Rank: Advanced Member
Groups: Registered
Joined: 3/22/2011(UTC) Posts: 3,194
Thanks: 326 times Was thanked: 364 time(s) in 256 post(s)
|
Tin Tong Hop
Phiên họp toàn thể thứ 15 và cuộc họp báo ngày 25 tháng 10 tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Vùng Amazon
Vũ Văn An 25/Oct/2019
Theo Vatican News, phiên họp toàn thể thứ 15 của Thượng Hội Đồng đặc biệt về Vùng Amazon đã diễn ra ngày 25 tháng 10 dưới sự chủ tọa của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Tại phiên họp buổi chiều, tài liệu cuối cùng đã được trình bầy với các nghị phụ Thượng Hội Đồng. 182 nghị phụ đã có mặt tại phòng họp Thượng Hội Đồng.
 Phiên họp toàn thể thứ 16
Trong phiên họp trên, cũng đã diễn ra việc bầu 13 thành viên cho Hội đồng Hậu Thượng Hội Đồng, theo nguyên tắc đa số tuyệt đối. Các Thành viên mới được bầu đại diện cho các quốc gia chính của Khu vực: bốn người đến từ Batây; hai người từ mỗi nước Bolivia, Colombia và Peru; và một người từ Peru, Antilles, Venezuela và Ecuador. Ngoài những người được bầu, ba Thành viên khác sẽ được Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm. Hội đồng có nhiệm vụ thực thi các chỉ thị của Thượng hội đồng.
Trình bày Tài liệu
Ngay sau cuộc bỏ phiếu, Đức Hồng Y Claudio Hummes, Tổng Tường trình viên của Thượng hội đồng và là Chủ tịch Mạng lưới Giáo hội Pan-Amazon (REPAM) đã trình bày Tài liệu cuối cùng để các nghị phụ xem xét. Khi giới thiệu bản văn, Đức Hồng Y đã nêu bật công việc to lớn của Ủy ban soạn thảo Tài liệu cuối cùng, cũng như của các Nhóm nhỏ, đã đưa ra nhiều sửa đổi. Ngài nói, bản văn, được đặt trong bối cảnh một cuộc khủng hoảng sinh thái cấp bách, khiến ta cần phải hành động không chậm trễ. Theo ngài, việc bảo tồn Amazon là điều nền tảng cho sự lành mạnh của hành tinh; và Giáo hội thừa nhận điều này, vì ý thức được rằng một sự hoán cải toàn diện đối với một hệ sinh thái toàn diện là điều cần thiết. Ngài nói rằng Giáo hội nghe thấy tiếng kêu của Amazon và tiếng kêu của trái đất, cả hai vốn là cùng một tiếng kêu, và cũng là biểu thức của một niềm hy vọng lớn lao. Đức Hồng Y Hummes kết luận, Thượng hội đồng nhằm mục đích đạt được sự hiệp thông giáo hội, với Phêrô và dưới sự hướng dẫn của Đức Giáo Hoàng.
Cuộc bầu phiếu cuối cùng được định vào thứ Bảy
Các nghị phụ Thượng Hội Đồng sẽ dành thì giờ để đọc bản văn vào sáng thứ Bảy. Việc bỏ phiếu thông qua Tài liệu cuối cùng sẽ được tổ chức vào buổi chiều, trong Phiên họp toàn thể thứ 16 của Thượng hội đồng.
Cuối cùng, theo truyền thống của Thượng hội đồng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tặng mỗi người tham gia Thượng hội đồng một món quà đặc biệt: huy chương của triều Giáo hoàng cho năm 2019, có hình vùng Amazon.
Cuộc họp báo ngày 25/10: Phụ nữ, đại kết, và các vị tử đạo
Thượng hội đồng giám mục cho vùng Amazon bước vào giai đoạn kết thúc với các nghị phụ dự kiến sẽ bỏ phiếu cho tài liệu cuối cùng vào chiều thứ Bảy. Trong khi đó, tại Văn phòng Báo chí Tòa thánh, năm tham dự viên chia sẻ quan điểm của họ về nhiều vấn đề khác nhau: từ vai trò phụ nữ, đến phong trào đại kết ở Amazon.
Trong ba tuần qua, các cuộc họp báo hàng ngày đã mang đến cơ hội được nghe, tận tai, các kinh nghiệm và phản ứng của các tham dự viên Thượng Hội Đồng phát xuất từ hoặc dấn thân vào Vùng Amazon.
Nữ tu Inés Azucena Zambrano Jara, MMI
Nữ tu Inés Azucena Zambrano Jara là một Nữ tu Truyền giáo Đức Mẹ Vô nhiễm, có nguồn gốc từ Ecuador, nhưng làm việc tại Colombia. Là một phụ nữ tại Thượng Hội Đồng, bà nói rằng bà cảm thấy “được tin tưởng và lắng nghe”. Nữ tu Inés đã mô tả bầu không khí tại Thượng hội đồng như là một bàu không khí “tích cực lắng nghe ... Thiên Chúa, Amazon, người dân và nỗi đau của mẹ trái đất”.
Nữ tu Inés cho biết những người phụ nữ tham gia Thượng hội đồng đang tự gọi mình là “nghị mẫu Thượng Hội Đồng”, phản ảnh cảm thức gia đình và việc thuộc về.
Hy vọng của bà sau Thượng hội đồng bao gồm “xây dựng một Giáo Hội bản địa với khuôn mặt Amazon - và một trái tim Amazon. Bà nói, để làm được như vậy, chúng ta cần “đào sâu nền thần học bản địa và lắng nghe người nghèo”. Bà nói thêm, việc học hỏi các ngôn ngữ địa phương là điều rất quan trọng vì nó cho phép chúng ta bước vào trải nghiệm tâm linh bản địa. Bà nói, trong khi tiếp tục làm việc để bảo vệ quyền lợi của họ, chúng ta cần phải nhìn nhận rằng người dân bản địa đang yêu cầu “được đứng trên hai chân của họ”.
Cha Miguel Heinz, SVD
Cha Miguel Heinz, SVD, là một nhà truyền giáo của Dòng Ngôi Lời và là Chủ tịch của Adveniat, cơ quan cứu trợ của các giám mục Đức cho khu vực Mỹ Latinh, vốn nhằm giúp đỡ “xây dựng cầu nối”, tài trợ cho các dự án giáo dục và nhân quyền, và nhiều dự án khác.
Cha Heinz nói, chúng ta không thể tách biệt hệ sinh thái toàn diện khỏi lối sống của chúng ta. Ngài nói thêm, điều này có nghĩa trên hết phải hỗ trợ thiên nhiên và con người. Cha Heinz xác nhận rằng Châu Mỹ Latinh “đã có những tiến bộ vượt bậc” kể từ Công đồng Vatican thứ hai, “nêu gương sáng” trong việc hiểu cách sống “theo lối làm Giáo hội mới”.
Mục sư Nicolau Nascimento de Paiva
Mục sư Nicolau Nascimento de Paiva là một mục sư của Giáo hội Tin Lành thuộc Tuyên tín Luthêrô ở Batây. Ông hiện là Chủ tịch Hội đồng các Giáo hội Kitô giáo vùng Amazon, và là một trong các “đại biểu anh em” được mời tham dự Thượng hội đồng.
Ông nói về sự quen thuộc cá nhân của mình với phong trào đại kết ở Vùng Amazon, nơi có “sự tôn trọng hỗ tương đối với các ý tưởng khác nhau”. Ông nói, có nhiều điều hợp nhất chúng ta hơn là chia rẽ chúng ta. Đó là lý do tại sao chúng ta cần phải làm việc về các vấn đề có chung theo góc độ đức tin: sinh thái toàn diện, các vấn đề xã hội, chính trị và kinh tế. Ông nói thêm, chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta là nhiệm vụ của mọi người.
Đức Giám Mục Evaristo Pascoal Spengler, OFM
Đức Giám Mục Evaristo Pascoal Spengler xuất phát từ Marajó, “một quần đảo bao gồm hàng ngàn hòn đảo”, thuộc Batây. Phần thuyết trình của ngài tập trung vào điều ngài gọi là “sự hiện diện có tính quyết định của phụ nữ trong lịch sử sơ khai của Giáo hội”. Ngài nói, “Thiên Chúa sử dụng phụ nữ trong lịch sử cứu rỗi”, và ngài đưa ra những thí dụ về các vị tiên tri, các thủ lãnh, các thánh và các tiến sĩ Giáo hội.
Đức Giám Mục Spengler cho biết hơn 60% cộng đồng ở Vùng Amazon do phụ nữ lãnh đạo, phục vụ với tư cách giáo lý viên, thừa tác viên Lời Chúa và Bí tích Thánh Thể, đặc biệt ở các khu vực nơi các linh mục chỉ có thể đến thăm “ít hơn hai lần một năm”. Ngài nói thêm, việc phong chức cho các phó tế nam “có thể là điều hữu ích”, để tạo ra “một Giáo Hội hiện diện”. Đức Giám Mục cho hay, vai trò phụ nữ “cũng phải được mở rộng”; ngài trích dẫn Thánh Phaolô, người đã đề cập đến các phó tế phụ nữ trong các lá thư của ngài.
Đức Giám Mục Spengler đã đề cập đến việc sửa đổi Bộ Giáo luật của Đức Bênêđíctô XVI [trong Tự sắc năm 2009, Omnium in mentem, Art. 2], trong đó, sứ mệnh phó tế phục vụ dân Chúa “trong các thừa tác vụ phụng vụ, Lời Chúa và bác ái”, tách biệt với sứ mệnh của hàng giám mục và hàng linh mục là hành động "trong con người Chúa Kitô”. Ngài nói, điều này cho phép mở ra một con đường dẫn đến chức phó tế nữ.
Đức Giám Mục Joaquín Humberto Pinzón Güiza IMC
Đức Giám Mục Joaquín Humberto Pinzón Güiza thuộc Dòng Truyền Giáo Consolota và là một Đại diện Tông tòa của Puerto Leguizamo-Solano ở Colombia. Ngài nói, qua Thượng Hội Đồng này, “cộng đồng Amazon chúng tôi cảm thấy họ là trung tâm của Giáo hội và của mọi người”.
Đức Giám Mục nhấn mạnh mối liên kết giữa người bản địa và khái niệm “buen vivir” (sống tốt). Đức cha Pinzón Güiza nói, đối với họ, “buen vivir” bao gồm nền sinh thái toàn diện, “một lời mời bước vào tình huynh đệ phổ quát”. Đối với người bản địa, nó có nghĩa “một điều gì đó có thực chất”: giữ cho Amazon được lành mạnh, bảo vệ nó khỏi bị bóc lột. Đức Giám Mục nói, sống ở một vùng đất lành mạnh cho phép người dân bản địa “nhận biết Thiên Chúa Tạo Hóa” và chăm sóc trái đất.
Câu hỏi về truyền thông
Trả lời một câu hỏi về việc Thượng hội đồng đã được truyền thông ra sao, đặc biệt liên quan đến buổi lễ tại Công viên Vatican vào ngày 4 tháng 10, Bộ trưởng Truyền thông, Tiến sĩ Paolo Ruffini, một lần nữa tuyên bố rằng “không có nghi thức nào” đã diễn ra tại đó.
Mục sư Lutheran Nicolau Nascimento de Paiva, đã xác nhận việc, ở Vùng Amazon, “truyền thông phụ thuộc vào bối cảnh”, và nhiều người phải được dạy cách đọc trước khi có thể được dẫn nhập vào Kinh thánh. Ông nhắc lại sự tôn trọng lẫn nhau vốn được cảm nhận giữa các hệ phái Kitô giáo và người bản địa; ông cho rằng nó “có tác động đến cuộc sống của họ, kích thích việc truyền thông, trở thành cơ hội để học hỏi và làm phong phú thêm việc trao đổi”.
Câu hỏi về các bài học học được
Nữ tu Inés được hỏi về những gì bà học được ở Thượng hội đồng này. Bà trả lời bằng cách liệt kê những kho tàng văn hóa lớn lao và các thực tại tinh thần đa dạng. Bà xác nhận sự đa dạng của các vấn đề mà Vùng Amazon phải đối diện, từ bóc lột đến di dân. Bà nói quan trọng nhất, bà học được cách chia sẻ một mục tiêu chung, đó là “lắng nghe và hợp nhất vì cùng một chính nghĩa”.
Cha Heinz cho biết thêm, ngài đã học được một điều gì đó về áp lực phải gánh “của những người đang bảo vệ người dân bản địa”. Ngài nói quả hết sức “xúc động” khi hiện diện giữa những người đang bị đe dọa và có nguy cơ bị giết vì bảo vệ quyền lợi của mình.
Câu hỏi về những thách đố đang đặt ra cho người bản địa
Khi được hỏi làm thế nào Giáo hội giải quyết các vấn đề mà người bản địa đang phải đối diện, Nữ tu Inés đưa ra lời chứng của mình trong tư cách một nữ tu; bà nói rằng đặc sủng của bà là cùng bước đi với người bản địa khi đối diện với sự bất công và phân biệt chủng tộc, nhưng cũng để tăng sức cho họ trở thành các nhân vật chủ đạo. Bà nói, người dân bản địa rất có tinh thần trách nhiệm, với các chính sách công rõ ràng. Họ đã nói rằng: “Đây là lượt của chúng tôi”.
.jpg) Câu hỏi về đối thoại đại kết
Mục sư của giáo phái Luthêrô Nicolau Nascimento de Paiva đã trả lời một câu hỏi về việc Thượng hội đồng có thể thúc đẩy cuộc đối thoại đại kết ở Amazon ra sao. Ông nói, chúng ta đã hợp nhất qua “việc học hỏi, cầu nguyện, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm”. Các Giáo Hội trong vùng hợp tác về nhiều vấn đề, bao gồm làm việc với di dân từ nông thôn vào thành phố, chào đón họ và đáp ứng nhu cầu căn bản của họ.
Đức Giám Mục Joaquín Pinzón Güiza nói thêm “Cam kết chung trong việc tìm ra những nẻo đường mới cho Giáo hội và hệ sinh thái toàn diện có thể hợp nhất chúng ta” như thế nào. Ngài nói, việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta “đã cho phép chúng ta bước vào cuộc đối thoại với các giáo phái khác và quyết định về các hành động trong tương lai”.
Câu hỏi về một nghi lễ Amazon
Bộ trưởng Bộ Truyền thông, Tiến sĩ Paolo Ruffini, đã trả lời câu hỏi của nhà báo về việc áp dụng nghi lễ Amazon. Ông đã minh xác rằng “một điều phức tạp như thế này không thể được chứa trong một đoạn văn duy nhất, nếu có một đoạn văn như thế”. Ông nói tiếp, cuộc thảo luận tại Thượng hội đồng liên quan đến nghi lễ Amazon chỉ đơn giản “là một bước trong hướng đó”.
Thư ký của Ủy ban Thông tin Thượng hội đồng, Cha Giacomo Costa, Dòng Tên, nói thêm rằng, “nhiều điều kiện” sẽ được áp dụng đối với một nghi lễ như vậy, và dù sao, “chính Đức Thánh Cha có lời nói sau cùng”.
Câu hỏi về các vị tử đạo Amazon
Sau cùng, Cha Miguel Heinz đã trả lời một câu hỏi về các vị tử đạo Amazon. Cha nói, hình ảnh các ngài đã được trưng bầy trong suốt các diễn tiến tại Hội trường Thượng hội đồng, và điều này có nghĩa, “các ngài luôn có mặt”. Cha nói, các vị tử đạo của Amazon đã “làm chứng cho Chúa bằng cuộc sống của họ”, và Thượng hội đồng bày tỏ sự nhạy cảm lớn lao đối với chủ đề này.
Thượng Hội Đồng Amazon: Bản dự thảo cuối của Thượng Hội Đồng được trình bầy
Thanh Quảng sdb 22/Oct/2019

