Rank: Advanced Member
Groups: Registered
Joined: 3/22/2011(UTC) Posts: 3,310
Thanks: 326 times Was thanked: 364 time(s) in 256 post(s)
|
Tin Tong Hop
ĐTC và các giám mục trên thế giới đau buồn về các vụ tấn công ở Vienna
11/5/2020 9:06:06 AM
Đức Thánh Cha và các giám mục trên thế giới đã bày tỏ sự đau buồn về các vụ tấn công khủng bố xảy ra tại Vienna vào tối ngày 2/11, làm cho 5 người chết và hơn 20 người bị thương.

Hoa nến tưởng nhớ các nạn nhân trong vụ tấn công ở Vienna (ANSA)
Đức Thánh Cha đã đăng một tweet trên tài khoản Twitter @Pontifex, gửi lời kêu gọi đến 9 triệu người theo dõi: “Tôi bày tỏ sự đau buồn và kinh hoàng trước vụ tấn công khủng bố ở Vienna và tôi cầu nguyện cho các nạn nhân và gia đình của họ. Bạo lực đã đủ rồi! Chúng ta hãy cùng nhau xây dựng hòa bình và tình huynh đệ. Chỉ có tình yêu mới dập tắt được hận thù.”
Điện văn của Đức Hồng y Parolin
Trong một điện tín được ký bởi Đức Hồng y Quốc vụ khanh Tòa Thánh Pietro Parolin, gửi đến Đức Hồng y Christoph Schönborn , tổng giám mục Vienna, Đức Thánh Cha gửi lời chia buồn sâu xa với thân nhân của các nạn nhân và toàn dân Áo và cầu nguyện để những thương tích mau chóng được chữa lành. Đức Hồng y Parolin viết: “Đức Thánh Cha Phanxicô cầu xin Chúa để bạo lực và hận thù được chấm dứt và sự chung sống hòa bình trong xã hội được cổ võ.”
Chia buồn của Hội đồng giám mục Ý
Hội đồng giám mục Ý cũng bày tỏ tình liên đới và gần gũi với các nạn nhân của các vụ tấn công, với gia đình họ, với các mục tử, các tín hữu và nhân dân hai nước Pháp và Đức. Thay mặt cho Đức Hồng y Chủ tịch Gualtiero Bassetti đang được chữa trị đặc biệt trong bệnh viện vì nhiễm Covid-19, Đức cha Mario Meini, Phó Chủ tịch Hội đồng giám mục Ý, nói rằng “Nice, Lyon và Vienna: trong những ngày này, chúng ta lại sống lại bi kịch tàn ác của những kẻ cố gắng làm suy yếu các nền tảng của sự thuộc về và của niềm tin của chúng ta. Một sự trỗi dậy của sự tàn bạo cũng đang lan rộng trong phần còn lại của châu Âu, và chúng ta, với tư cách là một cộng đồng Công giáo, cũng như là các công dân của một nền dân chủ, không thể phớt lờ.” (La Stampa 3/11/2020)
Hồng Thủy (vaticannews.va 04.11.2020)
Hậu quả cuộc bầu cử 2020: Giới truyền thông mất mặt, đảng Dân Chủ thoái trào.
Trần Mạnh Trác 04/Nov/2020

Dù cho ai thắng cuộc vào Toà Bạch Cung, thì hậu quả cuả cuộc Bầu cử toàn bộ 2020 này đã thể hiện trong 2 lãnh vực: một là sự mất lòng tin ở hệ thống truyền thông Mỹ, và hai là sự thoái trào cuả đảng Dân Chủ.
1 Thất bại của giới truyền thông:
Tuy chúng ta chưa biết hết toàn bộ những kẻ chiến thắng trong cuộc bầu cử này (chức Tổng thống, tất cả các ghế dân biểu và 1/3 thượng viện) nhưng kẻ thất bại thê thảm nhất thì đã rõ ràng rồi, đó là giới truyền thông và cách riêng là ngành công nghiệp thăm dò dư luận cử tri.
Nhà thăm dò kỳ cựu của đảng Cộng hòa là Frank Luntz nói với Fox News vào sáng thứ Tư rằng "không thể tha thứ được" khi các cuộc điều tra dư luận lại đánh giá thấp sự ủng hộ của ông Trump.
Tệ hơn nữa là lần này, không chỉ các cuộc thăm dò cấp tiểu bang đã sai mà thôi, mà ngay cả con số trung bình trên toàn quốc cũng sai nốt.
Nhớ lại việc thăm dò dư luận đã bị chỉ trích sau chiến thắng lịch sử năm 2016 của ông Trump.
Nhưng dù sao thì cuộc thăm dò cấp quốc gia vào năm 2016 đó đã thực sự đạt được gần tiêu chuẩn. Nghiã là cuộc khảo sát quốc gia cuối cùng mà RealClearPolitics tổng hợp cho thấy bà Hillary Clinton hơn ông Trump 3,2 điểm, mà quả là như thế, bà ta đã giành được một số phiếu phổ thông toàn quốc lớn hơn ông Trump 2,1 điểm. Bà ta chỉ thua vì phiếu Cử Tri Đoàn.
Lần này thì khác, trước cuộc bầu cử hôm thứ Ba, các cuộc khảo sát quốc gia cho thấy ông Biden sẽ thắng với một số điểm khổng lồ là 7,2 điểm. Nhưng với lần kiểm tra vào sáng thứ Tư ngay sau cuộc bầu cử, thì ông Biden đã kém ông Trump1,6 điểm toàn quốc. Dĩ nhiên cuộc kiểm phiếu còn chưa kết thúc và con số ấy có thể thay đổi, nhưng chắc chắn con số sai lầm lên đến 8.8 % (7.2 + 1.6) thì là quá sức tưởng tượng cho những hãng thăm dò mệnh danh là chuyên nghiệp...
Không những thế, các cuộc khảo sát nhỏ ở cấp địa phương cũng vậy, sự sai lầm là quá lớn và đồng loạt, đáng xấu hổ.
Lấy một thí dụ ở Florida làm điển hình, trung bình các cuộc khảo sát công khai cuối cùng trước cuộc bầu cử do RealClearPolitics tổng hợp cho thấy cựu phó tổng thống Biden có lợi thế 9 điểm. Nhưng kết quả chính thức cho thấy ông Trump chiến thắng với lợi thế 3.4. Các cuộc khảo sát đã sai với một con số khổng lồ là 12.4% (9+3.4), một con số không thể nào tha thứ được.
Vậy tại sao các cuộc thăm dò dư luận lại một lần nữa đánh giá thấp sự ủng hộ của Trump?
“Những người thăm dò ý kiến, và sự dàn xếp các câu hỏi, ngụ ý rằng những ai ủng hộ ông Trump là thấp kém. Cho nên những người cuả ông Trump cảm thấy như là một vinh dự khi từ chối hợp tác hoặc “chọc gậy bánh xe” các cuộc phỏng vấn. Do đó, việc đo lường mức độ ủng hộ dành cho ông Trump là một việc khó khăn ”, theo ông Luntz. "Nhưng để cho sai lầm tới hai lần liên tiếp với mức độ quá lớn thì không thể tha thứ."
2 Thời điểm khởi đầu suy thoái cuả đảng Dân chủ
Đêm thứ Ba vừa qua là một lời cảnh tỉnh lớn đối với các đảng viên Dân chủ trong quốc hội và có thể mở màn cho một cuộc chiến đẫm máu trong nội bộ đảng.
