Rank: Advanced Member
Groups: Registered
Joined: 3/22/2011(UTC) Posts: 3,308
Thanks: 326 times Was thanked: 364 time(s) in 256 post(s)
|
Tin Tong Hop
ĐTC sẽ cử hành Thánh lễ nhân Ngày Di dân và Tị nạn
9/27/2019 4:02:57 PM
Nhân Ngày Di dân và Tị nạn lần thứ 105, ĐTC Phanxicô sẽ cử hành Thánh lễ tại Vatican vào Chúa nhật 29/9 sắp tới. Đây là dấu chỉ sự quan tâm của ĐTC đối với vấn đề di dân.

Ngày 8/7 vừa qua, nhân kỷ niệm chuyến viếng thăm đảo Lampedusa lần đầu tiên, ĐTC cũng đã cử hành Thánh lễ với các di dân.
Ngày Di dân và Tị nạn được cử hành vào Chúa nhật cuối tháng 9
Năm nay là lần đầu tiên Ngày Di dân và Tị nạn được cử hành vào Chúa nhật cuối tháng 9. Từ năm 2005, thánh Gioan Phaolô II đã ấn định cử hành Ngày này vào Chúa nhật đầu tiên sau lễ Hiển linh. Sau này, theo yêu cầu của một số Hội đồng Giám mục, ĐTC Phanxicô đã đổi ngày cử hành.
Nguồn gốc của Ngày Di dân và Tị nạn
Ngày Di dân và Tị nạn bắt nguồn từ năm 1914, khi ĐGH Piô X mời các Kitô hữu đến cầu nguyện cho người di cư. Đó là một vài tháng trước khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, khi mà ĐGH chứng kiến rõ ràng thảm kịch của hàng triệu người Ý rời khỏi đất nước.
ĐGH Biển Đức XV, người kế vị Đức Pio X, đã thành lập Ngày Di dân để hỗ trợ các công việc mục vụ giúp đỡ người di cư Ý.
Kể từ năm 1952, Ngày Di dân mang một ý nghĩa quốc tế hơn; các Giáo hội đặc biệt được kêu gọi chọn một ngày để cử hành Ngày này trong năm phụng vụ.
Vị Giáo hoàng đầu tiên gửi sứ điệp đặc biệt cho Ngày Di dân là ĐGH Gioan Phaolô II, từ năm 1985. Năm 2004, Hội đồng Giáo hoàng Chăm sóc Mục vụ cho Người di dân và lưu động đã mở rộng Ngày này cho cả người tị nạn.
“Không phải chỉ là di dân”
Chủ đề của Ngày Di dân và Tị nạn lần thứ 105 là “Không phải chỉ là di dân”. Để chuẩn bị cho Ngày Di dân và Tị nạn, phân bộ Di dân và Tị nạn thuộc Bộ phục vụ phát triển con người toàn diện đã phát triển một chiến dịch nâng cao nhận thức, với các đề tài trong các tháng trước như: quan tâm đến con người toàn diện, quan tâm đến tất cả mọi người; nói đến các nỗi sợ hãi của chúng ta; nói về bác ái; nói về nhân loại của chúng ta; nói về việc không loại trừ ai; về việc đặt những người rốt cùng lên hàng đầu. (ACI 2/9/2019)
Hồng Thủy (Vaticannews 26.09.2019)
ĐHY Robert Sarah: Những người hứa hẹn cách mạng và thay đổi tận gốc trong Giáo Hội chỉ là các tiên tri giả
Đặng Tự Do 28/Sep/2019

Đức Hồng Y Robert Sarah, tổng trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, vừa cho ra mắt cuốn sách “The Day Is Now Far Spent”, nghĩa là “Ngày Sắp Tàn”. Nhân dịp này, ngài đã dành cho phóng viên Edward Pentin thường trú tại Rôma của tờ National Catholic Register một cuộc phỏng vấn.
