Rank: Advanced Member
Groups: Registered
Joined: 3/22/2011(UTC) Posts: 3,308
Thanks: 326 times Was thanked: 364 time(s) in 256 post(s)
|
Tin Tong Hop
Chia sẻ cho người khác
1/6/2020 5:26:26 PM
07/01/2020 Thứ Ba Mùa Giáng Sinh (1 Ga 4, 7-10; Mc 6, 34-44)
 Qua trang Tin Mừng hôm nay làm nổi bật lòng bác ái mục tử của Chúa Giêsu. Ngài động lòng thương khi thấy đám đông tìm đến lắng nghe Ngài, họ như đàn “chiên không người chăn giữ”. Hoàn cảnh của họ đã chạm vào trái tim vốn rất tinh tế của Chúa Giêsu, làm rung lên nhịp thương cảm. Thái độ “động lòng thương xót” của Chúa Giêsu không dừng lại ở cảm xúc, tình cảm ủy mị nhưng thôi thúc hành động thực tiễn: Ngài dạy dỗ họ nhiều điều. Vừa chăm lo cho họ phần hồn, vừa nuôi sống họ phần xác nữa. Ngài đã hóa bánh ra nhiều cho họ được ăn no nê và còn dư dật.
Đám đông đi theo Đức Giêsu vì họ khát khao và say mê nghe Lời chân lý. Họ đi theo Người quên mọi khổ cực đường xa nhọc nhằn, quên cả trang bị những điều cơ bản cần thiết là lương thực cho bản thân. Tuy nhiên lòng nhiệt thành, sự say mê Lời của họ đã được đáp lại cân xứng quá lòng ước mong. Đức Giê-su không những dùng Lời để nuôi dưỡng tinh thần của họ, mà Ngài còn dùng lương thực để nuôi dưỡng thể xác đang đói khát của họ.
Lời Chúa vẫn có đó, vẫn còn đó, nhưng lại ‘rơi thõm’, mơ hồ trong một thế giới đầy những tiếng ồn ào của ‘động cơ’ vật chất, phô diễn đầy những bích chương quảng cáo hưởng thụ. Có người nói với tôi “lầm” khi tôi nói với họ về cách sống theo Lời Chúa, vì chẳng ai lại ‘dại gì’ sống như thế. Tôi trả lời họ “chân lý không thể lầm”, chỉ có “con người ta sống sai lầm” mà thôi.
Vì vậy, những người dám tiếp nhận Lời chân lý, dám tin vào Lời là những người dám “đi vào một cuộc phiêu lưu”, can đảm chấp nhận lội ngược dòng, dám chịu những thua thiệt mất mát, dám đón nhận những hy sinh và thậm chí bách hại có thể xảy ra. Tuy nhiên, như những người say mê theo Đức Giê-su để nghe lời Người, họ sẽ được thỏa mãn dư dật gấp trăm về ân sủng của Thiên Chúa luôn mở rộng để ban phát cho những kẻ tìm kiếm Người. Bởi vì họ sẽ được Chúa chăm nuôi cả tinh thần lẫn thể chất.
Phép lạ hóa bánh ra nhiều để nuôi 5000 người (chưa tính đàn bà và con trẻ) sau khi đã “dạy dỗ họ nhiều điều” của Đức Giêsu tiên trưng cho phép lạ Bí tích Thánh Thể Ngài thiết lập sau này. Ngày nay, Thiên Chúa – Đức Giê-su Ki-tô vẫn tiếp tục chăm nuôi chúng ta cách đặc biệt trong bàn tiệc Thánh lễ. Nơi Thánh lễ Người ban phát cho chúng ta Lời của Người như kim chỉ nam cho cuộc sống, đồng thời Người thiết đãi chúng ta chính Thánh Thể của Người làm sức mạnh nuôi dưỡng bồi bổ tâm linh và là lương thực cho cuộc sống đời đời. Khi tham dự Thánh lễ với tấm lòng thanh, khát khao tìm kiếm Lời Chúa và Thánh Thể của Người, Đức Giê-su sẽ ban cho ta thỏa mãn dư đầy để chúng ta tiếp tục nối dài hiến lễ của Người bằng cuộc sống của chính mình trong sứ vụ cứu độ con người.
Ân sủng và quyền năng Thiên Chúa vẫn dư dật. Tuy nhiên, Ngài vẫn muốn sự cộng tác của con người, một sự cộng tác dù nhỏ nhoi cũng đủ để cho Ngài thực hiện những điều kỳ diệu. Chỉ với năm chiếc bánh và hai con cá của một em bé sẵn sàng cho đi không giữ lại cho riêng mình cộng với sự thiện chí tìm kiếm của các môn đệ, Đức Giêsu đã nuôi đủ hơn ‘mười ngàn’ nhân khẩu một cách mĩ mãn dư dật.
Vì thế, như giếng nước được khơi nguồn, càng kín múc nước ra càng trong mãi, Chúa muốn mỗi người chúng ta biết cộng tác với Người trong sự thiện chí biết quan tâm, chia sẻ và cho đi bằng hết khả năng của mình có – dù khả năng đó thật nhỏ nhoi và hạn hẹp – Chúa sẽ thực hiện những việc lạ lùng và lớn lao. Đời sống là quà tặng và ân sủng của Thiên Chúa, đặc biệt nơi bàn tiệc Lời Chúa và Thánh Thể, chúng ta đã được lãnh nhận cách nhưng không thì chúng ta cũng phải biết cho đi cách nhưng không. Có thế, phép lạ ‘hóa bánh’ của Đức Giêsu mới mãi được nhân rộng nhờ thiện chí chuyển trao Lời và chia sẻ ‘bánh’ của chúng ta cho thế giới còn nhiều ‘đói khát’ này.
