Rank: Advanced Member
Groups: Registered
Joined: 3/22/2011(UTC) Posts: 3,310
Thanks: 326 times Was thanked: 364 time(s) in 256 post(s)
|
Tin Tong Hop
ĐTC Phanxicô: Đi gặp Chúa, đèn đức tin thôi chưa đủ, cần phải có dầu đức ái
11/9/2020 11:11:42 AM
Trưa Chúa nhật 08/11, từ cửa sổ Dinh Tông Tòa, Đức Thánh Cha đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu và khách hành hương. Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, Đức Thánh Cha diễn giải ý nghĩa Tin Mừng Chúa nhật XXXII thường niên năm A. Đức Thánh Cha nhấn mạnh: Trong giờ phút sau cùng đi gặp Chúa, đèn đức tin thôi chưa đủ, cần phải có dầu đức ái.
Đức Thánh Cha nói: “Đoạn Tin Mừng Chúa Nhật tuần này (Mt 25, 1-13) mời gọi chúng ta tiếp tục suy niệm về sự sống vĩnh cửu, bắt đầu từ dịp Lễ Các Thánh và Lễ Cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời. Chúa Giêsu kể dụ ngôn mười trinh nữ được mời dự tiệc cưới, biểu tượng của Nước Trời”.
Đức Thánh Cha nói về tập quán cử hành lễ cưới trong thời Chúa Giêsu: “Vào thời Chúa Giêsu, tiệc cưới được cử hành vào ban đêm; vì thế cuộc rước phải được diễn ra với những ngọn đèn cháy sáng. Có một số cô phù dâu dại, mang đèn mà không mang dầu theo; còn những cô khôn thì vừa mang đèn vừa mang chai dầu theo. Vì chú rể đến chậm, nên các cô thiếp đi, rồi ngủ cả. Khi có tiếng la lên: ‘Chú rể đang đến, các cô dại nhận ra rằng họ không có đủ dầu cho đèn; họ xin dầu các cô khôn, nhưng các cô khôn đáp rằng họ không thể cho, bởi vì không đủ cho tất cả. Đang lúc các cô đi mua, thì chú rể tới, và những cô đã sẵn sàng được đi theo chú rể vào dự tiệc cưới. Rồi người ta đóng cửa lại. Mấy trinh nữ kia cũng đến nhưng đã trễ và họ bị từ chối”.
Chuẩn bị cuộc gặp gỡ sau cùng với Chúa bằng những cuộc gặp gỡ hằng ngày
Đức Thánh Cha giải thích: “Với dụ ngôn này, Chúa Giêsu muốn nói với chúng ta rằng chúng ta phải chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ với Chúa. Không chỉ chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ sau cùng, nhưng cả những cuộc gặp gỡ lớn nhỏ của mỗi ngày sống phải theo cái nhìn của cuộc gặp gỡ đó. Vì thế đèn đức tin thôi chưa đủ, còn cần phải có dầu đức ái và những việc lành. Đức tin thực sự kết hợp chúng ta với Chúa Giêsu nhờ đức ái, như Thánh Phaolô Tông đồ nói: ‘đức tin hành động nhờ đức ái’ (Gal 5,6).”
Đức Thánh Cha khẳng định rằng các cô khôn ngoan đã có thái độ này. Là những người khôn ngoan và thận trọng có nghĩa là không chờ đợi đến giây phút cuối cùng mới đáp lại ân sủng Chúa, nhưng thực hiện ngay một cách tích cực, bắt đầu ngay lúc này. Hôm nay, hãy hoán cải đừng để đến ngày mai, ngày mai sẽ không bao giờ đến. Nếu chúng ta muốn sẵn sàng cho cuộc gặp gỡ sau cùng với Chúa, thì ngay từ bây giờ chúng ta phải cộng tác với Ngài và thực hiện những hành động tốt được tình yêu Ngài linh hứng.
Khi chúng ta quên mất mục tiêu của cuộc đời mình, đó là cuộc gặp gỡ sau cùng với Chúa, thì đó mất đi ý nghĩa của sự mong đợi và tuyệt đối hóa hiện tại. Thái độ này ngăn cản mọi viễn cảnh ở phía bên kia: chúng ta làm mọi thứ như thể chúng ta không bao giờ phải ra đi đến một cuộc sống khác. Và vì vậy chúng ta chỉ quan tâm đến việc chiếm hữu, yên vị...
PopeFrancis_08Nov2020_01.jpg
Sống hôm nay nhưng hướng đến niềm hy vọng ngày mai
Đức Thánh Cha nhắc nhở: “Nếu chúng ta để mình bị điều khiển bởi những gì có vẻ hấp dẫn, bởi việc theo đuổi những lợi ích của chúng ta, thì cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên khô cằn; chúng ta không tích trữ dầu dự trữ cho ngọn đèn của chúng ta, và nó sẽ tắt trước khi gặp Chúa. Chúng ta phải sống ngày hôm nay, nhưng hôm nay hướng tới ngày mai, hướng tới cuộc gặp gỡ, hôm nay tràn đầy hy vọng.
“Mặt khác, nếu chúng ta tỉnh thức và thực thi điều tốt xứng với ân sủng của Chúa, chúng ta có thể thanh thản chờ đợi chàng rể đến. Chúa cũng có thể đến trong khi chúng ta ngủ: điều này sẽ không làm chúng ta lo lắng, bởi vì chúng ta có lượng dầu dự trữ được tích lũy từ việc làm tốt mỗi ngày”.