Trong cuộc phỏng vấn này, Đức Hồng Y cho biết ngài viết cuốn sách này để đề cập đến cuộc khủng hoảng hiện nay trong Giáo Hội và xã hội. Ngài tin rằng cuộc khủng hoảng này được thúc đẩy chủ yếu bởi chủ nghĩa vô thần, không đặt Thiên Chúa ở trung tâm của cuộc sống chúng ta; cũng như bởi một mong muốn rất thịnh hành ngày nay là áp đặt “ý kiến cá nhân của mình như là chân lý”. Ngài cảnh báo rằng, những ai công cáo về một “cuộc cách mạng và những thay đổi tận gốc” chỉ là “các tiên tri giả” không “đoái hoài gì đến lợi ích của đàn chiên.” Theo vị Hồng Y người Guinea, ân sủng lớn nhất của Phi châu là được mãi mãi là “con cái Thiên Chúa”, tránh xa các trào lưu ý thức hệ đang rất thịnh hành tại Âu châu.
Trong cuốn sách, Đức Hồng Y cũng thảo luận đến những tác động tích cực và tiêu cực trong cải tổ phụng vụ, và than phiền rằng có một “con quỷ” ao ước “cái chết tinh thần của chúng ta” khi cấm đoán các Thánh lễ theo hình thức ngoại thường của Nghi lễ Rôma. “Làm sao chúng ta có thể không ngạc nhiên và choáng váng một cách sâu sắc rằng một điều là quy tắc của ngày hôm qua lại có thể bị cấm vào ngày hôm nay?” Ngài nêu câu hỏi, và kêu gọi “thoát ra khỏi những chống đối có tính địa phương.”
Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng cuốn sách này là “Cri de Coeur” – “Tiếng Khóc trong Tâm Hồn” của ngài. “Tôi không phát triển luận văn cá nhân hoặc nghiên cứu học thuật. Cuốn sách này là tiếng khóc từ trái tim tôi như một linh mục và một mục tử.”
Ngài giải thích điều này như sau:
“Tôi đau khổ rất nhiều khi nhìn thấy Giáo Hội bị xé toang từng mảnh và đầy hoang mang. Tôi đau khổ rất nhiều khi nhìn thấy Phúc Âm và giáo lý Công Giáo bị coi thường, Bí tích Thánh Thể bị phớt lờ và xúc phạm. Tôi đau khổ rất nhiều khi nhìn thấy các linh mục bị bỏ rơi, chán nản và [chứng kiến] đức tin của nhiều người đã trở nên nguội lạnh”.
“Sự suy giảm niềm tin vào sự Hiện diện Thực sự của Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể là trung tâm của cuộc khủng hoảng hiện nay và sự suy tàn của của Giáo Hội, đặc biệt là ở phương Tây. Chúng ta, các giám mục, linh mục và giáo dân đều phải chịu trách nhiệm cho cuộc khủng hoảng đức tin, khủng hoảng của Giáo Hội, khủng hoảng linh mục và tình trạng phi Kitô giáo hóa phương Tây. Georges Bernanos viết trước chiến tranh [thế giới lần thứ Hai] rằng: ‘Chúng ta liên tục lặp lại, với những giọt nước mắt bất lực, với sự lười biếng hay tự hào, rằng thế gian đang trở nên phi Kitô giáo. Nhưng thế gian chưa từng tiếp nhận Chúa Kitô - non pro mundo rogo - chính chúng ta là người đã tiếp nhận Ngài; và chính là từ trái tim của chúng ta mà Thiên Chúa phải rút lui; thật bất hạnh là chính chúng ta là người phi Kitô giáo hóa chính mình!’ (xem ‘Nous Autres, Français’, ‘Người Pháp chúng ta’, hay ‘Scandale de la vérité’, ‘Tai tiếng Chân lý’, các nhà xuất bản Points và Seuil, 1984).
“Tôi muốn mở lòng mình ra mà chia sẻ một điều chắc chắn này: Cuộc khủng hoảng sâu sắc mà Giáo Hội đang trải qua trên thế giới và đặc biệt là ở phương Tây là kết quả của sự lãng quên Thiên Chúa. Nếu mối quan tâm đầu tiên của chúng ta không phải là Chúa, thì mọi thứ khác sẽ sụp đổ. Tại gốc rễ của tất cả các cuộc khủng hoảng, dù là nhân chủng học, chính trị, xã hội, văn hóa, hay địa chính trị, có sự quên lãng tính tối thượng của Thiên Chúa. Như Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI nói trong cuộc họp của ngài với thế giới văn hóa tại Đại Học Bernardins vào ngày 12 tháng 9 năm 2008, ‘quaerere Deum’ – ‘việc tìm kiếm Thiên Chúa’, chú tâm đến Thiên Chúa như một thực tại thiết yếu chính là trục trung tâm mà trên đó tất cả các nền văn minh và văn hóa được xây dựng. Điều gì đã tạo nên nền văn hóa Âu châu – đó là việc tìm kiếm Thiên Chúa và sẵn sàng để cho mình được tìm thấy bởi Người, lắng nghe Người - vẫn là nền tảng của mọi nền văn hóa thực sự và là điều kiện không thể thiếu cho sự sống còn của nhân loại chúng ta. Trái lại, từ khước Thiên Chúa hoặc thờ ơ hoàn toàn với Ngài là thái độ diệt vong của nhân loại”.
