầu khí hiệp nhất mật thiết, yêu thương và cầu nguyện như Gia đình thánh Gia xưa.”
5) Phó dâng ngày và công ăn việc làm cho Thánh Giuse, xin Ngài bảo vệ và cầu bầu cho bạn.
“Ơn Toàn xá được ban cho người phó thác các hoạt động hàng ngày của mình cho sự bảo vệ chở che của Thánh Giuse và tín hữu nào cầu xin thánh cả cầu bầu cho thì cũng nhận được Ơn toàn xá, nhờ đó những người chưa có công ăn việc làm có thể tìm được việc làm xứng hợp với nhân phẩm con người.”
6) Cầu xin Thánh Giuse cho các Kitô hữu bị bách hại
“Ơn toàn xá thể được ban cho những tín hữu sẽ đọc kinh cầu Thánh Giuse (đối với truyền thống Latinh), hoặc đọc kinh Akathistos cầu xin Thánh Giuse, đối với các tín hữu thuộc Giáo hội Đông phương, hoặc những kinh cầu nguyện khác về Thánh Giuse, xin Ngài phù giúp các Giáo hội đang bị bắt hại và dấn thân trong công cuộc bác ái nâng đỡ các Kitô hữu đang bị bắt hại."
7) “Đọc bất cứ một kinh nguyện hợp pháp nào được chuẩn nhận (imprimatur) hoặc làm các việc đạo đức để tôn vinh Thánh Giuse”.
“Ơn Toàn xá có thể rộng ban cho các tín hữu đọc bất kỳ kinh nguyện hoặc thực hành việc đạo đức để tôn vinh Thánh Giuse, chẳng hạn kêu cầu 'Lạy Thánh Cả Giuse' đặc biệt trong các ngày 19 tháng Ba và 1 tháng Năm, Lễ Thánh Gia Thất Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse, hoặc theo truyền thống Byzantine các ngày 19 hàng tháng; hoạc theo truyền thống Giáo hội Latinh dành các ngày thứ Tư hàng tuần, để nhớ tới Thánh.
8) Đối với những người già yếu, bệnh tật và hấp hối thì biết chạy đến kêu cầu Thánh Giuse, phó thác cuộc đời và những đau đớn bệnh tật cho Thánh Giuse.
“Trong những lúc nguy cấp như cơn đại dịch hiện nay, ân xá toàn thể đặc biệt có thể được trao ban cho những người già cả, bệnh tật hoặc đang hấp hối và tất cả những người vì lý do chính đáng không thể ra khỏi nhà, tất cả phải có ý định cử hành bí tích hòa giải khi có dịp, và thực hành ba điều kiện thông thường đọc kinh kính thánh Giuse, an ủi bệnh nhân và dâng hiến phó thác mọi, cậy trông vào Thiên Chúa."
Lạy Thánh Giuse, Quan thầy của Giáo hội, Xin cầu cho chúng con! Nguồn: https://www.churchpop.co...ence-over-the-next-year/
Đức Hồng Y Chánh Tòa Ân Giải Tối Cao bác bỏ khả năng thành sự của việc xưng tội qua điện thoại
Đặng Tự Do 10/Dec/2020
Đại dịch coronavirus lại bùng phát đợt hai tại nhiều nơi trên thế giới và có nhiều báo cáo cho thấy có rất nhiều biến hóa của loại virus Trung Quốc độc địa này như khả năng lây nhiễm cao hơn, người bị nhiễm chết nhanh hơn.. Trong bối cảnh đó, câu hỏi về khả năng thành sự của việc xưng tội qua điện thoại lại được nêu ra.
Đức Hồng Y Mauro Piacenza, Chánh Tòa Ân Giải Tối Cao cho biết: Mặc dù thế giới đang đối mặt với một đại dịch có thể hạn chế khả năng cử hành các bí tích đối với nhiều người, đặc biệt là những người đang bị cô lập, cách ly hoặc nhập viện vì nhiễm COVID-19, nhưng vẫn không có khả năng thành sự của việc xưng tội qua điện thoại.
Trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 5 tháng 12 với tờ Quan Sát Viên Rôma, vị Hồng Y đã được hỏi liệu điện thoại hoặc các phương tiện liên lạc điện tử khác có thể được sử dụng để xưng tội hay không.
“Chúng tôi có thể xác nhận ngay tính bất thành sự của phép xá giải được thực hiện thông qua các phương tiện như vậy.”
“Trên thực tế, sự hiện diện thực sự của hối nhân không có, và như thế không có sự chuyển tải thực sự của lời giải tội; chỉ có những rung động điện được tái tạo từ lời nói con người.”
Đức Hồng Y cho biết các Giám Mục địa phương sẽ quyết định liệu ngài có cho phép “giải tội tập thể” trong những trường hợp cần thiết nghiêm trọng hay không, “ví dụ, tại lối vào của các khu bệnh viện nơi các tín hữu bị nhiễm bệnh và có nguy cơ tử vong”.
Trong trường hợp này, linh mục sẽ phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa sức khỏe cần thiết và nên cố gắng “khuếch đại” giọng nói của mình càng lớn càng tốt để hối nhân có thể nghe thấy lời tha tội.
Luật Giáo hội đòi hỏi, trong hầu hết các trường hợp, linh mục và hối nhân phải hiện diện cụ thể với nhau. Hối nhân xưng ra những tội lỗi của mình và bày tỏ lòng khao khát thoát khỏi những ràng buộc của tội lỗi.
Nhận thức được những khó khăn mà các linh mục đang phải đối mặt liên quan đến việc tôn trọng các biện pháp và các quy định dân sự về sức khỏe trong khi dâng Tiệc Thánh, Đức Hồng Y cho biết mỗi giám mục phải chỉ rõ cho các linh mục của họ và các tín hữu “sự chú ý thận trọng cần được áp dụng khi cử hành bí tích hòa giải cá nhân qua những cách thức duy trì sự hiện diện thể chất của linh mục và hối nhân”. Ngài nói thêm, những hướng dẫn như vậy phải dựa trên tình hình cụ thể của địa phương liên quan đến sự lây lan và nguy cơ lây lan.