Theo ông Matt Gorman thì cho dù người làm chủ toà Bạch Cung là ông Trump hay ông Biden, các đảng viên đảng Dân chủ vẫn sẽ phải đối mặt với một tính toán không giống bất kỳ điều gì họ đã có trong một thế hệ
Với một ngân phiếu chi tiêu nửa tỷ đô la cho những ngày cuối cùng cuả cuộc vận động tranh cử, các đảng viên Dân chủ đã vênh váo huýt sáo khi nghĩ rằng họ sẽ giành lại Thượng viện và tăng thêm đa số ở Hạ viện. Họ tiên đoán sẽ là một “cơn sóng thần màu xanh” tràn ngập khắp nơi đất nước để xây dựng lên một thời đại huy hoàng cấp tiến mới.
Nhưng hôm nay ở khắp khuông viên cuả điện Capitol, cuộc nói chuyện đang trở nên gay gắt về việc như thế nào mà việc giành các ghế dân cử đã bị chùn lại trước những thành công cuả đảng Cộng hòa, đã không lật đổ các ghế Thượng viện và lại mất đi những ghế Hạ viện vốn là cuả Dân Chủ, từ các bang California cho đến Florida, có lẽ sẽ còn hơn thế nữa.
Trên thượng viện, chiến lược của Dân chủ được xây dựng từ một sự tự tin tối cao đến nỗi họ cho rằng chẳng cần phải làm gì cả, trừ việc “chạy cho hết giờ” để có một chiến thắng dễ dàng.
Đối lại, các đảng viên Cộng hòa như Thượng nghị sĩ Susan Collins ở Maine, Thượng nghị sĩ Steve Daines ở Montana, và Thượng nghị sĩ Thom Tillis ở Bắc Carolina đã làm việc không ngừng. Và trong khi các phương tiện truyền thông cấp tiến cho rằng họ không còn lối sống, thì mỗi người trong số họ đã giành được chiến thắng và nhờ đó, đã duy trì được đa số Thượng viện của Đảng Cộng hòa.
Cũng thế tại điện Capitol, cái lo lắng hàng đầu cuả Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã là xắp xếp chức vụ cho các đảng viên Dân chủ mới mà bà mong đợi sẽ chào đón. Nhưng đêm thứ ba lại là một một đêm đầy ác mộng cuả bà ta.
Đảng Cộng hòa đã mạnh mẽ - nhiều người trong số họ là phụ nữ - đã hạ ván các đối thủ Dân chủ, lật được ít nhất là 6 ghế, và có thể nhiều hơn nữa. Một ngạc nhiên thú vị là nữ dân biểu Dân chủ phụ trách việc chia các ghế Hạ viện, bà Cheri Bustos, D-Ill., đang vất vả lo lắng không biết có thể giữ được ghế của riêng mình hay không vào sáng thứ Tư.
Tương lai chính trị cuả đảng Dân chủ
Việc không giành được đa số Thượng viện sẽ là một trở ngại lớn cho ông Biden nếu ông ta thắng. Những lời hứa về cấp quĩ cho phá thai, tăng thẩm phán ở toà án tối cao, bổ nhiệm quan toà và quan chức cấp tiến vv.. sẽ thất bại, tạo ra một chính quyền què quặt.
Nhưng câu hỏi quan trọng hơn sẽ là việc gì sẽ xảy ra cho đảng Dân chủ khi họ thất bại không giành được đa số ở Thượng viện và mất đi nhiều ghế ở Hạ viện?
Chúng ta đã có một kinh nghiệm với đảng Cộng hòa vào những năm 2010 khi họ cũng gặp một hoàn cảnh như thế này, là một cánh gọi là Freedom Caucus đã được hình thành và liên tục tranh chấp với cánh đa số của Cộng hoà. Do đó các nhà lãnh đạo đảng không còn rảnh tay để lo việc quốc sự mà luôn luôn phải bận tâm để cân bằng cả hai cánh trong một cuộc nội chiến trong đảng.
Như vậy, với những thất bại hôm nay, người ta có thể sẽ thấy Thượng nghị sĩ Bernie Sanders, I-Vt., Và thành viên “biệt đội” là dân biểu Alexandria Ocasio-Cortez, DN.Y. (AOC), gây áp lực lên các ông Schumer (lãnh tụ thiểu số thượng viện) và bà Pelosi để đưa đảng Dân chủ ngã xa hơn về ‘cánh tả’.
Và một điểm cá nhân cần chú ý (mà không còn là một bí ẩn gì cả) đó là việc AOC đang để mắt vào cái ghế cuả chính ông Schumer vào năm 2022 tới đây. Sự tồn tại chính trị và là ưu tiên số 1 của ông Schumer là phải loại cho bằng được ‘nữ quái’ này.
Đảng Dân chủ sắp có cơ hội tìm hiểu cái cảm giác ‘nội chiến’ này.
Tổng thống Trump tuyên bố chiến thắng và cảnh báo trò gian lận
Đặng Tự Do 04/Nov/2020
http://vietcatholic.net/News/Html/262034.htm
Lúc 2 giờ sáng theo giờ địa phương Washington DC, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bước những bước nhanh nhẹn lên khán đài để tuyên bố rằng ông đã thắng cuộc bầu cử và tuyên bố rằng việc bỏ phiếu phải dừng lại ngay lập tức, không được thêm bất cứ phiếu bầu nào vì tất cả các tiểu bang trên toàn nước Mỹ đã hết giờ bỏ phiếu.
Vào khoảng gần 1 giờ sáng, cuộc kiểm phiếu đã đột nhiên ngưng lại với kết quả là ông Joe Biden được 238 phiếu đại cử tri và Tổng thống Trump được 213 phiếu đại cử tri. Tuy nhiên, nếu đếm tiếp tục thì tổng thống sẽ nhanh chóng qua mặt ông Joe Biden vì đảng Dân Chủ chỉ có thể thắng thêm ở một vài tiểu bang không đáng kể, cùng lắm là giành được thêm 12 phiếu đại cử tri nữa. Trong khi tổng thống đang trên đà chiến thắng một cách chắc chắn tại Georgia, Wiscosin, Michigan, North Carolina, Pennsylvia và Alaska. Tổng cộng các tiểu bang này sẽ đem lại cho tổng thống Trump 77 phiếu đại cử tri. Như thế, nếu cứ tiếp tục đếm, tổng thống sẽ dành được ít nhất 290 phiếu đại cử tri trong khi chỉ cần 270 phiếu là thắng cử.
Trong tuyên bố với các tham dự viên trong cuộc họp báo, tổng thống cảnh báo rằng ông sẽ yêu cầu Tối Cao Pháp Viện can thiệp.
Ông nói:
“Không nghi ngờ gì đây là cuộc họp báo trễ nhất mà tôi từng có trong đời.
Tôi muốn cảm ơn người dân Mỹ vì sự ủng hộ to lớn của họ. Hàng triệu triệu người đã bỏ phiếu cho chúng ta ngày hôm nay. Nhưng rất đáng buồn, có một nhóm người đang cố gắng tước quyền của những người ủng hộ chúng ta và chúng ta sẽ không để yên cho điều đó xảy ra”
Tổng thống Trump lưu ý những người ủng hộ rằng ông đang trên đà giành chiến thắng thì việc kiểm phiếu bị dừng lại một cách “đột ngột”.
“Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng cho một buổi tiệc lớn. Chúng ta đang chiến thắng mọi thứ và đột nhiên tất cả dừng lại. Tất cả chúng tôi đều chuẩn bị ra ngoài và ăn mừng một điều gì đó thật đẹp, thật tốt, thật thành công”.
“Đây là một kỷ lục. Chưa bao giờ có bất cứ điều gì giống như thế. Chúng ta đã thắng những tiểu bang mà chúng ta không mong đợi sẽ thắng. Florida - chúng ta đã thắng rất cao. Chúng ta đã giành được chiến thắng tuyệt vời tại tiểu bang Ohio. Chúng ta đã thắng ở Texas, hơn đối phương cả 700,000 phiếu bầu”.