“Tôi đã cố gắng chỉ ra trong cuốn sách này rằng gốc rễ chung của tất cả các cuộc khủng hoảng hiện nay được tìm thấy trong chủ nghĩa vô thần linh hoạt này, nó không thẳng thừng phủ nhận Thiên Chúa, nhưng trong thực tế sống như thể Ngài không hề tồn tại.”
“Trong phần kết của cuốn sách, tôi nói về chất độc này mà tất cả chúng ta đều là nạn nhân: đó là thuyết vô thần linh hoạt này. Nó xâm nhập vào tất cả mọi thứ, ngay cả các bài phát biểu của chúng tôi trong tư cách là các giáo sĩ. Nó bao gồm việc thừa nhận, bên cạnh đức tin, những tư tưởng hoàn toàn là ngoại giáo, những cách suy nghĩ hoặc sống rất trần tục. Và chính chúng ta lại thỏa mãn với sự sống chung bất tự nhiên này! Điều này cho thấy đức tin của chúng ta đã trở nên lỏng lẻo và không nhất quán! Cải cách đầu tiên phải được thực hiện là trong trái tim của chúng ta. Nó bao gồm việc đoạn tuyệt với mọi thứ thỏa hiệp với dối trá. Đức tin vừa là kho báu mà chúng ta muốn bảo vệ vừa là sức mạnh cho phép chúng ta bảo vệ đức tin ấy.”
Đức Hồng Y đặc biệt cảnh báo rằng:
“Phong trào hiện nay bao gồm việc ‘đặt Thiên Chúa sang một bên,’ và đặt Thiên Chúa trở thành một thực tại thứ yếu, đã chạm vào trái tim của các linh mục và giám mục.”
“Thiên Chúa không chiếm trung tâm của cuộc sống, suy nghĩ và hành động của họ. Cuộc sống cầu nguyện không còn là trung tâm. Tôi tin chắc rằng các linh mục phải tuyên bố tính trung tâm của Thiên Chúa thông qua cuộc sống của chính mình. Một Giáo Hội trong đó các linh mục không còn mang thông điệp này là một Giáo Hội bệnh hoạn. Cuộc sống của một linh mục phải công bố với thế giới rằng ‘chỉ một mình Thiên Chúa là đủ’, và rằng cầu nguyện, nghĩa là mối quan hệ thân mật và cá vị với Chúa, là trung tâm của cuộc đời mình. Đây là lý do sâu sắc cho sự độc thân linh mục.”
“Sự lãng quên Thiên Chúa thể hiện trước hết và nghiêm trọng hơn hết trong lối sống tục hóa của các linh mục. Các ngài phải là những người đầu tiên làm chứng cho Tin mừng. Nếu cuộc sống cá nhân của các ngài không phản ánh điều này, thì chủ nghĩa vô thần thực tế sẽ lan rộng khắp Giáo Hội và xã hội.”
“Tôi tin rằng chúng ta đang ở một bước ngoặt trong lịch sử của Giáo Hội. Vâng, Giáo Hội cần một cuộc cải cách sâu sắc và triệt để, và phải bắt đầu bằng một cuộc cải cách về cách nghĩ và cách sống của các linh mục. Giáo Hội tự mình là thánh thiện. Nhưng chúng ta ngăn chặn sự thánh thiện này tỏa sáng bằng tội lỗi và những mối quan tâm trần tục của chúng ta.”
Đức Hồng Y kết luận rằng:
“Đã đến lúc chúng ta cần vứt bỏ tất cả những gánh nặng này và cuối cùng để cho Giáo Hội được tỏ hiện như Chúa đã định hình. Đôi khi người ta tin rằng lịch sử của Giáo Hội được đánh dấu bằng những cải cách cấu trúc. Nhưng tôi xác tín rằng chính những vị thánh là những người thay đổi lịch sử, rồi mới đến các cấu trúc, và các cấu trúc này phải không ngừng thể hiện tác động của các thánh.”