Giáo Hội – Thân Mình Mầu Nhiệm Đức Kitô- đang sống bằng quả tim “động lòng thương xót” của Chúa. Với sứ mệnh là Mẹ và là Mục Tử, Giáo Hội không ngừng rao giảng Chân Lý cho các tín hữu cũng như cho toàn nhân loại và bênh vực, thăng tiến phẩm giá đích thực của con người.
Bên cạnh đó, Giáo Hội luôn dấn thân lo cho những nhu cầu thiết thực của con người trước những vấn đề nghèo đói, bệnh tật,… Với quả tim mang tình thương của Chúa, Mẹ Têrêsa Calcuta, một phụ nữ nhỏ bé và yếu đuối đã làm được nhiều điều kỳ diệu cho những người nghèo và đau khổ. Trong chuyến Tông du Hàn Quốc năm ngoái, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã dành thời gian gặp gỡ và an ủi những người có thân nhân trong vụ chìm phà hồi tháng tư. Cung cách dễ thương và dễ đồng cảm của ngài đã làm cho nhiều người nhận ra tình thương của Chúa, và họ đã xin được rửa tội.
Chúa Giêsu cũng đang mời gọi chúng ta hãy tiếp tục trở nên những “phương tiện kết nối” của Người: vui với người vui, khóc với người khóc. Kết nối trong Chúa Giêsu, chúng ta sẽ là những nhân tố kết nối tình yêu với tình yêu, biết tha thứ chấp nhận những khác biệt, người với người sẽ thương nhau hơn. Kết nối trong Chúa Giêsu, chúng ta có thể “trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của chúng ta một cách hiền hoà và với sự kính trọng” (1 Pr 3,15) để con người nhận ra Thiên Chúa vẫn sẵn sàng an ủi cứu giúp họ. Kết nối trong Chúa Giêsu, chúng ta tiếp nối công trình cứu độ của Người, cùng thao thức với Người trong các vấn đề thời đại: vô cảm, chối bỏ Thiên Chúa. Kết nối trong Chúa Giêsu, chúng ta sẽ là tấm bánh bẻ ra cho muôn người cảm nếm được Thiên Chúa tốt lành mà không tính toán lo lắng.
Huệ Minh
Iran đã phóng hơn một chục tên lửa tấn công hai căn cứ quân Mỹ đồn trú tại Iraq. Giá xăng dầu lên cao
Đặng Tự Do 07/Jan/2020

Sáng sớm ngày thứ Tư 8 tháng Giêng, theo giờ địa phương, Iran đã phóng hơn một chục tên lửa vào hai căn cứ của Iraq trong đó quân đội Mỹ đang đồn trú để trả thù cho một cuộc không kích trước đó của Mỹ, vào hôm 3 tháng Giêng, giết chết Qasem Soleimani, một vị tướng hàng đầu của Iran.
Tưởng cũng nên nhắc lại, Hoa Kỳ đã dùng một chiếc máy bay không người lái MQ-9 tấn công vào một đoàn xe, tại Sân bay Bagadad của Iraq. Soleimani, một số phụ tá của ông và các thủ lĩnh dân quân chủ chốt khác đã thiệt mạng trong vụ tấn công. Iran đã thề sẽ trả thù mạnh mẽ cho cái chết của ông ta.
Các cố vấn cho tổng thống Trump đã lên kế hoạch cho một bài diễn văn của tổng thống Trump trước quốc dân đồng bào vào tối thứ Ba giờ Washington. Tuy nhiên, giờ chót tổng thống Trump đã tweet rằng “Tất cả đều bình an! Tên lửa được phóng từ Iran vào hai căn cứ quân sự ở Iraq. Đánh giá về thương vong và thiệt hại đang diễn ra ngay bây giờ. Đến nay mọi sự đều ổn thỏa! Vào thời điểm hiện nay, chúng ta có quân đội mạnh nhất và được trang bị tốt nhất ở bất cứ nơi nào trên thế giới! Tôi sẽ đưa ra tuyên bố vào sáng mai.”
Trong một tuyên bố từ phía Iran, Vệ binh Cách mạng Hồi giáo, một đội quân tinh nhuệ của quân Iran, viết tắt là IRGC, cho biết các cuộc tấn công là một đòn trả đũa mạnh mẽ cho cái chết của Soleimani. IRGC cho biết thêm bất kỳ quốc gia nào có quân đội Mỹ trú đóng đều có thể phải chịu các hành động thù địch này, và kêu gọi công dân Mỹ biểu tình đòi chính phủ Mỹ rút quân ra khỏi khu vực.
Tuyên bố này gọi Hoa Kỳ là “đại Satan” và nói thêm:
“Hỡi bọn đại Satan, chúng tôi cảnh báo rằng nếu các ngươi lặp lại sự gian ác của mình hoặc thực hiện bất kỳ động thái bổ sung nào hay bất kỳ hành vi gây hấn nào khác, chúng tôi sẽ đáp trả bằng những phản ứng mạnh mẽ và tàn bạo hơn”.