Cuộc họp lần thứ 14 của Thượng Hội Đồng các Giám mục đặc biệt của vùng Amazon đã được nhóm họp vào sáng thứ Hai ngày 21 tháng 10, trước sự hiện diện của Đức Thánh Cha Phanxicô và 184 nghị phụ và các tham dự viên của Thượng hội đồng tại Hội trường. Thượng hội đồng sẽ kết thúc vào Chúa Nhật ngày 27 tháng 10 tới đây. (Tin Vatican)
Đức Hồng Y Claudio Hummes, Chủ tọa của Thượng Hội Đồng đã trình bày một tập tài liệu dự thảo cuối của Thượng hội đồng Vùng Amazon cho những tham dự viên tại Hội trường vào sáng thứ Hai. Các văn bản đã được đúc kết và tổng hợp từ các bài tường thuật, hội thảo của các tham dự viên trình bày và bàn thảo trong quá trình làm việc, bây giờ được đúc kết và gửi đến các nhóm nhỏ để thảo luận và lấy ý kiến chung.
Chương trình cho những ngày sắp tới
Những sửa đổi sẽ được vị chủ tịch và ban thư ký đúc kết thành một văn kiện cuối cùng, với sự giúp đỡ của các chuyên gia. Sau đó, văn bản sẽ được Ủy ban điều hợp Thượng Hội Đồng duyệt xét lại; và chiều thứ Sáu 25/10 tài liệu sẽ được công bố trong hội đường trong phiên họp thứ 15 của Thượng hội đồng. Cuối cùng, vào chiều thứ Bảy, trong phiên họp thứ 16, các Nghị phụ và các tham dự viên của Thượng hội đồng sẽ bỏ phiếu văn kiện này.
Bài giảng của Đức Tổng Giám Mục Héctor Cabrejos Vidarte
Phiên họp ngày Thứ Hai bắt đầu như thường lệ với giờ cầu nguyện kinh sáng. Bài chia sẻ do Đức Tổng Giám Mục Héctor Cabrejos Vidarte của Tổng Giáo phận Trujillo, nước Mexico; Ngài cũng là Chủ tịch của CELAM (Hội đồng Giám mục Châu Mỹ Latinh). Ngài mời gọi những người hiện diện hãy suy tư về thái độ của Thánh Phanxicô qua bài ca muôn tạo vật của Ngài. Đối với Thánh Phanxicô, Đức Tổng Giám Mục Trujillo cho hay, vẻ đẹp đối với người Kitô chúng ta, không phải là vấn đề thẩm mỹ, mà là tình yêu, tình huynh đệ, và trên hết là ân Chúa. Thánh Phanxicô thành Assisi, đã ấp ủ tất cả các tạo vật với một tình yêu tha thiết và một mối quan tâm chưa từng thấy, Ngài hợp cùng các thụ tạo để ca khen chúc tụng Chúa. Trong ý nghĩa này, Thánh Phanxicô đã trở thành người tiên khởi yêu mến và hòa nhập với thiên nhiên ngay từ thời trung cổ...
Để biết, để nhận ra, và để khôi phục
Đức Tổng Giám Mục Trujillo cho rằng ba động từ - để biết, để nhận ra, để khôi phục lại – là khởi đầu của sự hòa nhập nhịp nhàng cho cuộc hành trình tâm linh của vị thánh nghèo khó thành Assisi; nghĩa là để nhận ra Đấng toàn Thiện tối cao, những ân sủng của Ngài mà ngợi khen Chúa. Đối với Thánh Phanxicô, tội lỗi chỉ là một mặt của thân phận con người mà thôi! còn nhiều lãnh vực khác như là sự tốt lành và lời ngợi ca. Đức Tổng Giám Mục Cabrejos Vidarte giảng giải “vì tội lỗi làm tổn thương mối quan hệ con thảo với Chúa, nên con người không thể ngợi khen Thiên Chúa đầy đủ được như lòng họ mong muốn.
Thiên Chúa, Cha của muôn người muôn vật
Thánh Phanxicô tuyên dương trong bài ca ”Tạo Vật” hãy ngợi khen Chúa. Thật vậy các tạo vật có thể lấp đầy những khoảng trống do con người tạo ra vì tội lỗi để mà ngợi ca Chúa. Đức Tổng Giám Mục giảng tiếp rằng: Thánh Phanxicô khám phá ra Thiên Chúa nơi các tạo vật và sự sáng tạo của Thiên Chúa được phục hồi, vì Ngài không chỉ là Cha của muôn người, mà còn là Cha của muôn vật...
Phiên họp buổi sáng đã kết thúc qua bài phát biểu của một vị khách đặc biệt tập trung vào chủ đề sinh thái toàn diện, đặc biệt đến sự biến đổi khí hậu.
Thượng Hội Đồng Amazon: Phiên họp toàn thể thứ 14 và cuộc họp báo ngày 21/10
Vũ Văn An 21/Oct/2019
Tin tức về Thượng Hội Đồng Amazon trên các trang mạng tiếng Anh không có nhiều. Lưu lượng tin tức ít hẳn so với các Thượng Hội Đồng trước đây, nhất là so với Thượng Hội Đồng về gia đình. Hôm nay 21/10, Vatican news vắn tắt đưa tin về phiên họp toàn thể thứ 14 và cuộc họp báo ngày 21/10.

