Rank: Advanced Member
Groups: Registered
Joined: 3/22/2011(UTC) Posts: 3,194
Thanks: 326 times Was thanked: 364 time(s) in 256 post(s)
|
Tin Tong Hop
Khai mạc Thượng Hội đồng Giám mục về Amazon
10/7/2019 9:21:58 AM
http://conggiao.info/kha...am-muc-ve-amazon-d-51698
Lúc 10h sáng Chúa Nhật 6/10/2019, Đức Thánh Cha đã dâng thánh lễ khai mạc Thượng HĐGM về Amazon với chủ đề: Amazon - những con đường mới cho Giáo Hội và nền sinh thái học toàn diện. Thánh Lễ có sự hiện diện đặc biệt của các tân hồng y vừa được thăng chiều ngày hôm trước (5/10).

Trong bài giảng Thánh lễ Đức Thánh Cha nói: “Thánh Phao-lô, nhà truyền giáo vĩ đại nhất trong lịch sử Giáo hội, giúp chúng ta “làm Thượng HĐGM” và “đi cùng nhau”: đó là điều ngài viết cho Timôthê và cũng cho chúng ta hôm nay, những mục tử phục vụ dân Chúa.”
Món quà nhận được từ Thiên Chúa
ĐTC trích lời Thánh Phaolô: “tôi nhắc anh phải khơi dậy đặc sủng của Thiên Chúa, đặc sủng anh đã nhận được khi tôi đặc tay trên anh” (2Tm 1,6). Chúng ta là giám mục bởi vì chúng ta đã nhận được một món quà của Thiên Chúa. Chúng ta không ký một thỏa thuận, không nhận trong tay một hợp đồng làm việc, nhưng được đôi tay đặt lên đầu, để đến lượt mình, chúng ta giơ tay cầu xin Thiên Chúa và đưa tay ra với anh em. Chúng ta đã nhận được một món quà. Một món quà không thể mua, không được trao đổi mua bán: nó được nhận và tặng cho.
Nếu chúng ta đặt mình chứ không phải món quà vào trung tâm, nếu các mục tử trở thành người lo công việc, thì chúng ta biến món quà thành một chức năng và biến mất tính nhưng không. Và vì vậy rốt cuộc chúng ta phục vụ chính mình và sử dụng Giáo hội. Ngược lại, với món quà nhận được, cuộc sống của chúng ta là để phục vụ.
Khơi dậy ngọn lửa
Trung thành với lời kêu gọi này, Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta rằng món quà phải được “khơi dậy”. Động từ ngài dùng rất thú vị: “khơi dậy”, theo nghĩa đen là “làm cháy lại ngọn lửa”. Món quà chúng ta đã nhận được là một ngọn lửa, đó là tình yêu đang cháy đối với Chúa và với anh chị em chúng ta. Ngọn lửa phải được giữ cho cháy. Giáo hội không thể tự giới hạn mình vào việc chăm sóc mục vụ “bảo tồn”, cho những ai đã biết Tin Mừng Chúa Kitô. Chúa Giêsu đã không đem đến làn gió buổi tối, nhưng đem lửa vào mặt đất.
Ngọn lửa làm sống lại món quà là Chúa Thánh Thần, không phải là một tinh thần nhút nhát, mà là sự khôn ngoan. Theo Giáo lý dạy thì “Khôn ngoan là đức tính giúp lý trí thực tiễn trong mọi hoàn cảnh nhận ra điều thiện đích thực và chọn lựa những phương thế tốt để đạt tới” (số 1806).
Khôn ngoan không phải là thiếu quyết đoán, nó không phải là một thái độ phòng thủ. Đây là đức tính của Người mục tử, biết cách phân biệt, nhạy bén với sự mới mẻ của Thánh Thần. Thánh Thần gợi hứng cho Thượng hội đồng các con đường cho Giáo hội tại Amazon, để ngọn lửa sứ mạng không bị dập tắt.
Ngọn lửa của Thiên Chúa, như trong trình thuật bụi gai cháy, cháy nhưng không thiêu rụi (x. Xh 3,2). Đó là một ngọn lửa tình yêu chiếu sáng, sưởi ấm và mang lại sự sống, chứ không phải ngọn lửa bùng lên và nuốt chửng. Khi con người và các nền văn hóa bị nuốt chửng mà không có tình yêu và sự tôn trọng, thì đó không phải là ngọn lửa của Thiên Chúa, mà là của thế gian.
Bao nhiêu lần món quà của Thiên Chúa đã không được trao ban nhưng áp đặt, bao nhiêu lần người ta đi chiếm thuộc địa hơn là đi loan báo Tin Mừng. Xin Chúa bảo vệ chúng ta khỏi sự tham lam của chủ nghĩa thực dân mới.
Khơi lại món quà, chấp nhận sự khôn ngoan táo bạo của Thánh Thần, thánh Phaolô kêu gọi: Đừng hổ hẹn làm chứng cho Chúa chúng ta, nhưng dựa vào sức mạnh của Thiên Chúa, anh hãy đồng lao cộng khổ với tôi để loan báo Tin Mừng (2 Tm 1,8).
Hướng về Amazon
Đức Thánh Cha mời gọi: chúng ta hãy cùng nhau nhìn vào Chúa Giêsu bị đóng đinh, nhìn vào trái tim tan vỡ của Người dành cho chúng ta. Nhiều anh chị em ở Amazon vác thập giá nặng nề và chờ đợi sự an ủi giải phóng của Tin Mừng, sự nâng đỡ yêu thương của Giáo hội.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha kể về Đức Hồng y Hummes khi ngài đến thăm những thành phố nhỏ của Amazon. Đức Hồng y đã đến nghĩa trang để tìm mộ của những nhà truyền giáo. Một cử chỉ của Giáo hội dành cho những người đã dành cả cuộc đời tại Amazon. Đức Thánh Cha kể: Sau một chút trầm ngâm, Đức Hồng Y Hummes đã nói với tôi: “Đừng quên họ. Họ xứng đáng được phong thánh”. Để kết luận, ĐTC nói: “với họ, những người đang dành cả cuộc đời ở đây, chúng ta cùng nhau bước đi.”
Văn Yên, SJ (Vatican News 06.10.2019)
Amazon, phòng thử nghiệm cải cách của Đức Phanxicô
10/7/2019 9:37:01 AM
Đức Giáo hoàng mong muốn thử nghiệm các biện pháp trong lãnh vực biểu tượng của các chuyện không tốt trong Giáo hội. Dù cho các người bảo thủ phải thất vọng.