Đức Thánh Cha kết thúc bài huấn dụ với lời cầu nguyện hướng về Đức Mẹ: “Xin Mẹ giúp chúng ta sống một đức tin tích cực, như Mẹ đã sống: Mẹ là ngọn đèn chiếu sáng giúp chúng ta có thể vượt qua đêm tối của cái chết và đạt đến ngày lễ lớn của cuộc đời”.
Ngọc Yến (vaticannews.va 08.11.2020)
Đức Thánh cha sẽ viếng thăm Tây Ban Nha
11/9/2020 1:19:19 PM
Trang mạng “Religión Digital” của Tây Ban Nha, truyền đi hôm 6/11/2020 vừa qua, đưa tin: Đức Thánh cha Phanxicô sẽ viếng thăm nước này, nhân dịp Năm thánh Giacôbê và Năm thánh Ignatio vào năm tới, 2021, khi tình hình đại dịch “cho phép”.

Đức Thánh cha đã nhiều lần nói với các tín hữu Tây Ban Nha ý định của ngài viếng thăm Đền thánh Santiago de Compostela, nơi có mộ của thánh Giacôbê Tiền, và viếng thành Manresa, nhân dịp Năm thánh Ignatio, Thánh tổ dòng Tên. Dự án này được đẩy mạnh hơn, với cuộc viếng thăm mới đây của thủ tướng Tây Ban Nha, ông Pedro Sánchez, và trong dịp đó, ông chính thức mời Đức Thánh cha.
Tuy người ta chưa biết thời điểm, vì còn tùy thuộc diễn biến của đại dịch Covid-19, nhưng bộ máy của các Giáo hội địa phương đã bắt đầu chuyển động để chuẩn bị cho cuộc viếng thăm của Đức Thánh cha.
Cha Salvador Domato Buá, kinh sĩ nhà thờ chính tòa Santiago, Giám đốc Văn khố lịch sử của giáo phận, và đã từng đảm trách việc chuẩn bị ba cuộc viếng thăm trước đây của các vị Giáo hoàng tại Santiago, đã đến Roma cách đây hai tháng để gặp Đức Thánh cha Phanxicô. Cha Domato tiết lộ: “Đức Thánh cha nói với tôi là ngài muốn đến thăm Santiago, nhưng trong lúc này ngài không thể du hành vì đại dịch”.
Mặt khác, hồi tháng Bảy năm nay, cha Arturo Sosa, Bề trên Tổng quyền dòng Tên, loan báo rằng năm 2021-2022 sẽ là Năm thánh Ignatio: bắt đầu từ ngày 20/5/2021, kỷ niệm 500 năm thánh nhân bị thương tại Pamplona, và kết thúc ngày 31/7/2022, lễ kính thánh Ignatio.
Thánh Ignatio Loyola, sau khi bị thương và bình phục, đã đến Đan viện Biển Đức ở Montserrat, xưng tội, thay y phục đắt tiền bằng quần áo thô sơ, để lại thanh gươm trên bàn thờ dâng kính Đức Mẹ. Rồi thánh nhân đến thành Manresa ngày 25/3 năm 1522, sống trong một hang động 11 tháng. Chính tại đó, ngài trải qua những kinh nghiệm khiến ngài viết cuốn Linh Thao, làm nền tảng cho linh đạo Ignatio.
Ngày 19/9 mới đây, khi tiếp ban lãnh đạo Hội đồng Giám mục Tây Ban Nha ở Vatican, Đức Thánh cha đã bày tỏ hy vọng viếng thăm Tây Ban Nha và sẽ ghé thành Manresa. Nếu Đức Thánh cha thực hiện được dự tính này, thì đó sẽ là cuộc viếng thăm đầu tiên của ngài tại Tây Ban Nha, quốc gia có 60% trên tổng số 47 triệu dân là tín hữu Công giáo.
(Digital 6-11-2020) G. Trần Đức Anh, O.P. (vietnamese.rvasia.org 08.11.2020)
Bài giảng của Đức Thánh Cha trong thánh lễ cầu cho các Hồng Y và Giám Mục qua đời trong 12 tháng qua
J.B. Đặng Minh An dịch 05/Nov/2020
http://vietcatholic.net/News/Html/262119.htm
Lúc 11 giờ sáng thứ Năm 5 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự thánh lễ bên trong Đền thờ Thánh Phêrô để cầu nguyện cho 6 Hồng Y, và 163 Tổng Giám Mục và Giám Mục qua đời trong vòng 12 tháng qua.
Trong những tháng cuối cùng của năm 2019, có một vị Hồng Y và 26 Tổng Giám Mục và Giám Mục qua đời. Từ đầu năm 2020 đến nay, có 5 vị Hồng Y và 137 Tổng Giám Mục và Giám Mục qua đời.
Thánh lễ diễn ra tại bàn thờ Ngai Tòa Thánh Phêrô là nơi Đức Hồng Y Pietro Parolin Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã chủ sự thánh lễ đưa chân Đức Tổng Giám Mục Bùi Văn Đọc hồi tháng Ba năm 2018.
Do tình trạng bùng phát trở lại của đại dịch coronavirus, chỉ có một số rất nhỏ tín hữu tham dự, vì các biện pháp an ninh vệ sinh chống đại dịch.