Giá dầu tăng mạnh hôm thứ ba sau khi tin tức Iran phóng hơn một chục tên lửa đạn đạo vào các căn cứ ở Iraq. Dầu thô ở Mỹ đã tăng hơn 4% lên hơn 65 Mỹ Kim một thùng vào tối thứ Ba.
Đức Thánh Cha dự kiến sẽ đưa ra những nhận xét của ngài về tình hình nghiêm trọng này trong buổi triều yết chung thứ Tư 8 tháng Giêng.
Tưởng cũng nên nói thêm, tướng Qasem Soleimani là kiến trúc sư của Iran trong việc mở rộng thế lực của nước này ở Trung Đông. Ông sinh năm 1957 tại tỉnh Kerman, Iran. Ông bỏ học vào năm 13 tuổi để làm công nhân xây dựng. Sự nghiệp quân sự của ông bắt đầu trong cuộc chiến tranh Iran-Iraq vào thập niên 1980. Tám năm chiến tranh với Iraq đã mang lại cho ông nhiều kinh nghiệm chiến trường. Ông trở thành người đứng đầu Lực lượng Quds của Vệ binh Cách mạng Iran vào năm 1998. Trong nhiều năm, Soleimani đã giúp củng cố các thế lực ngoại vi của Iran tại Trung Đông. Ông đã trở nên nổi bật hơn khi áp dụng bạo lực thẳng tay trong cuộc Nổi dậy Ả Rập, chống lại các chế độ độc tài trong vùng. Tháng Tư 2019, Hoa Kỳ đã liệt kê Lực lượng Quds của Vệ binh Cách mạng Iran, được hình thành vào năm 1998, là một nhóm khủng bố. Hoa Kỳ đổ lỗi cho Soleimani về cái chết và thương tích của hàng trăm người Mỹ. Các quan chức Hoa Kỳ nói rằng ông ta đang âm mưu tấn công nhiều hơn vào các quyền lợi của Hoa Kỳ trong khu vực. Đó là lý do biện minh cho cuộc không kích của Hoa Kỳ tấn công đoàn xe của ông tại Sân bay Bagadad của Iraq vào ngày 3 tháng Giêng. Soleimani, một số phụ tá của ông và các thủ lĩnh dân quân chủ chốt khác đã thiệt mạng trong vụ tấn công. Iran đã thề sẽ trả thù mạnh mẽ cho cái chết của ông ta.
Tình hình sức khỏe của Đức nguyên Giáo hoàng Biển Đức XVI
1/8/2020 3:25:13 PM
Mới đây, trong một cuộc phỏng vấn dành cho đài phát thanh truyền hình của vùng Bavaria của Đức, Đức nguyên Giáo hoàng Biển Đức đã bình luận về một số khía cạnh trong cuộc sống hàng ngày của mình: Ngay cả ở tuổi 92, ngài vẫn tiếp tục tuân theo một thói quen nghiêm ngặt và cũng có những khoảnh khắc tưởng nhớ về quê nhà Bavaria của ngài.

Theo nhà báo Tassilo Forchheimer, người phỏng vấn độc quyền, Đức Tổng giám mục Georg Gänswein luôn ở bên cạnh Đức nguyên Giáo hoàng Biển Đức và như một người con chăm sóc cho cha của mình.
Trí tuệ minh mẫn nhưng sức khỏe thể lý giảm nhiều
Đức cha Gänswein cho biết rằng ở tuổi 92, trí tuệ của Đức nguyên Giáo hoàng vẫn minh mẫn nhưng sức khỏe thể lý của ngài yếu đi; giọng nói của ngài rất yếu và ngài gặp khó khăn nhiều khi đi lại.
Chính Đức Biển Đức cũng xác nhận: “Tôi từng có giọng nói khỏe nhưng bây giờ nó không còn nữa.” Khi được hỏi rằng người dân Đức nên biết gì về tình trạng của ngài, ngài nói rằng ngài là một cụ già ở cuối hành trình.
Theo một thời khóa biểu nghiêm ngặt
Tuy vậy, Đức Biển Đức vẫn theo một thời khóa biểu nghiêm ngặt. Lúc 7 giờ 30 sáng, tại nhà nguyện của đan viện nhỏ nơi ngài đang ở, ngài cử hành Thánh lễ với Đức tổng giám mục Gänswein và các nữ tu chăm sóc ngôi nhà. Nhà báo Forchheimer cho biết Đức Biển Đức dành nhiều thời gian trong ngày để làm việc trong văn phòng của ngài, được bao quanh bởi những cuốn sách “trông giống như một thư viện”. Ông nói: “Cuộc đời của giáo sư thần học Joseph Ratzinger được phản chiếu trong hàng ngàn cuốn sách; ngài nói rằng đối với ngài, tất cả các giai đoạn của cuộc đời ngài được bao gồm trong những cuốn sách và ngài vẫn tiếp xúc với chúng mỗi ngày.”