Các người bảo thủ, có nhiều trong Giáo hội, đứng lên chống lại các nỗ lực dù đã rất cẩn thận của Đức Phanxicô để thay đổi một số quy tắc trong Giáo hội công giáo. © Gregorio Borgia / AP / SIPA
Vùng Amazon bị cháy… “Căn nhà Giáo hội” cũng bị cháy, không phải do các thách thức sinh thái của “lá phổi” hành tinh nhưng còn do Đức Phanxicô muốn thử nghiệm cải cách của mình ở vùng Amazon, nơi có 9 nước với 25 triệu dân.
Thượng hội đồng Amazon bắt đầu ngày chúa nhật 6 tháng 10 sẽ nghe “tiếng kêu của trái đất” chống lại sự khai thác quá độ đất đai, sông ngòi, thảm thực vật. “Tiếng kêu của người nghèo”, của các dân tộc vùng Amazon, nạn nhân đầu tiên của nạn phá rừng, của sự không trừng phạt những kẻ giết người, những kẻ nuốt chửng mọi thứ, những kẻ tư nhân hóa tài nguyên thiên nhiên như nước, bất chấp mọi quy ưóc quốc tế.
Tại Vatican, chúng ta ca ngợi “vẻ đẹp bị thương” của vùng Amazon, nơi trở thành nơi đau thương và bạo lực của các dân tộc bản địa. Về chủ đề bạo lực xã hội, hủy hoại các mối quan hệ và văn hóa nguồn gốc, lời nói của Giáo hội đã bị phá vỡ từ lâu. Tuy ít nói về sinh thái, nhưng nhờ Thông điệp Chúc tụng Chúa, Laudato Si được công bố năm 2015, dù trễ nhưng nhưng Giáo hội công giáo đã bắt kịp so với các Giáo hội tin lành, chính thống có tiếng là “xanh” hơn.
Một vùng có tính biểu tượng
Nhưng thách thức chính của thượng hội đồng Amazon không phải ở đó. Với một vùng mênh mông (5,3 triệu cây số vuông rừng), với sự cô lập giữa các cộng đồng, với con số linh mục hiếm hoi, vùng này cũng là nguyên mẫu của một Giáo hội mà các vùng đất xa xôi ở Pháp, các vùng nông thôn hay sa mạc, cũng như ở châu Phi, đang chết dần chết mòn hoặc bị khô héo, bị đè nặng cũng cùng các chuyện không tốt. Sa mạc của con người, sa mạc của đức tin…
Đứng trước tình trạng này, Đức Giáo hoàng đẩy vùng Amazon vào phòng thử nghiệm để thí nghiệm các cải cách của mình, mang lại cho Giáo hội tầm mức truyền giáo, tái đặt lại vùng lãnh thổ và mạng lưới của mình. Và ngài nêu lên các vấn đề từ lâu thuộc hàng cấm kỵ trong hàng ngũ Giáo hội, như phong chức cho các ông đã lập gia đình hay mở ra cho phụ nữ vào các sứ vụ (phó tế, chức tư tế). Có lẽ một cuộc cách mạng đang được chuẩn bị, nhờ một thượng hội đồng ở một vùng mà về mặt văn hóa cũng như địa lý ở xa Rôma. Các vị siêu bảo thủ ở Vatican hiểu rất rõ điều này, họ nghi giáo hoàng có các hoạch định đen tối nhất, họ buộc tội ngài muốn xóa bỏ các quy tắc thiêng liêng.
Nhờ đến các ông đã lập gia đình
Trong thực tế, đó là gì? Là mở chức thánh cho các ông đã lập gia đình, ưu tiên trong các dân tộc bản địa ở các vùng xa xôi hẻo lánh của chín nước vùng Amazon. Đây không phải là chuyện cho phép các linh mục sống độc thân được phép lập gia đình, nhưng là cho phép các giám mục khi cần thiết được nhờ cậy đến các ông đã lập gia đình, đức hạnh, có kinh nghiệm, có xác tín gia đình đã ổn định (tiếng la tinh là viri probati), để họ có thể dâng thánh lễ, ban các phép bí tích, phục vụ cộng đồng của họ. Vấn đề gai góc và gây chia rẽ nhưng vì lợi ích cho giáo dân. Giáo dân không thể tiếp tục chờ vô thời hạn các linh mục độc thân, họ không còn đến đó nữa, họ không thể làm thêm trách vụ mới, họ đã lớn tuổi và cũng đã kiệt sức.
Trong các cấp bậc cao của Giáo hội công giáo, không ai không biết bậc sống độc thân gọi là chức thánh không phải là giáo điều phải tuyệt đối tin. Đó đon thuần là một kỷ luật, một quy tắc đã tiến triển qua thời gian và không gian. Ngay từ các thế kỷ đầu lịch sử của mình, trong hàng ngũ Giáo hội đã có các linh mục lập gia đình. Và bây giờ trong các Giáo hội công giáo phương Đông vẫn còn và quyền cũng đã tiến triển khác nhau. Và ngay ở các nước la-tinh như ở Pháp cũng có các linh mục đã lập gia đình, trước đây họ thuộc Giáo hội anh giáo hay luther và bây giờ họ trở lại đạo công giáo, họ dâng thánh lễ mỗi chúa nhật. Các giám mục không bắt họ phải bỏ vợ khi họ trở lại!
Đạo đức giả
Như thế ở đây có một chút đạo đức giả trong các lời chống đối đã gây chấn động ngay trước khi thượng hội đồng Amazon bắt đầu. Một loại đạo đức giả do sợ… Sợ nhảy qua then khóa độc thân bất khả xâm phạm của các linh mục. Sợ có hai tình trạng, độc thân và lập gia đình. Sợ các chủng viện sẽ trống nếu không duy trì tình trạng độc thân. Và nếu ngày mai Giáo hội công giáo cho phép một tu sĩ kết hôn ở vùng Amazon thì tại sao lại từ chối ở các vùng khác cũng xa xôi hẻo lánh hay sa mạc? Tại sao lại từ chối ở Pháp, nơi cũng có các vùng thôn quê hay miền núi, các cộng đoàn thu nhỏ, các nhà thờ trống vắng, các linh mục chết không có người thay thế, các thánh lễ không còn được dâng? Làm thế nào chúng ta nói về đời sống kitô và “truyền giáo” khi sức mạnh kỹ thuật số thiếu khung và thiếu sinh động?
Then khóa thứ nhì là chỗ đứng của phụ nữ trong các “sứ vụ” của Giáo hội. Từ 6 năm nay, trong các bài diễn văn của Đức Phanxicô, cũng như trong tài liệu chuẩn bị Thượng hội đồng Amazon, phụ nữ càng ngày càng được kêu gọi để đảm nhận nhiều chức vụ hơn, trong phụng vụ, trong giảng dạy, trong nghiên cứu thần học, trong chính trị. Nhưng liệu ngày mai sẽ có nữ linh mục hay nữ phó tế đây không? Vấn đề này đã chia rẽ người công giáo trong một thời gian dài. Từ những năm 1990, với cái giá là tranh cãi gay gắt trong nội bộ và nguy cơ ly giáo nghiêm trọng, Giáo hội Anh giáo đã phong chức linh mục cho phụ nữ. Cũng thời đó, Đức Gioan-Phaolô II đã có quyết định ngược lại, ngài ra tự sắc “dứt khoát” cấm chức thánh cho phụ nữ trong Giáo hội công giáo. Theo ngài, chức thánh “phải đặc biệt dành cho đàn ông”. Ngài làm đây là một hành động đức tin, dựa trên lập luận truyền thống, Chúa Kitô là đàn ông và chỉ duy đàn ông mới được cử hành Bí tích Thánh Thể, khác với bậc sống độc thân của linh mục, chỉ là một quy tắc đơn giản, có thể xem lại bất cứ lúc nào.
Sự loại trừ phụ nữ không còn được thấu hiểu khi đứng trước các nhu cầu thảm thiết của các cộng đồng bị đau khổ ở Amazon cũng như ở các nơi khác. Nó khẳng định cho tiếng tăm phân biệt đối xử của một Giáo hội gia trưởng và phân biệt giới tính, chỉ dành các chức có quyền lực cho các ông độc thân. Đứng trước các tiến bộ mà nhiều nước đi theo chiều hướng nam nữ bình đẳng, với các chiến dịch báo chí cấm và trừng phạt các vụ sách nhiễu, bắt nạt phụ nữ và kỳ thị giới tính thì lập luận công giáo để hợp pháp hóa cho việc loại phụ nữ qua một bên trong các phụng tự, rao giảng, trong việc giảng dạy ở các vị trí cao là chuyện không còn có thể đứng vững được. Kể cả việc áp đặt luật độc thân. Đây là vấn đề-then chốt cho các Giáo hội cổ ở châu Âu hay Mỹ châu, nhưng cũng là vấn đề với các Giáo hội trẻ và phụ thuộc như Giáo hội châu Á và châu Phi. Đằng sau sự hoạt động của các cộng đồng, đó là vai trò xã hội của Giáo hội đang bị đe dọa, uy tín của lời và của hình ảnh các xã hội không còn tinh thần kitô, đã không mất đi hương vị cho các nghi thức và sự linh thiêng.
Vatican, một chiến trường của các bãi mình
Ở Rôma, trước khi có các cuộc thảo luận của thượng hội đồng Amazon thì những người chống đối Đức Phanxicô như hồng y người Mỹ Burke hay hồng y người Đức Brandmüller đã đưa ra các lời cảnh báo và lên tiếng phẫn nộ. Họ tố cáo các “sai lầm” và các “dị giáo”, họ xin Đức Giáo hoàng đừng bỏ bậc sống độc thân của linh mục – điều hoàn toàn không có trong chương trình nghị sự. Lại còn không muốn phụ nữ ở các chức vụ sứ vụ.
Vatican ngày càng giống như một chiến trường của các bãi mình. Vatican bị chấn động bời các vụ tai tiếng tình dục mà chưa hẳn đã xong, các tiết lộ hành vi đồng tình luyến ái trong tận các bức tường Vatican, các vụ kiện đè nặng trên Đức Phanxicô. Theo các người chống đối ngài, giáo hoàng Dòng Tên người Argentina tiến bộ, giáo hoàng cánh tả, phò môi sinh, chống tư bản chủ nghĩa, thậm chí còn thân thiện với người đồng tính, muốn mở rộng biên giới châu Âu cho người tị nạn châu Phi, sẽ sẵn sàng, nếu không muốn nói là từ bỏ, ít nhất là ngưng nhiệt thành bảo vệ các nguyên tắc hay kỷ luật công giáo ngày ngày càng bị xã hội hiện đại hiểu lầm.
Tôi không sợ ly giáo. Tôi cầu nguyện để để điều này đừng xảy ra.
Thật ra Thượng hội đồng về gia đình (kéo dài 2 năm 2014-2015) cũng đã là thương trường của các vụ tranh cãi – và cũng chưa xong – về việc bất khả phân ly hôn nhân, từ chối không cho các người ly dị tái hôn được rước lễ, cấm các phương tiện ngừa thai nhân tạo (dùng thuốc, dùng bao, đặt vòng..v.v) có từ Tông huấn Sự sống Con người (Humanae Vitae) của Đức Phaolô-VI năm 1968. Các dự án cải cách của Đức Phanxicô nhằm làm nhúc nhích bộ máy quan liêu cứng đơ xung quanh ngài, và tiếp đó là một tầm nhìn Giáo hội khoan dung hơn, thay vì xét đoán và lên án thì tiếp nhận người đồng tính, người ly dị tái hôn, phụ nữ đã phá thai đều bị giới bảo thủ chống đối, tuy đây là một nhóm hạn chế nhưng rất có ảnh hưởng ở Rôma. Chúng ta đã thấy các hồng y đứng hàng đầu công khai bày tỏ “hoài nghi” (dubia) của họ về đường lối của Đức Giáo hoàng.
Mọi thứ đều trở thành đề tài để tranh cãi. Như cải cách mùa hè vừa qua ở Viện Rôma mà Đức Gioan-Phaolô II đã thành lập để bảo vệ hôn nhân truyền thống và gia đình kitô đã bị xem là một thách thức nguy hiểm cho di sản của thánh giáo hoàng để lại. Và cũng thế với thượng hội đồng Amazon bây giờ. Một quyển sách tuyệt vời của ký giả Nicolas Senèze báo La Croix Làm thế nào mà nước Mỹ muốn thay đổi giáo hoàng? (Comment l’Amérique veut changer de pape? Nxb. Bayard) đã nói lên âm mưu chống Đức Phanxicô mà ông nắm rõ vấn đề và nguồn gốc phát xuất từ Mỹ.
Một ngày nào đó âm mưu này có tạo “ly giáo” trong Giáo hội không? Câu hỏi đã được đặt ra và ngày 10 tháng 9, trên chuyến bay từ Madagascar về Rôma, Đức Phanxicô đã trả lời: “Tôi không sợ những chuyện ly giáo. Tôi cầu nguyện để điều này đừng xảy ra.” Thượng hội đồng Amazon được xem như một thử nghiệm mới cho khả năng cự lại sự chống đối này và chiến thắng cánh cực kỳ bảo thủ.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch (phanxico.vn 07.10.2019/ lepoint.fr, Henri Tincq, 2019-10-05)
Ngày đầu tiên tại Thượng Hội Đồng Amazon: Nữ tu đánh giá cao sự can dự từng bước cao hơn của phụ nữ
Vũ Văn An 07/Oct/2019