Giảng trong thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:
Trong đoạn Tin Mừng chúng ta vừa nghe (Ga 11, 17-27), Chúa Giêsu long trọng nói về Người như sau: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết” (câu 25-26). Ánh sáng chói lọi của những lời này xua tan bóng tối của nỗi thương đau sâu sắc gây ra bởi cái chết của Ladarô. Mátta đón nhận những lời đó và với một đức tin vững chắc, cô tuyên bố rằng: “Thưa Thầy, có. Con vẫn tin Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng phải đến trong thế gian” (câu 27). Những lời của Chúa Giêsu khiến niềm hy vọng của Mátta chuyển từ tương lai xa xôi thành hiện tại gần gũi: sự sống lại đã gần kề với cô, đang hiện diện trong con người của Đức Kitô.
Hôm nay, mặc khải này của Chúa Giêsu cũng thách thức chúng ta: chúng ta cũng được mời gọi tin vào sự sống lại, không phải như một thứ ảo ảnh xa vời nhưng như một sự kiện đã hiện diện và thậm chí đang hoạt động một cách mầu nhiệm trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, đức tin của chúng ta vào mầu nhiệm phục sinh không bỏ qua hay che đậy sự hoang mang rất nhân sinh mà chúng ta cảm thấy khi đối mặt với cái chết. Chính Chúa Giêsu, khi nhìn thấy những giọt nước mắt của chị em Ladarô và những người xung quanh, đã không giấu được sự xúc động của chính mình, và như thánh sử Gioan nói thêm, chính Chúa đã “bắt đầu khóc “ (Ga 11:35). Ngoại trừ tội lỗi, Chúa hoàn toàn là một người trong chúng ta: Người cũng đã trải qua thảm kịch của đau buồn, với những giọt nước mắt cay đắng rơi lệ vì mất đi một người thân yêu. Tuy nhiên, điều này không che khuất ánh sáng chân lý tỏa ra từ mặc khải của Chúa, trong đó sự sống lại của Ladarô là một dấu chỉ tuyệt vời.
Như thế, ngày hôm nay, Chúa lặp lại với chúng ta: “Thầy là sự sống lại và là sự sống” (c. 25). Ngài kêu gọi chúng ta thực hiện một lần nữa bước nhảy vọt của đức tin và bước vào ánh sáng của sự phục sinh, thậm chí là ngay bây giờ: “Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết. Con có tin như thế không?” (Câu 26). Một khi chúng ta đã đạt được bước nhảy vọt này, cách suy nghĩ và cách nhìn nhận mọi thứ của chúng ta sẽ thay đổi. Đôi mắt đức tin, vượt qua những điều hữu hình, có thể nhìn theo một cách nào đó vào những thực tại vô hình (x. Dt 11:27). Mọi thứ xảy ra khi đó được đánh giá dưới ánh sáng của một chiều kích khác, là chiều kích vĩnh cửu.
Chúng ta tìm thấy điều này trong bài đọc trích từ Sách Khôn ngoan. Cái chết bất thình lình của người công chính được nhìn nhận dưới một góc độ khác. “Người công chính đẹp lòng Thiên Chúa, nên được Thiên Chúa yêu thương. Và họ sống giữa những kẻ tội lỗi, nên được Thiên Chúa dời đi nơi khác. Người đã cất họ đi, kẻo trí khôn họ bị thói gian ác biến đổi, hay tâm hồn họ bị tật xảo trá phỉnh lừa.” (Kn 4: 10-11). Nhìn bằng con mắt đức tin, cái chết của họ không phải là một điều bất hạnh mà là một hành động quan phòng của Chúa, Đấng có cách nghĩ không giống như chúng ta. Chẳng hạn, chính tác giả sách thánh này đã chỉ ra rằng trong mắt Thiên Chúa “tuổi thọ đáng kính không phải bởi sống lâu, cũng không do số tuổi. Đối với con người, sự khôn ngoan còn quý hơn tóc bạc, sống không tì ố đã là sống thọ.” (Kn 4:8-9)
Những kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa dành cho những người Ngài đã chọn hoàn toàn bị đánh giá thấp bởi những người mà chân trời duy nhất của họ là những của cải ở thế gian này. Do đó, theo những tin tưởng tục lụy, “quân vô đạo chỉ thấy người khôn ngoan chết mà không hiểu Đức Chúa định đoạt về họ thế nào, và tại sao Người đem họ đến nơi yên ổn” (4:17).
Khi cầu nguyện cho các Hồng Y và Giám mục đã qua đời trong năm vừa qua, chúng ta cầu xin Chúa giúp chúng ta xem xét một cách đúng đắn câu chuyện ngụ ngôn về cuộc đời họ. Chúng ta xin Ngài xua tan nỗi đau buồn nhân sinh mà chúng ta thỉnh thoảng cảm thấy, khi nghĩ rằng cái chết là dấu chấm hết cho tất cả mọi thứ. Đó là một cảm giác rất xa cách với đức tin, nhưng là một phần của nỗi sợ hãi cái chết mà mọi người đều cảm nhận được. Vì lý do này, trước mầu nhiệm của cái chết, các tín hữu cũng phải thường xuyên hoán cải. Chúng ta được kêu gọi hàng ngày bỏ lại sau lưng hình ảnh bản năng của chúng ta về cái chết như là sự hủy diệt hoàn toàn một người. Chúng ta được kêu gọi bỏ lại thế giới hữu hình mà chúng ta coi là đương nhiên, bỏ đi những lối suy nghĩ thông thường, rất trần tục của chúng ta, và phó thác hoàn toàn cho Chúa, Đấng đã nói với chúng ta: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết” (câu 25-26).