“Rõ ràng là chúng ta đã thắng ở Georgia. Chúng ta đã hơn 117,000 phiếu bầu và chỉ còn 7% phiếu bầu nữa chưa đếm xong. Họ không thể bắt kịp chúng ta. Tương tự như vậy, rõ ràng chúng ta đã thắng ở North Carolina.”
“Chúng ta đang chiến thắng ở Pennsylvania với số lượng phiếu bầu rất lớn. Chúng ta hơn đối phương đến 690,000 phiếu bầu ở Pennsylvania. Họ thua rất xa chúng ta”.
“Đây là một sự xấu hổ đối với đất nước của chúng ta,” Tổng thống nói, trước khi tuyên bố chiến thắng ngay lập tức.
“Chúng ta đã sẵn sàng để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử này. Thành thật mà nói, chúng ta đã thắng cuộc bầu cử này”.
“Vì vậy, mục tiêu của chúng tôi bây giờ là bảo đảm sự toàn vẹn cho lợi ích của quốc gia này, đây là một thời điểm rất lớn, đây là một gian lận rất lớn đối với quốc gia của chúng ta. Chúng tôi muốn luật pháp được sử dụng một cách hợp lý.”
“Vì vậy, chúng tôi sẽ đến Tòa án Tối cao Hoa Kỳ. Chúng tôi muốn tất cả việc bỏ phiếu phải dừng lại. Chúng tôi không muốn họ tìm thấy bất kỳ lá phiếu nào vào lúc 4 giờ sáng và thêm chúng vào danh sách, OK?”
“ Đó là một khoảnh khắc rất buồn - đó là một khoảnh khắc rất buồn. Với tôi đây là một khoảnh khắc rất buồn. Và chúng ta sẽ giành chiến thắng. Theo như tôi biết, chúng ta đã giành được nó, vì vậy tôi chỉ muốn cảm ơn sự ủng hộ của các bạn.”
Khi truyền thông bán linh hồn cho quỷ
11/3/2020 8:28:52 PM
Vài ngày gần đây, cả thế giới và nhất là giới Công Giáo rúng động với những nguồn tin loan đi về việc Đức Thánh Cha Phanxicô như là thỏa hiệp, như là đồng tình với chuyện hôn nhân đồng tính. Chuyện động trời như thế này cần và cần lắm sự điềm tĩnh để xem, suy nghĩ và nhận xét. Kèm theo tất cả những việc đó là sự cầu nguyện. Đơn giản vì sự cầu nguyện sẽ xua tan bóng đêm và đẩy lùi sự dữ.

Từ những nguồn tin không chính thống, vì một lý do nào đó dù không nói ra nhưng điều rõ nét nhất là dụng ý của họ câu live, câu view cũng như lôi kéo dư luận. Tiếc thay không ít người đã bị truyền thông bẩn, truyền thông xảo trá dắt mũi.
Quanh ta vẫn có những kênh truyền thông bán hồn cho quỷ, có những kênh truyền thông chuyên dẫn lối dư luận, Và vì thế, ta hết sức cẩn trọng để không bị lôi cuốn các lãng xẹt và nhảm nhí.
Trao đổi với một người bạn thân, bạn ấy cũng mù mờ về tin tức. Điều mà bạn bức xúc nhưng không thể nào nói được đó là việc một số người thân trong gia đình ở Mỹ đã không đi Lễ nữa. Đơn giản rằng họ cho rằng một Đức Thánh Cha như thế (thỏa hiệp với đồng tính) thì còn gì là Giáo Hội nữa. Và, biết bao nhiêu điều suy diễn khác kèm theo nguồn tin về Đức Thánh Cha thỏa hiệp với đồng tính được loan ra.
Vừa mới đây, Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh minh xác: Đức Thánh cha Phanxicô không hề thay đổi đạo lý của Giáo hội về hôn nhân.
Qua tin tức chính thống, ta biết được rằng hãng tin Công giáo CNA (và Aciprensa.com) truyền đi ngày 1/11/2020 vừa qua, cho biết Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh đã yêu cầu các vị Sứ thần Tòa Thánh chia sẻ với các giám mục một số minh xác về những lời tuyên bố gần đây của Đức Giáo hoàng Phanxicô trong một phim tài liệu tựa đề “Phanxicô”. Bộ phim tài liệu tựa đề "Phanxicô" của nhà đạo diễn người Mỹ gốc Nga về những người đồng tính luyến ái.
Điều quan trọng nhất là các tuyên bố này của Đức Thánh cha không liên hệ tới đạo lý Công giáo về hôn nhân giữa một người nam và một người nữ nhưng về luật pháp dân sự. Dường như họ cắt ghép những phát biểu hiểu theo kiểu Đức Thánh Cha đồng tình với việc hôn nhân đồng tính.
Trên trang facebook của Đức Tổng giám mục Franco Coppolo, Sứ thần Tòa Thánh tại Mêhicô, Ngàiđã chia sẻ vấn đề này rất rõ ràng. Kèm theo đó, trong cuộc phỏng vấn hồi tháng Năm năm ngoái, dành cho một nữ ký giả Mêhicô, Đức Thánh cha khẳng định rằng trong một gia đình, nếu có người con có xu hướng đồng tính luyến ái thì không thể vì đó mà xua đuổi con cái ra ngoài, những người con ấy có quyền được sống trong gia đình.
Nhớ lại rằng trong quá khứ, khi Đức Thánh Cha Phanxicô còn là Hồng y Bergoglio, Tổng giám mục giáo phận Buenos Aires. Khi đó chính quyền Argentina bấy giờ muốn làm luật công nhận hôn nhân đồng phái. Đức Hồng y Bergoglio nói rằng “hôn nhân đồng phái” là điều không thích hợp, nhưng ngài nhìn nhận những cặp đồng phái có quyền được luật pháp bảo vệ, ví dụ về vấn đề kinh tế, bảo hiểm sức khỏe hoặc thừa kế, v.v. Đức Hồng y luôn tránh gọi đó là “hôn nhân”. Đức Hồng y Bergoglio cũng đề nghị trong một khóa họp toàn thể của Hội đồng Giám mục Argentina bỏ phiếu ủng hộ việc nhà nước ban hành luật pháp dân sự bảo vệ những cặp đồng tính luyến ái, như một giải pháp khác với “sự bình đẳng hôn nhân”. Tiếc thay, Hội đồng Giám mục Argentina đã bỏ phiếu chống lại đề nghị này của Đức Hồng y Tổng giám mục Buenos Aires.
Thế đó, qua tất cả những sự kiện trong Xã Hội và ngay trong Giáo Hội, luôn luôn có những phái với những lập trường khác nhau. Và như vậy, mỗi người, đặc biệt Kitô hữu chúng ta hơn ai hết phải biện phân lập trường nào đúng, lập trường nào sai với giáo lý - đức tin - tín lý của Giáo Hội. Chính vì thế, cần và cần lắm ơn của Chúa Thánh Thần.
Có lẽ ngày hôm nay người ta tự cao tự đại cũng như loại Chua Thánh Thần ra khỏi cuộc đời để rồi họ không còn đủ ơn khôn ngoan để phán đoán, nhìn nhận những biến cố xảy ra trong cuộc đời. Khi người ta không còn nhạy cảm với Thánh Linh thì chắc chắn người ta dễ chạy theo xu thế của thời đại và của thế gian cũng như đánh mất niềm tin vào Thiên Chúa.