Đức Hồng Y nói nơi được chỉ định để xưng tội phải thông thoáng và ở bên ngoài phòng giải tội, nên sử dụng khẩu trang, các bề mặt xung quanh phải được vệ sinh thường xuyên, và phải tôn trọng giãn cách xã hội đồng thời bảo đảm bí mật và ấn tín Bí tích Hòa Giải.
Trong một thánh lễ được truyền trực tiếp từ nhà nguyện Santa Marta vào buổi sáng ngày 20 tháng Ba, Đức Thánh Cha nói:
“Nhiều người sẽ nói với tôi: ‘Nhưng Cha ôi, con muốn làm hòa với Chúa lắm nhưng con không thể ra khỏi nhà. Con muốn Ngài ôm chầm lấy con nhưng làm sao con có thể làm được điều đó trừ khi con tìm được một linh mục? Anh chị em hãy làm những gì sách Giáo lý nói. Sách Giáo lý nói rất rõ ràng. Nếu anh chị em không tìm được một linh mục để đi xưng tội, hãy thưa lên với Chúa. Ngài là Cha của anh chị em. Hãy nói với Ngài trong sự thật: Lạy Chúa, con đã làm điều này điều kia. Xin Chúa tha thứ cho con. Hãy cầu xin sự tha thứ của Chúa bằng tất cả trái tim của anh chị em, kết thúc bằng một kinh ăn năn tội và hứa với Ngài, ‘sau này con sẽ đi xưng tội’. Anh chị em sẽ quay về với trạng thái có ân nghĩa với Chúa ngay lập tức. Như sách Giáo lý dạy, anh chị em có thể tự mình đến gần với lòng thương xót Chúa, trong trường hợp không có linh mục.”
Vì sao Tổng thống Trump tin rằng ông thắng cử ?
Tác giả : Nguyễn Quang Duy Ngày đăng: 2020-12-10

Theo cuộc khảo sát do hãng Gallup thực hiện từ ngày 9 đến ngày 15/11/2020, lên đến 83% cử tri đảng Cộng Hòa không tin ông Biden thắng cử và 89% tin rằng có gian lận trong cuộc bầu cử.
Theo một cuộc khảo sát khác do tờ Washington Post thực hiện ngày 2/12/2020 với 249 các dân biểu và nghị sĩ đảng Cộng hòa tại Quốc Hội Liên Bang, chỉ hơn 10% hay 27 dân biểu và nghị sĩ công nhận ông Biden là người thắng cử, trong số họ có tới 8 người sẽ rời Quốc Hội vào ngày 5/1/2021.
Đảng Cộng Hòa thắng lớn
Ở Thượng Viện đảng Cộng Hòa vẫn giữ được 50 ghế, còn 2 ghế tại tiểu bang Georgia sẽ được bầu lại vào ngày 5/1/2021 sắp tới.
Mặc dù Hạ Viện đảng Dân Chủ vẫn giữ đa số nhưng chỉ với 4 ghế quá bán, còn đảng Cộng Hòa thắng thêm 12 ghế.
Đảng Cộng Hòa nắm các cơ quan lập pháp (Quốc Hội) ở 31 tiểu bang thì đảng Dân Chủ chỉ nắm được 18 tiểu bang.
Minnesota là tiểu bang duy nhất đảng Cộng Hòa nắm thượng viện còn đảng Dân Chủ nắm Hạ Viện.
Trong khi 27 thống đốc tiểu bang thuộc đảng Cộng Hòa thì chỉ 23 thống đốc thuộc đảng Dân Chủ.
Lên đến 23 tiểu bang đảng Cộng Hòa nắm được cả hành pháp (thống đốc) lẫn lập pháp (quốc hội), thì đảng Dân Chủ chỉ nắm được 15 tiểu bang.
Kết quả nêu bên trên đã được cựu Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ thuộc đảng Cộng Hòa (1995-99) ông Newt Gingrich phân tích và kết luận “sóng thần đỏ Tsunami” đã càn quét đảng Dân Chủ.
Ngày 2/12/2020, Thượng nghị sĩ Tom Cotton cho báo chí biết chiến thắng vang dội của đảng Cộng Hoà tại Hạ viện, Thượng viện và các cơ quan lập pháp tiểu bang là do công sức và ảnh hưởng lớn từ Tổng thống Donald Trump.
Ngày 8/12/2020, Ủy ban Quốc hội Hỗn hợp về Lễ nhậm chức tổng thống (JCCIC) đã từ chối thông qua nghị quyết xác nhận ông Joe Biden là tổng thống đắc cử.
Các ủy viên của Đảng Cộng hòa cho rằng chưa thể xác nhận người chiến thắng khi Tổng thống Donald Trump và đảng Cộng hòa đang kiện gian lận bầu cử tại 6 tiểu bang.
Chuyện khó tin…
Tối ngày bầu cử 3/11/2020 kết quả sơ khởi cho thấy ông Trump đã thắng cử và thắng lớn những cử tri bầu cho ông đi ngủ đến sáng họ ngỡ ngàng khi kết quả đổi ngược một cách khó tin.
Những cử tri này biết rằng đảng Cộng Hòa đã bắt đầu khởi kiện để mang lại công bằng cho ông Trump, cho cử tri đã bầu cho ông, cho hệ thống bầu cử của Mỹ được công bằng, trong sạch và tự do.
Gian lận có hệ thống
Tất cả những tố cáo gian lận đều xoay quanh phiếu bầu qua thư, đảng Cộng Hòa cho rằng đây là một kế hoạch đã bắt đầu từ năm 2019 khi đảng Dân Chủ nắm Hạ Viện bà Nancy Pelosi đề nghị Quốc Hội cải cách bầu cử đề cao việc bầu cử qua thư nhưng không được đảng Cộng Hòa ủng hộ.
Đảng Cộng Hòa cho rằng đảng Dân Chủ đã lợi dụng tình trạng đại dịch khuyến khích cử tri bầu qua thư để họ có thể tiến hành gian lận có hệ thống.