Trong cuộc họp báo đầu tiên tại Thượng Hội Đồng Amazon ngày 7 tháng 10, Nữ tu Alba Teresa Cediel Castillo, người Ba Tây, chứng minh các nữ tu đang ở tuyến đầu tại Amazon.
Theo tường thuật của Deborah Castellani Lubov của Zenit, vị nữ tu này nói “sự tham dự của chúng tôi trong tư cách phụ nữ, như người ta nói trong tiếng Ý, là piano, piano . . . Chúng tôi bước 'từng bước một' hướng về một Giáo Hội biết nhìn nhận chúng tôi, vì sự hiện diện của phụ nữ tại vùng Amazon thực sự rất lớn”.
Bà hết lòng cám ơn Đức Giáo Hoàng Phanxicô vì đã lưu tâm tới vùng này, cả việc ngài từng bước, nhưng luôn lớn hơn, đem các phụ nữ vào diễn trình Thượng Hội Đồng Giám Mục và lưu tâm đến thực tại nữ tu ở Amazon.
Nhưng bà cho hay “điều đáng lưu ý nhất là việc tham gia của các dân tộc bản địa. Mọi người bản địa: trẻ em, người trẻ, người trưởng thành bất cứ chúng tôi đi đâu, đều lắng nghe một cách thanh thản, cảm nhận mình là chủ thể của việc tiến bước theo tinh thần đồng nghị, một điều được chính Đức Giáo Hoàng mong muốn”.
Bà tường thuật như sau về chính các hoạt động của các nữ tu tại vùng Amazon: “Tôi xin nói với qúy vị từ kinh nghiệm của chính tôi: có nhiều nữ tu trong Hội Dòng đã sống ở vùng Amazon, và chúng tôi thực hiện được nhiều công trình đáng lưu ý tại Anazon. Từ các nữ tu trẻ, tới các nữ tu cao niên hơn và bệnh hoạn, tất cả đều góp ý kiến và chúng tôi trung thành trong việc thu lượm mọi thứ thông tin thuộc loại này và gửi về Thượng hội đồng”.
Bà cho hay có rất ít linh mục trong vùng và các ngài thường phải đi từ nơi này đến nơi khác, trong khi các nữ tu đóng trụ thường xuyên tại một địa điểm. Họ hiện diện trong các dự án giáo dục, y tế và phát triển của các cộng đồng địa phương.
Bà nói: “Chúng tôi làm gì? Thì làm điều một phụ nữ có thể làm nhờ Phép Rửa của mình, trong tư cách linh mục phụ nữ, nữ hoàng và tiên tri. Chúng tôi đồng hành với người bản địa ở đó trong nhiều biến cố khác nhau, khi một vị linh mục không thể hiện diện được và một Phép Rưả cần đến, thì chúng tôi làm Phép Rửa. Nếu có khả thể một ai đó muốn kết hôn, chúng tôi cũng ở đó và làm chứng cho tình yêu của đôi lứa này. Và nhiều lần, chúng tôi còn phải nghe cả việc xưng tội nữa...
“Chúng tôi không ban ơn tha tội, nhưng, trong tận đáy lòng, chúng tôi khiêm cung cầu nguyện cùng Thiên Chúa cho những người đàn ông và đàn bà đến với chúng tôi trong các tình huống bệnh tật, gần chết. Chúng tôi tin rằng Thiên Chúa Cha cũng hành động ở đấy”.
Vì thế, bà tóm tắt cho rằng, “sự hiện diện của phụ nữ tại Amazon rất lớn lao và mang lại hoa trái”, việc tham gia của họ vào đời sống Giáo Hội, theo ý kiến bà, phải lớn lao hơn nữa.
Nhưng cũng theo ý kiến bà, cần phải tiến từng bước, “chúng tôi sẽ tiến tới đó từng bước một”. Bà nói thêm “Chúng tôi không thể gây áp lực; chúng tôi không thể đấu tranh, không. Tôi nghĩ chúng tôi có thể làm thế qua việc đối thoại. Trong đối thoại, trong gặp gỡ, tôi tin từng bước chúng tôi sẽ đem lại câu trả lời cho điều Giáo Hội và thế giới đang yêu cầu chúng tôi”.
Bà nhắc lại “Nhưng chắc chắn chúng tôi quan trọng trong rừng Amazon, và chúng tôi đang ở đó”. Đối với các linh mục và giám mục, bà cho rằng, rất khó để tích cực hoạt động như thế “vì các ngài phải chăm sóc cho một đô thị rấr rộng lớn và các ngài phải đi đó đi đây, khắp khu vực Amazon mênh mông, nơi khoảng cách rất lớn và chi phí di chuyển rất cao”.
Ngày đầu tiên, Tổng tường trình viên của Thượng Hội Đồng Amazon nhấn mạnh đến các linh mục có gia đình và phụ nữ
Vũ Văn An 07/Oct/2019