Qua sự kiện rúng động những ngày qua, ta cần nhìn lại đời mình, ta cần nhìn lại đức tin của mình và cũng cần lắm để nhìn lại sự phán đoán sai lầm của mình. Khởi đi từ sự phán đoán sai về người khác sẽ dẫn đến những thái độ và hành động sai trong cuộc đời của ta.
Xin Chúa thêm ơn cho mỗi người chúng ta để ngày mỗi ngày trong cuộc sống, ta biết mở con mắt tâm hồn của chúng ta để nhìn thấy Chúa trong anh chị em chúng ta. Hơn thế nữa, ta xin Chúa mở cho ta con mắt đức tin để mãi mãi ta đi theo và tin vào Giêsu - Đấng Cứu Độ duy nhất của đời ta. Xin cho đừng để học thuyết xa lạ nào mê hoặc hay dẫn lối đời ta.
Người Giồng Trôm
Bầu cử Mỹ: Phản ứng quốc tế về kết quả kiểm phiếu
4 tháng 11 2020

Cả thế giới đang trông đợi kết quả xem ai sẽ là người dẫn dắt nước Mỹ trong bốn năm tới.
Trên thực tế, quyết định của nhân dân Mỹ trong các kỳ bầu cử được tổ chức bốn năm một lần này có thể làm thay đổi chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ và cách tiếp cận của Washington tới các đồng minh cũng như kẻ thù.
Do vậy, không ngạc nhiên gì khi các nước trên thế giới theo dõi sát sao kết quả cuộc đua vào Nhà Trắng.
BBC Monitoring tổng hợp một số phản ứng trên truyền thông quốc tế cho đến nay.
Trung Quốc
Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai nước vốn là đối thủ từ lâu nay và là hai cường quốc kinh tế thế giới, đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ nhiều thập niên qua.
Cả hai ứng viên tranh cử lần này đều cam kết sẽ cứng rắn trong quan hệ với Bắc Kinh.
Do vậy, có lẽ không ngạc nhiên gì khi truyền thông nhà nước Trung Quốc gọi đây là một "kỳ bầu cử chia rẽ, căng thẳng và hỗn loạn", sự kiện "bị làm hoen ố bởi tình trạng bạo loạn, mờ ám và thứ chính trị kim tiền".
"Nhiều kênh truyền thông và người dân lo lắng rằng nếu kỳ bầu cử này bị khiếu nại, nó sẽ tạo nên những hỗn loạn, thậm chí bất ổn xã hội," Tân Hoa Xã tường thuật hôm thứ Ba.
"Tình trạng căng thẳng và hỗn loạn dần hiện lên quanh ngày bầu cử Hoa Kỳ" là nội dung dòng tin chính chạy trên trang nhất của tờ Hoàn Cầu Thời Báo.
Trong lúc đó, kênh truyền hình quốc gia CCTV phát phóng sự tập trung vào những nỗi lo sợ về tình trạng bạo lực hậu bầu cử giữa lúc số người nhiễm bệnh và tử vong do Covid-19 tăng cao kỷ lục. "Có những quan ngại sâu sắc về tình trạng bạo loạn xã hội đang diễn ra," phóng sự này nói.
Việt Nam
Báo Nikkei Asian Review của Nhật Bản trích dẫn cuộc điều tra dư luận mạng của hai tờ báo ở Việt Nam gần đây, viết:

Sinh viên ngành Quan hệ Quốc tế, ĐH KHXH-NV theo dõi 'live' bầu cử Mỹ ở Trung tâm Văn hóa Mỹ, TPHCM ngày 04/11
"Với hơn 49.000 bạn đọc tham gia điều tra online của VnExpress hôm 18/09, thì ông Trump được 79% ủng hộ, còn ông Biden chỉ được 21%.
"Báo Tuổi Trẻ cho hay ông Trump dẫn trước ông Biden với 78% trên điều tra mạng của họ..."
Tờ báo Nhật nhận định "thái độ cứng rắn của ông Trump với Trung Quốc thu hút nhiều người Việt Nam quan tâm đến bầu cử Mỹ, và họ ủng hộ ông."
Mỹ Latin
Truyền thông Mỹ Latin đặc biệt chú ý tới sự thành công của ông Donald Trump tại tiểu bang Florida, được củng cố nhờ có sự ủng hộ của các nhóm cử tri nói tiếng Tây Ban Nha.
Ông Donald Trump giành được sự ủng hộ từ các cử tri gốc Mỹ Latin ở bang Florida
"Chiến thắng của ông Trump tại Florida chôn vùi viễn cảnh thắng lợi của phe Dân chủ," nhật báo Folha de Sao Paulo của Brazil chạy dòng tít chính. "Lá phiếu của người gốc Venezuela, Cuba và những người theo phái Phúc Âm đã củng cố vị thế của đương kim Tổng thống," báo này viết trong bài.
Các nhà bình luận trong khu vực nhắc nhiều tới chiến thắng của ông Trump tại Florida. Các báo nói điều này cho thấy chiến lược của Tổng thống thuộc phe Cộng hòa, theo đó gán đường hướng của đối thủ Joe Biden thuộc phe Dân chủ với chủ nghĩa xã hội, đã gây được tiếng vang trong cộng đồng các cử tri gốc Cuba và Venezuela lưu vong.
"Ông Trump đã giành được một nhóm cử tri quan trọng nữa ở Florida: những người Mỹ gốc Cuba và các nhóm sắc tộc khác nói tiếng Tây Ban Nha được thuyết phục rằng chỉ có ông tổng thống mới giúp đảm bảo để họ không rơi vào tay một chính phủ xã hội chủ nghĩa," nhật báo El Espectador của Colombia nói.
Châu Âu
Tại Nga, kênh truyền hình thời sự của nhà nước Rossiya 24 đã đưa tin kiểu "chúng ta đang tiếp tục theo dõi một sự điên loạn," theo như lời một trong các người dẫn chương trình của kênh này.
Đáng lưu ý là cơ quan tình báo Hoa Kỳ tin rằng Nga đã tìm cách làm thay đổi kết quả bầu cử năm 2016 theo hướng có lợi cho ông Trump, một cáo buộc mà Moscow liên tục bác bỏ.
Hai người đọc bản tin thời sự trên kênh Rossiya 24 trong lần tranh cử này nói đùa về các cáo buộc sắp tới có thể có, trong chuyện thiên vị tổng thống đương nhiệm.
"Một số đồng chí... sẽ lắng nghe những gì chúng ta nói vào lúc này và sẽ kết luận rằng chúng ta nói ông Trump là người chiến thắng," một người dẫn chương trình nói, rồi người kia đáp lời: " Đó là vấn đề toán học thuần túy, không có gì khác."
Tại những nơi khác ở châu Âu, nhiều tờ báo đã chạy dòng tin chính về cuộc rượt đuổi sát sao và sự chưa rõ ràng quanh kết quả bầu cử.
"Ngày càng có nhiều các nhà quan sát, những người trước đây cho rằng ông Joe Biden rõ ràng sẽ giành chiến thắng, nay đang đặt câu hỏi là liệu ông Trump có thể về đích được không?" tờ báo lá cải Bild của Đức viết.
"Chiến trường so kè sát sao hơn nhiều so với trông đợi: không có làn sóng dân chủ," hãng tin Pháp Inter tường thuật. "Ông Donald Trump đã giành chiến thắng ở hầu như mọi tiểu bang nơi ông được cho là sẽ thắng," báo này viết thêm.
Trong lúc đó, tờ Il Giornale của Italy cảnh báo về nguy cơ có thể có bạo loạn dân sự.
Trung Đông
Báo chí nơi này đưa tin về sự chưa rõ ràng về kết quả, với kênh truyền hình Al Arabiya do Ả-rập Saudi tài trợ lặp đi lặp lại rằng có thể sẽ cần nhiều ngày nữa mới biết kết quả cuối cùng.