ĐHY Parolin kêu gọi các nước phê chuẩn Hiệp ước cấm thử nghiệm vũ khí hạt nhân
9/28/2019 11:07:08 AM
ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh kêu gọi các quốc gia phê chuẩn Hiệp ước cấm thử nghiệm hạt nhân, được phê duyệt hơn 20 năm trước và chưa bao giờ có hiệu lực.

8 quốc gia chưa ký Hiệp ước
Trong bài tham luận tại phiên họp thứ 74 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về Ngày Quốc tế loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân tại trụ sở Liên Hiệp quốc ở New York, ĐHY Parolin nhắc rằng Hiệp ước, được phê duyệt năm 1996, trên thực tế không hoạt động do thiếu sự phê chuẩn của 8 quốc gia, bao gồm các cường quốc hạt nhân lớn hoặc được xem là lớn, cụ thể là các nước Ấn Độ, Pakistan, Bắc Triều Tiên, đã không ký kết Hiệp ước và các nướcTrung Quốc, Ai Cập, Iran, Israel, Hoa Kỳ, đã không phê chuẩn.
Cần sự khôn ngoan và lãnh đạo dũng cảm của các nước
Đối với các quốc gia đang ngăn chặn hiệp ước này có hiệu lực, ĐHY mời gọi họ "nắm lấy cơ hội thể hiện sự khôn ngoan, sự lãnh đạo dũng cảm và dấn thân vì hòa bình và lợi ích chung của tất cả mọi người".
Vũ khí hạt nhân đe dọa hòa bình
ĐHY lưu ý rằng "việc Hiệp ước bắt đầu có hiệu lực là điều cấp thiết hơn nếu chúng ta xem xét các mối đe dọa đương thời đối với hòa bình", xuất phát từ những thách thức liên tục do "phổ biến hạt nhân" và "hiện đại hóa vũ khí hạt nhân" của một số quốc gia, là điều "trái với các nguyên tắc cơ bản của thỏa thuận" và "thỏa hiệp an ninh quốc tế".
Lơ là ưu tiên thật sự của gia đình nhân loại
Sự leo thang và chạy đua vũ khí cho thấy chi tiêu đáng kể của các quốc gia trong khi ưu tiên thật sự của gia đình nhân loại là chống lại nghèo đói, thăng tiến hòa bình, thực hiện các chương trình giáo dục, sinh thái, y tê và thăng tiến nhân quyền thì lại được đặt ở hàng thứ yếu.
Vũ khí hạt nhân không mang lại an ninh thật sự
ĐHY cảnh giác rằng vũ khí hạt nhân mang lại một ý nghĩa an toàn giả tạo. Vũ khí hạt nhân không thể tạo nên một thế giới ổn định và an toàn. Ngài cũng lên án việc dùng vũ khí hạt nhân để làm đối phương nể sợ và không tấn công mình.
ĐHY kết luận: “Vào thời điểm căng thẳng gia tăng, việc Hiệp ước có hiệu lực sẽ tạo nên một biện pháp thiết yếu để củng cố niềm tin và là biểu hiện quan trọng của sự dấn thân đối với đạo đức trách nhiệm này". (Vatican News 26/9/2019)
Hồng Thủy (VaticanNews 27.09.2019)
70 năm Trung Quốc: Vết cắt sâu dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản
29 tháng 9 2019
2 giờ trước
 Đối với Trung Quốc, quá khứ của nó là câu chuyện của sự phồn thịnh, phát triển và hi sinh cho lợi ích chung
Sự trỗi dậy phi thường của Trung Quốc là một câu chuyện tiêu biểu của Thế kỷ 20, nhưng khi đất nước này đang chuẩn bị kỷ niệm 70 năm thành lập, John Sudworth của BBC tại Bắc Kinh tự hỏi ai mới là người thực sự chiến thắng dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ngồi tại bàn làm việc ở thành phố Thiên Tân của Trung Quốc, con dao của Zhao Jingjia đang lần theo nếp của một khuôn mặt.