Sáng ngày 7 tháng 10, tại Đại Sảnh Phaolô VI, sau diễn từ của Đức Phanxicô và của Đức Hồng Y Baldisseri, Tổng tường trình viên là Đức Hồng Y Claudio Hummes đã có bài tường trình với toàn bộ Thượng Hội Đồng đặc biệt về Vùng Amazon.
Linh mục có gia đình và vai trò phụ nữ
Không để mất thì giờ, Đức Hồng Y Hummes trình bầy ngay 2 vấn đề gây sốt nóng trong Giáo Hội hiện nay: các linh mục có gia đình và vai trò phụ nữ.
Về vấn đề thứ nhất, Đức Hồng Y Hummes cho hay bối cảnh là “thiếu các linh mục phục vụ các cộng đoàn địa phương trong vùng, với việc do đó thiếu cử hành Thánh Thể, ít nhất trong các Chúa Nhật, cũng như thiếu các bí tích khác”.
Ngài nhận định rằng “tham dự việc cử hành ThánhThể, ít nhất vào các Chúa Nhật, là điều cốt yếu cho việc phát triển trọn vẹn và tiệm tiến các cộng đồng Kitô hữu và cho cảm nghiệm đích thực Lời Chúa trong đời sống người ta”.
Ngài cho hay bối cảnh trên khiến “trong các giai đoạn tham khảo, các cộng đồng địa phương, các nhà truyền giáo và các dân tộc bản địa... đã thỉnh cầu rằng nên mở ra nẻo đường truyền chức cho các người đàn ông có gia đình vốn là cư dân trong các cộng đồng của họ, mặc dù ta vẫn khẳng nhận tầm quan trọng của đặc sủng sống độc thân trong Giáo Hội”.
Về vấn đề thứ hai, Đức Hồng Y Hummes cho rằng “Đứng trước số lớn các phụ nữ ngày nay đang lãnh đạo các cộng đồng trong vùng Amazon, đã có thỉnh cầu nên công nhận việc phục vụ này và cố gắng củng cố nó bằng một thừa tác vụ thích đáng dành cho phụ nữ sống trong các cộng đồng này", nhưng không chuyên biệt cho hay “thừa tác vụ thích đáng” này là gì.
John Allen cho hay việc nhắc đến phụ nữ như trên đã được Phòng Thượng Hội Đồng hoan hô vang dội. Năm 2016, Đức Phanxicô đã thiết lập một ủy ban để nghiên cứu khả thể truyền chức phó tế cho phụ nữ. Nhưng Ủy ban này không đạt được nhất trí về khả thể ấy. Nên hồi tháng Năm vừa qua, Đức Phanxicô nói rằng “tôi không sợ nghiên cứu, nhưng cho đến nay, vấn đế ấy không tiến hành được”.
Còn về vấn đề thứ nhất, người ta sợ đề xuất này, giống như con ngựa thành Troy, sẽ dẫn đến việc bãi bỏ luật độc thân của linh mục. Nhưng đồng thời nó rõ ràng đáp ứng nhu cầu Amazon, như chính nhận định của Đức Phanxicô trong một cuộc phỏng vấn năm 2017.
Được sự khích lệ của Thượng Hội Đồng, Đức Hồng Y Hummes mạnh dạn thúc giục các nghị phụ đừng bị dính cứng vào chủ nghĩa duy truyền thống. Ngài nói “chủ nghĩa duy truyền thống, nằm ỳ trong quá khứ, là một điều nhưng truyền thống đích thực, vốn là lịch sử sống động của Giáo Hội, lại là một điều khác”. Vì mỗi thế hệ trong Giáo Hội "làm giầu truyền thống này trong thời hiện tại bằng kinh nghiệm và cách hiểu đức tin vào Chúa Giêsu Kitô riêng của họ”.
Ngài cho rằng, như Đức Phanxicô từng giảng, “Thiên Chúa luôn đem lại sự mới mẻ, và đòi chúng ta phải tin tưởng hoàn toàn”.
Bảo vệ các cộng đồng bản địa Amazon và sinh thái
Đức Hồng Y Hummes cũng kêu gọi Thượng Hội Đồng mạnh mẽ bảo vệ gần 400 cộng đồng bản địa của Vùng Amazon.
Ngài nói “điều cần thiết là quyền làm những người thủ diễn hàng đầu trong chính lịch sử của họ được trả lại và được bảo đảm cho các dân tộc bản địa, như các chủ thể chứ không phải như đối tượng của tinh thần hay nạn nhân của chủ nghĩa thực dân của bất cứ ai”.
Về triết lý “xanh” của Thượng Hội Đồng, Đức Hồng Y Hummes thúc giục phải có một lập trường mạnh mẽ về sinh thái. Ngài nói: “Giáo Hội của chúng ta là một Giáo Hội ý thức rằng sứ mệnh tôn giáo của mình, phù hợp với đức tin vào Chúa Giêsu Kitô, nhất thiết bao gồm ‘việc chăm sóc ngôi nhà chung’. Sự nối kết này cũng chứng tỏ rằng tiếng kêu của lãnh thổ và của người nghèo tại vùng này là một và cùng như nhau”.
Đức Hồng Y Hummes cho rằng “Thượng Hội Đồng Giám Mục này được tổ chức trong bối cảnh một cuộc khủng hoảng khí hậu và sinh thái trầm trọng và khẩn trương, liên hệ tới toàn thể hành tinh. Vì hành tinh này đang kinh qua sự tàn phá, cướp bóc và hạ cấp gia tốc các tài nguyên trái đất, tất cả được cổ vũ bởi một mô hình kỹ trị được hoàn cầu hóa, có tính trấn lột và phá phách”.
Ngài kê khai một số đe dọa chuyên biệt đối với vùng Amazon hiện nay và thúc giục các nghị phụ lưu ý:
o Kết tội và ám sát các nhà lãnh đạo và bảo vệ lãnh thổ. o Chiếm hữu và tư hữu hóa các tài nguyên thiên nhiên như nước chẳng hạn. o Cả các nhượng quyền đốn gỗ hợp pháp lẫn việc đốn gỗ bất hợp pháp. o Săn bắn và chài lưới trấn lột, chủ yếu trong các sông ngòi. o Các dự án vĩ đại, như các nhượng quyền thủy điện và khai thác rừng, đốn cây cho việc sản xuất độc canh, xây đường bộ và đường sắt, hoặc các dự án khai mỏ và dầu khí. o Ô nhiễm gây ra bởi kỹ nghệ khai khoáng từng gây ra nhiều nan đề và bệnh tật, nhất là nơi trẻ em và người trẻ. o Buôn bán ma túy. o Các vấn đề xã hội phát sinh, liên hệ với các đe dọa trên, như rượu chè, bạo lực chống phụ nữ, mãi dâm, buôn bán người, đánh mất văn hóa và bản sắc bản địa, và các điều kiện nghèo đói.
Dưới góc độ các điều dẫn thượng, Đức Hồng Y Hummes kết thúc bằng cách liệt kê một số “vấn đề nòng cốt” để các nghị phụ suy xét.
o Một giáo hội đi ra ngoài và các nẻo đường mới của nó trong vùng Amazon. o Khuôn mặt Amazon của Giáo Hội: Hội nhập văn hóa và tính liên văn hóa trong bối cảnh truyền giáo và giáo hội. o Các thừa tác vụ trong Giáo Hội tại Vùng Amazon: linh mục đoàn, phó tế đoàn, các thừa tác vụ và vai trò do phụ nữ thủ diễn. o Việc do Giáo Hội thực hiện trong việc chăm sóc “ngôi nhà chung”; lắng nghe trái đất và người nghèo; nền sinh thái toàn diện gồm cả môi trường, kinh tế, xã họi và văn hóa. o Giáo Hội Amazon trong thực tại đô thị. o Các vấn đề liên quan tới nước. o Các vấn đề khác.
Trước bài trình bầy của Đức Hồng Y Hummes, Đức Hồng Y Bladisseri, Tổng thư Ký Thượng Hội Đồng Giám Mục, đã đưa ra một tổng quán khá dài về lịch sử và các thủ tục của phiên họp. Ngài nói rằng mục đích của cuộc họp là tập chú vào “khu vườn hết sức phong phú và nhiều tài nguyên thiên nhiên này, đất mẹ của các dân tộc bản địa với một lịch sử và khuôn mặt không thể nhầm lẫn với ai khác, và một lãnh thổ đang bị đe dọa bởi tham vọng đào ngũ của con người thay vì được chăm sóc”.
Theo trình bầy của Đức Hồng Y Baldisseri, Thượng Hội Đồng sẽ thay đổi giữa các phiên khoáng đại trong đó các tham dự viên có thể nói với toàn thể Thượng Hội Đồng, và các nhóm làm việc nhỏ hơn được tổ chức theo ngôn ngữ trong đó, các ngài được phát biểu tự do hơn. Phiên họp đầu tiên của các nhóm nhỏ này dự định sẽ diễn ra vào hôm thứ Tư, 9/10.
Nhân dịp này, Đức Hồng Y Baldisseri nói với các tham dự viên họ được tự do trả lời phỏng vấn và thảo luận về Thượng Hội Đồng một cách công khai trong giờ rảnh, nhưng đừng sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để chia sẻ ấn tượng trong các buổi làm việc thực sự.
Các nhà truyền giáo bên cạnh những người nghèo khổ ở Madagascar
10/6/2019 11:44:50 AM
Madagascar là một trong số các quốc gia nghèo trên thế giới, chính vì thế quốc gia đón nhiều tôn giáo tham gia vào các dự án hỗ trợ người dân. Trong số này, kể từ năm 1962, có “Phong Trào Chiêm niệm Truyền giáo” Charles De Foucauld
 Phong trào do cha Andrea Gasparino người Italia đề xướng có mục đích chăm sóc trẻ em nghèo, mồ côi, bụi đời được quy tụ trong các làng thiếu niên. Theo tên gọi, phong trào đặt nền tảng trên sự cầu nguyện và dấn thân phục vụ giới trẻ. Hiện nay Phong trào thành lập nhiều cộng đoàn rải rác trên lục địa Phi Châu và tại một số nước ở Á Châu.
Trong thời gian vừa qua, nhân dịp ĐTC thăm đất nước, cộng đoàn cũng đã chung tay chuẩn bị mọi việc có thể để sống cụ thể niềm vui chung. Trong cộng đoàn có sự hiện diện của ba nữ tu. Sơ Lycy nói về những năm tháng phục vụ người dân ở đây như sau: "Người Madagascar rất thân thiện, với một trái tim nhân hậu. Tôi có những kỷ niệm đẹp về họ; ví dụ khi tôi phục vụ trong nhà ăn cho trẻ em, chúng đã gắn bó với tôi theo một cách riêng. Các em ôm tôi thật chặt. Các em đã cho tôi rất nhiều, tôi cảm thấy mình nhận được nhiều hơn là cho. Tôi có rất nhiều kỷ niệm đẹp với các em trong những ngày cùng các em đón tiếp ĐTC Phanxicô”.
Sơ Lalla là một nữ tu trẻ người Madagascar. Sơ tự hào về đất nước của mình. Sơ là một trong số các nữ tu ở Madagascar được đào tạo theo tinh thần của cha Gasparino, tiếp tục công việc cùng với các nhà truyền giáo người Italia. Sơ cho biết chính vì sự nghèo khó của dân tộc mà sơ dễ dàng sống đoàn sủng của dòng: chia sẻ trong khó nghèo. Sơ cho biết gia đình không giàu có cho nên sơ rất vui khi tiếp tục sống một cuộc sống đơn giản trong cộng đoàn. Sơ nói: "Tôi tin ĐTC Phanxicô đã mang lại hy vọng cho dân tộc chúng tôi, cả trong cuộc sống hàng và những dấn thân của giáo hội, đặc biệt là những người trẻ. Giáo hội của chúng tôi ở Madagascar được hình thành từ nhiều người trẻ, họ cần sức mạnh đến từ Thiên Chúa”.
Sứ vụ ở Madagascar được sinh ra ở Anatihazo, một trong những khu dân cư nghèo của thủ đô. Đó là những năm đất nước là thuộc địa của Pháp. Trong số những người sống ở khu ổ chuột, những khu vực thiếu các dịch vụ thiết yếu, có nhiều trẻ em không đi học, một ngôi trường nhỏ được xây dựng cùng với nhà ăn. Các nhà truyền giáo chiêm niệm không chỉ trao ban về những nhu cầu vật chất nhưng trên hết trao ban cho người nghèo những món qùa thiêng liêng, cùng nhau cầu nguyện, thờ lạy Chúa Giesu Thánh Thể, gần gũi trong tình huynh đệ. Họ cũng đã đi đến một hòn đảo nhỏ trong Kênh Mozambique, nơi năm 2002 Huynh đoàn Bethany khai sinh để làm chứng tình yêu Thiên Chúa, đồng hành với sự phát triển của con người và nâng đỡ tinh thần cho người trẻ.
Từ đầu những năm bảy mươi, sơ Rinalda đã sống ở phía bắc của đất nước, trong khi đó Phong trào đã lan rộng, trước hết là để phục vụ nhiều người bệnh bị bỏ rơi và những người phong cùi. Sơ cho biết: "Ban đầu, điều đó không dễ dàng, nhưng với thời gian thì rất tốt đẹp. Khi tôi đến có rất nhiều người phong cùi ở đó. Bây giờ có nhiều cách chăm sóc hơn. Giám mục của chúng tôi rất vui mừng vì sự hiện diện của chúng tôi trong bệnh viện phong. Khi bạn đến một ngôi nhà nơi mọi người không được khỏe, họ nhìn bạn như bạn là mặt trời nhìn vào trái tim họ. Ngay cả khi bạn làm rất ít, đối với họ, chúng tôi là sự hiện diện duy nhất mà họ có thể hy vọng”.
Ánh mắt dịu dàng của sơ Rinalda sáng ngời khi nhắc đến những người Madagascar. Sơ cho biết những người dân ở đây sống rất đơn sơ và chân thật. Mặc dù phải đi bộ nhiều cây số với những con đường khó khăn nhưng họ luôn biết cách trao ban. Sơ kể lại có một lần có một người phụ nữ đi một quãng đường rất xa mang đến cho cộng đoàn hai con gà trong một dịp lễ lớn. Các nữ tu biết gia đình người phụ nữ này nghèo và đông con. Các nữ tu không muốn nhận nhưng bà nói: Khi người ta trao ban thì phải trao ban nhiều hơn những gì đã nhận được. Sơ kết luận: “Đấng sáng lập của chúng tôi dạy chúng tôi rằng khi bạn trao ban đừng cho những gì thừa thải mà cho những gì bạn phải trả giá. Người nghèo là bậc thầy trong vấn đề này”.
Ngọc Yến (VaticanNews 05.10.2019)
Việt Nam 'là đối tác thương mại quan trọng của Anh'
8 giờ trước