Tờ báo của Ai Cập trong lúc đó lại nhắc tới điều mà họ miêu tả là "tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu cao kỷ lục trong lịch sử".
Với việc kết quả kiểm phiếu dần đang được công bố, kênh truyền hình Press TV của nhà nước Iran chuyên phát ra quốc tế đã bỏ bản tin thời sự thường lệ để chạy chương trình tường thuật đặc biệt về kỳ bầu cử Hoa Kỳ.
"Mối đe dọa có nội chiến" là điểm thường xuyên được lặp lại, với một người dẫn chương trình của kênh này nói rằng, đối với những nhà quan sát từ bên ngoài thì kỳ bầu cử Mỹ "trông rất đáng sợ".
Kênh thời sự quốc gia Iran IRINN cũng nói rằng kỳ bầu cử đã được tổ chức "dưới sự bao trùm của bóng đen về nỗi sợ bất ổn".
Nguon BBC News
Ai đang “ngồi trên luật pháp” nước Mỹ?
November 2, 2020 Ký Thiệt
Trong suốt gần bốn năm qua, từ ngày được dân Mỹ bầu làm tổng thống, ông Donald Trump đã bị các dân biểu, nghị sĩ đảng Dân Chủ và cả làng báo được gọi là “chính dòng” của nước Mỹ vĩ đại cáo buộc đủ thứ tội, nhân danh hiến pháp, luật pháp, công lý, và nói rằng không ai có quyền ngồi trên luật pháp.
Với nhân danh cao đẹp ấy, ông Trump đã bị buộc tội “thông đồng với Nga” để giúp ông đắc cử tổng thống năm 2016. Ông và các cộng sự thân tín đã bị điều tra trong suốt gần hai năm (17.5.2017 – 22.3.2019).
Cuộc điều tra đã diễn ra rất rình rang do Tham vấn đặc biệt Robert Mueller đứng đầu, với sự phụ tá của 19 luật sư tiền lương gần một ngàn đô-la một giờ và 40 thám tử FBI, đã xuất hơn 2,800 trát đòi trình diện, 500 án lệnh khám xét nhà, nghe lén điện thoại riêng tư 50 lần, thực hiện 500 cuộc thẩm vấn, và tiêu hết hơn 30 triệu đô-la tiền dân đóng thuế. Dĩ nhiên là cuộc điều tra ấy đã được truyền thông báo chí đánh thổi kèn cổ võ thật rầm rộ, nồng nhiệt.
Kết quả: không tìm thấy bằng chứng nào về chuyện “thông đồng với Nga”!
Hillary Clinton: Zuckerberg should pay price for damage to democracy | Technology | The Guardian
Ngược lại, có bằng chứng cho thấy ban vận động tranh cử của bà Hillary Clinton năm 2016 và đảng Dân Chủ đã trả tiền thuê Công ty điều tra đối lập Fusion GPS để tạo ra một hồ sơ sai sự thật do Chritopher Steele, một cựu điệp viên Anh, viết ra đã được dùng làm nền tảng cho cuộc điều tra của Mueller. Đồng thời, Bộ trưởng Tư pháp William Barr nhận thấy có một số viên chức dưới thời Obama lưu nhiệm đã cấu kết với nhau, tạo thành một “quyền lực ngầm (Deep State) nhằm mục đích phá hoại chính quyền của TT Trump. Vì vậy, John Durham, một chưởng lý Hoa Kỳ, đã được ông Barr đặc cử với quyền hành rộng rãi để mở cuộc điều tra về toàn bộ nguồn gốc đã đưa tới cuộc điều tra do ông Mueller đảm trách mà tới nay, sau hơn một năm, vẫn chưa kết thúc, và một bản phúc trình sẽ không được đưa ra trước ngày bầu cử như mong đợi của ông Trump và đảng Cộng Hòa, mặc dù có vài cáo trạng đã được công bố.
Theo tin trên Nhật báo The Washington Times ra ngày 23 tháng 10 thì các tay chân của bà Hillary Clinton đang tiếp tục gây áp lực, thúc đẩy, kéo dài vụ này tới sau ngày bầu cử,
Nhiều người lo ngại nếu để đến sau ngày bầu cử, và nếu ông Biden đắc cử, vụ án mà ông Trump gọi là “tội ác chính trị lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ” này sẽ bị ngâm tôm và âm thầm thủ tiêu, hoàn toàn bị bôi xóa trong sử sách.
“Tội ác chính trì” ấy đã làm ông Trump và vài người cộng sự của ông điêu đứng, hay bị tù oan, tổn thương danh dự, tán gia bại sản, đang mong đợi được nhìn thấy công lý.
Riêng ông Trump, vừa thoát khỏi vụ “thông đồng với Nga” ngụy tạo thì lại bị các dân biểu đảng Dân Chủ tại Hạ viện đàn hặc, truất phế hụt về tội lạm quyền và cản trở công lý dựa trên lời tố giác vu vơ của một “người thổi còi báo động” vô danh trong bóng tối.
Nay, nhiệm kỳ bốn năm sắp hết, ông Trump chưa… chán nghề làm tổng thống không lương vẫn bị nhiều người ghét và lại ra tái ứng cử nhiệm kỳ hai trong một cuộc bầu cử mà lắm kẻ cho là có nhiều chuyện kỳ lạ nhất trong lịch sử nước Mỹ, trong đó kỳ lạ hơn cả có lẽ là chuyện mấy cái laptop “vô thừa nhận” của Hunter Biden, người con trai của cựu Phó Tổng thống Joe Biden và là đối thủ của ông Trump trong cuộc bầu cử quan trọng năm nay.
Mấy cái laptop do Hunter đem tới bỏ tại một tiệm sửa computer ở Delaware đã hơn một năm qua nhưng không bao giờ trở lại và ngày 14 tháng 10 vừa qua đã được tờ New York Post đăng tải một số dữ liệu lấy ra từ mấy chục ngàn email lưu trữ trong bộ cứng của mấy cái laptọp, đưa ra ánh sáng những bí mật động trời của cha con ông cựu phó tổng thống Mỹ mà bây giờ gần như cả thế giới đều hay biết và rất tai hại cho cuộc tranh cử của ông Joe Biden. Nhưng, cho đến nay, ông Biden chưa trực tiếp bác bỏ hay nhìn nhận nội dung những cái email được cho biết lấy từ laptop của con ông. Hunter cũng biến mất, không xuất hiện, không lên tiếng, và cũng không ai biết anh ta đang ở đâu. Chỉ có các dân biểu đảng Dân Chủ đã mau chóng lên tiếng, với sự phụ họa của truyền thông báo chí “dòng chính”, buộc tội tình báo… Nga là thủ phạm của vụ này mà không đưa ra được bằng chứng nào.

Tối thứ tư, 21 tháng 10, Giám đốc Tình báo Quốc gia John Ratcliff họp báo cùng vói Giám đốc FBI Christopher Wray tiết lộ có bằng cớ cho thấy gián điệp Nga và Iran đã thu thập những tin tức liên quan tới cử tri và cuộc bầu cử để rồi gieo rắc hoang mang, bất ổn tại nước Mỹ trong một nỗ lực gây thiệt hại cho cuộc tranh cử của TT Donald Trump. Ông ta nhấn mạnh Nga đã thủ đắc những tin tức của cử tri Mỹ giống như Điện Kremlin đã làm khi họ can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016. Ông ta không nói người Nga là tác giả đã tạo ra vụ mấy cái laptop của Hunter Biden trong nỗ lực gây ra một vụ “ngạc nhiên tháng mười” tai hại cho ứng cử viên tống thống Joe Biden như các ông bà dân biểu đảng Dân Chủ và truyền thông “dòng chính” Mỹ đã la sảng để đỡ đòn cho ông Biden và gián tiếp đổ tội cho ông Trump như họ đã làm trong quá khứ.