Gần gũi với quê hương Bavaria
Bên cạnh các cuốn sách, nhiều đồ vật và tranh vẽ bao quanh Đức nguyên Giáo hoàng, hầu như tất cả đều nhắc về miền Bavaria. Một bức ảnh Đức Mẹ ở quảng trường Đức Maria – Marienplatz – ở thành phố Munich, một bức vẽ ngôi làng Marktl am Inn – nơi sinh của ngài – được treo trong phòng ăn... Đức nguyên Giáo Hoàng bày tỏ với phóng viên của đài BR: “Tôi luôn rất gần gũi với Bavaria và mỗi đêm tôi luôn phó thác bang Bavaria của chúng tôi cho Chúa.” (Vida Nueva 05/01/2020)
Hồng Thủy (VaticanNews Tiếng Việt 07.01.2020)
1,3 triệu người Ba Lan tham gia các cuộc tuần hành Ba Vua
1/8/2020 2:51:47 PM
1,3 triệu người Ba Lan đã tham gia các cuộc tuần hành Ba Vua lần thứ XII trên các con đường khắp các thành phố của Ba Lan; đông nhất là cuộc tuần hành tại thủ đô Vác-sa-va với 90 ngàn người.
 Cuộc tuần hành Ba Vua năm nay có khẩu hiệu là “Họ loan báo các phép lạ”, là những ca từ của bài hát Giáng sinh “Hôm nay ở Bêlem.”
Tạ ơn
Các tham dự viên các cuộc tuần hành tạ ơn nhân dịp kỷ niệm 100 năm Trận chiến Vác-sa-va, sẽ được cử hành vào tháng 8 năm nay. Trận chiến còn được gọi là “Phép lạ trên sông Vistula”, là chiến thắng quyết định của Ba Lan vào năm 1920 trong Chiến tranh Xô Viết - Ba Lan. Ba Lan, trên bờ vực thất bại hoàn toàn, đã đẩy lùi và đánh bại Hồng quân Liên Xô, điều mà Vladimir Lenin, nhà lãnh đạo Bolshevik, gọi là “một thất bại to lớn” đối với lực lượng của mình. Đây cũng là dịp tạ ơn nhân 100 năm ngày sinh của thánh Gioan Phaolô II và nhân lễ tuyên phong chân phước sắp tới cho Đức Hồng y Stefan Wyszynski.
872 thành phố và thị trấn của Ba Lan tham dự
Các cuộc tuần hành đã đi qua các đường phố của 872 thành phố và thị trấn của Ba Lan; nhiều hơn 120 thành phố so với cuộc tuần hành năm trước.
Cha Rytel Andrianik, phát ngôn viên của Hội đồng Giám mục Ba Lan nói: “Ba Vua cho chúng ta thấy rằng chúng ta phải khởi hành lên đường để gặp Chúa Kitô. Bằng cách này, người Ba Lan cho thấy sự gắn kết với các giá trị Kitô giáo.” (Zenit 06/01/2020)
Hồng Thủy
(VaticanNews Tiếng Việt 07.01.2020)
Trump: Không có binh sĩ Mỹ bị thương trong vụ tấn công của Iran
January 8, 2020

Tổng thống Trump ngày 8/1 cho biết các vụ tấn công bằng phi đạn của Iran tối 7/1 (giờ Hoa Kỳ) nhắm vào các căn cứ ở Iraq đã không gây thương vong cho bất cứ binh sĩ Mỹ nào trú đóng ở đó và tổn hại là tối thiểu, một kết cục mà ông nói cho thấy Tehran muốn tránh leo thang thành xung đột.
Các lực lượng Iran đã bắn phi đạn vào các căn cứ quân sự của quân đội Mỹ tại Iraq sáng sớm 8/1 (giờ địa phương) tức tối 7/1 (giờ Hoa Kỳ) và nói rằng để trả đũa vụ hạ sát chỉ huy đầy quyền lực của Iran, Qassem Soleimani, hôm 3/1 do máy bay không người lái của Mỹ không kích.
“Tất cả binh sĩ của chúng ta đều an toàn và các căn cứ quân sự của chúng ta chỉ bị thiệt hại tối thiểu,” ông Trump nói. “Iran dường như đang lùi bước, và đó là điều tốt cho tất cả các bên liên quan và là điều rất tốt cho thế giới.”
“Không có người Mỹ nào bị tổn hại trong cuộc tấn công đêm qua của chế độ Iran. Chúng ta không chịu thương vong,”
Tổng thống Trump nói từ Bạch Ốc, cùng với Phó Tổng thống Mike Pence, Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper và Ngoại trưởng Mike Pompeo cùng các giới chức quân sự khác đứng bên cạnh.
“Dù chúng ta có thiết bị và quân đội ưu việt, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta phải sử dụng nó. Chúng ta không muốn sử dụng nó. Sức mạnh của Mỹ, cả về quân sự và kinh tế, là sự ngăn chặn tốt nhất,” ông nói.
Dù không đưa ra bất cứ lời đe dọa trực tiếp nào về hành động quân sự trả đũa lại Iran, ông kêu gọi các cường quốc thế giới từ bỏ thỏa thuận nguyên tử năm 2015 với Iran mà Washington đã rút ra vào năm 2018 và đạt một thỏa thuận mới, một vấn đề làm tâm điểm của căng thẳng đang gia tăng giữa Washington và Tehran. Iran đã khước từ các cuộc đàm phán mới.