Phiên họp toàn thể thứ 14
Phiên họp trên diễn ra vào sáng thứ Hai, 21/10, dưới sự chủ tọa của Đức Giáo Hoàng Phanxicô và sự hiện diện của 184 nghị phụ.
Đức Hồng Y Claudio Hummes, Tổng tường trình viên, trình bầy dự thảo Tài Liệu Sau Cùng. Bản này thu thập các can thiệp đã đưa ra trong thời gian qua, nhất là từ các nhóm nhỏ, và sẽ được đưa ra thảo luận trong các nhóm nhỏ, một cách “tập thể”.
Các sửa đổi sẽ được lồng vào Tài Liệu Sau Cùng bởi vị Tổng tường trình viên và các vị Thư Ký Đặc Biệt, với ý kiến của các chuyên viên. Sau đó, bản văn sẽ được Ủy Ban Soạn Thảo duyệt lại; và vào chiều thứ Sáu tới, nó sẽ được đọc một lần nữa tại Phòng Họp của Thượng Hội Đồng, trong phiên họp toàn thể thứ 15. Cuối cùng, vào chiều thứ Bẩy, trong phiên họp toàn thể thứ 16, các nghị phụ sẽ bỏ phiếu thông qua tài liệu.
Vatican News không đưa tin gì về nội dung phiên họp toàn thể thứ 14. Tuy nhiên, họ có loan tin: Phiên họp khởi đầu bằng buổi đọc kinh Thần Vụ. Sau đó là bài giảng của Đức Tổng Giám Mục Héctor Cabrejos Vidarte của Trujillo, Mexico, vị cũng là Chủ tịch của CELAM tức Liên hội đồng các giám mục Châu Mỹ La Tinh và vùng Caribbean.
Đức Tổng Giám Mục mời gọi các vị hiện diện nhìn vào gương sáng Thánh Phanxicô Assisi và “Ca Khúc Tạo Vật” của ngài. Vì theo Đức Tổng Giám Mục, “đối với Thánh Phanxicô, cái đẹp không phải là chuyện thẩm mỹ, mà là chuyện tình yêu, huynh đệ bằng bất cứ giá nào, ơn thánh bằng bất cứ giá nào”. Thánh nhân ‘ôm ấp mọi tạo vật bằng một tình yêu và tận tụy chưa từng thấy, nói với chúng về Chúa và khuyên nhủ chúng ca tụng Người. Theo nghĩa này, Thánh Phanxicô quả là người phát khởi tình cảm đối với thiên nhiên thời trung cổ”.
Đức Tổng Giám Mục Trujillo nói rằng ba từ ngữ “biết, nhìn nhận, phục hồi” là 3 tiêu mốc trong hành trình thiêng liêng của Thánh Phanxicô; nghĩa là, biết Thiên Chúa cao cả, nhìn nhận các ơn phúc của Người, và dâng lời ca tụng Người. Nếu, đối với Thánh Phanxicô, tội là việc tước đoạt “không những ý chí mà còn cả điều tốt” mà Chúa thực hiện nơi con người; thì trái lại, ca tụng có nghĩa là phục hồi. Đức Tổng Giám Mục nói, “Con người thiếu khả năng ca tụng Thiên Chúa như họ đáng lý phải làm, vì tội đã làm thương tổn mối tương quan con thảo của họ” với Chúa.
Bởi thế, như chính Thánh Phanxicô quả quyết trong “Ca khúc”, chính các tạo vật thi hành công việc trung gian để đem lời ca tụng dâng lên Thiên Chúa. Thực vậy, các tạo vật có thể lấp đầy khoảng trống do con người tạo ra, những hữu thể, vì tội lỗi, không còn xứng đáng dâng lời ca tụng nữa. Đức Tổng Giám Mục nói rằng “Thánh Phanxicô khám phá nơi Thiên Chúa thế đứng của sáng thế và khôi phục Sáng Thế cho Thiên Chúa, vì ngài thấy nơi Người không những Chúa Cha của mọi người, mà còn của mọi loài nữa”.
Phiên họp buổi sáng đã kết thúc với một vị khách đặc biệt; vị này tập chú vào chủ đề sinh thái toàn diện, nhất là trong tương quan với việc thay đổi khí hậu.
Cuộc họp báo ngày 21 tháng 10
Tiếp sau phiên họp toàn thể thứ 14 của Thượng Hội Đồng Amazon vào buổi sáng, văn phòng Báo Chí của Tòa Thánh đã tổ chức cuộc họp báo để một số tham dự viên Thượng Hội Đồng trả lời các câu hỏi của báo chí về một số vấn đề.
Bộ trưởng Truyền thông, Tiến sĩ Paolo Ruffini, đã mở đầu cuộc họp báo. Ông xác nhận rằng Đức Hồng Y Claudio Hummes, Tổng giám mục hưu trí của Sào Paulo, đã trình bày dự thảo bản văn về điều sẽ là tài liệu cuối cùng của Thượng Hội Đồng. Bản văn chứa các chi tiết về những gì đã được thảo luận trong cả các phiên họp toàn thể lẫn các nhóm làm việc nhỏ. Những vấn đề này bao gồm hội nhập văn hóa, và hoán cải truyền giáo và sinh thái, và nhiều vấn đề khác. Tuy nhiên, thông điệp chính được đề nghị là “diễn trình lắng nghe vẫn chưa kết thúc”.
Bà Marcivana Coleues Paiva
Bà Marcivana Coleues Paiva đại diện cho người bản địa Sateré-Mawé ở bang Amazonas, Ba Tây. Bà đề cập đến vai trò tích cực của phụ nữ trong lãnh thổ của mình. Bà cũng cho biết Bà đến Thượng hội đồng với tư cách là nhân chứng cho người dân bản địa sống trong bối cảnh đô thị. 35.000 người trong số họ sống riêng ở thành phố Manaus. Người dân bản địa di cư đến các thành phố nơi họ phải đối đầu với kỳ thị và thường tự coi mình như “người vô hình”.
Đức Giám Mục Domenico Pompili
Đức Giám Mục Domenico Pompili phát xuất từ Rieti, Ý. Một trận động đất kinh hoàng xảy ra trong giáo phận của ngài hồi tháng 8 năm 2016 đã khiến hơn 250 người thiệt mạng và hàng ngàn người mất nhà cửa. Tái thiết vẫn còn lâu mới hoàn thành. Ngài nói rằng, Amazon là “một phúng dụ” cho một trái đất bị thương, và ngài phê phán “sự chú ý quá mức đối với các vấn đề kinh tế dành ưu đãi cho các thành phố lớn hơn là cho các vùng nông thôn”.
Cha Dario Bossi, M.C.C.J.
Cha Dario Bossi, M.C.C.J. là Bề Trên Cả của các nhà truyền giáo Comboni ở Ba Tây và đã sống 15 năm qua ở nước này. Ngài đề cập đến tác động của việc khai thác khoáng sản và thiệt hại gây ra bởi các công ty đa quốc gia. Ngài nói, khu vực của Ngài nằm ở trung tâm của Amazon. Nó bao gồm “mỏ lộ thiên lớn nhất để khai thác sắt”, một khu vực bao gồm 900 kilômét và trải rộng trên 100 cộng đồng.
Ngài nói, phá rừng là một vấn đề, bởi vì các công ty sử dụng gỗ để sản xuất nhiên liệu đang gây ô nhiễm. Ngài nói về ảnh hưởng của 30 năm chất thải độc hại đối với dân số và về việc thủy ngân trong nước ảnh hưởng đến trẻ em như thế nào.
Cha Bossi nói rằng một mạng lưới đại kết hợp tác với Hội đồng Giám mục Ba Tây, chứng tỏ ý thức và cam kết của các ngài về việc tìm giải pháp.
Đức Hồng Y Christoph Schönborn, O.P.
Đức Hồng Y Christoph Schönborn, O.P., Tổng Giám mục Vienna và Chủ tịch Hội đồng Giám mục Áo, đã nói với các nhà báo tại cuộc họp báo rằng Ngài đã dành hai tuần ở Thượng hội đồng Amazon để “nghe các kinh nghiệm của họ”. Tại Thượng Hội Đồng, Ngài nói rằng Ngài đã học được điều này “chúng ta không có gì để dạy Amazon”, nhưng chúng ta cần hiểu đâu là việc đóng góp của chúng ta. Ngài nói, Thượng Hội Đồng cung cấp một cơ hội để xem xét những người bị “chính trị thế giới lãng quên”, và để “đem tiếng nói” cho những người ở Vùng Amazon có cuộc sống đang bị đe dọa.
Theo ngài, các đề nghị tại Thượng hội đồng về hàng phó tế vĩnh viễn, là nhằm mục đích “giúp đỡ thừa tác mục vụ tại vùng lãnh thổ rộng lớn này”. Đề cập đến 180 phó tế vĩnh viễn phục vụ trong Tổng giáo phận Vienna của mình, Đức Hồng Y cho biết ngài nghĩ rằng hàng phó tế vĩnh viễn “hữu ích và có ý nghĩa đối với đời sống của Giáo hội”.
Một câu hỏi về khai mỏ
Cha Dario Bossi đã trả lời một câu hỏi về ảnh hưởng của chủ nghĩa duy khai khoáng, tức diễn trình khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu. Ngài khẳng định, không có gì bền vững trong diễn trình này. “Không hề có công lý liên thế hệ”. Cha Bossi đã đưa ra ví dụ về cộng đồng của chính ngài, một cộng đồng đã đứng lên chống lại thứ bạo lực này, và kêu gọi bồi thường. Ngài nói, họ bắt đầu bằng cách xây dựng một khu định cư mới cách xa các khu vực bị ô nhiễm, một dấu hiệu cho thấy “với chính các cộng đồng Amazon, người ta có thể tìm thấy hy vọng”.
Một câu hỏi về ấn tượng
Đức Hồng Y Christoph Schönborn được hỏi ngài học được gì từ Thượng hội đồng này và ngài đem theo được gì về Vienna. Ngài trả lời rằng Ngài rất ngạc nhiên bởi sự “can đảm của người dân bản địa đã sống trong đe dọa cả 500 năm”. Ngài nói, chúng ta phải “cảnh giác và chú ý đến việc những người này phải sống dưới áp lực, dưới nguy cơ bị tuyệt chủng trong nhiều thế kỷ có nghĩa lý gì. Ngài nói thêm, Mặc dù Giáo hội đã sử dụng tiếng nói của mình để bảo vệ họ trong quá khứ, nhưng điều đó vẫn chưa đủ. Ngài kết luận Chúng ta cần phải chú ý đến “những người không có tiếng nói”.
Một câu hỏi về các quyền lợi
Bà Marcivana Coleues Paiva trở lại vấn đề đô thị hóa; bà nói rằng việc trở thành “vô hình” ở các thành phố lớn có nghĩa là người bản địa không có quyền lợi nào. Bà nói, thừa tác vụ bản địa đóng một vai trò quan trọng trong việc mang lại cho những người sống ở khu vực thành thị “sự hỗ trợ và tính hiển thị”. Bà nói thêm, bản sắc văn hóa của họ gắn liền với lãnh thổ của họ. Họ không có bản sắc nếu không có đất đai riêng.
Một câu hỏi về các phó tế vĩnh viễn
Đức Hồng Y Schönborn được hỏi một câu hỏi tiếp theo liên quan đến vấn đề các phó tế vĩnh viễn. Ngài trả lời bằng cách gợi ý rằng nhiều linh mục nên sẵn sàng phục vụ ở Amazon. Ngài nói, “Châu Âu có rất nhiều giáo sĩ, nhưng công lý yêu cầu chúng ta phải làm điều gì đó". Đức Hồng Y nói, Thượng hội đồng đã thảo luận về vấn đề “liên đới ơn gọi”, và đồng ý rằng “toàn bộ Giáo hội có trách nhiệm chung đối với Amazon’.
Một câu hỏi về sự phát triển
Câu hỏi cuối cùng được đặt ra cho bà Marcivana Coleues Paiva và liên quan đến loại phát triển mà dân của bà vốn hy vọng. Bà nói, nền linh đạo của dân tộc bà tập chú vào trái đất, nơi mà “từ đó chúng tôi đã phát xuất. Đó là lý do tại sao chúng tôi có một mối liên hệ mạnh mẽ như vậy đối với trái đất”. Bà Marcivana Coleues Paiva kết luận, tổ tiên của chúng tôi đã chăm sóc trái đất cả hàng ngàn năm. Bà nói, đó là lý do tại sao, “tiếng kêu từ Amazon là phải chăm sóc mẹ trái đất”.
Thượng Hội Đồng Giám Mục về vùng Amazon: Nhận định của hai vị Hồng Y không thuộc vùng Amazon
Vũ Văn An 19/Oct/2019
Chúng ta đã nghe nhiều đóng góp của các tham dự viên Thượng Hội Đồng Amazon mà phần lớn là người thuộc chính vùng này. Nhưng trong số các tham dự viên, có hai vị không thuộc vùng này, tuy nhiên các vị đã tham dự trong tư cách được chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô bổ nhiệm và một trong hai vị còn là thành viên của Ủy Ban Soạn Thảo Tài Liệu Sau Cùng của Thượng Hội Đồng.
Hai vị đó là Đức Hồng Y Christoph Schönborn của Vienna và Đức Hồng Y Oswald Gracias của Ấn Độ.