Nhân nói đến “chuyện ngạc nhiên tháng mười”, cũng trên trang nhất tờ Washington Times số ra ngày 22 tháng 10 có bài mang tựa đề “NO OCTOBER SURPRISE” và nói rằng tất cả những vụ có khả năng nổ lớn như một quả bom đều đã trở thành những viên đạn thối trong cuộc bầu cử năm nay. Tác giả bài báo này đã kể ra vài vụ để dẫn chứng như cuốn sách của Bob Woodward “tiết lộ” chuyện ông Trump đã nói những lòi miệt thị thương phế binh, như chuyện tờ New York Times “tố giác” tỉ phú Donald Trump đóng thuế lợi tức có vài trăm đô, và bây giờ tới chuyện mấy cái laptop bỏ quên của Hunter Biden.
Đặc biệt là trong bài báo dài, tác giả Valerie Richardson đã nhắc tới nguồn gốc câu “October Surprise” có liên quan tới Chiến tranh Việt Nam mà ông William Casey, phụ tá của ông Nixon lúc đó, là người đã nói câu ấy đầu tiên vào năm 1968 để diễn tả nỗ lực của Tổng thống Johnson khi ấy để đạt được một thỏa hiệp hòa bình với Bắc Việt trước ngày bầu cử hầu có thể giúp ông Hubert Humphrey đắc cử tổng thống. Ông Humphrey là ứng cử viện của đảng Dân Chủ sau khi Tổng thống Johnson rút lui không ra tái ứng cử nhiệm kỳ hai vì hậu quả của vụ Tết Mậu Thân. Nhưng, nỗ lực tìm kiếm hòa bình của TT Johnson đã không thành công và ông Nixon đã trở thành tổng thống Hoa Kỳ để rồi bốn năm sau phải từ chức ra đi vì vụ Watergate.
Sau đó, vào năm 2002 bỉnh bút William Safire của tờ New York Times đã viết thêm về vụ này như sau: “Khi ấy Casey đã lo sợ Tổng thống Johnson sắp rời nhiệm sở sẽ thúc đẩy mạnh sáng kiến hòa bình ở Viết Nam sẽ giúp cho Humphrey, phó tổng thống của ông ta, vượt qua ông Nixon. Trong chỗ riêng tư ông Casey đã gọi việc ấy là ‘October Surprise’.”
Từ đó, “October Surprise” được dùng để chỉ việc các ứng cử viên tổng thống cố tìm một vụ tai tiếng của đối thủ để cho nổ gần ngày bầu cử và kéo dài sự tranh cãi càng lâu càng có lợi, nhưng ít người biết nguồn gốc từ ngữ ấy.
Tuy nhiên, vụ những cái email tai hại trong laptop của Hunter Biden có vẻ sẽ không trở thành một quả bom thối như tiên đoán của tờ Washington Times.
Bằng cớ là tờ báo phát hành buổi sáng ngày 22 tháng 10 thì tối hôm đó, chỉ 90 phút trước giờ bắt đầu cuộc tranh luận cuối cùng giữa hai ứng cử viên tổng thống tại Nashville, Tennessee, thì tại Memphis, không xa Nashville, Tony Bobulinsky, một cựu đồng sự làm ăn với Hunter Biden, đã xuất hiện trước ống kính truyền hình báo chí và buộc tội ông Joe Biden đã nói dối về mối liên hệ của ông ta với việc làm ăn của gia đình ông ở ngoại quốc. Bobulinski nói rõ:
– Tôi đã nghe Joe Biden nói rằng ông ta không bao giờ bàn bạc chuyện làm ăn với Hunter. Nói như thế là sai. Tôi biết rõ chuyện này bởi vì tôi đã thương lượng một cách trực tiếp với gia đình nhà Biden, kể cả Joe Biden.
Là một cựu sĩ quan Hải quân, Bobulinski gạt bỏ những cáo buộc anh ta thuộc thành phần của một âm mưu tung tin thất thiệt trong chiến dịch lăng mạ Joe Biden: “Tôi không mong muốn chôn vùi ai. Tôi chưa bao giờ dính dáng tới chính trị. Chỉ đóng góp vài lần cho những ứng cử viên đảng Dân Chủ. Nhưng tôi là một người yêu nước, và một cựu quân nhân, tôi muốn bảo vệ thanh danh của gia đình và uy tín trong việc làm ăn. Tôi cần đoan chắc rằng sự trung thực phải được mọi người hay biết.”
Bobulinski đã cáo buộc cựu Phó Tổng thống Joe Biden đã trực tiếp can dự vào một âm mưu để kiếm hàng triệu đô-la, và xác nhận ông ta chính là “the big guy” (đại ca) nói trong email ngày 13.5. 2017.
Bobulinski cũng giơ cao ba cuốn băng ghi âm điện thoại từ năm 2015 tới 2018 như là bằng chứng và nói sẽ có cuộc họp với Thượng viện và FBI và sẽ giao nạp các tài liệu điện tử.
Trong cuộc tranh luận tối 22 tháng 10 vừa qua, ông Biden đã không bác bỏ những tố giác của Bobulinski và đã tránh né không nhắc tới chuyện mấy cái laptop của ông con Hunter khi ông Trump gợi ra.
Sau đó, trong những lần đi vận động tranh cử ông Trump đều nói tới chuyện mấy cái laptop của Hunter Biden, mỗi ngày một mạnh hơn, như:
– Người dân Mỹ xứng đáng được nghe Joe Biden trả lời về những cái email trong laptop của Hunter Biden.
– Mực trên những cái “deal” có thể chưa kịp khô khi chúng ta bị cái nạn dịch corona!
Tin giờ chót cho biết những cái “deal” giữa cha con ông Biden và các tỉ phú Trung cộng không chỉ liên quan tới các dịch vụ bình thường nhưng còn liên hệ tới sự chuyển giao kỹ thuật quan trọng.
Vụ mấy cái laptop bỏ quên của Hunter Biden có vẻ đang ngày một nổ lớn, dù đảng Dân Chủ và truyền thông báo chí “dòng chính” vẫn tiếp tục nhai đi nhai lại cái luận điệu cũ: đây là một chiến dịch lăng mạ do bọn Nga dàn dựng.
Ông Joe Biden có vẻ cũng tin tưởng ở chiến thuật này nên vẫn tỉnh bơ. Mặc ai nói ngả nói nghiêng, ta đây vẫn vững như kiềng ba chân.
Không những chỉ tỉnh bơ trước tình thế mỗi ngày một trầm trọng hơn, ông Biden còn tỏ ra tự tin sẽ trở thành tổng thống vào ngày 3 tháng 11 sắp tới. Vì vậy, trước đây có một câu hỏi mỗi khi được đặt ra, ông Biden luôn luôn tránh né, không trả lời, hay trả lời quanh co, vòng vo tam quốc cho qua chuyện.
Đó là câu hỏi: “Ông có ‘lên khung’ Tối Cao Pháp Viện không?”

Sở dĩ phóng viên báo chí hay hỏi ông Biden câu này vì sau khi “quan tòa” TCPV Ginsburg qua đời, TT Trump tiến cử Thẩm phán Amy Coney Barrett thay thế. Đảng Dân Chủ chống đối nhưng không ngăn cản được vì ông Trump làm đúng luật và Thượng viện có đủ phiếu để chấp thuận sự tiến cử Thẩm phán Barrett, một luật gia gương mẫu, lên Tối Cao Pháp Viện.