Sau những nét cắt tinh tế, một khuôn mặt không thể nhầm lẫn được dần hiện ra, Mao Trạch Đông, người sáng lập ra Trung Quốc hiện đại.
Kỹ sư dầu đã nghỉ hưu đã phát hiện khả năng sử dụng dao thần kỳ của mình và sử dụng nghệ thuật cắt giấy cổ xưa để tôn vinh các nhà lãnh đạo và các sự kiện lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
"Tôi tính ra bằng tuổi với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa," ông nói. "Tôi có tình cảm sâu sắc với quê hương, nhân dân và đảng của tôi."
 Với những người như Zhao Jingjia, sự thành công của Trung Quốc đặt lên trên những "sai lầm" của lãnh đạo
Sinh vài ngày trước ngày 1/10/1949 - ngày ông Mao tuyên bố ngày khai lập ra nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC), cuộc sống của Zhao đi cùng với những thay đổi, phát triển của Trung Quốc, từ nghèo đói, đàn áp và vươn lên thịnh vượng.
Giờ đây, trong căn hộ khiêm tốn nhưng tiện nghi của mình, nghệ thuật của Zhao đang giúp ông cảm nhận được một trong những thời kỳ hỗn loạn nhất của lịch sử loài người.
"Không phải Mao là một con quái vật, chịu trách nhiệm cho cái chết của hàng chục triệu người hay sao?" tôi hỏi.
"Tôi đã sống qua nó," Zhao trả lời. "Tôi có thể nói với anh rằng Mao Chủ tịch đã phạm một số sai lầm nhưng đó không phải là lỗi của ông ấy hoàn toàn."
"Tôi tôn trọng ông ấy từ trái tim tôi. Ông ấy đã giải phóng đất nước chúng tôi. Người thường không thể làm những việc như vậy."
Vào thứ ba, Trung Quốc sẽ cho thế giới thấy sự thịnh vượng phồn vinh của nó.
Bắc Kinh đang tổ chức một trong những cuộc diễu hành quân sự lớn nhất từ trước đến nay, kỷ niệm 70 năm cai trị của Đảng Cộng sản như một chiến thắng chính trị thuần túy.
Bắc Kinh sẽ rùng mình trước tiếng sấm của xe tăng, bệ phóng tên lửa và 15.000 binh sĩ diễu hành, một sự phô bày về sức mạnh quốc gia, sự giàu có và địa vị trước sự có mặt của nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản đương nhiệm, Chủ tịch Tập Cận Bình, tại Quảng trường Thiên An Môn.
Một tường thuật không đầy đủ về sự tiến bộ
Giống như chân dung cắt giấy của ông Zhao, chúng tôi không có ý định tập trung vào nhiều vết sẹo riêng lẻ được tạo ra trong quá trình lịch sử hiện đại của Trung Quốc.
Kết quả cuối cùng mới quan trọng.

Mao Trạch Đông tuyên bố khai sinh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hôm 1/10/1949
Về bề ngoài, sự thay đổi này quả là phi thường.
Vào ngày 1 tháng 10 năm 1949, Mao Chủ tịch đứng ở Quảng trường Thiên An Môn kêu gọi một nhà nước tàn bạo, nửa phong kiến tiến vào một kỷ nguyên mới với một bài phát biểu và một cuộc diễu hành chỉ có thể tập trung 17 chiếc máy bay
Ngược lại, cuộc diễu hành tuần này sẽ có tên lửa hạt nhân liên lục địa tầm xa nhất thế giới và một máy bay không người lái gián điệp siêu thanh - chiến tích của một siêu cường độc tài đang lên với tầng lớp trung lưu đã lên đến 400 triệu người.
Đó là một câu chuyện về thành công chính trị và kinh tế mà phần lớn là sự thật - nhưng, tất nhiên là không đầy đủ.
Những du khách mới đến Trung Quốc thường rất kinh ngạc trước các siêu đô thị nhà chọc trời, công nghệ cao được kết nối bởi các đường cao tốc hoàn toàn mới và mạng lưới đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới.
 Những người đang ở những thành phố phồn hoa của Trung Quốc có thể đã chấp nhận đánh đổi tự do chính trị cho sự thịnh vượng về kinh tế
Họ nhìn thấy một xã hội tiêu dùng tràn lan với những cư dân tận hưởng sự tự do và thời gian rảnh để mua sắm hàng hiệu, ăn tối trong nhà hàng.