Đức Hồng Y Schönborn
Đức Hồng Y Christoph Schönborn của Vienna là thành viên của Ủy Ban Soạn Thảo Tài Liệu Sau Cùng của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Vùng Amazon. Ngài nói với Đài Phát Thanh Vatican về việc lên tiếng của ngài tại Thượng Hội Đồng và suy nghĩ của ngài đối với các hình thức thừa tác vụ mới.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô, tuần này đã bổ nhiệm bốn thành viên cho nhóm chịu trách nhiệm soạn thảo tài liệu cuối cùng của Thượng Hội Đồng Amazon. Một trong các vị đó là Đức Hồng Y Christoph Schönborn của Vienna.
Ủy ban soạn thảo hiện đang họp để tập hợp thành một tài liệu các khuyến nghị của các nhóm làm việc nhỏ từ các cuộc thảo luận của họ tại Thượng Hội Đồng.
Tài liệu cuối cùng của Thượng hội đồng sau đó sẽ được bỏ phiếu vào ngày áp chót của cuộc tụ họp. Sau đó, nó sẽ được đệ trình lên Đức Giáo Hoàng Phanxicô để ngài tùy nghi hoặc sử dụng hoặc không sử dụng trong việc viết tông huấn hậu Thượng Hội Đồng.
Ký giả Linda Bordoni đã hỏi Đức Hồng Y về các thách đố của việc kết hợp rất nhiều giọng nói khác nhau đến thế vào một trình thuật gắn bó.
Đức Hồng Y Schönborn mô tả trách nhiệm của mình, trong tư cách một thành phần của ủy ban soạn thảo, như một thách đố nhưng bày tỏ sự tin tưởng rằng trong thực tế, các đề nghị phát xuất từ các nhóm ngôn ngữ khác nhau thực sự không quá đa dạng.
Ngài nói, “một số câu hỏi và đề nghị rất giống nhau ở hầu hết các nhóm”.
Về công việc thực sự soạn thảo tài liệu, Đức Hồng Y cho biết chủ yếu được thực hiện bởi vị Tổng tường trình viên – Đức Hồng Y Hummes và hai đồng nghiệp của ngài - và giải thích rằng trong tư cách ủy ban soạn thảo, “chúng tôi sẽ phải duyệt lại bản thảo đầu tiên mà chúng tôi sẽ nhận được vào chiều thứ Bảy, sửa đổi nó, đưa ra các đề nghị của chúng tôi, và sau đó bản văn đã sửa đổi sẽ được đem ra thảo luận trong các nhóm ngôn ngữ”.
Ngài nói rằng các nhóm sau đó đưa ra các đề nghị sẽ được ủy ban soạn thảo tổng hợp, và cuối cùng, bản dự thảo cuối cùng sẽ được đệ trình lên Phiên họp toàn thể, được thảo luận và sau đó được sửa đổi nữa. Bước cuối cùng diễn ra vào thứ Bảy sau đó với một cuộc bỏ phiếu cuối cùng về các đề nghị trong bản văn.
Vai trò ‘lắng nghe’
Về sự can thiệp của chính ngài ở Hội trường Thượng hội đồng, Đức Hồng Y nói rằng ngài đã không đưa ra đề nghị “vì tôi ở đây với tư cách là một trong số ít người châu Âu trong Thượng hội đồng, và tôi nghĩ vai trò của chúng tôi chủ yếu là lắng nghe”.
Vì vậy, ngài nghĩ rằng tốt nhất là đặt câu hỏi và không đưa ra các đề nghị.
“Câu hỏi đầu tiên của tôi là: ‘Sự kiện 60% dân số Kitô giáo ở vùng Amazon ít nhiều theo phái Ngũ Tuần có nghĩa gì?’ Điều này có ý nghĩa gì đối với chúng ta, Giáo Hội Công Giáo mà rất nhiều người dân của chúng tôi đã rời khỏi Giáo Hội Công Giáo cổ truyền, nó có ý nghĩa gì đối với công việc mục vụ của chúng ta?”
Đức Hồng Y Schönborn nói, câu trả lời từ Thượng Hội Đồng là cần phải có một nền mục vụ không những chỉ viếng thăm - mà còn hiện diện nữa. Nếu những cộng đồng này, vốn phân tán trên cả hàng trăm kilômét trong vùng Amazon, được một linh mục đến thăm mỗi năm một lần, thì theo ngài, đó không phải là nền mục vụ hiện diện.
Ngài nhấn mạnh, “Phái Ngũ tuần hiện diện ở hầu hết các ngôi làng”, vì vậy thách đố không phải chủ yếu là các thừa tác vụ mới mà là sự hiện diện tốt hơn. Và hiện diện có nghĩa là ở tại chỗ, và có nghĩa là người ta sống ở đó”.
Vai trò phụ nữ
Ngài nói tới việc ngài rất có ấn tượng khi lắng nghe các phụ nữ và nghe nói về vai trò có tính quyết định của họ trong các ngôi làng.
Ngài nói, “họ đã làm những gì họ có thể làm và ngay cả những gì thậm chí không phải là một thừa tác vụ đã được thiết lập nhưng họ vẫn đã làm: họ rửa tội, họ chủ trì lễ tang, họ cố gắng chúc lành cho các cuộc hôn nhân”.
Đức Hồng Y Schönborn lưu ý rằng trong Giáo Phận Vienna của ngài, trong những năm qua, ngài đã trao một quyết định về việc chủ trì tang lễ cho phụ nữ. Ngài lưu ý, họ làm việc này trong môi trường Công Giáo truyền thống của Áo, và họ rất được chấp nhận.
Đức Hồng Y nhấn mạnh, một nền mục vụ hiện diện là thách đố chính.
Về các hình thức mới của thừa tác vụ
Điểm thứ hai được Đức Tổng Giám Mục Vienna tập chú liên quan đến mong muốn có các hình thức mục vụ mới, được một số tham dự viên Thượng hội đồng phát biểu.
Ngài nói, “Tôi đã nói lên sự ngạc nhiên của tôi rằng chức phó tế vĩnh viễn không hiện diện nhiều ở vùng Amazon, trong khi ta lại thảo luận nhiều về viri probati”.
Ngài nói, ở Áo họ đã có các viri probati vì Công đồng Vatican thứ hai đã “cho phép chúng tôi được phong chức những người đàn ông đã kết hôn, từng làm chứng tốt bằng đời sống gia đình của họ, hoặc đời sống chuyên nghiệp của họ, bằng đức tin Kitô giáo của họ, để trở thành các phó tế vĩnh viễn”.
Ngài nói, “Vậy, tại sao không bắt đầu với các phó tế viri probati trong các thôn làng? Hãy chuẩn bị họ làm giáo lý viên, làm phó tế, trước khi hỏi liệu họ có thể trở thành linh mục hay không?”
Đức Hồng Y Schönborn đã nhấn mạnh rằng có những giai đoạn cho mọi cuộc phong chức linh mục và giai đoạn đầu tiên là trở thành một phó tế.
Ngài kết luận, đã 50 năm, kể từ Vatican II, người ta đã bắt đầu với các phó tế vĩnh viễn, “vì vậy tôi nghĩ đáng đặt những câu hỏi này!”.
Đức Hồng Y Ấn Độ Oswald Gracias
Đức Hồng Y Ấn Độ Oswald Gracias là một Nghị phụ Thượng hội đồng được Đức Giáo Hoàng Phanxicô bổ nhiệm. Trong một cuộc phỏng vấn với Vatican News, ngài nhìn Thượng hội đồng và các vấn đề của nó theo viễn ảnh Ấn Độ.
Là một nghị phụ, được Đức Giáo Hoàng Phanxicô bổ nhiệm, Đức Hồng Y Gracias là chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Ấn Độ (CBCI), nơi quy tụ các giám mục nghi lễ Latinh của Ấn Độ cũng như hai Giáo hội nghi thức phương Đông - Syro-Malabar và Syro Malankara.
Ngài từng là chủ tịch của Hội đồng Giám mục Công Giáo Ấn Độ (CCBI) theo nghi thức Latinh trong 3 nhiệm kỳ và cũng là cựu chủ tịch của Liên Hội đồng Giám mục Châu Á (FABC).
Lắng nghe những can thiệp khác nhau của Thượng hội đồng cho đến nay, Đức Hồng Y Gracias nói rằng ngài cảm thấy Giáo hội thực sự là một thân thể. Ngài nhận xét rằng châu Á, cũng như Ấn Độ, có những thách đố tương tự như người dân Amazon.
Đức Hồng Y bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đề cử ngài vào Thượng hội đồng vì ngài học hỏi được rất nhiều về những thách đố của người dân Amazon, hơi khác một chút nhưng như nhau về căn bản, như làm cho các giá trị Tin Mừng hiện diện và vươn tay ra với người nghèo ở các khu ngoại vi.
Đam mê đối với người dân
Một khía cạnh khác của Thượng hội đồng khiến Đức Hồng Y ngạc nhiên là sự quan tâm nhiệt tình của các giám mục Amazon dành cho những người nghèo khó đang đau khổ của các ngài. Các giám mục là tiếng nói của những người không có tiếng nói. Các ngài lắng nghe tiếng kêu than của người dân chống lại bạo lực, bóc lột, bất công và quan tâm sâu sắc đến tương lai của họ. Do đó, được hiện diện trong Thượng hội đồng là một kinh nghiệm học tập và là nguồn cảm hứng tốt đối với Đức Hồng Y Gracias.
Bóc lột người bản địa
Theo Đức Hồng Y Gracias, điều xuất hiện mạnh mẽ trong các can thiệp là việc bóc lột người dân bản địa. Ngài nói điều này cũng đang xảy ra ở Ấn Độ.
“Người Adivasis và các người bộ lạc là người bản địa của chúng tôi. Đất của họ đang bị lấy đi. Pháp luật đang được thông qua nhằm tước đoạt những đặc quyền mà họ vốn có”.
Đức Hồng Y 74 tuổi giải thích rằng nhiều người trong số những cư dân nguyên thủy này không có giấy tờ chứng minh thích đáng. Họ không quen với tất cả những điều này nhưng họ đã sống ở vùng đất của họ nhiều thế kỷ qua. “Đùng một cái, có người đến nói với họ rằng họ không có giấy tờ thích hợp, vì vậy đất của họ sẽ bị lấy mất”.
Nạn phá rừng
Đức Hồng Y Gracias nhấn mạnh rằng Ấn Độ cũng có vấn đề phá rừng nhưng ở mức độ thấp hơn ở Amazon nơi nó đang hoành hành. Ở Ấn Độ, các công ty doanh nghiệp đang chiếm đất. Ngài than thở rằng mầu xanh của đất nước đang dần giảm đi.
“May mắn thay, chính phủ đang nói đến sự cần thiết phải chăm sóc khí hậu”, nhưng trên thực tế, các doanh nghiệp đã làm khác hẳn.
Thiếu mục tử
Vấn đề thứ ba xuất hiện tại Thượng hội đồng, là sự thiếu hụt trầm trọng các linh mục ở vùng Amazon. Các tín hữu không có Bí tích Thánh Thể cả sáu tháng hoặc một năm. May mắn thay, đây không phải là tình hình ở Ấn Độ, nhưng sự bóc lột người dân bản địa được cảm nhận rất mạnh mẽ ở Ấn Độ.
Trung Quốc rút tàu Hải Dương 8 ngay sau khi giàn khoan Việt Nam kết thúc thăm dò
24/10/2019 VOA Tiếng Việt