Những lời này, thưa anh chị em, nếu được đón nhận trong đức tin, sẽ làm cho lời cầu nguyện chúng ta dành cho những anh chị em đã qua đời thực sự là lời cầu nguyện của một tín hữu Kitô. Những lời cầu nguyện ấy mang lại cho chúng ta một tầm nhìn thực tế và chân thực về cuộc sống mà họ đã sống, hiểu được ý nghĩa và giá trị của những điều tốt đẹp mà họ đã đạt được, sức mạnh của họ, sự dấn thân của họ và tình yêu quảng đại và vị tha của họ. Và giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa của một cuộc sống không khao khát một quê hương dưới đất, mà hướng đến một quê hương tốt đẹp hơn trên trời (x. Dt 11:16). Những lời cầu nguyện cho các tín hữu đã ra đi trước chúng ta, được dâng lên trong niềm xác tín vững chắc rằng họ hiện đang sống với Chúa, cũng mang lại lợi ích rất nhiều cho chúng ta trong cuộc lữ hành trần thế này. Những lời cầu nguyện ấy truyền cho chúng ta một tầm nhìn thực sự về cuộc sống; chúng tiết lộ cho chúng ta ý nghĩa của những thử thách mà chúng ta phải chịu để vào Nước Thiên Chúa; chúng mở rộng trái tim của chúng ta cho tự do thực sự và không ngừng truyền cảm hứng cho chúng ta tìm kiếm sự giàu có vĩnh cửu.
Theo lời của Thánh Tông đồ Phaolô, cả chúng ta cũng hãy “mạnh dạn, và dù còn ở trong thân xác hoặc đã lìa bỏ thân xác, chúng ta chỉ có một tham vọng là làm đẹp lòng Người” (2 Cr 5:8-9). Đời sống của một tôi tớ Tin Mừng được hình thành bởi lòng khao khát được đẹp lòng Chúa trong mọi sự. Đây là tiêu chí của mọi quyết định, mọi bước đi của chúng ta. Và vì vậy, chúng ta nhớ với lòng biết ơn về chứng tá từ các Hồng Y và Giám mục đã qua đời, được trao ra trong sự trung thành với thánh ý Chúa. Chúng ta cầu nguyện cho các ngài và chúng ta cố gắng noi gương các ngài. Cầu xin Chúa tiếp tục tuôn đổ trên chúng ta Thần trí khôn ngoan của Chúa, đặc biệt trong những lúc thử thách này. Đặc biệt là khi hành trình trở nên khó khăn hơn. Người không bỏ rơi chúng ta, nhưng vẫn ở giữa chúng ta, luôn trung thành với lời hứa của Người: “Anh em hãy nhớ rằng, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28: 20).
Hệ lụy Bầu cử 2020: đảng Dân chủ tức giận và chia rẽ, ghế Chủ tịch cuả bà Pelosi lung lay?
Trần Mạnh Trác 06/Nov/2020

Đảng Dân chủ tức giận và chia rẽ:
Trong một cuộc họp hôm thứ Năm bằng những phương tiện điện đàm kín, nhưng dư âm tức giận thì đã tràn ra ngoài, cho thấy rằng đảng Dân chủ đang phải trải qua một cơn khủng hoảng lớn và có thể sẽ phải thay đổi bản cương lĩnh để ứng phó với một thực tại mới.
Cuộc điện đàm diễn ra lúc 2 giờ chiều (ET) và là cuộc họp đầu tiên sau bầu cử.
Theo tin rò rỉ từ các thành viên, là các dân biểu và nghị sĩ cuả đảng Dân chủ đang tại chức, thì nhiều người đã cho rằng những ý tưởng và chính sách tiến bộ như "defund the police" ("bãi ngân ngành cảnh sát") và Green New Deal (Canh bài Xanh mới) là có hại và làm tổn thương tới cuộc tranh cử cuả đảng.
"Chúng ta đáng lẽ phải thắng lớn nhưng bạn biết đấy, các vấn đề về cảnh sát, Green New Deal là những vấn đề đã giết chết các thành viên của chúng ta. Trách nhiệm thì không có ai giám đứng ra lãnh nhận cả,” theo lời bà Abigail Spanberger.
Theo tin thì bà dân biểu Abigail Spanberger, D-Va., ông dân biểu Marc Veasey, D-Texas, ông dân biểu Vicente Gonzalez, D-Texas, và nhiều người khác nữa đã phàn nàn về các áp lực trong những tháng gần đây là họ phải làm xấu mặt cảnh sát, và phải cấp tiến hơn để tiến tới chủ nghĩa xã hội.
Bà Spanberger đã đặc biệt ‘nổi máu’ và la hét trong cuộc họp, bà nói một cách thẳng thừng rằng: “Chúng ta đã thua các cuộc tranh cử mà lẽ ra chúng ta không nên thua. Cái trò ‘Defund the police’ khiến tôi suýt phải trả giá trong cuộc tranh cử vì các cuộc tấn công tuyên truyền phản bác. Thôi đừng nói về chủ nghĩa xã hội nữa. Chúng ta cần trở lại những điều cơ bản”.