"Như thế này đâu có đến nỗi tệ?" những người khách mới đến sẽ tự hỏi khi nghĩ về những điều tiêu cực mà họ đã đọc về Trung Quốc khi ở quê nhà.
Câu trả lời, như trong tất cả các mô hình xã hội, là nó phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn là ai.
Nhiều người ở các thành phố lớn của Trung Quốc đã được hưởng lợi từ sự bùng nổ của sự dồi đào vật chất và cơ hội, và họ thực sự biết ơn và trung thành.
Để đổi lấy sự ổn định và tăng trưởng, họ cũng có thể chấp nhận - hoặc ít nhất là chịu đựng - sự thiếu tự do chính trị và sự kiểm duyệt thường thấy trên các phương tiện truyền thông.
Đối với họ, cuộc diễu hành sắp tới có thể được xem như một sự tôn vinh phù hợp cho sự thành công của quốc gia họ và phản ánh sự thành công chính họ.
Nhưng khi hình thành đất nước Trung Quốc mới này, con dao đã cắt dài và sâu vào bản khắc.
Những người đã chết, bị bỏ tù và bị phân biệt
Nạn đói do Mao gây ra là kết quả của những thay đổi cực đoan đối với hệ thống nông nghiệp - đã cướp đi hàng chục triệu sinh mạng và cuộc Cách mạng Văn hóa của ông đã giết chết hàng trăm ngàn người trong một thập kỷ điên cuồng của bạo lực và đàn áp.
Những sự thật này không có trong sách giáo khoa Trung Quốc.

Hàng chục triệu người chết đói dưới thời của Mao Trạch Đông
Sau khi Mao qua đời, Chính sách Một con thảm khốc đã ảnh hưởng hàng triệu người trong suốt 40 năm.
Ngày nay, với Chính sách Hai con mới, Đảng Cộng sản vẫn đương nhiên vi phạm quyền được lựa chọn sinh sản của một người.
Danh sách này dài, với mỗi danh mục thêm nhiều ngàn người, ít nhất là vào số người bị ảnh hưởng bởi chính quyền độc đảng này.
 Bắc Kinh vẫn quyết định một gia đình có thể có bao nhiêu con
Rồi còn có những nạn nhân của sự đàn áp tôn giáo, sự xâm chiếm đất đai và tham nhũng của chính quyền địa phương.
Rồi còn có hàng chục triệu công nhân nhập cư, xương sống của sự thành công công nghiệp của Trung Quốc, những người từ lâu đã không còn được hưởng lợi quyền công dân.
Một hệ thống giấy phép cư trú nghiêm ngặt tiếp tục từ chối họ và gia đình họ quyền được giáo dục hoặc chăm sóc sức khỏe nơi họ làm việc.
Và trong những năm gần đây, ước tính có khoảng một triệu rưỡi người Hồi giáo ở khu vực phía tây Tân Cương của Trung Quốc - người Duy Ngô Nhĩ (Uighurs), người Kazakhstan và những người dân tộc khác - đã bị đưa vào các trại giam tập thể vì đức tin và sắc tộc của họ.
Trung Quốc liên tục khẳng định đây là những trường dạy nghề, và là tiên phong trong cách ngăn chặn khủng bố trong nước.
Những câu chuyện về người chết, người bị bỏ tù và bị phân biệt luôn bị ẩn giấu nhiều hơn những câu chuyện về sự đồng hóa và thành công.
Theo quan điểm của họ, sự kiểm duyệt phần lớn lịch sử gần đây của Trung Quốc không chỉ đơn giản là một phần phải đánh đổi để lấy sự ổn định và thịnh vượng.
Nó còn là một cái gì đó khiến sự đau khổ trong im lặng của họ càng khó bị thâm nhập hơn.
Và tất nhiên đó là việc của các nhà báo nước ngoài để cố gắng đưa chúng ra ánh sáng.
People holding pictures of Mao and the Little Red Book in Tiananmen Square, 1966
Getty
Sự phát triển của Trung Quốc hiện đại
1949 Mao tuyên bố khai sinh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 1966-76 Cách mạng văn hóa mang lại biến động xã hội và chính trị 1977 Đặng Tiểu Bình khởi xướng những cải cách lớn về kinh tế 1989 Đàn áp các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Thiên An Môn 2010 Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới 2018 Tập Cận Bình tuyên bố làm Chủ tịch trọn đời
'Sai lệch, giả tạo và hào nhoáng hóa'
Nhưng trong khi sự kiểm duyệt có thể khiến mọi người im lặng, điều đó không thể khiến họ quên.