Giàn khoan thăm dò nước sâu Hakuryu 5 ngoài khơi bờ biển Vũng Tàu của Việt Nam trong bức ảnh chụp ngày 29/4/2018. Trung Quốc rút tàu Hải Dương 8 ra khỏi vùng biển Việt Nam một ngày sau khi giàn khoan này kết thúc hoạt động từ tháng 5.
Trung Quốc hôm 24/10 rút tàu thăm dò Hải Dương 8 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam ngay sau khi có thông tin giàn khoan Hakuryu 5 hoàn thành nhiệm vụ thăm dò gần khu vực Bãi Tư Chính của Việt Nam.
Theo dữ liệu hàng hải của Marine Traffic được Reuters trích dẫn hôm 24/10, tàu Hải Dương 8 đang rời khỏi vùng biển của Việt Nam hướng về phía Trung Quốc với sự hộ tống của hai tàu khác.
Trước đó một ngày, hôm 23/10, các nguồn tin không chính thức cho biết giàn khoan Hakuryu 5 của Nhật mà tập đoàn Rosneft của Nga thuê thăm dò dầu khí ở Lô 06.1 ngoài khơi thềm lục địa Việt Nam đã hoàn thành các hoạt động và bắt đầu rời khỏi vị trí.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ David Stilwell nói với Tiểu ban Đông Á-Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ rằng Trung Quốc liên tục "quấy rối" Việt Nam ở Bãi Tư Chính. (Facebook US Consulate General Ho Chi Minh City) Trung Quốc đưa tàu Hải Dương 8 vào thăm dò quanh khu vực hoạt động của giàn khoan Hakuryu 5 từ đầu tháng 7 và gây nên căng thẳng nghiêm trọng trong mối quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh.
Đầu tuần này, Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch đã nêu vấn đề Biển Đông tại Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh trong khi Tổng bí thư-Nguyễn Phú Trọng vào tuần trước tuyên bố trong một buổi tiếp xúc cử tri ở Hà Nội rằng Việt Nam sẽ “không nhân nhượng” trong việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, theo truyền thông trong nước.
Nhiều khả năng “Trung Quốc sẽ đưa một giàn khoan dầu vào khu vực mà tàu Hải Dương 8 đã tiến hành các cuộc thăm dò trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam." TS Hà Hoàng Hợp, IISS
Ngay sau khi ông Trọng lên tiếng một ngày, người phát ngôn Cảnh Sảng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã kêu gọi Hà Nội đối thoại với Bắc Kinh để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.
Trong vòng hơn 3 tháng qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần tố cáo tàu Trung Quốc “xâm phạm” vùng biển của Việt Nam trong khi Bắc Kinh luôn khăng khăng rằng tàu Hải Dương 8 luôn hoạt động trong vùng biển hợp pháp của họ.
Cho đến tối ngày 24/10, Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa lên tiếng về hành động rút tàu thăm dò của Trung Quốc.
Công chúng và nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế trong những tháng qua đã kêu gọi chính phủ Hà Nội có hành động pháp lý chống lại Bắc Kinh vì hành động “xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam” như Bộ Ngoại giao đã nhiều lần cáo buộc đối với tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc.
Một cuộc biểu tình của một nhóm nhỏ người dân Hà Nội bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc hồi tháng 8 đã bị công an giải tán.
Không có dấu hiệu nào cho thấy Hà Nội sẽ kiện Bắc Kinh ra tòa quốc tế như các chuyên gia Mỹ từng khuyên, nhưng hồi tháng 9, người phát ngôn BNG Lê Thị Thu Hằng nói rằng các hành vi cản trở hoạt động dầu khí của Việt Nam trên vùng biển của mình là sự vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước LHQ về Luật biển 1982.
Mô hình dàn khoan dầu khí mỏ Cá Voi Xanh. Một chuyên gia ở Washington nói Mỹ không muốn ExxonMobil bị Trung Quốc hăm dọa tiếp theo những gì Bắc Kinh đang làm ở Bãi Tư Chính. (Ảnh chụp màn hình video giới thiệu dự án Cá Voi Xanh của ExxonMobil) Hồi tháng 7, chuyên gia nghiên cứu về hải quân Trung Quốc của Trường Hải chiến Hoa Kỳ, Ryan Martinson, nói với VOA rằng Trung Quốc “quyết tâm ngăn chặn Việt Nam khai thác tài nguyên dưới đáy biển” sau khi Hà Nội “cho phép công ty dầu khí Nga Rosneft thuê giàn khoan dầu của Nhật Hakuryu 5 để khoan thăm dò vùng biển phía Tây của Bãi Tư Chính.”
Dàn khoan Hakuryu 5 ban đầu được dự kiến hoạt động đến ngày 15/9, theo truyền thông trong nước. Tuy nhiên, theo trang NguyenTanDung.org, giàn khoan này đã bắt kết thúc việc thăm dò và đã rời đi hôm 22/10.
TS Hà Hoàng Hợp của Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc tế IISS cũng nói với Reuters rằng Trung Quốc chỉ rút tàu Hải Dương 8 ngay sau khi dàn khoan Hakuryu hoàn thành thăm dò ở Lô 06.1.
Theo nhận định của nhà nghiên cứu này, “Trung Quốc quyết gây áp lực lên Việt Nam để ngừng khai thác và sản xuất dầu khí chung với các đối tác nước ngoài trong khu vực này.”
Tháng trước cũng đã có thông tin cho rằng tập đoàn dầu khí Mỹ ExxonMobil sẽ rời Việt Nam vì sức ép của Trung Quốc. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Việt Nam sau đó đã phủ nhận thông tin này và cho biết Mỏ Cá Voi Xanh vẫn tiếp tục hoạt động.
Trước đó từ tháng 7/2017 đến tháng 3/2018, Hà Nội được cho là đã phải dừng hai dự án khai thác dầu khí với đối tác Repsol của Tây Ban Nha vì sức ép của Bắc Kinh.
Theo TS Hà Hoàng Hợp, nhiều khả năng “Trung Quốc sẽ đưa một giàn khoan dầu vào khu vực mà tàu Hải Dương 8 đã tiến hành các cuộc thăm dò trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam” trong những tháng qua.
Cách đây 5 năm, Trung Quốc đã đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, làm căng thẳng tăng cao trong mối quan hệ giữa hai nước và làm dấy lên các cuộc biểu tình ở trong và ngoài Việt Nam.
Chế độ Dân Chủ khó trị!
Ngô Nhân Dụng October 22, 2019