Bà Spanberger không những đã ‘cao tiếng,’ bà còn ‘chửi tục’ khi dạy bảo các thành viên Dân chủ rằng họ nên học hỏi bài học cay đắng này “nếu không thì chúng ta sẽ đ… rách tươm ra vào năm 2022” ( "we will be f---ing torn apart in 2022.")
Theo tin từ The Washington Post, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, D-Calif., đã không đồng ý với bà Spanberger khi bà này tiên đoán đảng Dân chủ sẽ mất đa số vào năm 2022.
Bà Pelosi trả lời: “Đây là một cuộc chiến sinh tử vì chính số phận của nền dân chủ của chúng ta,“ Chúng ta không chiến thắng trong mọi trận đấu nhưng chúng ta vẫn chiến thắng cuộc chiến. Tất cả các bạn đều biết rằng bảo vệ những người đương nhiệm là ưu tiên số một của tôi."
Nhưng rõ ràng bà ta đã không thành công trong cái ưu tiên số 1 đó, số dân biểu dưới thời Pelosi đã bị thu hẹp lại, là một cú sốc lớn đối với các đảng viên Dân chủ tin tưởng vào những dự báo họ sẽ thắng lớn. Họ đã lạc quan có thể lật khoảng 10 ghế nữa nhưng trên thực tế, họ đã thất bại ở Texas, ở Florida, Nam Carolina, Minnesota và nhiều nơi khác. Cái đau đớn nhất là họ đã không lật được bất kỳ 1 ghế nào cuả Cộng hoà cả, và thêm vào đó lại mất đi ít nhất là 7 ghế đương nhiệm. Ngay cả một ghế theo chủ nghĩa Libetarian ở Michigan nhưng liên minh với Dân chủ thì cũng bị mất về tay Cộng hoà.
Ông Jim Clyburn, DS.C., đại diện cho khối đa số cuả Hạ viện (House Majority Whip,) cho biết nếu “chúng ta tiếp tục ủng hộ chương trình Medicare for All, Defund the police, xã hội hóa y tế, chúng ta sẽ không thắng được,” chính văn phòng của ông cũng đã xác nhận như vậy.
Chủ tịch Ủy ban Chiến dịch cuả Dân chủ là bà Cheri Bustos, D-Ill., cho biết bà và những người khác "rất tức giận."
“Tôi cũng muốn nói điều mà tất cả chúng ta đều cảm thấy: Tôi rất tức giận,” bà nói. "Có điều gì đó không ổn trên toàn bộ lãnh vực chính trị. Các cuộc thăm dò của chúng ta, thăm dò ở Thượng viện, thăm dò các cuộc đua thống đốc, thăm dò tổng thống, thăm dò đảng Cộng hòa, thăm dò công khai, mô hình cử tri và các nhà tiên đoán đều chỉ ra một môi trường chính trị sán lạn nhưng môi trường đó không bao giờ thành hiện thực", bà Bustos nói. "Trên thực tế, những người bỏ phiếu vẫn giống như hồi năm 2016 chứ không là những gì được dự đoán. Tôi muốn có câu trả lời và nhóm của tôi đã lên kế hoạch để điều tra cho được những câu trả lời đó. Tôi mong muốn được trao đổi với các bạn."
Cuộc gọi, kết thúc lúc 5 giờ chiều ET, nhưng những căng thẳng vẫn còn tràn ra bên ngoài, trên cả những mạng lưới xã hội như Twitter cuả dân biểu Alexandria Ocasio-Cortez, DN.Y., là một người cấp tiến nổi bật nhất trong Hạ viện. Cô ta đã chỉ trích cựu nữ Thượng nghị sĩ Claire McCaskill vì đã thúc giục đảng nên ôn hòa hơn.
Ocasio-Cortez trả lời bằng một giọng điêu ngoa và hỗn sược, nhắc lại rằng bà McCaskill đã từng mất ghế vào tay Thượng nghị sĩ Josh Hawley, R-Mo., vào năm 2018.
"Tại sao chúng ta phải lắng nghe những người thất bại trong các cuộc bầu cử? Như thể họ là những chuyên gia trong việc thắng cử?" cô ấy hỏi. "Bà McCaskill đã có cơ hội thử cách tiếp cận của bà ấy. Bà đã chạy như một con ngựa điên kéo xe hỗn loạn và đã thua trong khi các người khác đi theo đường hướng cơ bản thì lại giành được nhiều tiến bộ trong tiểu bang MO. Cách ăn nói cuả bà ấy ở đây cho thấy bà ấy coi thường cơ sở ủng hộ của mình như thế nào."
Cái trò ‘đánh người ngã ngựa’ và rõ ràng ‘vắt chanh bỏ vỏ’ cuả AOC đã tạo ra một bầu không khí bực bội giữa những người thất cử.
Một số đảng viên Dân chủ thất cử cũng đã đánh giá thấp về cuộc bầu cử, gồm có nữ dân biểu Debbie Mucarsel-Powell, là một trong hai người ôn hòa ở Nam Florida đã thua.
Bà ta khóc khi nhắc tới những tin nhắn và điện thọai nhận được từ đồng nghiệp. "Cuộc thua hôm thứ Ba thì thật là đau lòng. Tôi không nói dối đâu," bà nói với một giọng nức nở.