“Tất cả chúng ta phải hợp tác để cùng nhau đạt được một thỏa thuận với Iran để làm cho thế giới trở thành một nơi an toàn và hòa bình hơn,” ông nói.
Chưa có phản ứng ngay lập tức từ các giới chức Iran đối với lời phát biểu của ông Trump. Thông tấn xã bán chính thức Fars mô tả lời biểu của Tổng thống Trump là một “bước lùi lớn từ những lời đe dọa.”
Lãnh tụ Tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei nói rằng các cuộc tấn công của Iran là một “cái tát vào mặt” của Mỹ và nói rằng binh sĩ Mỹ nên rời khỏi khu vực.
Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif nói các cuộc tấn công đã “chấm dứt” phản ứng của Iran về vụ sát hại ông Soleimani, người chịu trách nhiệm dàn dựng mạng lưới các đạo quân ủy nhiệm của Iran khắp Trung Đông. Ông ta được chôn cất tại thành phố quê nhà Kerman đầu tuần này sau 3 ngày quốc tang.
“Chúng tôi không tìm kiếm sự leo thang hay chiến tranh, nhưng sẽ tự vệ trước mọi sự gây hấn,” TT Trump viết trên Twitter.
Reuters cho biết các nguồn tin từ chính phủ Mỹ và Châu Âu nói, họ tin rằng Iran đã cố tình tìm cách tránh thương vong của binh sĩ Mỹ trong các cuộc tấn công phi đạn vừa qua để tránh căng thẳng leo thang.
Nhưng một phát ngôn viên của quân đội Iran bác bỏ “các bản tin của truyền thông nước ngoài” nói rằng có sự phối hợp nào đó giữa Iran và Mỹ trước cuộc tấn công để cho phép các căn cứ được di tản, theo hãng tin Fars.
Theo VOA
Cuộc tấn công ở Iran liệu có giúp Trump tái đắc cử?
8 tháng 1 2020
Hệ lụy từ cuộc không kích của Hoa Kỳ giết chết tướng Qasem Soleimani của Iran chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chính trị Hoa Kỳ.
Những ngày này, dường như tất cả mọi thứ đều có khả năng sẽ ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống và vụ tấn công nói trên chắc chắn sẽ là một vấn đề lớn.
Với căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran, hậu quả lâu dài sẽ phụ thuộc phần lớn vào cách phản ứng của Iran và cường độ của bất kỳ cuộc xung đột nào xảy ra sau đó.
Nếu kết quả cuối cùng là một cuộc rút quân của Hoa Kỳ khỏi Iraq, thì tình hình chính trị có thể đảo lộn, với những tên diều hâu tham chiến hú hét và những kẻ không liên quan ăn mừng.
Nhưng trước mắt, nó sẽ có một số tác động đáng kể lên cả các cuộc bầu cử sơ bộ để chọn ra ứng cử viên tranh cử tổng thống của đảng Dân chủ vốn sẽ bắt đầu chưa đầy một tháng nữa, lẫn cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11.
Một tổng thống thời chiến?
Thông thường, khi một tổng thống Mỹ đối mặt với một cuộc khủng hoảng về đối ngoại, tỉ lệ cử tri ủng hộ ông ta sẽ tăng lên một cách ngắn hạn.
Đây là hiệu ứng "vì quốc kỳ" (rally around the flag) giúp thúc đẩy vị thế của George H.W. Bush trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991. Còn con trai ông, George W Bush, thì cũng nhận được lượng ủng hộ tăng mức kỷ lục vài ngày sau vụ tấn công 11/9 và các vụ ném bom ở Afghanistan sau đó.
Tuy nhiên, điều đó phải liên quan đến những động thái lớn về quân sự. Còn khi nguy cơ không quá cao, thì lợi ích chính trị từ một khủng hoảng về đối ngoại lại không mấy rõ ràng.
Tỷ lệ tín nhiệm của Barack Obama gần như không thay đổi trong cuộc chiến tranh không kích năm 2011 ở Libya. Còn khi Donald Trump bắn tên lửa vào căn cứ không quân Syria để đáp trả việc nước này sử dụng vũ khí hóa học thì tuy tỉ lệ tín nhiệm với ông có tăng nhẹ nhưng nó lại không gây ra nhiều khác biệt khi mà trong suốt nhiệm kỳ tổng thống, tỉ lệ tín nhiệm với ông lại tương đối ổn định.
Cuộc khảo sát đầu tiên sau cuộc tấn công giết chết tướng Soleimani cho thấy, công chúng bị chia rẽ mạnh mẽ về cách xử lý tình huống của Trump cũng như những việc khác mà vị tổng thống này đã làm. Đa số người tham gia khảo sát chấp thuận hành động, nhưng cũng từng đó người bày tỏ lo ngại rằng tổng thống đã không "lên kế hoạch một cách đủ cẩn thận".
Một chiến thắng huy hoàng hay là một cuộc chiến đẫm máu kéo dài, cuối cùng thì cách nhìn của công chúng đối với tổng thống Trump có thể vẫn không thay đổi gì mấy.
Sự ủng hộ của Đảng Cộng hòa
Ông Trump có thể được hưởng lợi từ vụ việc này, tuy nhiên, ông ta sẽ hưởng lợi bằng cách vận động từ chính những người ủng hộ mình.