Khóa họp lần thứ 11 của Uỷ ban Hợp tác Kinh tế Thương mại Việt Nam - Vương quốc Anh được tổ chức tại Hạ Long hôm 4/10
Anh thừa nhận Việt Nam là thị trường năng động nhưng cũng cảnh báo vấn nạn tham nhũng và quan liêu.
Thông điệp về tầm quan trọng của mậu dịch và đầu tư song phương được đưa ra trong bối cảnh Anh Quốc đang cận kề ngày rời khỏi EU (Brexit).
Quốc vụ khanh về chính sách thương mại Vương quốc Anh Conor Burns được dẫn lời trong một thông cáo rằng Việt Nam là một trong những thị trường năng động nhất và là đối tác thương mại quan trọng của Vương quốc Anh trong tương lai.
"Khi chúng ta tiến đến hạn [Brexit] 31/10, mục tiêu của chúng ta rất đơn giản - đó là thúc đẩy các doanh nghiệp Anh ở nước ngoài và tăng cường quan hệ thương mại của chúng tôi trên toàn cầu.
"Việt Nam là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất thế giới và các cuộc đàm phán thương mại của chúng tôi đang có những bước tiến lớn trong việc giúp hai nước chúng ta kinh doanh dễ dàng hơn," ông Burns nói thêm.
Nhận định được đưa ra sau một cuộc họp của Ủy ban Kinh tế và Thương mại Anh-Việt Nam (JETCO) đã được tổ chức tại Vịnh Hạ Long vào hôm 04/10 nơi giới chức thương mại hai nước bàn thảo kế hoạch hợp tác một loạt các lĩnh vực bao gồm quan hệ thương mại và đầu tư song phương, hợp tác trong giáo dục, y tế, năng lượng, nông nghiệp và dịch vụ tài chính.
Trong sự kiện này, Quốc vụ khanh về chính sách thương mại Vương quốc Anh Conor Burns và Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vương đồng ý hợp tác hơn nữa về các vấn đề hiện đang ngăn cản các doanh nghiệp Anh kinh doanh tại Việt Nam.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-49977677
Cựu Đại sứ Anh tại Việt Nam nói về những vấn đề Việt Nam đang gặp phải
Các rào cản được nói tới là hiện tại có giới hạn về quyền sở hữu nước ngoài đối với các công ty tại Việt Nam.
Hạn chế này là về cơ hội, trong một số lĩnh vực, mà một doanh nghiệp nước ngoài chỉ được sở hữu một công ty tối đa là 49% .
Hai điểm mấu chốt được đề cập tới trong cuộc bàn thảo này trước tiên là thực trạng thiếu khung pháp lý trong lĩnh vực Công nghệ Tài chính (Fintech) của Việt Nam.
"Điều này có nghĩa là giấy phép được cấp theo quyền quyết định chủ quan của chính quyền và các doanh nghiệp Anh thấy gặp khó khăn khi tham gia thị trường.
"Một số mảng trong khu vực năng lượng tái tạo Việt Nam không phù hợp với các tiêu chuẩn được quốc tế công nhận, làm đội chi phí cho các doanh nghiệp Anh muốn đầu tư vào lĩnh vực này.
Chính phủ [Việt Nam] phải biết rằng các nhà đầu tư lớn và nhỏ có thể ra đi rất nhanh nếu họ thấy mọi chuyện đi theo hướng thụt lùi, tham nhũng và quan liêu trở nên quá đà Warwick Morris, Đại sứ Anh tại VN (2000-2003)
Xuất khẩu của Anh sang Việt Nam đạt trị giá hơn 800 triệu bảng trong năm ngoái và tổng thương mại giữa Anh và Việt Nam trị giá hơn 6 tỷ bảng vào năm ngoái.
Hôm 3/10 ông Warwick Morris, cựu Đại sứ Anh tại Việt Nam (nhiệm kỳ 2000-2003) nói với BBC News tiếng Việt rằng kể từ khi Việt Nam có dịch vụ bay thẳng tới Anh số lượng du khách Anh thăm Việt Nam tăng lên.
"Trong số 250-300 ngàn lượt người tới thăm Việt Nam thì không những tăng nhận thức của người Anh đối với Việt Nam mà có cả các doanh nhân trong số đó nữa. Và khi doanh nhân tới thăm Việt Nam như vậy và quay trở lại thì họ sẽ có thể nói rằng hãy thử kinh doanh tại đây xem thế nào.
"Mới đây có sự kiện được tổ chức tại London nhằm nhấn mạnh vai trò của phụ nữ Việt Nam trong kinh doanh. Và sau đó thì có sự kiện của giới doanh nhân nói về khởi nghiệp, liên hệ giữa khoa học và công nghệ…và tôi tin rằng sẽ ngày càng có nhiều hơn những hoạt động như vậy.
 Quốc vụ khanh về chính sách thương mại Vương quốc Anh Conor Burns và Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vương
"Khi Việt Nam phát triển thì có những vấn đề như giao thông đông đúc hơn, nhiều nhà máy hơn và kèm theo là các vấn đề về môi trường như ô nhiễm. Và chính phủ Việt Nam cần có chính sách thích hợp để đối phó với những vấn đề đó. Ngay cả London có thể xem là không khí được cải thiện đáng kể rồi mà vẫn có thêm các biện pháp để tăng cường chất lượng không khí.
Trả lời câu hỏi của BBC về trở ngại của thực trạng tham nhũng đối với mức độ quan tâm làm ăn tại Việt Nam ông Morris nói rằng các nhà đầu tư cần phải đưa ra quyết định và họ có thể vào làm ăn hoặc rút khỏi một nước rất nhanh.
"Nếu họ thấy tham nhũng là vấn đề, hoặc đang gia tăng thì họ sẽ ra đi chứ họ không ở lại. Hoặc nếu họ thấy nạn quan liêu ở mức quá đáng hoặc luật pháp chưa được cải thiện hoặc được thi hành thì họ sẽ đưa ra quyết định cho mình.
"Chính phủ phải biết rằng các nhà đầu tư lớn và nhỏ có thể ra đi rất nhanh nếu họ thấy mọi chuyện đi theo hướng thụt lùi, tham nhũng và quan liêu trở nên quá đà," ông Morris, Chủ tịch Vietnam-UK Network, nói với BBC.
Việt Nam được xem là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới và được dự đoán sẽ trở thành một trong 20 nền kinh tế toàn cầu hàng đầu vào năm 2050, với GDP tăng hơn 7% trong năm 2018.
Trọng, Phúc, Ngân đã ở đâu khi Trung Cộng ép ngư dân Việt ký giấy đánh bắt vi phạm chủ quyền?!