Nhưng dù thua, bà vẫn muốn giử phẩm giá chứ không muốn xa vào cái vòng chỉ trích lẫn nhau, bà yêu cầu mọi người hãy "vui lòng nhấc điện thoại và nói chuyện với người khác" nếu không đồng ý với họ thay vì đăng lên phương tiện truyền thông xã hội. Và đó là điều mà bà cũng hứa sẽ có một mắt để ý sau khi rời khỏi Quốc hội.
"Tôi sẽ theo dõi bạn. Tôi sẽ đòi bạn phải chịu trách nhiệm. Nhưng tôi sẽ không tweet về nó", bà nói. "Tôi sẽ gọi cho bạn với tư cách cá nhân bởi vì chúng ta có rất nhiều điều để đấu tranh và tôi sẽ nhìn vào bạn và hy vọng rằng bạn sẽ chiến đấu cho tôi vì tôi sẽ không thể làm điều đó được nữa."
Thanh niên xung phong phò đảng Dân Chủ đập phá một nhà thờ Công Giáo ở Portland
Đặng Tự Do 06/Nov/2020
Một nhà thờ Công Giáo ở trung tâm thành phố Portland, Oregon - nổi tiếng với việc giúp đỡ người nghèo trong khu vực - đã bị đập phá trong một cuộc bạo động vào đêm thứ Tư trong bối cảnh kết quả cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ chưa ngã ngũ.
Tối ngày 4 tháng 11, văn phòng cảnh sát trưởng hạt Multnomah đã chia sẻ những bức ảnh chụp cửa kính bị đập vỡ ở mặt tiền nhà thờ Công Giáo Saint André Bessette, nằm ở Old Town Portland.
Saint André Bessette là một nhà thờ Công Giáo nhỏ trong khu vực trung tâm thành phố Portland dành cho những người làm việc trong trung tâm thành phố tham dự thánh lễ vào giờ nghỉ trưa. Nhà thờ cũng có một nhà bếp, một phòng tắm và giặt giũ cho người vô gia cư. Nhà thờ được thành lập vào năm 1919 và đã phải dời đi dời lại nhiều lần vì chi phí để có thể hiện diện ngay giữa trung tâm thành phố rất cao.
Từ năm 1971 cho đến nay, ngôi nhà thờ này, đã ở vị trí hiện nay.
Cuộc biểu tình của các nhóm thanh niên xung phong phò đảng Dân Chủ với khẩu hiệu “Bảo vệ nền dân chủ” đã bùng lên với đầy bạo lực.
Theo cảnh sát, hai nhóm thanh niên xung phong xuất phát từ các địa điểm khác nhau đã hội tụ ở trung tâm thành phố vào tối thứ Tư, sau đó tuần hành qua Portland. Một nhóm khoảng 100 người di chuyển dọc phố West Burnside, phá vỡ mọi cửa kính và hôi của trên đường di chuyển.
Cảnh sát ở Portland tuyên bố cuộc biểu tình đêm thứ Tư là một cuộc bạo động, và bắt giữ ít nhất 11 người. Cảnh sát cho biết một trong những người bị bắt có cả một tiểu liên tự động, một số băng đạn, một quả mìn tự chế, một con dao và bình sơn xịt.
Thống đốc Kate Brown đã phải yêu cầu Vệ binh Quốc gia Oregon hỗ trợ trấn áp bạo loạn. Brown đã đưa ra một tuyên bố vào ngày 5 tháng 11 lên án bạo lực, đặc biệt đề cập đến thiệt hại gây ra cho nhà thờ St. André bởi “một nhóm người biểu tình theo kiểu vô chính phủ không có mục tiêu rõ ràng nào khác ngoài việc gây ra bạo lực và phá hoại.”
“Họ đập vỡ cửa sổ của một nhà thờ là nguồn cung cấp những hỗ trợ cho người dân Oregon có nhu cầu, một cửa hàng do các phụ nữ điều hành để gây quỹ cho những người nhập cư và cho quyền của phụ nữ, và nhiều cửa hàng khác,” bà Brown nói trong tuyên bố hôm 5 tháng 11 và kết luận rằng “sự tàn phá bừa bãi chẳng giải quyết được điều gì.”
Cha sở của nhà thờ Saint André Bessette đã từ chối trả lời báo chí vì sợ nhà thờ bị đập phá thêm. Saint André Bessette đã tăng cường nỗ lực giúp đỡ người nghèo trong đại dịch coronavirus, cung cấp bữa trưa miễn phí vào mỗi thứ Ba, Tư, Năm và Sáu. Tất cả các dịch vụ này đã phải đình hoãn sau khi nhà thờ bị đập phá.
Portland đã chứng kiến các cuộc biểu tình trên đường phố xảy ra triền miên kể từ sau vụ George Floyd vào tháng 5 năm 2020. Các cuộc biểu tình thường diễn ra dưới hình thức đám đông hàng trăm người bề ngoài hô hào chống phân biệt chủng tộc, sự tàn bạo của cảnh sát và chủ nghĩa phát xít nhưng thực chất là muốn áp đặt các chương trình nghị sự cánh tả.
Một số cuộc biểu tình đã đi kèm với bạo loạn và cướp bóc. Ngoài thiệt hại lớn về tài sản ở trung tâm thành phố, đôi khi còn xảy ra các vụ bạo lực trong hoặc gần các cuộc biểu tình, bao gồm cả các vụ xả súng và đâm chém nhau.