Đảng Dân Chủ tức giận và bà Chủ tịch Hạ viện Pelosi trong cơn sôi máu đã tuyên bố “sẽ lên khung Tối Cao Pháp Viện” (packing Supreme Court). Nguyên do là vì trong thành phần 9 “quan tòa tối cao” trước đây có 5 hữu 4 tả. Bà Ginburg phe tả qua đời, bây giờ bà Barrett (hữu) chiếm chiếc ghế bỏ trống của người đã ra đi. Thành phần TCPV hiện nay trở thành 6-3 nghiêng hẳn về phía hữu trước ngày bầu cử.
Có thể nhiệm vụ đầu tiên của TCPV với thành phần mới là phân xử những tranh chấp liên quan tới cuộc bầu cử 2020, mà nhiều người tiên đoán sẽ có lộn xộn, kiện thưa. Vì lý do này mà đảng Dân Chủ đã chống đối việc đề cử bà Barrett, và đã tấn công bà rất dữ dội trong mấy ngày điều trần trước Ủy ban Tư pháp Thượng viện. Bà Barrett đã bị chất vấn, hạch hỏi tơi bời mà nếu non cơ thì đã…thịt nát xương tan.
Ác mộng của phe tả là phán quyết năm 1973 của TCPV (401 U.S. 113) về vụ được gọi là Roe chống Wade (trong đó cho phụ nữ Mỹ được quyền phá thai tự do) sẽ bị đảo ngược với lá phiếu của “quan tòa tối cao” Barrett, một con chiên ngoan đạo với bảy người con.
Nay, phe tả chỉ còn một cách để tránh “thảm họa” là “lên khung Tối Cao Pháp Viện”, thêm một chiếc ghế nữa cho TCPV, và “Tổng thống Joe Biden” sẽ tiến cử một “quan tòa pro-choice” ngồi vào.
Trước đây, ông Biden ú ớ, tránh né câu hỏi về vụ “packing Supreme Court” vì sợ mất phiếu của những phụ nữ “pro-life”, chống phá thai. Bây giờ cảm thấy chắc ăn rồi, nên trong chương trình “60 Minutes” của CBS sáng chủ nhật 18 tháng 10, ông Biden đã phác họa một dự án để thành lập một “hội đồng lưỡng đảng” với nhiệm vụ cứu xét việc “lên khung Tối Cao Pháp Viện”.
“Tối Cao Pháp Viện 9 nút” sẽ trở thành … Tối Cao Pháp Viện 10 bù!
Những ai đang “ngồi trên luật pháp” nước Mỹ?
Xin mời bạn đọc trả lời.
Ký Thiệt
Can thiệp thô bạo vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020
October 24, 2020 Đại-Dương
Kể từ khi đắc cử Tổng thống thứ 45 của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, Donald Trump cương quyết bảo vệ quyền lợi dân tộc và nền an ninh quốc gia cũng như cho thế giới.
Hành động này đã dấy lên sự phản đối quyết liệt từ những quốc gia, tập đoàn, tổ chức, cá nhân từng sống nhờ vào xương máu, tiền bạc của người Mỹ.

Có ai hy sinh lợi ích, mạng sống của dân chúng để bảo vệ cho Hoa Kỳ chưa? Ngoại trừ một số người Pháp không muốn Đế quốc Anh thống trị Châu Mỹ nên đứng về phía Dân quân Mỹ chống Thực dân Anh. Món nợ đó, người Mỹ đã trả gấp vạn lần cho nước Pháp và thế giới.
Tâm lý ích kỷ và lòng ghen tị của một số người nước ngoài đã can thiệp trắng trợn và thô bạo, kể cả bịa đặt tin tức, hầu chống Tổng thống Donald Trump đắc cử theo đúng quy định của Hiến pháp Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ chứ chẳng phải do “ăn cắp” của kẻ khác.
Bài “ASIA INSIGHT: What would a Biden presidency mean for Asia” được The Nikkei đăng hôm 20-10-2020 do Alex Fang and Marrian Zhou viết. Họ hy vọng “Ứng viên Joe Biden sẽ chuyển ưu thế thăm dò thành chiến thắng vì 4 năm qua Tổng thống Trump đã chủ trương đối đầu Trung Cộng về mọi thứ, từ thương mại, công nghệ và đại dịch coronavirus đến Biển Đông và Đài Loan; đe dọa giảm quân ở Nhật Bản và Đại Hàn, xây dựng mối quan hệ trực tiếp với Bắc Hàn Kim Jong Un”.
Cộng đồng quốc tế đều chống kiểu thương mại ăn cướp, ăn cắp công nghệ, che dấu Đại dịch Vũ Hán, đe doạ trên hai Biển Đông Trung Hoa (ECS) và Nam Trung Hoa (SCS) nên cần hành động quyết đoán của Hoa Kỳ mà họ không có khả năng. Mối quan hệ trực tiếp với Kim Jong Un đã làm giảm căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên so với thời các vị tiền nhiệm bị tiền mất tật mang.
Họ viết “mối quan hệ thương mại với Châu Á bị lung lay bởi việc Trump rút khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương”.
Thực sự, Lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ (đại diện cho dân Mỹ) không phê chuẩn vì chẳng mang lại chút lợi ích gì cho người Mỹ. Tại sao phải giữ lại một thoả thuận đã chết?
Hai tác giả trích dẫn “chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển của Trung Cộng tăng gấp 30 lần từ năm 1991 đến năm 2016 … gồm 300 tỷ USD cho các công nghệ mới, từ xe điện và vật liệu nhẹ đến 5G và trí tuệ nhân tạo – những lĩnh vực mà Trung Cộng đang nhanh chóng đạt được thành công”.
Vậy, tại sao Bắc Kinh lại “sợ” các quyết định của Tổng thống Trump liên quan đến công nghệ? Không thể tách rời công nghệ quân sự và dân dụng vì công nghệ mang tích chất “song dụng”! Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington đã khảo sát trong tháng 10-2020 cho thấy 71% các nhà lãnh đạo cho rằng nên cấm Huawei và các công ty Trung Cộng khác tham gia vào thị trường 5G ở Hoa Kỳ. Các cường quốc công nghệ Châu Âu chỉ trích TT Trump, nhưng, bây giờ đã cấm Huawei tham gia vào mạng 5G mà sử dụng Công ty Ericsson của Thuỵ Điển và Công ty Nokia của Phần Lan.

Họ chỉ trích, TT Trump đã không hợp tác với các đồng minh khi rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định Paris, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Thỏa thuận Hạt nhân Iran và đe dọa rời Tổ chức Thương mại Thế giới và Tổ chức Y tế Thế giới.
Tổng thống Barack Obama vì muốn ghi lại dấu ấn cá nhân nên không cho phép Lưỡng viện Quốc Hội trực tiếp theo dõi và điều kiện đàm phán. Các Thoả thuận đa phương hoặc Tổ chức Quốc tế buộc mỗi quốc gia ký kết phải tuân hành triệt để các quy định. Các ký kết đó trở nên bất-bình-đẳng nếu ai đó phá rào triền miên vì lợi ích riêng tư. Hoa Kỳ sẽ phá sản nếu cứ kết và bám riết vào các bất lợi. Hôm 13-10-2020, Trung Cộng và Nga được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc với nhiệm kỳ 3 năm. Thế nào là nhân quyền?
Họ trích dẫn lời của Clayton Dube, Giám đốc Viện Hoa Kỳ-Trung Cộng tại Đại học Nam California “Bằng cách làm việc với các đồng minh đáng tin cậy và cho Bắc Kinh thấy rằng thay đổi cuối cùng có lợi cho Trung Cộng và không thay đổi sẽ gây hại cho Bắc Kinh”.