Trong cuộc thăm dò của Huffington Post, 83% đảng Cộng hòa cho biết họ đồng ý với cuộc không kích. Trong khi đó, những người ủng hộ tổng thống coi cuộc tấn công ông Soleimani là cách mới nhất để "kích động" các đối thủ chính trị.
Trên mạng xã hội, phản ứng phổ biến của những người ủng hộ Trump đối với những người bày tỏ lo ngại về hậu quả của cuộc tấn công Soleimani là "xin lỗi vì sự mất mát của bạn".
Babylon Bee, một trang web châm biếm của phe bảo thủ, đã nói đùa rằng đảng Dân chủ muốn treo cờ rũ để thương tiếc cho cái chết của Soleimani.
Căng thẳng ở Trung Đông cũng có thể giúp tổng thống bằng cách chuyển hướng của sự chú ý của công luận ra khỏi cuộc luận tội và phiên tòa sắp tới ở Thượng viện.
"Chim bồ câu" của Đảng Dân chủ
Về phía đảng Dân chủ, cuộc tấn công với Soleimani có thể tiếp thêm sinh lực cho một phong trào phản chiến ở bên trong đảng này, vốn đã khá yên ắng kể từ đỉnh điểm là cuộc chiến ở Iraq.
Bernie Sanders, một trong những ứng cử viên hàng đầu cho vị trí tổng thống của Đảng Dân chủ, đã nhanh chóng đưa ra quan điểm phản chiến, ủng hộ hòa bình của mình.
"Tôi đã đúng về Việt Nam. Tôi đã đúng về Iraq. Tôi sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình để ngăn chặn chiến tranh với Iran", ông viết trong một tweet cùng một đoạn video nói về những nỗ lực chống phản chiến của mình.

Các cuộc biểu tình ở Washington sau cuộc tấn công bằng drone
Tulsi Gabbard, một ứng cử viên khác, cũng phản đối mạnh mẽ những gì mà bà coi là "cuộc chiến thay đổi chế độ" mà cả hai bên đang theo đuổi, nói rằng cuộc tấn công của Soleimani là một "hành động chiến tranh" vi phạm hiến pháp Hoa Kỳ.
Tuy nhiên những tuyên bố đó trái ngược với các ứng cử viên Dân chủ khác, cả hai đều lên án Soleimani, vốn đã tiếp tay cho các cuộc chiến ủy nhiệm chống lại các lực lượng Hoa Kỳ trong khu vực, nhưng cũng chỉ trích toan tính của cuộc tấn công.
"Có nhiều câu hỏi đặt ra về việc quyết định này được đưa ra như thế nào và liệu chúng ta đã chuẩn bị cho hậu quả hay chưa," bà Pete Buttigieg nói. Còn Elizabeth Warren gọi Soleimani là "kẻ giết người," và Amy Klobuchar thì bày tỏ lo ngại cho sự an toàn của quân đội Hoa Kỳ trong khu vực.
Trong khi đó, cựu Thị trưởng New York Michael Bloomberg đã nhắm vào Sanders khi nói rằng thật "xúc phạm" khi thượng nghị sĩ bang Vermont gọi cuộc tấn công nói trên là "vụ ám sát" (một từ đượcmột số ứng cử viên Dân chủ sử dụng).
"Đây là một người đã nhuốm máu người Mỹ", Bloomberg nói. "Những người tôi biết không au cho rằng chúng ta đã làm gì đó sai khi tấn công vị tướng này."
Có một sự rạn nứt trong nội bộ Đảng Dân chủ giữa những người theo phe cấp tiến và những người ôn hòa luôn hiện rõ qua các cuộc tranh luận. Nếu cuộc khủng hoảng Iran trở nên nóng hơn, việc sử dụng lực lượng quân sự có thể trở thành một chủ đề cũng gây chia rẽ không kém.
Thách thức từ Biden
Theo cuộc thăm dò của Huffpost, cuộc tấn công của Soleimani lại là tin đặc biệt tốt cho ứng cử viên hàng đầu đảng Dân chủ Joe Biden, với 62% cử tri ủng hộ đảng Dân chủ và thiên tả nói rằng họ "tin tưởng" ông Biden về vấn đề Iran. Ông Biden vượt xa Sanders và Warren, khi chỉ 47% cử tri cho biết họ tin tưởng hai ứng viên này về vấn đề này.
Một phản ứng như vậy sẽ không có gì là đáng ngạc nhiên. Ông Biden có kinh nghiệm lâu năm về chính sách đối ngoại, bao gồm tám năm làm phó tổng thống và và một nhiệm kỳ là chủ tịch ủy ban đối ngoại Thượng viện.
Tuy nhiên, hồ sơ đó không hoàn toàn là một điểm mạnh, vì nó cũng gây chú ý đến sự ủng hộ của Biden dành cho Chiến tranh Iraq năm 2003.
Trả lời câu hỏi của cử tri ở Iowa hôm thứ Bảy, ông Biden nói trong khi ông bỏ phiếu ủy quyền cho Chiến tranh Iraq, ông đã phản đối việc Tổng thống Bush xử lý cuộc xung đột "ngay từ lúc đó".
Tuy nhiên, Biden đã lên tiếng ủng hộ cuộc chiến đó trước và sau khi nó được phát động, và chỉ lần đầu tiên bày tỏ sự hối tiếc từ 2005.