Những người biểu tình trong thành phố đã lật đổ các bức tượng của các tổng thống Thomas Jefferson, George Washington, Theodore Roosevelt, Abraham Lincoln. Bức tượng của Harvey W. Scott, chủ biên của tờ The Oregonian vào cuối thế kỷ 19, cũng bị đập.
Ghế Chủ tịch Hạ viện cuả bà Pelosi:
Mắt khác, các nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa dường như đang hả hê sau khi lật được một số ghế Hạ viện, và đã có ý chọc quê bà Chủ tịch Nancy Pelosi.
"Ý tôi là Nancy Pelosi thậm chí không có đa số để có thể được bầu làm Chủ tịch một lần nữa", Dân biểu Tom Emmer, R-Minn., Chủ tịch Ủy ban Quốc hội Đảng Cộng hòa, cho biết hôm thứ Tư. "Có ai ngờ rằng có thể Nancy Pelosi không còn là Chủ tịch?"
Lãnh tụ khối Cộng hoà tại Hạ viện là Kevin McCarthy, R-Calif., cho biết sự xói mòn của đảng Dân chủ có thể gây rắc rối cho bà Pelosi để có đủ phiếu bầu làm Chủ tịch Hạ viện và dự đoán bà ta sẽ khó khăn trong việc thực hiện các chương trình nghị sự của mình.
“Tôi biết việc tìm phiếu trên sàn là rất khó cho vị Chủ tịch. Tôi biết rằng lần trước có một số người đã không bỏ phiếu cho bà ấy", Ông McCarthy ám chỉ những người đã đào tẩu đảng Dân chủ hai năm trước." Và khi số lượng dân biểu của chúng tôi tiếp tục tăng lên, tôi nghĩ rằng vào lúc cuối ngày, dù được kết thúc thế nào, thì chúng tôi vẫn có một tiếng nói rất lớn, thậm chí có thể điều khiển sàn mỗi khi nói đến việc hoạch định một chính sách. "
Thể thức bầu Chủ tịch ở Hạ viện là bằng cách “hô bằng miệng”. Các đảng viên Cộng hòa sẽ hô to tên vị lãnh đạo cuả họ, còn đảng viên Dân chủ thỉ hô to tên người lãnh đạo Dân chủ. Ai có nhiều người hô tên thì người ấy thắng làm Chủ tịch.
Trước đây bà Pelosi đã phải đàm phán và dùng nhiều thủ đoạn để vượt qua những người đào tẩu, thường là từ những đảng viên ôn hòa và những người đã cam kết bỏ phiếu cho một người khác. Vào năm 2019, có 15 đảng viên Dân chủ không ủng hộ bà ấy.
Với cuộc kiểm phiếu còn chưa kết thúc, số dân biểu của Đảng Dân chủ chưa rõ sẽ như thế nào? Liệu bà Pelosi có còn đa số không, sau khi trừ đi những người đào tẩu?
Bà Pelosi đã không trực tiếp đề cập đến những mất mát của mình khi viết thư tuyên bố sẽ ra tranh cử chức Chủ tịch ngoài việc gọi cuộc bầu là một "thách thức".
Ít nhất hai đảng viên Dân chủ ôn hòa đã tích cực liên hệ với các đồng nghiệp của họ hôm thứ Tư để hổ trợ người phụ tá cuả bà Pelosi, là lãnh tụ Dân chủ tại Hạ viện là ông Hakeem Jeffries, DN.Y..
Nhưng phát ngôn viên của ông Jeffries đã nhanh chóng từ chối đề nghị này và nói rằng ông đang nhắm vào chức vụ Lãnh tụ Liên minh Dân chủ (Democratic caucus) mà thôi.
Dân biểu Tim Ryan, D-Ohio, đã từng tranh ghế với bà Pelosi vào năm 2016, hôm thứ Tư cho biết ông không quan tâm đến việc thách thức bà ấy nữa. Ông ấy cũng không muốn suy đoán về việc liệu bà Pelosi có đủ phiếu hay không.
Ông Ryan nói: “Tôi đã lãnh thẹo đủ rồi, những vết theọ ấy còn đau đến suốt đời.”
Orange County tự động kiểm toán phiếu bầu tổng thống 2020
Nov 9, 2020 cập nhật lần cuối Nov 9, 2020
SANTA ANA, California (NV) – Orange County thông báo sẽ tự động tiến hành kiểm toán các lá phiếu bầu cử tổng thống năm 2020 để bảo đảm có một kết quả chính xác, theo nhật báo Los Angeles Times.
Mặc dù việc kiểm toán này không bắt buộc theo luật của tiểu bang, cơ quan bầu cử Orange County cho biết tiến trình này được thực hiện để cung cấp một bằng chứng thống kê rõ ràng là kết quả cuộc bầu cử chính xác.

Ông Neal Kelley, giám đốc cơ quan bầu cử Orange County. (Hình: University of Minnesota)
Tiến trình này sẽ được bắt đầu vào lúc 9 giờ sáng Thứ Sáu, 13 Tháng Mười Một.
Ông Neal Kelley, giám đốc cơ quan bầu cử Orange County, cho biết: “Đây là cơ hội tốt để kiểm tra hệ thống bỏ phiếu của Quận Cam.”
Ông Kelley cũng giải thích việc kiểm toán lại hệ thống không giống như việc tái kiểm phiếu mà tổng thống nhắc đến.