Đảng Cộng Hòa tố cáo gian lận đã đồng loạt xảy ở 6 tiểu bang tranh chấp Pennsylvania, Michigan, Wisconsin, Nevada, Arizona và Georgia, và nhất là ở các thành phố lớn như Philadelphia, Pittsburgh, Detroit, Milwaukee, Las Vegas nơi đảng Dân Chủ chiếm ưu thế.
Đảng Cộng Hòa có hai hướng để mang lại chiến thắng cho ông Trump
(1) kiện pháp lý tại tòa án và Tối Cao Pháp Viện và
(2) vận động quốc hội các tiểu bang tranh chấp giành lại quyền lựa chọn cử tri đoàn.
Các vụ kiện tại địa phương…
Ở Mỹ tổ chức bầu cử thuộc quyền tiểu bang, ở mỗi tiểu bang lại có hiến pháp và luật pháp riêng.
Việc kiện tụng thường kéo dài nhiều tháng, qua nhiều tòa từ sơ thẩm, thượng thẩm, kháng án…, muốn thuyết phục tòa án đảo ngược kết quả sơ khởi là một điều vô cùng khó khăn.
Lại có quá nhiều tranh tụng ở cả 6 tiểu bang tranh chấp, nên đây không phải là phương cách chính của đảng Cộng Hòa, nhưng họ vẫn tiến hành để đưa các vụ kiện lên đến Tối cao pháp viện.
Tối cao pháp viện
Ngày 8/12/2020, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ từ chối đơn kiện của dân biểu Mike Kelly và của ứng cử viên đảng Cộng hòa ông Sean Parnell xin ban hành lệnh khẩn cấp ngăn tiểu bang Pennsylvania chứng nhận kết quả bầu cử.
Nhưng vào ngày 7/12/2020 Tối cao Pháp viện lại nhận đơn kiện của Bộ trưởng Tư pháp tiểu bang Texas ông Ken Paxton đệ đơn yêu cầu Tối cao pháp viện chặn các cơ quan hành pháp bốn tiểu bang tranh chấp Georgia, Michigan, Pennsylvania và Wisconsin chứng nhận ông Joe Biden thắng cử.
Tiểu bang Texas cho rằng các tiểu bang bị kiện đã tự động thay đổi các quy tắc và thủ tục bỏ phiếu thông qua tòa án hoặc thông qua các hành động hành pháp, mà không thông qua lập pháp của các tiểu bang, như vậy là vi phạm các điều khoản về cử tri đoàn Điều II, Phần 1, Khoản 2 c của Hiến pháp Hoa Kỳ.
Ngoài ra, tiểu bang Texas cho rằng có sự khác biệt trong các quy tắc và thủ tục bỏ phiếu ở các đơn vị bầu phiếu khác nhau trong cùng tiểu bang đã vi phạm Điều khoản Bảo vệ Bình đẳng của Hiến pháp Hoa Kỳ.
Tiểu bang Texas cho rằng hậu quả của những vi phạm nói trên là những bất thường trong cuộc bỏ phiếu vì thế yêu cầu Tối Cao Pháp Viện mở phiên tòa xét xử 4 tiểu bang nói trên.
Đến tối thứ tư ngày 9/12/2029 đã có 17 Bộ trưởng bộ Tư Pháp các tiểu bang thuộc đảng Cộng Hòa cùng ký một lá thư “thân hữu tòa án” gởi lên Tối Cao Pháp Viện nội dung nhấn mạnh vụ kiện do tiểu bang Texas nộp là rất quan trọng và yêu cầu Tối Cao Pháp Viện quan tâm xem xét.
Các tiểu bang bao gồm Missouri, Alabama, Arkansas, Florida, Indiana, Kansas, Louisiana, Mississippi, Montana, Nebraska, Bắc Dakota, Oklahoma, Nam Carolina, Nam Dakota, Tennessee, Utah và Tây Virginia.
Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã ra thời hạn trễ nhất 3 giờ chiều ngày 10/12/2020 các tiểu bang bị đơn phải nộp hồ sơ biện hộ phản đối đơn kiện của tiểu bang Texas.
Tổng thống Trump đã twitter cho biết ông và nhiều tiểu bang khác sẽ tham gia vụ kiện của Texas như bên thứ ba bị ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp, vì đây là một sự kiện lớn và nước Mỹ cần chiến thắng.
Điều rõ ràng nhất là Tổng thống Trump không chiến đấu đơn độc như truyền thông “chính thống” dàn dựng và mô tả.
Vận động chính trị
Nhóm luật sư của đảng Cộng Hòa đã được Quốc Hội cả 6 tiểu bang tranh chấp Pennsylvania, Wisconsin, Georgia, Arizona, Nevada và Michigan mời tham dự những cuộc điều trần công khai để Quốc Hội và công chúng biết và hiểu rõ những chuyện bất thường đã xảy ra tại mỗi tiểu bang.
Nhiều bằng chứng và nhân chứng đã được nhóm luật sư của Tổng thống Trump trình lên Quốc Hội các tiểu bang cứu xét.
Luật sư Rudy Giuliani hôm 6/12/2020 cho biết các cơ quan lập pháp tiểu bang tại Arizona, Georgia và Michigan có thể sẽ quyết định gởi cử tri đoàn (đảng Cộng Hòa) đến thủ đô Washington bầu Tổng thống vào ngày 14/12/2020.
Liên Danh Trump-Pence thắng cử ?
Việc đảng Cộng Hòa nắm Quốc Hội hầu hết các tiểu bang vô cùng quan trọng.
Trong trường hợp ngày 6/1/2021 khi mở phiếu bầu nếu không ứng cử viên nào đạt đủ 270 phiếu cử tri đoàn hoặc Thượng Viện hay Hạ Viện Liên Bang không đồng thuận về ứng cử viên tổng thống nào thắng cử thì theo Hiến Pháp quyết định sẽ thuộc về các tiểu bang.
Hạ Viện mỗi tiểu bang sẽ có được 1 phiếu bầu tổng thống, như thế ông Trump có thể nhận được 31 trên 50 phiếu bầu.
Đương nhiên, đảng Dân Chủ sẽ không dễ dàng đồng ý kết quả như vậy sẽ cần đến Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ phân xử xem phía nào thượng tôn luật pháp và thi hành Hiến Pháp, bởi vậy vụ kiện của tiểu bang Texas là vô cùng quan trọng.