Ông Biden càng tìm cách quanh co về vấn đề Chiến tranh Iraq, giới truyền thông sẽ càng bới móc những thông tin sai lệch hay phóng đại của ông ta, và những đối thủ chính trị của ông sẽ tìm thấy điểm yếu họ có thể khai thác.
"Không đủ dưỡng khí"
Như thể cuộc chiến luận tội vào tháng 12 vẫn là chưa đủ với các ứng viên đảng Dân chủ nhằm thu hút sự chú ý của công luận, nhưng giờ đây, thông tin này còn phải cạnh tranh với Iran và một phiên tòa luận tội ở thượng viện.
Đó là tin xấu với các ứng cử viên như Cory Booker, Deval Patrick, Tom Steyer và một vài người khác vẫn còn trong cuộc đua nhưng đã gần như biến mắt trong các cuộc thăm dò và không đủ ngưỡng yêu cầu để tham gia các cuộc tranh luận quan trọng sắp tới nhằm tìm ứng viên ra tranh cử tổng thống.
Nó cũng có thể gây khó cho Klobuchar, dù đã có một sự tăng nhẹ trong số tiền gây quỹ và lượng người ủng hộ trong cuộc thăm dò muộn ở Iowa, nhưng điều đó sẽ chưa đủ nếu cử tri trở nên quá bận tâm với các sự kiện ở nước ngoài.
Trong chính trị tranh cử tổng thống, sẽ rất có lợi nếu ứng viên trở nên nổi bật ở gần cuối cuộc đua. Tuy nhiên, với cuộc khủng hoảng Iran hiện tại, điều đó có thể là đã quá muộn.
Đồng Tâm chống trả ‘tấn công’: 3 công an và 1 người dân thiệt mạng
January 8, 2020

Ba người đại diện dân Đồng Tâm thông báo tình hình trên fanpage ‘Nhân Dân'. (Hình chụp qua màn hình)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Sáng 9 Tháng Giêng, thông báo đăng trên trang web của Bộ Công An CSVN xác nhận “ba cán bộ chiến sĩ công an hi sinh, một đối tượng chống đối [ám chỉ người dân Đồng Tâm] chết, một đối tượng bị thương.”
Tin này ngay sau đó được các báo nhà nước dẫn lại, chính thức xác nhận tin lan truyền trên mạng xã hội cùng ngày về việc nhà cầm quyền CSVN đường đột “đánh úp” người dân Đồng Tâm vào đúng hôm 15 Tháng Chạp Âm lịch.
Văn bản của Bộ Công An CSVN đưa cáo buộc người dân Đồng Tâm “có hành vi chống đối, sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng… tấn công lực lượng chức năng, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng”.
“Các đơn vị chức năng đã khống chế và bắt giữ các đối tượng vi phạm pháp luật nghiêm trọng, khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tiến hành xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Hiện nay, các đơn vị liên quan đang tiến hành xây dựng tường rào phi trường Miếu Môn theo kế hoạch,” thông cáo cho biết thêm.

Bản tin trên trang web Bộ Công An CSVN. (Hình chụp qua màn hình) Vài giờ trước đó, trước lúc bị ngắt Internet và phá sóng điện thoại, người dân Đồng Tâm đã kịp mở trang fanpage ‘Nhân Dân’ để cập nhật tình hình.
Ban quản trị fanpage này viết rằng các trang Fasebook trước đây về Đồng Tâm “đều bị đánh sập liên tục không thể khôi phục và tồn tại do vậy việc chuyền tải các thông tin gặp rất nhiều khó khăn. Nay các thông tin từ Đồng Tâm sẽ được truyền tải trên trang ‘Nhân Dân’.
Trong khi đó, ông Trịnh Bá Phương, một dân oan Dương Nội tố cáo việc ông bị hàng chục an ninh “bao vây nhà” trong lúc ông đưa tin về tình hình Đồng Tâm. Bà Bùi Thị Minh Hằng, cựu tù nhân lương tâm, cũng rơi vào tình cảnh tương tự vì bà được người dân Đồng Tâm báo tin khẩn.
Nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn bình luận trên trang cá nhân: “Những người ra lệnh đánh úp làng Đồng Tâm vào 4 giờ sáng nay (đúng rằm Tháng Chạp) có thể đạt được mục đích thị uy trước mắt, trừng phạt được dân làng và cướp được đất, nhưng chắc chắn đã không lường hết những hậu quả chính trị của quyết định tệ hại này. Không ai khác, chỉ có họ mới khiến một làng nhiều đời trung thành với chế độ, nổi tiếng với những pháo thủ bảo vệ vùng trời Hà Nội thời chiến tranh, trở lành một làng tự diễn biến, đòi quyết tử với một chế độ mà họ từng sẵn sàng chết để bảo vệ.”
(N.H.K)
Tổ chức Mỹ cảnh báo có thể đụng độ vũ trang ở Biển Đông năm 2020
January 1, 2020
Một tổ chức nghiên cứu của Hoa Kỳ mới đưa ra nhận định về khả năng xảy ra xung đột vũ trang trong năm 2020 ở nhiều “điểm nóng” trên thế giới, trong đó có Biển Đông.