Mẹ Nấm (Danlambao) -
Tàu cá QNa-90569 TS cùng 12 ngư dân gặp nạn tại quần đảo Hoàng Sa đã cập cảng Kỳ Hà (H. Núi Thành) an toàn vào lúc 22 giờ ngày 2.10 mang theo một câu chuyện liên quan đến chủ quyền biển đảo Việt Nam trong khi bãi Tư Chính đang bị đội tàu Hải Dương Địa Chất 8 xâm lấn. Tàu Trung Cộng không những không cứu hộ còn ép buộc ngư dân Việt ký giấy đánh bắt vi phạm chủ quyền. Đây là kết quả của chủ trương thúc đẩy quan hệ, hợp tác với Bắc Kinh từ Ba Đình.
Tàu cá QNa-90569 TS xuất bến vào ngày 23.9, tại Trạm Biên phòng An Hòa (H.Núi Thành), khi đang trên đường đi thì không may bị gãy trục láp vào khoảng 21 giờ ngày 25.9, tại tọa độ 15,34 độ vĩ Bắc - 111,51 độ kinh Đông (cách đảo Bạch Quy thuộc quần đảo Hoàng Sa, khoảng 30 hải lý). Do không thể khắc phục nên các ngư dân đành thả trôi tự do, rồi phát tín hiệu cầu cứu. Thời điểm tàu gặp nạn và thả trôi gần đảo Bạch Quy, có một tàu Trung Quốc tiếp cận và đưa ra đề nghị lai dắt vào neo đậu tại khu vực đảo Bạch Quy cho an toàn. Tuy nhiên, theo quan sát thì khu vực tàu Trung Quốc lai dắt vào là rất cạn và thực chất khu vực này không hề an toàn. “Nếu tàu mà neo đậu tại khu vực như tàu Trung Quốc yêu cầu thì sẽ rất nguy hiểm, bởi neo đậu khu vực đó chỉ cần một cơn sóng đánh là tàu sẽ vỡ hết rồi sẽ chìm ngay nên chúng tôi không chấp nhận lời đề nghị từ họ” - thuyền trưởng Phan Bá Tín chia sẻ với báo Thanh Niên (1).
Sau đó tàu Trung Quốc này bỏ đi thì có một tàu khác đến và tiếp cận tàu đang bị nạn. “Chúng bước lên tàu, chúng bắt 12 ngư dân chúng tôi dồn về hết lên mũi tàu. Chúng yêu cầu đề máy để khám xét xem có phải hư hay không. Chưa dừng lại, chúng còn yêu cầu mở hết hầm lên để khám xét có cá hay không” "Sau khi, kiểm tra hết mọi thứ trên tàu thì chúng nói chúng tôi đánh bắt vi phạm chủ quyền vùng biển của Trung Quốc rồi bắt ép ký vào một tờ giấy với nội dung “đánh bắt vi phạm vùng biển của Trung Quốc”, nhưng trong khi đó chúng tôi đâu đánh bắt. Chúng tôi trả lời lại là tàu bị nạn nên thả trôi đến đây chứ không hề đánh bắt nhưng chúng vẫn ép buộc phải ký vào giấy đó nên đành chấp nhận. Trong khi đó, vùng biển tàu thả trôi vẫn thuộc quần đảo Hoàng Sa, vùng biển Việt Nam”
Liên quan đến sự việc này, ngày 3/10, người phát ngôn của BNG Việt Nam, Lê Thị Thu Hằng trả lời báo chí:
“Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, sau khi nắm được thông tin tàu cá QNa 90569 TS bị gãy trục láp, thả trôi hôm 29-9 tại khu vực đảo Bạch Quy thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phối hợp với Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao đã gửi công hàm đề nghị phía Trung Quốc cử tàu tham gia cứu hộ.
Ngày 29-9, theo đề nghị của của Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao), Trung Quốc đã cử 1 tàu ra khu vực đảo Bạch Quy thuộc quần đảo Hoàng Sa để cứu nạn tàu cá QNa 90569 bị gãy trục láp. Đến hiện trường, lực lượng cứu nạn xác định sự cố tàu cá trên chỉ cứu hộ, không phải cứu nạn nên đã giới thiệu thông tin một cơ quan cứu hộ của Trung Quốc, nếu thực hiện phải trả tiền theo thỏa thuận.” (2).
Nếu vùng biển khu vực đảo Bạch Quy thuộc quần đảo Hoàng Sa (Việt Nam) như lời tuyên truyền của cộng sản thì tại sao phải đề nghị tàu Trung Quốc cứu hộ ngay trên vùng biển chủ quyền của mình? Hơn ai hết chính những lãnh đạo CsVN trong lúc này phải thừa hiểu sự an toàn trên bỉển của người dân giữa lúc Trung Cộng muốn biến vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) thành khu vực tranh chấp và các biên bản vi phạm vùng chủ quyền mà Trung Cộng buộc ngư dân Việt ký sẽ là bằng chứng pháp lý. Dựa trên cơ sở này, Trung Cộng đã làm phim “Nam Hải Nam Hải” để tuyên truyền giáo dục chủ quyền cho người dân đại lục.
Câu chuyện mà ngư dân Việt Nam kể lại với báo chí hoàn toàn khác với những thông tin mà người phát ngôn Bộ Ngoại giao đưa ra.
Để từ đây, người dân Việt Nam tiếp tục có thêm bằng chứng khẳng định hành động bán đảo, nhượng chủ quyền cho Trung Cộng của Việt Cộng bởi đã đến nước này mà Trọng, Ngân, Phúc vẫn tiếp tục ngậm miệng giữ ghế.
Chú thích:
(1) https://thanhnien.vn/doi...m-chu-quyen-1133341.html
(2) https://nld.com.vn/thoi-...-sa-2019100318322328.htm
5.10.2019 Mẹ Nấm danlambaovn.blogspot.com
Nước cờ táo bạo của Tổng Thống Donald Trump
J.B Nguyễn Hữu Vinh October 5, 2019

“Một câu nói, một cử chỉ của Tổng Thống Trump cũng có thể ảnh hưởng ngay lập tức đến thị trường tiền tệ, kinh tế thế giới.” (AP Photo/Andrew Harnik)
Ngày 24 Tháng Chín, Chủ Tịch Hạ Viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi tuyên bố sẽ điều tra luận tội Tổng Thống Donald Trump sau khi có tin rằng trong một cuộc điện đàm hôm 25 Tháng Bảy, ông đã gây áp lực với Tổng Thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy để yêu cầu ông này điều tra về ứng cử viên tổng thống bên đảng Dân chủ là Joe Biden và con trai ông Biden.
Cả thế giới chăm chú vào hành động này của Hạ Viện Hoa Kỳ. Báo chí không chỉ trong Hoa Kỳ, mà cả thế giới quan tâm vấn đề này bởi nhiều lẽ.
Tổng Thống Donald Trump, giữ vị trí đứng đầu cường quốc số 1, mọi hành động, lời nói và động thái của ông ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều mặt của không chỉ xã hội Hoa Kỳ mà cả thế giới.
Nhiều khi, một dòng Twitter, một câu nói, một cử chỉ của ông đã làm dậy sóng những hứng khởi, những thất vọng, lo lắng cũng như ảnh hưởng ngay lập tức đến thị trường tiền tệ, kinh tế thế giới.
Chính vì vậy, “cuộc chiến” giữa Hạ Viện và Tổng Thống Trump đặt ông vào một tình thế hết sức khó khăn và nhạy cảm. Trong “cuộc chiến” đó, ông Trump đã gặp một đối thủ không mấy dễ chịu là bà Pelosi, 79 tuổi, một phụ nữ đầy bản lĩnh và cương quyết, một chính khách lão luyện và đầy kinh nghiệm.
Điều đó thể hiện ngay trong cuộc gặp đầu tiên với tổng thống sau bầu cử giữa kỳ, bà Pelosi đã thẳng thừng: “Ngài tổng thống, xin đừng coi nhẹ sức mạnh mà tôi mang tới cuộc gặp này với tư cách là lãnh đạo phe Dân Chủ ở Hạ Viện, những người vừa giành chiến thắng vang dội.”