Nếu bạo loạn xảy ra…
Như chúng ta đã biết Tổng thống Trump đã thay đổi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng để nếu có bạo loạn xảy ra ông Trump sẽ dùng Đạo luật Chống Nổi loạn 1807 ban hành thiết quân luật sử dụng Lực lượng Vệ binh Quốc Gia, các lực lượng nội an và cảnh sát để bảo vệ trị an.
Rõ ràng ông Trump đã sửa soạn tất cả những gì ông ấy có thể làm được một cách hợp pháp, để hoàn thành trách nhiệm mà cử tri Mỹ đã giao phó cho ông năm 2016.
“Fake news” tin giả…
Suốt 4 năm (2016-20) các cơ quan truyền thông “chính thống” liên tục lan tỏa tin đồn Ban vận động tranh cử năm 2016 của ông Trump đã cấu kết với Nga ảnh hưởng kết quả bầu cử.
Nhưng lần này ngược lại họ tức thì, đồng loạt và liên lục phủ nhận các thông tin về gian lận bầu cử, bởi thế ông Trump và những cử tri bầu cho ông càng tin rằng truyền thông “chính thống” là tin giả (fake news).
Mạng xã hội Facebook, Twitter và YouTube thì kiểm duyệt và ngăn chận thông tin từ Tổng thống Trump hay các thông tin có lợi cho ông Trump.
Những cuộn băng ghi âm thành phần lãnh đạo đài CNN họp bàn cách định hướng dư luận thông tin bầu cử cho thấy cơ quan này chẳng khác gì báo chí ở Bắc Kinh.
Người Việt không lạ gì cách đưa tin của truyền thông “chính thống”, nó là một nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của miền Nam.
Cách đưa tin của truyền thông “chính thống” khiến dư luận đã ngờ vực lại càng ngờ vực hơn và là môi trường tốt nẩy nở các thông tin mạng thực giả khó có thể kiểm chứng.
Đồng thời các hãng tin như Newsmax hay the Epoch Times càng ngày càng được những người ủng hộ Tổng thống Trump tin tưởng.
Nhưng dù sử dụng thông tin từ phía bên nào chúng ta cũng cần hiểu rõ về hệ thống chính trị và bầu cử của Mỹ để tự mình kiểm chứng, cập nhật và đánh giá thông tin.
Kết luận
Các lý do kể trên cho thấy không chỉ Tổng thống Trump tin ông thắng cử, mà có tới 90% chính trị gia đảng Cộng Hòa tin ông Trump sẽ thắng cử và 83% cử tri đảng Cộng Hòa tin vào sự thắng cử của ông Trump.
Càng ngày càng nhiều bằng chứng thuyết phục cử tri Mỹ nhận ra rằng “gian lận có hệ thống” có thể đã xảy ra trong kỳ bầu cử tổng thống 2020 và vì thế cần thiết phải minh bạch mọi dữ kiện đáng nghi ngờ.
Nguyễn Quang Duy Melbourne, Úc Đại Lợi 10/12/2020
Trung Quốc và Nga có kế hoạch hợp tác chống lại Mỹ
December 11, 2020

Theo một nhà ngoại giao hàng đầu ở Bắc Kinh, Trung Quốc có ý định “làm tốt thêm” quan hệ đối tác của mình với Nga như một bức tường thành chống lại Hoa Kỳ trong năm tới.
“Chúng ta phải tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện Trung-Nga … để xây dựng trụ cột Trung-Nga cho hòa bình và an ninh thế giới và ổn định chiến lược toàn cầu,” Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói hôm thứ Sáu.
Các bình luận của Vương Nghị làm dấy lên bóng ma về hai kẻ thách thức quan trọng nhất đối với quyền lực của Mỹ
Jim Carafano của Quỹ Di sản cho biết: “Cả hai đều là đối thủ cạnh tranh của nhau. “Cả hai đều muốn thấy nước Mỹ giảm dần. Cả hai đều muốn giành chiến thắng mà không cần chiến đấu, và vì vậy, họ có chung một mục tiêu trong đó, nhưng rất khó để họ hợp tác ”.
“Không nghi ngờ gì nữa, sự hợp tác giữa Nga và Trung Quốc đang thúc đẩy tiềm lực quốc phòng của Quân đội Nhân dân Trung Quốc, vì lợi ích của Nga cũng như Trung Quốc”, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói vào tháng 10 khi được hỏi về triển vọng của một liên minh Trung-Nga . “Thời gian sẽ cho biết nó sẽ tiến triển như thế nào từ đây. Cho đến nay, chúng tôi vẫn chưa đặt mục tiêu đó cho mình. Nhưng, về nguyên tắc, chúng tôi cũng sẽ không loại trừ nó. Vì vậy, chúng ta sẽ xem. ”
Tuyên bố đó đã lọt vào mắt xanh của các nhà phân tích chính trị trên thế giới. Nhà phân tích Thomas Joscelyn của Foundation for Defense of Democracies đã viết đáp lại Putin: “Không có gì nghi ngờ rằng ‘quan hệ đối tác chiến lược’ của họ đã dẫn đến một liên minh giữa quân đội Nga và Trung Quốc.”
Nga và Trung Quốc đã thắt chặt hợp tác ngoại giao trong những năm gần đây về các vấn đề , từ việc nhà độc tài Syria Bashar Assad sử dụng vũ khí hóa học cho đến việc hạ thấp các lệnh trừng phạt quốc tế đối với Triều Tiên. Tần suất ngày càng tăng của các cuộc đụng độ kinh tế giữa Mỹ và từng chính phủ (cho dù thông qua thuế quan trong chiến tranh thương mại đối với Trung Quốc hay các lệnh trừng phạt đối với cuộc tấn công của Nga vào Ukraine) đã thúc đẩy các chế độ đưa ra “sự phối hợp chiến lược” của họ.
“Trung Quốc sẵn sàng sát cánh cùng Nga để đối phó với tác động của chủ nghĩa đơn phương, chủ nghĩa bảo hộ và bắt nạt đối với quan hệ quốc tế”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết hồi tháng trước sau cuộc điện đàm giữa Vương Nghị và Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov.