Dựa trên đánh giá của các chuyên gia chính sách đối ngoại của Mỹ về 30 cuộc xung đột tiềm tàng có thể xảy ra hoặc leo thang trong năm tới, cũng như tác động của chúng đối với các quyền lợi của Hoa Kỳ, Hội đồng Đối ngoại nhận định rằng “một cuộc đối đầu giữa Mỹ và Iran, Triều Tiên, hoặc với Trung Quốc ở Biển Đông vẫn là những điều gây ra mối quan ngại lớn nhất ở nước ngoài”.
Tổ chức, nơi Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh từng tới phát biểu về chính sách đối ngoại của Việt Nam, nói rằng Biển Đông là một trong các “ưu tiên hàng đầu đối với Hoa Kỳ” trong năm 2020.

Trung Cộng ra mắt hỏa tiễn Đông Phong, ‘đe dọa gián tiếp’ Việt Nam
Với nhận định về tác động “cao” và khả năng xảy ra ở mức “vừa phải”, Hội đồng Đối ngoại đề cập tới “một cuộc đối đầu vũ trang quanh các khu vực lãnh hải tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông] giữa Trung Cộng (TC) và một hoặc nhiều hơn các nước Đông Nam Á cũng tuyên bố chủ quyền như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, hay thậm chí với cả Đài Loan.
Một cuộc đối đầu giữa Mỹ và Iran, Bắc Hàn, hoặc với Trung Cộng ở Biển Đông vẫn là những điều gây ra mối quan ngại lớn nhất ở nước ngoài. Hội đồng Đối ngoại Mỹ nhận định.
Tình hình Biển Đông nóng lên những tháng cuối năm 2019 vì vụ “đối đầu” của tàu hải cảnh hai nước láng giềng phương bắc ở Bãi Tư Chính, cũng như việc tàu thăm dò Hải Dương 8 của TC đi vào lãnh hải mà Hà Nội nói là Vùng Đặc quyền Kinh tế của mình.
Ông Brahma Chellaney từ Trung tâm Nghiên cứu Chính sách ở New Delhi từng nhận định với VOA tiếng Việt rằng hành động của Bắc Kinh nhằm “bào mòn quyết tâm” của Hà Nội.
Nhà nghiên cứu này nói thêm rằng giống như Ấn Độ, Việt Nam “không có đồng minh quân sự và buộc phải một mình đối đầu với sự xâm lược của TC”.
Bí thư TP HCM: Việt Nam ‘không thể’ quay lưng với Trung Cộng
Năm 2019 đánh dấu lần đầu tiên trong vòng một thập kỷ Việt Nam công bố Bạch thư Quốc phòng, trong đó TC nhiều lần được đề cập, nhất là về các vấn đề liên quan tới Biển Đông.
“Sự khác biệt giữa Việt Nam và TC trong vấn đề chủ quyền trên Biển Đông cần được xử lý hết sức tỉnh táo, cẩn trọng, không để ảnh hưởng tiêu cực đến đại cục hòa bình, hữu nghị và hợp tác phát triển của hai nước”, Bạch thư Quốc phòng Việt Nam viết.
“Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông là một quá trình lâu dài, khó khăn, phức tạp vì liên quan đến nhiều nước, nhiều bên. Hai bên cần tiếp tục đàm phán, hiệp thương tìm kiếm giải pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế”.
Theo VOA
Phát hiện chất độc tại Văn Phòng Quản Chế ở Westminster
January 8, 2020

Đội chống chất độc làm việc tại Văn Phòng Quản Chế Orange County ở Westminster. (Hình: OC Hawk)
WESTMINSTER, California (NV) – Một cảnh sát viên phải nhập viện và 20 người phải di tản hôm Thứ Ba, 7 Tháng Giêng vì phát hiện chất độc tại Văn Phòng Quản Chế Orange County ở Westminster.
Theo nhật báo The Orange County Register, ông Steven Sentman, nhân viên quản chế trưởng của Orange County, cho biết một cảnh sát viên đang kiểm tra một người bị quản chế tại văn phòng trên đường Beach lúc 2 giờ 45 phút chiều và tiếp xúc với một chất gì đó, khiến ông bị bệnh.
Một cảnh sát viên khác thấy đồng nghiệp hít chất độc và lập tức chích thuốc Narcan cho ông. Đây là một loại thuốc dùng để điều trị cho những ai hít ma túy hay dùng thuốc giảm đau fentanyl quá liều.
Bà Carrie Braun, phát ngôn viên của Sở Cảnh Sát Orange County, cho hay cơ quan công lực này và Sở Cứu Hỏa Huntington Beach đến để bảo đảm khu vực này không gặp nguy hiểm và thu thập bằng chứng. Bà còn nói có khoảng 20 người phải di tản khỏi Văn Phòng Quản Chế và không ai bị thương.
Chỉ Huy Alan Iwashita của Sở Cảnh Sát Westminster cho biết đội chống chất độc được gọi đến để dọn dẹp hiện trường cho đến hết giờ làm việc của Văn Phòng Quản Chế, tức là đến 5 giờ chiều.
Sở Cảnh Sát Orange County cho biết cảnh sát viên kia hít chất độc khá nhiều, nhưng chưa nói chất đó là gì và tình trạng của ông ra sao.
(TL)
Edited by user Thursday, January 9, 2020 12:26:15 AM(UTC)
| Reason: Not specified
|