Chủ Tịch Hạ Viện Nancy Pelosi: “Ngài tổng thống, xin đừng coi nhẹ sức mạnh của phe Dân Chủ ở Hạ Viện.” (AP Photo/Alex Brandon)
Cuộc gặp này càng củng cố vị thế của bà với tư cách là đối thủ ghê gớm nhất mà tổng thống từng đối mặt kể từ khi bước vào Tòa Bạch Ốc.
Điều người ta thấy rõ, là một tổng thống Hoa Kỳ có nhiều phát ngôn quyết liệt, ông thường đặt cho những người chống đối ông một cái tên không mấy dễ chịu. Thế nhưng, với bà Pelosi, ông vẫn chưa khi nào gọi bằng một cái tên xách mé.
Sau khi bà Pelosi tuyên bố quá trình luận tội tổng thống, với những áp lực từ nhiều phía, cuối cùng, cuộc điện đàm giữa ông và Tổng Thống Ukraine cũng đã được bạch hóa.
Trong cuộc điện đàm, ông Trump đã yêu cầu tổng thống Ukraine điều tra các cáo buộc tham nhũng liên quan đến ông Joe Biden, người có thể là sẽ là một đối thủ chính trị nặng ký của ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2020.
Nội dung của cuộc điện đàm đã được công bố cho thấy những điều không rõ ràng và mỗi bên đều có thể suy luận theo cách nghĩ riêng của mình.
Bản thân Tổng Thống Trump đã không yêu cầu một cách cụ thể nào đối với việc “đánh đổi” viện trợ lấy việc gây áp lực cho ứng cử viên Joe Biden.
Trong cuộc điện thoại đó, ông đề cập đến con trai của Biden là Hunter Biden nhưng là về vấn đề tham nhũng ở Ukraina và về quyết định hồi năm 2016 liên quan đến chuyện sa thải công tố viên Viktor Shokin.
Việc sa thải đã xảy ra sau khi văn phòng của ông Viktor Shokin mở một cuộc điều tra về Burisma, một công ty khí tự nhiên mà con trai của ông Biden, ông Hunter Biden, là thành viên hội đồng quản trị.
Nếu chỉ là những câu chuyện giữa các lãnh đạo quốc gia về tình hình chính trị thời sự, chuyện quan hệ giữa hai nước, những điều than phiền hay ủng hộ lẫn nhau hay là cả chuyện mặc cả đi nữa… thì chắc chẳng có gì nên chuyện.
Thế nhưng, có lẽ điều nhạy cảm và bất lợi nhất, dễ làm nảy sinh những suy diễn ở đây, lại dính vào nhân vật có thể là “đối thủ” của tổng thống đương nhiệm trong cuộc đua vào Tòa Bạch Ốc năm tới, ông Joe Biden, một thành viên Đảng Dân Chủ.
Và cũng vì thế, Đảng Dân Chủ cáo buộc ông Trump tìm kiếm sự giúp đỡ của nước ngoài để bôi nhọ đối thủ chính trị của mình.
Điều này cũng không hẳn đã là những đòn chí mạng, bởi rất đơn giản, là việc điều tra về Burisma, một công ty khí tự nhiên mà ông Hunter Biden, là thành viên hội đồng quản trị là có thật. Và sau đó, năm 2018, trong một sự kiện về chính sách đối ngoại, ông Biden cũng đã từng phát biểu liên quan đến việc ông dọa sẽ rút lại khoản viện trợ một tỷ đô la cho Ukraine, trừ khi ông Shokin bị cách chức.
Do vậy, chuyện đúng, sai, phải trái có lẽ còn cần nhiều thời gian để các luật sư, các nhà hành pháp và hai đảng tranh cãi.
Tưởng sự việc đến thế đã khiến ông Trump phải đau đầu mà tránh xa vấn đề này.
Thế nhưng, ngày 3 Tháng Mười năm 2019, phát biểu trước các phóng viên, Tổng Thống Trump bày tỏ tin tưởng rằng, cả Trung Quốc và Ukraine đều nên thực hiện cuộc điều tra về cựu Phó Tổng Thống Biden và con trai của ông là Hunter Biden. Ông cho biết sẽ cân nhắc việc đề nghị trực tiếp với Tập Cận Bình về vấn đề này.
Điều này được phát biểu trước khi có cuộc hội đàm về thương mại, một cuộc chiến hết sức căng thẳng đã làm cả thế giới nín thở theo dõi thời gian một năm qua, lại cũng là một nội dung “nhạy cảm” trong một thời điểm “nhạy cảm.”
Có lẽ điều này giống như ông đang đổ tiếp một thùng dầu vào mồi lửa đang đốt nóng chính bản thân ông.
Nhiều người nghĩ rằng: Có thể đây là một lần nữa, sự “lỡ mồm lỡ miệng” thường có của ông Trump lại làm tăng tác hại cho ông?
Nhưng, nếu theo dõi tình hình sát sao thực tế, chúng ta có thể thấy rằng đây cũng không hẳn là một sự “lỡ miệng” hoặc không có tính toán từ phía ông Trump.
Khi đặt Tổng Thống Trump trước sự khó khăn do việc luận tội, Hạ Viện và Đảng Dân Chủ cũng thừa biết việc hạ bệ tổng thống là vô cùng khó khăn khi Đảng Cộng Hòa đang chiếm đa số ở Thượng Viện. Do vậy, để có thể truất phế tổng thống, cần có 2/3 số thượng nghị sĩ là điều hầu như không tưởng.
Thế nhưng, việc luận tội vẫn được đặt ra, mục đích chính trị của việc này, chỉ là hướng đến làm tổn hại đến uy danh của Donald Trump trong cuộc bầu cử năm tới, làm giảm đi số người ủng hộ ứng cử viên này cho chiếc ghế lãnh đạo Tòa Bạch Ốc trong kỳ bầu cử năm 2020.
Nhưng, thực tế xã hội Hoa Kỳ lại đi ngược lại với mục đích đặt ra của Hạ Viện Hoa Kỳ.
Bất chấp việc luận tội được đăt ra gay gắt, tại Hạ Viện, số người ủng hộ việc luận tội ngày càng tăng, thì theo kết quả cuộc thăm dò dư luận do Hill-HarrisX tiến hành được công bố ngày 2/10 cho thấy, tỷ lệ ủng hộ Tổng Thống Mỹ Donald Trump đã tăng lên 49%, đánh dấu mức cao nhất trong năm nay.
Điều này phản ánh quan điểm của người dân Hoa Kỳ về ông Trump khi chưa đầy một tuần sau khi Hạ Viện tuyên bố điều tra luận tội ông.
Và nếu không có gì đảo ngược, thì việc luận tội hầu như đã không ảnh hưởng đến uy tín của vị tổng thống mạnh mẽ này. Ngược lại, nhiều khi lại tập trung những điều có lợi cho ông trong con mắt dân chúng Hoa Kỳ.
Có lẽ, bởi đất nước và con người Hoa Kỳ rất thực tế.
Những thay đổi của nền kinh tế, của vị thế Hoa Kỳ những năm qua, những hành động kiên quyết và thẳng thắn của ông đối với Trung Cộng cũng như những vấn đề quốc tế khác, đã để lại trong người dân Hoa Kỳ nhiều ấn tượng và gây được sự chú ý hơn những lời nói, những hành động nhiều khi “lỡ lời” của ông. Và qua đó, sự đồng nhất, sự ủng hộ ông tăng lên bất chấp những khó khăn mà ông đang đối mặt.
Và cũng có lẽ vì thế, việc ông đổ thêm thùng dầu vào lửa kia không phải là sự vô ý hay lỡ lời mà nhiều khi lại là một nước cờ táo bạo.
(J.B Nguyễn Hữu Vinh)
Liên minh ma quỷ “Mỹ - Tàu cộng” qua nghi án Joe Biden
Sunday, October 6, 2019

Như trước đây tôi có nhận định, cú đêm Kissinger là kẻ đặt viên đá đầu tiên để xây nền liên kết Mỹ - Tàu cộng. Sau đó là Bush cha, Carter, Bill Clinton, Bush con, Obama là những người tiếp tục góp những viên gạch tiếp theo để dựng nên bức tường Mỹ - Tàu cộng theo những cấp độ khác nhau.
Việc những cá nhân trên có mối giao hảo thâm tình với Tàu cộng không có gì là bất thường bởi vì như sir Winston Churchill đã nói:
 "Trên thế giới này, không có bạn bè vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia mới là vĩnh viễn".
Tuy nhiên, Nước Mỹ và những cá nhân trên đã thật sự sai lầm khi "không biết chọn bạn để chơi". Có thể họ quá ngây thơ hoặc có thể là quá tự tin vào bản lãnh của họ, của Nước Mỹ mà đã quyết định ngồi chung bàn với loài quỷ đỏ Tàu cộng.
Từ ngàn xưa đến nay và sẽ tới tận ngàn sau, bản chất "bành trướng, vụ lợi" của Hán tộc sẽ không bao giờ thay đổi, bản chất lật lọng, phản trắc như loài cua, loài nhện cái sẽ không bao giờ nhạt nhòa trong huyết quản của người Hán. Khi yếu, người Hán sẽ giấu mình chờ thời để khi mạnh sẽ nuốt chửng bạn vàng, bạn đời như con nhện cái sẽ giết chết bạn tình ngay sau khi tan cuộc truy hoan, như con cua cái sẽ giết chết cua chồng khi cua chồng lột xác.

Điều này đã được vua Trần Nhân Tông khẳng định rằng "Họa Trung Hoa! Tự lâu đời truyền kiếp! Kiếm cớ này bày chuyện nọ! TÀ MA! Không tôn trọng biên cương theo quy ước. Tranh chấp hoài! Không thôn tính được ta chúng gặm nhấm Sơn Hà và Hải Đảo của ta. Chớ xem thường chuyện vụn vặt Chí Nguy! Chúng gặm nhấm dần khiến giang sơn ta nhỏ lại, từ tổ ĐẠI BÀNG thành cái tổ chim di,...".
Một thực tế mà như ông Peter Navarro đã chứng minh, sự trỗi dậy của Tàu cộng sẽ là mối họa cho nước Mỹ nói riêng và nhân loại nói chung, những gì mà ông Navarro đã đúc kết trong cuốn sách "Death by China - Chết bởi Tàu cộng" một lần nữa đã khắc họa lại hiểm họa của Hán tộc và là lời cảnh tỉnh cho Nước Mỹ nói riêng và nhân loại nói chung phải chung tay diệt ngay con Rồng quái vật Tàu cộng nếu không sẽ bị nó nuốt chửng không xa.