Ảo tưởng 40 năm chỉ dựa vào khẩu hiệu của Đặng Tiểu Bình “Trỗi Dậy Hoà Bình” mà nay chẳng còn ai tin, kể cả cư dân Trung Cộng. Không lẽ Ứng cử viên Biden và Đảng Dân Chủ cứ phải bám vào đó như kẻ mộng du để lừa người Mỹ nữa sao?
Hai tác giả trích lời Biden về Biển Nam Trung Hoa “nhấn mạnh tầm quan trọng của việc củng cố các liên minh của Washington để khôi phục quyền lãnh đạo của Mỹ”.
Sự thực, thời Obama-Biden làm cho Scarborough Shoal do Phi Luật Tân kiểm soát rơi và tay Trung Cộng năm 2012; hai năm sau đã không giúp ngăn Giàn khoan nước sâu HD-981 của Bắc Kinh, được hàng trăm tàu hộ tống, hoạt động trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Việt Nam; bất động trước việc Bắc Kinh xây 7 đảo nhân tạo trong Nhóm đảo Trường Sa (Spratly Islands, Nam Sa) và quân-sự-hoá SCS. Obama chấp thuận kế hoạch tự do hàng hải (FONOP), nhưng, không được phép đi vào vùng 12 hải lý của các thực thể do Bắc Kinh kiểm soát. Điều này, đương nhiên công nhận chủ quyền các thực thể do TC kiểm soát. Suốt thời gian cầm quyền, cặp Obama-Biden đã làm cho các quốc gia duyên hải Đông Nam Á bị Trung Cộng chèn ép và cưỡng đoạt chủ quyền và quyền-chủ-quyền nhiều nhất.
Ngược lại, FONOP thời Trump hoàn toàn đúng theo quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Hải quân Hoa Kỳ được phép hoạt động trong bất cứ vùng biển nào theo đúng quy định trong UNCLOS.
Ứng viên Biden giả vờ cứng rắn trên vấn đề Đài Loan khi gửi điện chúc mừng Tổng thống Thái An Văn tái cử năm 2020. Nhưng, năm 2001, Biden đã viết trên tờ Washington Post với nhan đề “Không nên vì Đài Loan”. Cùng với Obama đã không ủy quyền thiết bị hiệu quả cao cho Đài Loan”. Trump đang nâng dần mối quan hệ chính trị với Đài Loan, bán vũ khí chống-đổ-bộ tối tân nhất cho Đài Bắc, thường xuyên phái chiến hạm và phi cơ đi dọc theo đường trung tuyến Eo biển Đài Loan.
Trump đang thảo luận với Nhật Bản và Nam Hàn tăng chi phí đóng quân của Mỹ vì an ninh chung mà Hoa Kỳ không thể bao sân mãi mãi. Đồng minh phải chia ngọt xẻ bùi chứ không được quyền lợi dụng.
Thực sự, Nhật Bản và Nam Hàn cần Mỹ đóng quân để tránh chiến tranh mà dồn nỗ lực phát triển kinh tế và tăng cường sức mạnh quân sự kể cả chuẩn bị thủ đắc vũ khí nguyên tử.
The Nikkei tiếp tục đăng bài thứ hai với nhan đề “Should Biden adopt Pompeo’s style of diplomacy?” do George Koo và K J Noh viết đã tập trung vào chỉ đạo Biden (nếu đắc cử) phải thi hành chỉ thị 11 điểm cho vừa lòng Tập Cận Bình.
Hai tác giả viết “công nghệ phát triển và thay đổi nhanh chóng. Người đứng đầu một kỷ lục có thể theo đuôi vào hôm sau… các công ty ở Thung lũng Silicon thường xuyên ăn cắp, vi phạm, sao chép hoặc chia sẻ bằng công nghệ cấp phép chéo để theo kịp … Huawei đã tuyển dụng 96,000 nhà nghiên cứu và chi 17 tỷ đô la Mỹ cho nghiên cứu và phát triển chỉ trong năm 2019”.

Sinh viên (TC) tốt nghiệp tại Hoa Kỳ
Trao đổi, chuyển nhượng, mua bán, khác với ăn cắp, cưỡng đoạt, ép buộc. Huawei là một công ty giả hình do đảng viên Cộng sản cầm đầu và Nhà nước cung ứng tất cả điều kiện cần thiết để cạnh tranh. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đòi các hội viên phải thu hẹp nền kinh tế quốc doanh mà Bắc Kinh nhất quyết làm ngược lại.
Họ viết tiếp “các kỹ sư Trung Cộng nhìn chung được đào tạo tốt hơn, có động lực hơn và làm việc chăm chỉ hơn các đồng nghiệp Mỹ, có nhiều sinh viên tốt nghiệp trong lĩnh vực này hàng năm, một số công ty Trung Cộng đã giới thiệu các sản phẩm và công nghệ chưa từng thấy ở Mỹ … Mỹ phải tích cực chào đón sinh viên từ Trung Cộng”.
Vậy thì Bắc Kinh cần gì phản đối và doạ trả đũa quyết định cấm sinh viên Trung Cộng và bắt các sinh viên, học giả gốc Tàu làm gián điệp với chứng cứ đầy đủ, rõ ràng? Các đại học, viện nghiên cứu của Bắc Kinh làm sao hoạt động hữu hiệu nếu thiếu công nghệ nguồn từ Hoa Kỳ? George Koo và K J Noh tiên đoán Mỹ sẽ tụt hậu mà sao mong được mở cửa chào đón sinh viên Trung Cộng?
George Koo và K J Noh công bố 11 chỉ thị cho Joe Biden (nếu đắc cử) như một tay sai của Bắc Kinh phải chăng cựu Phó tổng thống Mỹ này tay đã nhúng bùn:
Phải gạt CNAS khỏi Ủy ban Tư vấn Chính sách Đối ngoại. Và, Dự án cho Tân Thế kỷ Mỹ (PNAC).
Loại cựu Thứ trưởng Phụ trách Chính sách của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, Michèle Flournoy (2009-2012) thuộc Đảng Dân Chủ.
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thả Mãnh Vãn Chu lập tức và Gia Nã Đại phải xin lỗi đã bắt cóc.
Dừng hoạt động Tự do Hàng hải và thao dượt quân sự trên SCS.
Ngăn chặn hành vi quấy rối Huawei và chuỗi cung ứng cũng như TikTok, Tencent và Ant Financial.
Ngừng quân-sự-hoá Đài Loan.
Câm mồm về Tân Cương.
Câm mồm về Hồng Kông.
Câm mồm về Covid-19.
Ngưng sách nhiễu sinh viên và học giả Trung Cộng.
Ngưng việc làm trật đường ray Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Cộng.
Từ ngày lập quốc vào năm 1789, dân tộc Hoa Kỳ chưa bao giờ cúi đầu nghe theo lời xúi bậy của bất cứ ai trên thế giới. Cử tri Mỹ muốn và cần có các nhà lãnh đạo biết dựa vào sức mạnh của toàn dân, tuyệt đối không làm tay sai hoặc con rối của bất cứ ai trên quả đất này.
Đại-Dương
Tài liệu tham khảo:
ASIA INSIGHT: What would a Biden presidency mean for Asia? (Nikkei)
Should Biden adopt Pompeo’s style of diplomacy? (Asia Times)
Of Hostage Diplomacy and History: China and American Political Polarization (Diplomat)
US election: Early voting shines light on fight over voter suppression (DW)
Edited by user Friday, November 6, 2020 1:27:21 PM(UTC)
| Reason: Not specified
|