Tuy nhiên, Trung Quốc và Nga ngần ngại “chấp nhận bất kỳ rủi ro nào cho bên kia”. Tuy nhiên, nhóm của Putin dường như sẵn sàng chấp nhận rủi ro trong các giao dịch của họ với Bắc Kinh, bằng chứng là điện Kremlin nắm lấy Huawei. Các công ty viễn thông cung cấp cho các cơ quan gián điệp của Trung Quốc truy cập vào các mạng lưới thông tin liên lạc của các nước mà dựa vào người khổng lồ công nghệ Bắc Kinh hậu thuẫn, theo các cơ quan tình báo phương Tây.
Alexander Gabuev của Carnegie Endowment, một chuyên gia về Nga và châu Á – Thái Bình Dương có trụ sở tại Moscow, viết trên tờ Moscow Times gần đây : “Sự phụ thuộc của Nga vào Trung Quốc vẫn chưa đến mức nghiêm trọng . “Nhưng nếu quan hệ với EU và Hoa Kỳ tiếp tục xấu đi trong vòng mười đến mười lăm năm tới, và vai trò của Trung Quốc với tư cách là một đối tác thương mại và nguồn công nghệ tiếp tục phát triển, thì Bắc Kinh có thể sẽ có những biện pháp để gây áp lực. Matxcova. ”
Việc Nga quyết định dựa vào Huawei cho công nghệ không dây thế hệ thứ năm nhấn mạnh tình thế tiến thoái lưỡng nan mà Điện Kremlin phải đối mặt khi làm việc với Trung Quốc.
“Lựa chọn duy nhất mà họ có là mua từ Trung Quốc, và, vâng, họ đang hoàn toàn tự tạo ra một vấn đề cho mình,” Carafano nói. “Những gì nó sắp làm cuối cùng đang tạo ra căng thẳng giữa họ bởi vì, vào cuối ngày, Moscow không muốn trở thành một vùng ngoại ô của Bắc Kinh. Và vào cuối ngày, Bắc Kinh coi Moscow là một vùng ngoại ô tiềm năng ”.
TH
Xã hội và đạo đức thời đại dịch
Dec 1, 2020 cập nhật lần cuối Dec 1, 2020
Hiếu Chân/Người Việt
Nhiều nước lớn nhỏ đã căn bản khống chế được đại dịch COVID-19 nhưng Mỹ thì chưa. Vấn đề không chỉ do sự kém cỏi của chính phủ Trump trong việc tổ chức phòng chống dịch mà có nguồn gốc sâu xa trong quan niệm của người Mỹ về vai trò của chính phủ và đức hạnh của cá nhân.

Hơn 70 triệu cử tri Mỹ bỏ phiếu ủng hộ Tổng Thống Trump – người cho rằng COVID-19 không đáng sợ – là dấu hiệu cho thấy ở Mỹ, đại dịch sẽ khó kết thúc sớm. (Hình minh họa: AP Photo/Seth Wenig)
Trong những ngày cuối Tháng Mười Một, 2020, khi đại dịch COVID-19 bùng phát dữ dội ở Mỹ với hơn 1 triệu người bị nhiễm bệnh trong một tuần, người ta ngạc nhiên nhìn thấy chính phủ liên bang Mỹ hầu như không có động tác nào để kiểm soát dịch. Tổng Thống Donald Trump thậm chí còn khuyến khích dân Mỹ tụ tập trong thời gian lễ Tạ Ơn, còn Tối Cao Pháp Viện ra phán quyết không cho phép tiểu bang New York giới hạn tụ tập ở các nơi thờ phượng trong các khu vực đại dịch lây lan trầm trọng. Phán quyết được thông qua với tỷ số phiếu 5-4; trong đó ba thẩm phán có quan điểm cấp tiến cùng với Chủ Tịch Tối Cao Pháp Viện John Roberts không đồng ý với phán quyết; năm thẩm phán có khuynh hướng bảo thủ bỏ phiếu tán thành, trong đó có tân Thẩm Phán Amy Coney Barrett.
Những người lo âu về đại dịch cảm thấy bất bình với phán quyết của Tối Cao Pháp Viện và cách hành xử của chính phủ Trump mà họ cho là vô cảm với sinh mệnh người dân, coi trọng chăm sóc về tinh thần hơn là đối phó với nguy cơ dịch bệnh về thể xác. Nỗi bất bình đó hoàn toàn có thể hiểu được; nhưng xét kỹ thì đó chỉ là biểu hiện nổi bật của cách đối phó với đại dịch “không giống ai” của chính phủ Hoa Kỳ, có nguồn gốc từ sâu trong quan niệm và cách điều hành xã hội Mỹ.
Trên báo Foreign Affairs, Giáo Sư David Rosner, đại học Columbia University, đã dẫn lịch sử đại dịch thổ tả trong thập niên 1830, so sánh cách xử lý đại dịch rất khác nhau giữa Hoa Kỳ và Anh Quốc và đi đến đưa ra một nhận xét đáng chú ý: “Người Anh và người Mỹ hiện nay vẫn sống với sự lựa chọn mà quốc gia họ đã lựa chọn trong thời dịch thổ tả.” Sự khác nhau đó như thế nào?
Anh: Dịch bệnh là vấn đề xã hội
Năm 1831, dịch tả lan nhanh từ vùng Trung Á, qua Châu Âu rồi đến Hoa Kỳ. Báo chí ở cả hai bờ Đại Tây Dương theo dõi chi tiết con đường truyền nhiễm chết chóc của nó. Đại dịch thật kinh hoàng: những người khỏe mạnh lúc ban ngày có thể chết đột ngột khi đêm xuống. Ở Anh, dịch tả quét sạch hàng ngàn sinh mạng chỉ trong vài giờ. Những thi thể gầy nhom và khô đét – bệnh tả làm mất nước trầm trọng – nằm đầy các đường phố.