Một nơi cung cấp thức ăn và cà phê miễn phí ở Washington, D.C., cho các nhân viên chính phủ bị buộc phải tạm nghỉ việc hoặc làm việc không lương trong lúc một phần chính phủ Mỹ đóng cửa vào hôm 16 Tháng Giêng, 2019. (Hình: Jim Watson/AFP/Getty Images)
Bên Canada, Thủ Tướng Justin Trudeau vừa thoát nạn sau cuộc bỏ phiếu ngày Thứ Hai, 21 Tháng Mười, 2019. Nhưng đảng Cấp Tiến của ông chỉ được 157 ghế trong Hạ Viện, trong Quốc Hội 338 đại biểu. Đảng Bảo Thủ chỉ được 121 ghế nhưng ai được hơn 34% số phiếu của dân so với 33% bầu cho đảng Cấp Tiến! Chính phủ Trudeau sắp tới sẽ yếu hơn vì sẽ là một chính phủ thiểu số; cho thấy địa vị một chính quyền dân chủ có thể rất mong manh.
Chính quyền ở Israel thì không chỉ mong manh mà có thể gọi là hỗn độn! Thủ Tướng Benjamin Netanyahu đã báo cho Tổng Thống Reuven Rivlin biết ông chịu thua không lập được chính phủ sau 28 ngày luật định. Ông Benny Gantz, lãnh tụ đảng Xanh Trắng được mời thử coi có tập hợp đủ 61 đại biểu đồng ý với mình hay không. Chưa thấy hy vọng nào ông Gantz sẽ thành công trong 28 ngày tới. Ba tháng trước, dân Israel đã bỏ phiếu rồi, nhưng ông Netanyahu đã giải tán Quốc Hội để bầu cử lại vì ông không quy tụ đủ 61 phiếu cần thiết.
Hai thí dụ trước mắt cho thấy rất khó cai trị trong chế độ Dân Chủ. Người nói tiếng Anh gọi là “không thể cai trị nổi, ungovernabe!”
Lý do đầu tiên là trong chế độ đại nghị, với nhiều đảng phái, không đảng nào chiếm đủ đa số trong Quốc Hội. Canada chỉ có ba đảng lớn, còn Israel có ba, bốn đảng đủ gọi là lớn và rất nhiều đảng nhỏ! Trong những năm gần đây tình trạng tê liệt xuất hiện khắp nơi.
Thử coi mấy nước tự do dân chủ có nền tảng vững chắc nhất. Ở Anh Quốc, Quốc Hội mất bao nhiêu phiên họp không thống nhất được ý kiến về cuộc thương thảo với Liên Hiệp Âu Châu (EU) một khi Anh rút ra (Brexit) sau cuộc trưng cầu dân ý năm trước. Thụy Điển cũng đang được một chính phủ thiểu số cai trị. Dân Phần Lan bỏ phiếu vào Tháng Tư, đến cuối Tháng Năm các đảng mới thương thuyết lập được chính phủ mới.
Tại Cộng Hòa Czech, năm ngoái các đảng chính trị không thỏa thuận được trong tám tháng trời. Kỷ lục chắc về tay nước Bỉ, Belgique, hồi năm 2010, 2011 đã mất 535 ngày không có chính phủ mới. Trong số 28 nước Liên Hiệp Âu Châu, tám cuộc bỏ phiếu gần đây nhất là bầu cử sớm (snap poll) vì chính phủ không đủ vững.
Một điều may mắn là trong khi các đảng “không lập được chính phủ” thì, dù cuộc sống chính trị các nước trên đây hỗn độn nhưng không gây hại đến đời sống của người dân! Guồng máy công chức, cảnh sát, quân đội vẫn hoạt động bình thường vì tất cả được độc lập với các đảng phái; kinh tế vẫn tiến bộ mà không rơi vào khủng hoảng.
Nhưng đó chỉ là một lối nói an ủi. Người dân vẫn chịu thiệt hại khi nền chính trị rơi vào cảnh hỗn độn. Tai hại quan trọng nhất là Quốc Hội và chính phủ không thể thông qua những đạo luật có thể cải thiện cuộc sống quốc gia.
Nước Mỹ cũng không tránh khỏi tình trạng tê liệt chính trị. Trong tám năm của cựu Tổng Thống Barack Obama, phần lớn Quốc Hội do đảng đối lập Cộng Hòa kiểm soát và chính phủ đã phải đóng cửa một lần vì không có ngân sách.
Trong hơn hai năm của Tổng Thống Donald Trump, chính phủ đã đóng cửa hai lần vì Quốc Hội không thông qua ngân sách. Trong hai năm đầu đảng Cộng Hòa kiểm soát Hành Pháp và cả hai viện Lập Pháp nhưng tổng thống và Quốc Hội không đồng ý với nhau được để chi tiền xây dựng hạ tầng cơ sở quốc gia, dù cả hai đảng đều đồng ý là cần thiết. Và hiện nay đảng Dân Chủ chiếm được đa số tại Hạ Viện, hai bên dùng hết thời giờ vào cuộc đấu khẩu về “đàn hặc.”
Cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa và Tòa Bạch Ốc hầu như không còn nghĩ đến một dự luật nào có ảnh hưởng đến tương lai, mà chỉ nhìn tới năm bầu cử sắp tới. Ngay một vấn đề dễ thỏa hiệp như chính sách đối với di dân, từ thời ông Obama qua thời ông Trump vẫn để nguyên không giải quyết được. Hình như các chính trị gia muốn giữ nguyên cho câu chuyện “di dân lậu” tiếp tục gây tranh cãi, vì đó là một đề tài dễ ăn nói và dễ khích động với các cử tri ủng hộ họ!
Nhưng nước Mỹ còn may mắn hơn các nước Âu Châu kể trên. Vì không thấy diễn ra những cuộc biểu tình lớn chống chính phủ và chống cả chế độ. Nước Pháp đã nổ lên những cuộc xuống đường của đám Áo Vàng (gilets jaunes), nước Anh có hàng triệu người xuống đường ủng hộ hoặc chống Brexit. Tại Praha, Cộng Hòa Tiệp, dân đi biểu tình đông nhất, chỉ thua thời gian họ đứng lên đòi lật đổ chế độ Cộng Sản.
Hơn nữa, nền kinh tế Mỹ tự nó vẫn chạy đều. Ngay cả trong thời gian nền chính trị Mỹ khủng hoảng lớn, như thời Tổng Thống Richard Nixon, biểu tình phản chiến gây hỗn loạn khắp các đại học, guồng máy chính quyền Mỹ vẫn chạy đều. Không những thế, ông Nixon vẫn để lại những di sản đến bây giờ, như Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường (EPA).
Một sức mạnh tiềm ẩn đằng sau hệ thống chính trị các nước Dân Chủ là các định chế ổn định lúc nào cũng cân bằng và kiểm soát lẫn nhau. Nền tư pháp độc lập với chính trị giúp cho người dân tin tưởng vào tinh thần trọng pháp. Các định chế xã hội như tôn giáo, các đại học và nền báo chí, truyền thông cạnh tranh tự do không thể phản bội chính độc giả hay khán giả của họ.
Khi ông Nixon bị đe dọa đàn hặc đến nỗi phải từ chức, nước Mỹ đã thoát qua cơn khủng hoảng chính trị một cách êm đẹp nhờ mọi người đều biết phải tôn trọng các đinh chế tự do dân chủ.
Vậy một nước dân chủ có thật sự bất trị, “ungovernable” hay không? Những người đang sống ở Anh Quốc, ở Mỹ hay Pháp có thể yên lòng với một điều tâm niệm: Chế độ Dân Chủ là chế độ rất tồi tệ; người ta áp dụng nó chỉ vì nó đỡ tồi tệ nhất trong số những chế độ đã thử nghiệm trên trái đất này! Winston Churchill được coi là người đã phát biểu ý kiến này, năm 1944, ông coi chế độ Dân Chủ như một thứ “bảo hiểm” ngăn ngừa các tai họa mà các chế độ độc tài có thể gây ra.
(Ngô Nhân Dụng)
Phiếm Luận!
Lão Gà Tre October 10, 2019
Tuần trước trời đất đã rớt vào tháng 10 rồi mà Texas vẫn còn nắng nóng như mùa hè lửa đốt, ngày nào nhiệt độ cũng trên 95 độ F khiến cho người nào cũng dễ phát điên; máy lạnh ngày đêm chạy ào ào khiến cho nhà đèn tha hồ chém chặt tiền điện thẳng tay.