Việc kiểm toán này sử dụng một trình tự để giúp xác định và chọn ngẫu nhiên các lá phiếu có rủi ro cao để so sánh với hồ sơ đã lưu trữ.
Những lá phiếu được gọi là có rủi ro cao bao gồm những lá phiếu ở các khu vực có kết quả rất sát hoặc nơi có tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu khác với dự kiến, theo lời giám đốc Kelley.
Bất chấp những cáo buộc gian lận của tổng thống, ông Kelley cho biết kết quả của các cuộc kiểm toán của Quận Cam luôn đúng mục tiêu: Cuộc kiểm tra về cuộc bầu cử sơ bộ năm 2020 cho thấy không có một lá phiếu nào bị bỏ sót.
“Công chúng không hiểu được rằng để được chứng nhận cấp liên bang hệ thống bầu cử không thể có sai số hơn tỉ lệ 1 trên 10 triệu lá phiếu,” giám đốc cơ quan bầu cử giải thích.
“Có thể chỉ trong lãnh vực y khoa, ngoài ra, chúng ta không thể tìm được chỗ nào khác sự nghiêm ngặt đòi hỏi chính xác như thế. Tôi hoàn toàn bảo đảm rằng hệ thống bầu cử vô cùng chính xác,” ông Kelly khẳng định.
Kết quả vừa qua tại Orange County cho thấy, 54% số phiếu bầu cho ông Joe Biden và 44% bầu cho ông Donald Trump.
Truyền thống là thành trì của Đảng Cộng Hòa, nhưng trong những năm gần đây, cấu trúc chính trị của Orange County đã thay đổi.
Năm 2016, Orange County ủng hộ Ngoại Trưởng Hillary Clinton, đánh dấu lần đầu tiên quận hạt này bỏ phiếu cho một ứng cử viên tổng thống của đảng Dân Chủ kể từ khi ủng hộ cho cố Tổng Thống Franklin D. Roosevelt vào năm 1936.
Năm 2019, số cử tri thuộc đảng Dân Chủ tại đây lần đầu tiên vượt qua số cử tri Cộng Hòa kể từ lần “bùng nổ xanh” ngắn ngủi vào những năm 1970.
(MPL) [kn]
Bên TT Đắc Cử Biden cân nhắc kiện cơ quan GSA trì hoãn tiến trình chuyển giao quyền lực
Nov 9, 2020
WILMINGTON, Delaware (NV) – Nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng Thống Tân Cử Joe Biden đang cân nhắc sử dụng pháp lý trước một cơ quan liên bang trì hoãn trong việc thừa nhận chiến thắng của bên Dân Chủ trong cuộc bầu cử tổng thống, hãng thông tấn Reuters cho hay trong bản tin ngày Thứ Hai, 9 Tháng Mười Một.
Cơ quan General Services Administration (GSA), một cơ quan độc lập, có trách nhiệm cung cấp và tài trợ kinh phí cho các hoạt động hành chính của chính phủ, thường công nhận một ứng cử viên tổng thống khi rõ ràng đã thắng cuộc bầu cử để quá trình chuyển giao quyền lực có thể tiến hành.

Dân chúng tập họp trước Tòa Bạch Ốc mừng chiến thắng của liên danh Biden-Harris ngày Thứ Bảy, 7 Tháng Mười Một. (Hình: Al Drago/Getty Images)
Bà Emily Murphy, giám đốc văn phòng GSA, người được Tổng Thống Donald Trump bổ nhiệm vào năm 2017, vẫn chưa xác định rằng “ai là người rõ ràng chiến thắng “, theo phát ngôn viên GSA cho biết.
Luật không quy định rõ ràng thời điểm nào GSA phải thi hành, nhưng nhóm chuyển quyền của ông Biden khẳng định chiến thắng đã quá rõ ràng và sự trì trệ này không hợp pháp, ngay cả khi Tổng Thống Trump từ chối nhận thua cuộc.
Hệ thống truyền hình và tin tức của Hoa Kỳ tuyên bố ông Biden là người chiến thắng vào thứ Bảy sau khi đạt đủ số phiếu đại cử tri bảo đảm chiến thắng chức tổng thống.
Ông Trump nhiều lần tuyên bố có gian lận trong cuộc bầu cử mặc dù không đưa ra bằng chứng.
Các giới chức bầu cử trên toàn quốc cho biết không có bằng chứng về gian lận và các chuyên gia pháp lý đều cho rằng nỗ lực kiện cáo của ông Trump khó có thể thành công.
Sự trì hoãn của văn phòng GSA khiến nhóm chuyển giao quyền lực ông Biden không nhận được hàng triệu đô la tài trợ liên bang và tiếp xúc các giới chức tại các cơ quan tình báo và nhiều cơ quan chính quyền khác trong giai đoạn chuyển giao quyền lực.
Nhóm chuyển giao quyền lực cần các nguồn tiền trả lương, chi phí cho các hoạt động, cũng như tiếp cận thông tin mật.
Chẳng hạn, nhóm chuyển giao cần phải liên lạc với Bộ Ngoại Giao để nối kết liên lạc với các lãnh đạo quốc gia trên thế giới với tổng thống đắc cử.
(MPL)
Edited by user Monday, November 9, 2020 11:53:24 PM(UTC)
| Reason: Not specified
|