Người Anh cho rằng đại dịch thổ tả có liên quan tới tình trạng xã hội khi ấy và việc chống dịch đòi hỏi một phản ứng xã hội rộng lớn. Bắt đầu từ thập niên 1780, việc phát minh ra động cơ chạy bằng hơi nước đã khởi động cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh; hàng trăm ngàn người rời bỏ vùng nông thôn tìm tới các thành phố như Leeds và Manchester, nơi các xưởng dệt vải mọc lên nhanh và cũng là nơi họ phải sống trong những ổ chuột, làm việc đến kiệt sức để nhận đồng lương chết đói. Các xưởng máy mà nhà thơ William Blake năm 1810 gọi là “Những công xưởng đen của quỷ Satan” đã chiếm chỗ và xé nát các cộng đồng nông thôn, đẩy dân chúng vào môi trường đô thị đông đúc và mất vệ sinh; họ sống và chết trong những tình cảnh hết sức kinh khủng. Trong lúc người dân khổ sở thì lao động của họ làm ra nhiều của cải cho một số người trong nền kinh tế đang mở rộng của Anh Quốc – những thương nhân, chủ nhà máy, nhà nhập cảng và nhà ngân hàng. Một cuộc khủng hoảng xã hội do nền kinh tế công nghiệp và sự phân phối của cải một cách độc ác đã làm cho đại dịch lan rộng.
Nên để ý rằng, khủng hoảng xã hội và đại dịch thổ tả ở Anh trong buổi đầu của chủ nghĩa tư bản công nghiệp cũng đã kích thích sự ra đời của chủ nghĩa Cộng Sản. Lý thuyết gia Friedrich Engels, bản thân là chủ một nhà máy dệt ở Manchester, trong tác phẩm kinh điển của ông,“Tình Cảnh Giai Cấp Công Nhân Anh” xuất bản năm 1845, đã lên án điều kiện sức khỏe tồi tệ của người lao động dưới sự bóc lột tàn nhẫn của các ông chủ tư bản. Cùng với “Tư Bản Luận” của Karl Marx, cuốn sách này đã đặt nền móng cho “Tuyên Ngôn Cộng Sản” và sự hình thành phong trào cộng sản quốc tế ba năm sau đó.
Đại dịch thổ tả và bất công xã hội đã không dẫn tới việc lật đổ chế độ tư bản Anh bằng “bạo lực cách mạng” như tuyên ngôn của Karl Marx và Friedrich Engels nhưng nó dẫn tới cuộc tranh luận về trách nhiệm của nhà nước đối với môi trường sống của người dân và những dịch vụ mà người dân được hưởng. Sau đại dịch của thập niên 1830, các nhà cải cách xã hội như Edwin Chadwick bắt đầu gây áp lực buộc chính phủ phải có những luật lệ mới về nhà ở, cung cấp nước sạch, đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường. Năm 1842, Chadwick xuất bản báo cáo dài 536 trang “Tình trạng vệ sinh của dân chúng lao động ở Anh,” trong đó ông cho rằng, các yếu tố làm bệnh dịch nảy sinh và lan tràn giết chết người nghèo đô thị ngoài cấp nước, thoát nước và thu gom rác còn bao gồm những thứ như xây cất nhà cửa, điều kiện làm việc ở các công xưởng và phẩm chất không khí. Báo cáo của Chadwick đã thôi thúc chính phủ Anh gia tăng đầu tư vào việc cải thiện môi trường đô thị và cuộc sống người lao động trong nhiều thập niên sau đó.
Kết nối các vấn đề dịch bệnh, môi trường với chính sách xã hội, Chadwick đã đặt nền tảng cho việc suy nghĩ lại về vai trò của chính phủ và y tế cộng đồng. Nỗ lực của ông giúp thuyết phục nhiều người Anh rằng vấn đề sức khỏe nằm trong các điều kiện xã hội, rằng chính phủ phải có trách nhiệm chính, đã dẫn tới không chỉ sự ra đời của Sở Y Tế Quốc Gia (National Health Services, NHS) mà còn tới nhiều dịch vụ y tế cộng đồng được tích hợp vào nhau trong một hệ thống phúc lợi xã hội rộng lớn.
Mỹ: Dịch bệnh là vấn đề đạo đức cá nhân
Ở bên kia bờ Đại Tây Dương, dịch tả đã không kích thích một suy nghĩ tương tự về trách nhiệm của nhà nước. Báo chí Mỹ tường thuật diễn tiến từng ngày của dịch tả ở Châu Âu, mô tả chi tiết con số người chết tăng vọt ở London, Paris, và các thành phố Châu Âu khác, nhưng người Mỹ vẫn không mấy lo lắng. Ban Y Tế thành phố New York, một cơ quan được lập ra tạm thời trong vài tháng vào mùa Hè năm 1832, trấn an dân chúng: “Dù cho dịch bệnh tấn công chúng ta trong hình thức đáng sợ của nó, hoặc nhờ ân sủng của Đấng Toàn Năng mà chúng ta thoát được, hoặc dẫu Thượng Đế mang thảm họa đến cửa nhà chúng ta, chúng ta và các đồng bào vẫn sẽ đối mặt với nó với lòng thanh thản.”
Đại dịch đã sớm lan tràn. Các lãnh đạo tôn giáo, các chính trị gia và cả Tổng Thống Andrew Jackson đều kêu gọi cả nước thực hành “một ngày chay tịnh, sám hối và cầu nguyện,” đi lễ nhà thờ để cầu xin sự tha thứ của Chúa như là phương cách để ngăn chặn đại dịch. Khi thời tiết trở lạnh, và dịch bệnh giảm đi, người ta tin rằng lời cầu nguyện của họ đã được “đáp lại.”
Nhưng tới những thập niên giữa thế kỷ 19, thiệt hại do dịch tả và các bệnh truyền nhiễm khác ở Mỹ là không thể phủ nhận được. Dịch tả, thương hàn, sốt vàng da lan tràn khắp các thành phố Bờ Đông, dọc theo những tuyến đường vận tải xuôi ngược sông Mississippi từ New Orleans, Louisiana, tới Minneapolis, Minnesota. Ở thành phố New York thời kỳ này, cứ 1,000 người dân thì có 48 người chết vì dịch tả; hàng ngàn người khác đã chết ở các vùng nông thôn miền Nam và miền Trung Tây, cả trẻ em và người lớn, cả người da đen và da trắng. Các học giả như John Griscom ở New York và Lemuel Shattuck ở Boston khảo sát các thành phố của họ và phát hiện những điều kiện xã hội giống như Chadwick đã mô tả ở Anh.