Buổi sáng bật TV lên, dán mắt vào đài Fox là đã thấy phe ta “rân chủ” chạy rần rật như gà mắc đẻ. Nhìn mặt bà chủ tịt “viện dưới”, Pelô khi thì cười vui như vừa trúng số độc đắc, khi thì nghiêm nghị tuyên bố:
“Chúng tôi đã có bằng chứng … phen này thì chắc là tông tông nhà Trâm chạy trời không khỏi nắng rồi. Lần này chỉ chơi cái một là chúng ta khui sâm-banh mừng chiến thắng liền”.
Nhớ tới chuyện tối qua đàm đạo (riêng) với Ahàm Cheat, bà nghiến răng:
“Nói thì nói thế, nhưng đừng có lạc quan được đâu! Bây giờ cậu tính sao đây? Làng trên xóm dưới cho là cậu tuyên bố sẽ đưa ‘người thổi còi’ thứ hai ra trình làng và khai hết mọi chuyện gì đó? Có phải là lần này, ván bài chót chắc ăn chăm phần chăm không cậu?”
“Tính gì nữa lão bà! Cứ thế mà tiến tới phạng rào rào vào địch quân, chả cần “viện dưới” họp hành, họp tỏi, bỏ phiếu bỏ phèng gì ráo cho mệt xác. Chắc như đinh đóng cột zồi chị cả ui!”
Bà Pelô: “Bên lão Trâm vừa gởi qua (viện dưới) lá thư dài 8 trang cho tôi, gởi cùng 3 cái ủy ban “rân chủ” đang điều tra lão Trâm, nhưng rằng thì là họ sẽ không bao giờ hợp tác với cuộc điều tra “đầy tính đảng phái phi lý này”. “Nếu tui không đưa cuộc điều tra này ra bỏ phiếu ở viện dưới là… là vi hiến. Mệt lắm!”
Ahàm: Vậy thì sao chúng ta không cho “viện dưới” bỏ phiếu cho rồi?
Bà Pelô: Cậu nghĩ là mình đủ túc số để được đưa lên “viện trên” để xét xử há?
Ahàm: Nếu biết không đủ túc số, thậm chí rồi thì sẽ không qua khỏi cửa ải “viện trên”, tới 67 TNS thì chúng ta quậy mãi như thế này để làm cái gì có khổ trí óc mình?
Pelô: Làm gì thì cậu cũng biết rồi…biết là khổ bộ não mình, nhưng cứ thế mà làm cho Trâm hành pháp tối tăm mặt mày, cả thế giới loạn cào cào lên, thù trong giặc ngoài, nếu không điên thì cũng phát khùng… rồi Trâm tính sai vài nước cờ trên địa cầu này là chúng ta may rủi sẽ đạt được mục tiêu Như Ý là chuyện độc đáo chớ sao!
Bà Pelô từng biết tất cả những lời dối trá của Ahàm Cheat là gian xảo và những vụ lừa đảo lớn đối với “Viện dưới” và người dân cũng nghi ngờ, théc méc sao cứ chằm hăm vào lão Trump rồi “đâm bị thóc, thọc bị gạo, bám sát thắt lưng mà đấm, dứt khoát không cho ổng lo việc nước. Nếu để ổng có thời gian suy nghĩ thì… là trước sau rồi quý vị cũng sẽ bể mánh.

Thấy lo lo, bà Pelô nói thật lòng với Ahàm: “Thiên hạ nói rằng cậu ăn rỗi ngồi không, chả làm mẹ gì cả mà chỉ chuyên nghề bới lông tìm vết, vạch lá tìm sâu, mà rồi giấu đầu lòi đuôi, khiến ai cũng biết nào có sâu bọ gì đâu mà mò!
Ahàm: Không có sâu, mình bắt sâu bỏ vào lá thì chó nào mà biết! Bà này thiệt… dễ ẹt như zậy mà còn phải hỏi tui! Thế mà tui cứ tưởng bà như Kim Hoa bà bà, một loại ‘thần sầu quỷ khóc’ trong truyện Tàu. Ai ngờ mới có ra vài chiêu mà bà vừa run vừa đ… vừa thở ra khói!
Pelô: Hừm! Cậu giỏi thật! Nhưng coi chừng “chơi dao lâu ngày cũng đứt tay đấy! Chết cháy cả đám như chơi.”
Ahàm: Lỡ rồi! Phóng lao thì phải theo lao chứ làm gì giờ? Vả lại, tôi hành động từ trước tới giờ là vì bà và vì nhiệm… vụ chung, chấp hành cấp trên thì phải thi hành thôi mới có bổi!
Cả Pelô và Ahàm, trong một giây choáng váng, đều thở ra! Tuy cả hai không thốt ra lời, nhưng họ đều nghĩ bây giờ cũng lớn rồi, gia tài của họ đến đời cháu chắt ăn xài vung vít cũng không hết… Còn họ thì ăn trên ngồi trốc, lên xe, xuống ngựa, sống phè phỡn muốn làm gì thì làm… mà cũng chưa thỏa mãn, lại còn gieo ân oán với nhà họ Trâm và hại biết bao nhiêu mạng người liên hệ với những tính toán gian ác của mình… e rằng sẽ vay trả một ngày không xa!
Điều này khiến bà Pelô, và Ahàm Cheat, cũng biết là phạm phải những Tội ác Nghiêm trọng, thậm chí phạm tội Phản quốc, như Trâm đã viết trên Twitter. Có nghĩa là trước sau chúng ta, cùng với tất cả những ai thông đồng trong vụ cố tình hạ bệ Trâm từ 3 năm nay, đều phải trả giá đắt trước công lý và ông Trời. Lưới trời lồng lộng, nhưng con muỗi bay ra cũng không lọt.
Phản Ứng của Khối DB-NS Cộng Hòa
Cuộc điều tra của các ủy ban đảng “rân chủ ở “viện dưới” được khởi động dựa trên một thư tố giác của “người thổi còi”, là một tay an ninh giấu tên, rồi người thổi ống đu đủ số 2 sắp ra trình làng trước ngày 14/10 này. Nói chung là âm mưu nặn ra tố cáo ông Trâm đã lạm quyền, dùng $$$ viện trợ để gây sức ép buộc Tông tông Ukraine, Zelensky, điều tra Biđen và con trai ông ta để can thiệp vào cuộc bầu cử sang năm 2020. Thế nhưng, cả 2 ông Trâm và Zelensky đều bác bỏ cáo buộc trên. Hai ông đã khẳng định không làm gì sai và đã cho công bố bản ghi chép của cuộc điện đàm hôm 25/7 trước công luận.

Chưa hết! Tối hôm qua, lão ngủ gật Biđen còn lên TV hăm he sẽ đơn thương độc mã Truất phế TT để Trâm tiếp hơi cho băng đảng “rân chủ” ở viện dưới. Bi-đen vừa mới lên TV tuyên bố là ông thần Trâm đã xuất hiện và lên tiếng ngay: “Hãy lo cho cái thân già của ông trong vụ nhũng lạm ở Ukraine trước đi đã”.
Cũng trong tuần qua, thấy chướng tai gai mắt trước các ngài “rân chủ” viện dưới, một số nhiều dân biểu (R) khối ít người đã quyết định đưa ra một quyết nghị lên tiếng về sự hung hăng quá lố và kêu gọi nghị trường loại bỏ 2 nhân vật Ahàm Cheat và Pelô khỏi Viện dưới nhằm mang lại một nghị trường có giá trị đứng đắn, minh bạch, bình thường cho truyền thống tốt đẹp của nước Mỹ hơn 243 năm qua. Trong khi đó, TNS McConnell khối đa số ở (viện trên) tuyên bố và hứa sẽ không bao giờ ngó tới hồ sơ truất phế TT Trâm, chứ đừng nói tới đọc và xét xử hồ sơ ngang ngược và vi hiến này.
Trời DFW, Texas đã thực sự vào Thu từ 2 hôm nay, 10/10 song thập, buổi sáng ra vườn cảm thấy lành lạnh. Những chiếc lá vàng lác đác phơi thân trên bãi cỏ màu úa lịm trước sân nhà khiến cho Lão tôi cũng cảm thấy ngậm ngùi cho đời sống con người; nghĩ cho cùng có khác gì những chiếc lá rơi rụng đâu nào!
Riêng bà Pelô giờ cũng đã ở độ bát tuần (8 bó) rồi mà còn hung hăng, lăng xăng hỉ nộ ái ố, ham làm giàu thêm, hại người… gì zậy cho cái nghiệp của bà cụ nặng thêm! Cứ ở tuổi bà, hễ suy nghĩ “thể thủ, thế công, thế gỡ, thế né…” với người đời là khó dỗ được giấc ngủ mỗi khi đêm về! Lo, sợ lung tung cái xà-beng sao cứ bay tới chận cổ họng mệt lắm!
Thôi đi cụ bà! Hãy để cho già Trâm làm việc thực sự có ích lợi cho dân, cho nước Mỹ hùng cường. Đó chính là cái hạnh ngộ với thiên thời, địa lợi mà lão Trâm đã và đang nhận trách nhiệm để quét sạch đại họa cho nhân loại được sống an hòa, trong đó bà cũng nên góp công sức, tức là cứu nhân độ thế! Còn bà nên “buông bỏ!” Mong lắm bà ạ!
Lão Gà Tre, 10,10 đầu Thu 2019
Phe Dân Chủ sẽ bị lộ
Saturday, October 19, 2019

Theo sát diễn tiến của phe Dân chủ kể từ khi bà chủ tịch hạ viện Nancy Pelosy tuyên bố sẽ tiến hành luận tội tổng thống Donald Trump do có người tố giác Ông Trump đã "mặc cả" với tân tổng thống Ukraine để điều tra nghi án tham nhũng của cha con Joe Biden tại công ty Burisma, cá nhân nhận thấy có những điểm bất thường sau:
1. Điểm bất thường thứ nhất:

Khi chủ tịch ủy ban tình báo hạ viện Adam Schiff khẳng định có người tố giác tổng thống Trump vì người đó biết rõ nội dung cuộc điện thoại vào ngày 25/7/2019 giữa ông có nội dung "quid pro quo". Adam Schiff khẳng định trước đó hắn chưa hề tiếp xúc với người tố giác.
Sau khi Bạch Cung cung ứng bản giải mã cuộc điện thoại ngày 25/7/2019 của tổng thống Trump chứng minh rằng tổng thống Trump không hề gây áp lực để tổng thống Zelensky tiến hành điều tra nghi án tham nhũng của cha con Joe Biden.