May mắn thay cho thiên hạ khi tỷ phú Donald Trump đã xuất hiện kịp thời để ngăn chặn hiểm họa của Tàu cộng. Tuy nhiên, thói đời không như một dòng sông với con nước xuôi dòng mà trò đời là một dòng chảy nhiễu loạn được hình thành từ man trá, đảo điên. Bởi vì trong mỗi một con người trên hành tinh này đều tồn tại thiện và ác song hành mà như nhà văn hóa người Mỹ là Mark Twain đã nói

"Ai cũng có một vầng trăng và một đám mây đen".
Với các chính trị gia thì "vầng trăng" được hiểu là nhân cách, là lợi ích của quốc gia dân tộc và "đám mây đen" là lợi ích thân hữu, dục vọng của cá nhân trước cám dỗ của lợi ích vật chất.
Người Mỹ, chính trị gia của Mỹ cũng là một con người, cũng luôn tồn tại "một vầng trăng và một đám mây đen". Họ sẽ không thể bước qua được cám dỗ của vật chất khi họ bị kẻ gian tìm mọi cách để mua chuộc họ, giăng bẫy họ bằng mồi phú quý, bã vinh hoa.
Lang mang thế sự để trở về thực tại trần trụi đang diễn ra ngay trên chánh trường Nước Mỹ. Ngay sau khi phe Dân chủ quyết định luận tội tổng thống Donald Trump và thật ngạc nhiên khi một số hội viên có máu mặt trong Đảng Cộng hòa lại lên tiếng chỉ trích người cùng đảng của mình là ông Trump khi ông bị phe Dân chủ bủa vây bởi vì ông Trump yêu cầu Ukraine, Tàu cộng điều tra nghi án tham lạm, hành vi "tập ấm" của cựu phó tổng thống Joe Biden với con trai mình tại Ukraine và Tàu cộng. Tại sao Mitt Romney, một bại tướng của Obama trong vòng đua chung cuộc chức vụ tổng thống Mỹ vào năm 2012 lại mạnh miệng lên án ông Trump khi ông Trump yêu cầu Ukraine và Tàu cộng phối hợp điều tra nghi án cha con Joe Biden?
Không có gì phải ngạc nhiên khi Mitt Romney có những phát ngôn cay nghiệt vừa qua, bởi vì tất cả đều có chung một nguyên nhân đó là "mồi phú quý nhử làng xa mã, bả vinh hoa lừa gã công khanh". Hẳn cử tri Mỹ sẽ chưa quên cuộc đấu khẩu quyết liệt giữa ứng viên tổng thống thuộc Đảng Cộng hòa Mitt Romney với Barack Obama vào năm 2012.

Mitt Romney thì lên án Obama đã bao che cho Tàu cộng trong quan hệ mậu dịch song phương, nên đã làm mất hàng triệu việc làm trong ngành kỹ nghệ sản xuất của Mỹ. Ngược lại thì Obama lặp đi lặp lại rằng "chính Romney đã đầu tư hàng triệu Mỹ kim cho các công ty Tàu cộng đưa đến hậu quả mất hàng triệu việc làm của người lao động Mỹ". Kết cục, Mitt Romney đã bị Obama cho rớt đài vì những bằng chứng không thể chối cãi của Mitt Romney. Cụ thể:

- Mitt Romney là đồng sáng lập công ty tài chánh Bain Capital vào năm 1984. Vào tháng 4/1998, công ty này của Mitt Romney đã liên danh với công ty Brookside Capital Partners Fund để thâu tóm 6,13% cổ phiếu của công ty Global-Tech có trụ sở ở Hong Kong chuyên sản xuất các đồ dùng điện gia dụng tại các nhà máy tại tỉnh Quảng Đông, Tàu cộng mà Mitt Romney là chủ sở hữu thực thụ của các cổ phần, đồng thời là tổng giám đốc (CEO), chủ tịch hội đồng quản trị và giới chức điều hành của Brookside. Mitt Romney đã mua 748 ngàn cổ phiếu lần đầu tiên, với giá là 19 USD/cổ phiếu, tức Mitt Romney đã đưa một số tiền khoảng 14,2 triệu USD cho công ty Brookside để thâu tóm cổ phiếu của Global-Tech, Tàu cộng.

- Cuối năm 1998, công ty Brookside đã giảm số cổ phiếu từ 10.3% xuống còn 4.63%, phần còn lại được sang nhượng cho công ty Sankaty High Yield Asset Investor LTD- một công ty mang quốc tịch đảo quốc Bermuda nhưng lại chính do ông Mitt Romney là sở hữu chủ, giám đốc điều hành và chủ tịch hội đồng quản trị. Như vậy, 10.3% giá trị cổ phiếu của Global-Tech của Tàu cộng được chia ra cho 2 công ty đều trực thuộc quyền sở hữu của Mitt Romney mà Đảo quốc Bermuda là thiên đường trốn thuế, nơi không đòi hỏi nguồn gốc tài chánh. Vì vậy, phe Dân chủ mà dẫn đầu là đối thủ chính trị Obama đã lập luận rằng Mitt Romney đã khôn khéo tính trước con đường làm chính trị nên che dấu lai lịch nguồn gốc vốn tư bản của Mỹ đầu tư vào Tàu cộng để hưởng lợi vì chiến thuật “xuất việc ra ngoài” nước Mỹ. Kết cục Mitt Romney đã bị Obama hạ gục vì cử tri Mỹ không tin tưởng vào anh ta.
Còn Hunter Biden thì sao ? Câu hỏi này sẽ được làm sáng tỏ trong tương lai khi giới hữu trách tiến hành điều tra theo yêu cầu của tổng thống Donald Trump. Tuy nhiên, lần theo dấu vết của Hunter Biden, chúng ta sẽ thấy có mối liên hệ giữa Hunter Biden với Tàu cộng thông qua tổng thống Bush con như sau:
 - Năm 2006, Hunter Biden được Tổng thống George W. Bush bổ nhiệm vào hội đồng quản trị của Amtrak - Tổng công ty đường sắt quốc gia và Hunter Biden phục vụ trong hội đồng quản trị của Amtrak từ năm 2006 đến 2009.
- Tháng 12/2010, China South Locomactor & Rolling Stock Corp, Ltd, viết tắt là CSR Corp, một hãng sản xuất tàu điện hàng đầu của Tàu cộng đã ký thỏa thuận thành lập liên doanh 50 - 50 với tập đoàn công nghiệp General Electric (GE) của Mỹ để sản xuất tàu cao tốc tại Mỹ bằng công nghệ của Tàu cộng. Liên doanh này cũng có mục đích thăm dò thị trường đường rày cao tốc của Mỹ. Thỏa thuận này có trị giá khoảng 1,4 tỷ USD và hứa hẹn sẽ tạo ra 2.000 việc làm cho người Mỹ.

- Ngày 08/02/2011, tại Philadelphia, cha của Hunter là Phó tổng thống Joe Biden đã công bố nước Mỹ này sẽ đầu tư 53 tỷ USD để xây đường sắt cao tốc trong thời gian 6 năm. Dự án sẽ tạo ra 3.200 km đường rày mới và đưa 80% người Mỹ tiếp cận với tàu cao tốc trong vòng 25 năm tới đây.
Tới đây, chúng ta đã không còn nghi ngờ gì nữa khi ông Trump đắc cử tổng thống thứ 45 của Mỹ thì ngoài việc ông bị phe Dân chủ đánh phá triền miên ra thì một số người cộm cán trong Đảng Cộng hòa của ông như cha con tổng thống Bush và tài phiệt Mitt Romney cũng không bỏ qua cơ hội chỉ trích, đâm chọt ông Trump. Bởi vì họ biết khi ông Trump ra tranh cử tổng thống Mỹ với khẩu hiệu "Make America Great Again - Làm cho Nước Mỹ vĩ đại trở lại - MAGA" thì nhiệm vụ chống tham lạm trong giới chính trị gia Nước Mỹ sẽ được tổng thống Donald Trump ưu tiên thực thi.
Khi tổng thống Donald Trump ưu tiên thực thi chống tham lạm để làm sạch Nước Mỹ thì những phi vụ áp phe mờ ám của phe Dân chủ lẫn Cộng Hòa sẽ không còn chỗ ẩn thân, do đó theo bản năng tự nhiên họ sẽ phòng vệ bằng cách tìm mọi cách lật đổ tổng thống Donald Trump để bảo toàn lợi ích thân hữu và thanh danh gia tộc theo luật bất thành văn là "miếng ăn là miếng tồi tàn, mất ăn một miếng lộn gan lên đầu" mà ghê tởm hơn miếng ăn của họ là miếng ăn bẩn thỉu do Tàu cộng đơm mâm, bày chén đũa.

Chiến dịch "Tát cạn đầm lầy" của ông Trump sẽ còn gặp phải muôn trùng vật chướng nhưng với tâm sáng, trí mẫn, vì Nước Mỹ là trên hết, làm cho Nước Mỹ vĩ đại trở lại và giữ cho Nước Mỹ vĩ đại, tổng thống Donald Trump sẽ đạp bằng sóng gió, sẽ tát cạn đầm lầy để lôi ra lũ cá tràu, cá trê đục khoét Nước Mỹ bấy lâu nay.

Donald Trump sẽ không trở thành ngôi sao như các tiền nhiệm của ông nhưng chắc chắn Donald Trump sẽ đi vào huyền thoại của Nước Mỹ khi đã dũng cảm làm cho Nước Mỹ vĩ đại và sẽ xóa sổ cnxh quái thai khỏi địa cầu này.
Tran Hung
Edited by user Tuesday, October 8, 2019 5:42:05 PM(UTC)
| Reason: Not specified
|