Năm 1844, học giả Griscom viết báo cáo “Tình trạng vệ sinh của dân chúng lao động ở New York,” mô phỏng báo cáo của Chadwick ở Anh hai năm trước đó nhưng đưa ra một cái nhìn khác. Ông Griscom cho rằng người nghèo và những thói quen mất vệ sinh của họ là nguồn gốc của dịch bệnh dù ông vẫn thừa nhận môi trường xã hội có ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng.
Thay vì đòi hỏi nhà nước phải có những luật lệ mới và có chiến lược đầu tư cải thiện môi trường sống, ông Griscom nhấn mạnh vào giáo dục. Ông cho rằng tôn giáo, giúp nâng cao đức hạnh của người nghèo và mục đích của việc chống dịch là nhắm tới một xã hội đạo đức hơn. “Dạy cho họ [người nghèo] biết cách sống, cách tránh bệnh tật và thanh thản hơn,” ông viết.
Khác với Anh Quốc, người Mỹ thời đó coi dịch bệnh là thất bại về đạo đức, là nỗi bất hạnh của những “người nghèo không xứng đáng;” những người đạo cao đức trọng và giàu có nói chung không phải lo rủi ro dịch bệnh. Từ đó giải pháp phòng và chống dịch dịch thuộc về trách nhiệm của từng người, vào sự ngoan đạo và trui rèn phẩm chất cá nhân, chứ không phải của chính phủ.
Cùng bị dịch, hai nhà lãnh đạo có hai quan điểm
Phản ứng khác nhau với đại dịch thổ tả trong thập niên 1830 không hoàn toàn quyết định hệ thống chăm sóc y tế của quốc gia hoặc chính sách về sức khỏe cộng đồng nhưng nó cho thấy con đường mà hai nước Anh và Mỹ sẽ đi trong việc vạch ra trách nhiệm của chính phủ và của cá nhân liên quan tới chăm sóc sức khỏe và phòng chống các đại dịch tương tự.
Hồi Tháng Tư năm nay, Thủ Tướng Anh Boris Johnson trở thành một trong vài nguyên thủ quốc gia đầu tiên bị nhiễm virus Corona; ông phải nằm bệnh viện gần tuần lễ, trong đó có vài ngày nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt (ICU). Lúc bình phục, ông Johnson đã dùng trường hợp của chính mình để ca ngợi Sở Y Tế Quốc Gia (NHS) – tức là hệ thống chăm sóc sức khỏe công cộng do chính phủ điều hành và được dân chúng ủng hộ mạnh mẽ. “NHS đã cứu mạng tôi, đó là điều chắc chắn,” ông Johnson nói trong ngày ra viện và khẳng định Anh Quốc sẽ ngăn chặn được đại dịch COVID-19 “bởi vì NHS của chúng ta là trái tim đang đập của đất nước. Đó là điều tốt nhất của đất nước. NHS sẽ không bị khuất phục. NHS được vận hành bởi tình yêu thương.”
Vài tháng sau đó Tổng Thống Mỹ Donald Trump cũng bị nhiễm virus Corona và cũng nằm điều trị trong bệnh viện của quân đội, được điều trị bằng những liệu pháp tối tân nhất. Nhưng việc nằm bệnh viện và được cứu chữa không làm ông Trump cảm thấy kính nể các định chế xã hội hoặc hạ tầng y tế công cộng mà chỉ làm tăng niềm thán phục chính bản thân ông. “Tôi nghĩ tôi đã vượt qua [bệnh tật] mà không cần thuốc men. Bạn không thật sự cần thuốc men,” ông nói trên đài Fox News sau khi ra viện, và khuyên người dân Mỹ không nên lo lắng, “COVID không có gì đáng sợ,” ông nói.
Phản ứng trái ngược nhau của ông Johnson và ông Trump sau khi bình phục từ COVID-19 là do hai tính cách khác nhau, nhưng cũng phản ảnh một sự khác biệt về quan niệm đã in sâu giữa Anh Quốc và Mỹ. Ông Johnson khẳng định chống dịch bệnh là nhiệm vụ của toàn xã hội, của chính phủ, trong khi ông Trump coi đó là cuộc đấu tranh của cá nhân. Sự khác biệt đó biểu thị hiện mạnh trong các phương thức chăm sóc y tế khác hẳn nhau giữa hai nước. Công dân Anh Quốc được hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe phổ quát và phần lớn là miễn phí trong một hệ thống y tế quốc gia do nhà nước điều hành trong khi Hoa Kỳ có một hệ thống rối rắm các dịch vụ bảo hiểm y tế tư nhân ràng buộc với công việc làm.
Anh Quốc, sau những cuộc tranh luận kéo dài hàng trăm năm giữa những người bảo thủ, cấp tiến, cải cách, tự do… đã hình thành một nhà nước phúc lợi xã hội, coi lĩnh vực sức khỏe cộng đồng và bất bình đẳng kinh tế có mối liên kết chặt chẽ với nhau và chính phủ có vai trò điều tiết vì lợi ích chung mà không phân biệt tình trạng của từng cá nhân. Ở Hoa Kỳ thì khác, việc chăm sóc sức khỏe được phân tầng theo giá trị xã hội và của từng cá nhân: các công ty bảo hiểm y tế tư nhân phục vụ những người khỏe mạnh và có công ăn việc làm (mất việc thì mất luôn bảo hiểm y tế), người già được hưởng Medicare từ tiền thuế họ đã đóng khi còn lao động, còn người nghèo thì được chăm sóc theo chương trình Medicaid – được coi như chương trình “từ thiện” cho những người không có nhiều giá trị xã hội. Hậu quả là, nhiều định chế của Mỹ, kể cả các bệnh viện và dịch vụ xã hội có khuynh hướng coi nỗi đau đớn bệnh tật là chuyện cá nhân của từng người mà chính phủ không phải chịu trách nhiệm gì cả như ông Trump từng phát biểu.