Hôm thứ Tư vừa qua, hai luật sư của người tố giác đầu tiên là Mark Zaid và Andrew Bakaj thừa nhận rằng khách hàng của họ "đã tiếp xúc với các ứng cử viên tổng thống từ cả hai bên".
2. Điểm bất thường thứ nhì:
Quyết định luận tội tổng thống nhưng Hạ viện không tuân theo các quy tắc giống như Quốc hội trước đây thực hiện để luận tội tổng thống đó là Hạ viện do bà Nancy Pelosi lãnh đạo không tiến hành bỏ phiếu.. Điều này cho thấy hình thức luận tội tổng thống Trump là mang tính chất độc đảng, đi ngược lại truyền thống Lưỡng đảng. Vì vậy chính quyền của tổng thống Trump đã bất hợp tác là lẽ đương nhiên vì bà Nancy Pelosi đã lạm dụng quyền lực.

Bởi vì trong Hiến pháp Mỹ không có nêu rõ các nhân chứng nên được thẩm vấn như thế nào hoặc đại diện pháp lý nào mà họ được hưởng. Hiến pháp quy định rõ rằng Hạ viện và Thượng viện đặt ra các quy tắc riêng của họ theo trình tự luận tội tổng thống như sau:
- Điều I, Mục 2: Hạ viện sẽ chọn người phát ngôn của họ và các viên chức khác; và sẽ có sức mạnh luận tội duy nhất.
- Điều I, Mục 3: Thượng viện sẽ có quyền lực duy nhất để tham gia tất cả các luận tội. Khi ngồi cho Mục đích đó, họ sẽ tuyên thệ hoặc Khẳng định. Khi Tổng thống Mỹ bị xét xử, Chánh án sẽ chủ tọa: Và không ai bị kết án nếu không có sự đồng tình của hai phần ba số Thành viên có mặt.
Phán quyết trong các trường hợp luận tội sẽ không mở rộng ra ngoài việc loại bỏ khỏi Văn phòng tổng thống, và không đủ tư cách để giữ và hưởng bất kỳ Văn phòng danh dự, Ủy thác hoặc Lợi nhuận nào tại Mỹ: tuy nhiên, Đảng bị kết án sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý của Bản án và lệnh Trừng phạt theo Luật định.
- Điều II, Mục 4: Tổng thống, Phó Tổng thống và tất cả các Viên chức dân sự của Mỹ sẽ bị xóa tên khỏi Văn phòng sau khi bị luận tội và kết án với các tội danh: Tội phản bội, Hối lộ, hoặc Tội ác và Tội ác cao khác. BM

Để một tổng thống bị luận tội, Hạ viện phải soạn thảo các bài viết luận tội và bỏ phiếu cho họ. Một cuộc bỏ phiếu đa số cho một bài viết sẽ gửi vấn đề tới Thượng viện, nơi diễn ra phiên tòa, sau đó sẽ lấy phiếu của 67 thượng nghị sĩ để bãi nhiệm tổng thống.
Các quy tắc về cách các bài viết được soạn thảo tại Hạ viện và cách tiến hành phiên tòa tại Thượng viện hoàn toàn tùy thuộc vào mỗi phòng của Quốc hội, ngoại trừ đa số 2/3 cần phải kết án và yêu cầu Chính án của Tòa án tối cao chủ tọa một phiên tòa liên quan đến tổng thống.
Vì vậy, cách mà cuộc điều tra hiện tại đang được thực hiện do phe Dân chủ khởi xướng nó khác hoàn toàn với những lần luận tội trong quá khứ, điều này khẳng định phe Dân chủ đang theo đuổi một lập luận chính trị chớ không phải là một vấn đề pháp lý cần đi đến luận tội tổng thống.
3. Điểm bất thường thứ ba:

Sau khi người tố giác thứ nhất đã bị lòi ra tội vu cáo bởi bản giải mã cuộc gọi điện thoại ngày 25/7/2019 cho thấy không có chuyện ông Trump mặc cả với ông Zelensky như lời tố giác. Phe Dân chủ lại "đẻ ra" người tố giác thứ hai và họ cho rằng người này đã trực tiếp nghe cuộc gọi điện thoại của tổng thống Donald Trump với tổng thống Zelensky.
Tuy nhiên, phe Dân chủ lại vẫn "che giấu" thân phận của người tố giác với lý do mà phe Dân chủ đưa ra là nhằm bảo vệ người tố giác tránh rắc rối cho bản thân và tránh bối rối cho người tố giác khi phải ra làm chứng trước nghi can là tổng thống Trump. Lập luận này đã cho thấy phe Dân chủ vụng chèo, vụng cả chống bởi người tố giác thứ hai này cũng không phải là một nhân viên CIA nên việc phe Dân chủ có tình che giấu tên hoặc danh tính của người này là không phù hợp với thân phận của người tố giác và thiên chức của người tố giác là phải tiếp tục công khai, làm chứng tại các phiên điều trần.
Điểm sơ bộ ba điểm bất thường trên, giới chính trị Mỹ và công luận không khó nhận ra một thực tế là phe Dân chủ đeo đuổi việc luận tội tổng thống với mục đích chính trị đảng phái chớ không vì mục đích bảo vệ Hiến pháp Mỹ như họ luôn rao giảng, khẳng định. Để đạt được mục đích chính trị nhằm triệt hạ, phế truất tổng thống Trump, phe Dân chủ đã "thêu dệt" nên những kẻ "thổi còi" bằng kịch bản soạn sẵn rồi cho kẻ nặc danh thứ 1, thứ 2, thứ n+1 đứng ra tố cáo tổng thống Trump đến giới hạn vô cùng.

Kết luận, trò chơi luận tội tổng thống Trump do phe Dân chủ khởi xướng đã bộc lộ rõ bản chất phản bội của đảng Dân chủ, đảng Dân chủ đã phản bội lại cử chỉ Mỹ, những người đã ủy thác niềm tin vào lá phiếu để bầu lên một tổng thống hợp pháp nhưng lại bị đảng Dân chủ vì mục đích đảng phái, mục đích chính trị phỉ báng, vùi dập hòng lật đổ tổng thống Trump tức đảng Dân chủ đã phỉ báng, vùi dập hòng đánh sập niềm tin của cử tri Mỹ. Đây là bằng chứng của tội phản quốc của bà Nancy Pelosy và các nhân vật chóp bu tại Hạ viện có liên quan.
Tran Hung
Vụ 39 người chết: Những người Việt liều mạng để vào Anh
Lucy Williamson BBC News, Pháp 4 giờ trước

Người Việt Nam chờ hành trình đến Anh
Cách bờ biển Pháp khoảng một giờ lái xe, khoảng mười người đàn ông Việt Nam uống trà bên lửa trại trong khi chờ cuộc điện thoại từ một người đàn ông mà họ gọi là "ông chủ". Một người Afghanistan, họ cho biết, sẽ mở các thùng chứa hàng trong bãi xe tải gần đó và nhốt họ vào trong.
Đức đã trả trước 33.200 đôla cho hành trình từ Việt Nam đến London - qua Nga, Ba Lan, Đức và Pháp. Chuyến đi này, Đức nói, do một đầu mối ở Việt Nam tổ chức.
"Tôi có một vài người bạn người Việt ở Anh, họ sẽ giúp tôi tìm việc khi tôi đến đó," Đức nói với tôi. "Những bạn này giúp tôi lên xe tải hoặc xe chở hàng đi qua biên giới."

Đức trả 33.200 đôla cho hành trình từ Việt Nam đến London
An ninh trong khu đậu xe tải gần đó lỏng lẻo hơn so với các bãi xe quanh các cảng xa hơn ở phía bắc. Nhưng rất ít người ở đây vượt qua được lực lượng kiểm soát biên giới.
Chúng tôi được cho biết đường giây đưa người nhập cảnh lậu có hai hạng dịch vụ; người trả nhiều tiền hơn cho chuyến đi đến Anh thì không cần phải tìm vận may trong những thùng xe tải, mà sử dụng bãi xe này như một trại trung chuyển trước khi được hộ tống đi chặng cuối hành trình.
Một tay buôn lậu người Việt, được một tờ báo Pháp phỏng vấn vài năm trước, mô tả ba cấp gói 'vượt biên' này. Cấp cao nhất cho phép người di cư lên xe tải và ngủ trong khách sạn. Cấp thấp nhất được đặt biệt danh là "không khí", hay còn gọi là "CO2" - ám chỉ việc thiếu không khí trong các thùng hàng.
Một tình nguyện viên địa phương trong trại nói với chúng tôi rằng họ đã thấy những người đàn ông Việt và Anh lái xe Mercedes đến thăm người di cư ở đây. Và rằng một khi người di cư đến được Anh quốc, một số phải đi làm trong các trang trại cần sa, sau đó mọi liên lạc đều chấm dứt.

Trong khi chờ chặng cuối hành trình
Đức cho tôi biết anh cần một công việc ở Anh để trả nợ tiền vay cho hành trình của mình.
"Chúng tôi có thể làm bất cứ điều gì", anh nói, "công việc xây dựng, quán bar hay làm móng, nhà hàng hoặc các công việc khác."
Báo cáo của một trong những tổ chức từ thiện lớn nhất của Pháp mô tả những kẻ đưa người nhập cảnh lậu nói với người di dân Việt Nam rằng xe tải đông lạnh giúp họ có nhiều cơ hội tránh bị phát hiện hơn và đưa cho mỗi người một túi nhôm để phủ trên đầu khi đi qua máy quét ở biên giới.
Không ai ở đây nghe nói về 39 người được phát hiện đã chết trong tuần này.
Hành trình này là hành trình tới tự do, một người nói.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50191926
Edited by user Saturday, October 26, 2019 2:52:56 AM(UTC)
| Reason: Not specified
|