Đại dịch khó kết thúc sớm
Cuộc khủng hoảng xã hội và y tế thế kỷ 19 đã tạo ra những đặc điểm khác nhau giữa Anh và Mỹ – cũng là sự khác biệt giữa Mỹ và các nước công nghiệp nói chung – kéo dài tới ngày nay. Khi Tổng Thống Trump và những người ủng hộ ông coi các khuyến nghị của các chuyên gia y tế cộng đồng như phải đeo khẩu trang, phải giữ khoảng cách, không được tụ tập đông người… là vi phạm quyền tự do cá nhân của họ, hoặc xem nhẹ tác hại của dịch bệnh và đề cao việc cầu nguyện, đi lễ nhà thờ, vô hình trung họ đã lặp lại những cách nhìn của thế kỷ trước, khi Mỹ và Anh Quốc phải vật lộn với đại dịch thổ tả và rút ra những kết luận khác nhau.
Thành công của Anh Quốc trong cuộc chống dịch COVID-19 tùy thuộc vào việc sử dụng các nguồn lực và thẩm quyền của nhà nước trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng – điều mà ông Johnson ca ngợi khi ra khỏi bệnh viện, còn ở Mỹ thất bại trong cuộc chống dịch COVID-19 lại có phần do quan niệm của xã hội đề cao đạo đức và tự do cá nhân, coi nhẹ vai trò điều phối của chính phủ
Nước Mỹ đã có hơn 13 triệu người bị nhiễm virus Corona, hơn một phần tư triệu người đã tử vong, dẫn đầu thế giới, nhưng nhiều người Mỹ vẫn khước từ các biện pháp phòng dịch đơn giản họ vẫn tin rằng, phòng dịch như thế nào là vấn đề cá nhân của họ, là quyền tự do thiêng liêng mà chính phủ không được can thiệp – một quan niệm bị lầm tưởng là “giá trị bảo thủ” mà các Cha Già Lập Quốc (Founding Fathers) đã đề ra trong Hiến Pháp. Những ai có quan niệm khác, như đòi chính phủ phải đứng ra điều hành công cuộc chống dịch thay vì phó mặc cho ngành y tế, đòi mọi người phải tuân thủ những khuyến cáo của chuyên gia y tế và tôn trọng cộng đồng thì bị gán cho cái nhãn “cấp tiến,” “xã hội chủ nghĩa.”
Hơn 70 triệu cử tri Mỹ bỏ phiếu ủng hộ Tổng Thống Trump – người cho rằng COVID-19 không đáng sợ và chính ông đã vượt qua bằng sức mạnh tinh thần của mình – là dấu hiệu cho thấy ở Mỹ, đại dịch sẽ khó kết thúc sớm. [qd]
Santa Ana mở ‘đường dây nóng’ để báo cáo vi phạm COVID-19
Dec 11, 2020 cập nhật lần cuối Dec 11, 2020
SANTA ANA, California (NV) – Hàng xóm mở tiệc linh đình trong dịch COVID-19? Doanh nghiệp địa phương không tuân thủ lệnh đeo khẩu trang của tiểu bang? Tụ tập đông người ở công viên mà không giữ khoảng cách?
Gọi cho ai đây?

“Đường dây nóng” mới mở giúp Santa Ana có “thêm công cụ” để bảo đảm an toàn cho cộng đồng. (Hình minh họa: National Public Radio)
Nếu ở Santa Ana, cư dân có thể gọi 714-647-4747. Đây là số điện thoại của “Trung Tâm Báo Cáo Vi Phạm COVID” mới thành lập của thành phố, theo nhật báo The Orange County Register hôm Thứ Sáu, 11 Tháng Mười Hai.
Nhiệm vụ của trung tâm là tiếp nhận khiếu nại về những trường hợp có lẽ vi phạm biện pháp chống COVID-19.
Trong giờ làm việc, nhân viên thành phố có hiểu biết về lệnh của tiểu bang và địa phương sẽ nhận điện thoại để giải thích. Nếu cần, nhân viên sẽ chuyển khiếu nại đến các cơ quan chính quyền khác nhau, như cảnh sát.
Cư dân nào gọi sau giờ làm việc sẽ được yêu cầu để lại tin nhắn hoặc sẽ được chuyển sang cảnh sát nếu khẩn cấp.
“Thời gian qua, chúng tôi nhận rất nhiều thắc mắc và điện thoại của người dân về đủ thứ vấn đề, từ việc quy định mới ra sao đến việc họ nhìn thấy một doanh nghiệp không tuân thủ quy định,” ông Paul Eakins, phát ngôn viên Santa Ana, cho hay.
“Chúng tôi quyết định rằng, với lệnh ở nhà lần này (của tiểu bang), nên dành riêng một số điện thoại duy nhất để gọi.”
Nam California đang chịu lệnh ở nhà của tiểu bang, giới nghiêm từ 10 giờ tối, vì số giường trống trong phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) còn dưới 15%. Hôm Thứ Năm, 10 Tháng Mười Hai, con số này xuống còn 7.7%.
Santa Ana là một trong những nơi bị COVID-19 nặng nhất của Orange County. Tính đến Thứ Năm, thành phố này có 18,452 người nhiễm bệnh, nhiều nhất quận hạt, tức gần 5,465 ca trên 100,000 dân, theo Cơ Quan Y Tế Orange County.
Thời gian qua, thành phố chống dịch thông qua chương trình Santa Ana CARES, trong đó gồm trung tâm phục vụ di động đi đến từng khu phố xét nghiệm COVID-19 miễn phí cho cư dân, cũng như hỗ trợ tài chính cho người thuê nhà, chủ nhà và doanh nghiệp địa phương bị thiệt hại do đại dịch.
“Đường dây nóng” mới mở giúp các giới chức có “thêm công cụ” để bảo đảm an toàn cho cộng đồng, ông Eakins nói. “Đây là một phần trong phương pháp chống dịch toàn diện của thành phố chúng tôi, gồm hỗ trợ tài chính, hỗ trợ y tế, xét nghiệm, giáo dục và phát khẩu trang miễn phí.”
(Th.Long) [qd]
Edited by user Friday, December 11, 2020 7:17:58 PM(UTC)
| Reason: Not specified
|