Giáo sư Guo Yuhua, một nhà xã hội học tại Đại học Tsinghua của Bắc Kinh, là một trong số ít các học giả còn cố gắng ghi lại, đôi khi thông qua lịch sử truyền miệng, một số thay đổi lớn đã ảnh hưởng đến xã hội Trung Quốc trong bảy thập kỷ qua.
Sách của bà bị cấm, mọi liên lạc của bà bị theo dõi và tài khoản mạng xã hội của bà thường xuyên bị xóa.
"Trong nhiều thế hệ, mọi người đã nhận được một lịch sử đã bị làm sai lệch, giả tạo, hào nhoáng hóa và tẩy não," bà nói với tôi, bất chấp cảnh báo không nói chuyện với truyền thông nước ngoài trước cuộc diễu hành.
"Tôi nghĩ rằng cả nước buộc phải nghiên cứu lại và suy ngẫm về lịch sử. Chỉ khi chúng ta làm điều đó, chúng ta mới có thể đảm bảo rằng những thảm kịch này sẽ không lặp lại."

Liệu sự thịnh vượng này có thể thực sự là vì giới lãnh đạo không ?
Bà tin rằng một cuộc diễu hành đặt Đảng Cộng sản ở ngay đầu và trung tâm của câu chuyện, bỏ lỡ bài học thực sự, rằng tiến bộ của Trung Quốc chỉ bắt đầu sau thời của Mao, khi đảng cộng sản nới lỏng ra một chút.
"Mọi người được sinh ra để phấn đấu cho một cuộc sống tốt hơn, hạnh phúc hơn và tôn trọng hơn, phải không?" bà ấy hỏi tôi.
"Nếu họ chỉ được cấp cho một không gian nhỏ bé, họ sẽ cố gắng kiếm tiền và giải quyết các vấn đề sinh tồn của họ. Không nên cho rằng đó là công ơn của lãnh đạo."
'Hạnh phúc của chúng tôi đến từ chăm chỉ'
Như để chứng minh quan điểm về một quá khứ bất ổn, bị kiểm duyệt của một quốc gia độc tài sẽ tiếp tục tác động đến hiện tại, cuộc diễu hành chỉ dành cho khách mời.
Một kỷ niệm khác, cũng ngay ở Quảng trường Thiên An cũng được đo bằng bội số của 10 - đó là 30 năm kể từ khi cuộc đàn áp đẫm máu tháng sáu 1989 đối với các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ của sinh viên làm lung lay nền tảng cai trị của Đảng Cộng sản.

Chân dung của Mao sẽ luôn dõi theo sự kiện ở Quảng trường Thiên An Môn
Quân đội sẽ diễu hành xuống đại lộ nơi các sinh viên bị bắn chết.
Một sự kiện quy mô lớn như vậy nhưng chỉ có khách mời được tham dự cho thấy Bắc Kinh không chừa một khả năng nào mà một người biểu tình đơn độc có thể mạo hiểm sử dụng cuộc diễu hành để gây sự chú ý.
Với trung tâm Bắc Kinh bị bao kín, người bình thường chỉ có thể theo dõi qua màn hình TV.

Quay trở lại căn hộ ở Thiên Tân của mình, Zhao Jingjia cho tôi thấy chi tiết phức tạp của một hoạt cảnh, mỗi cảnh được cắt từ một mảnh giấy, mô tả "Tháng ba dài", một thời gian khó khăn và thất bại của Đảng Cộng sản trước khi đi lên nắm quyền
"Hạnh phúc của chúng tôi ngày nay đến từ sự chăm chỉ," ông nói với tôi.
Đó là một quan điểm lặp lại rằng chính phủ Trung Quốc, giống như ông, ít nhất đã thừa nhận rằng Mao đã phạm sai lầm nhưng khăng khăng rằng không nên nhắc dai dẳng những điều này.
"70 năm qua của Trung Quốc thật phi thường," ông nói. "Tất cả đều có thể nhìn thấy. Hôm qua chúng tôi đã gửi hai vệ tinh điều hướng vào không gian - tất cả công dân có thể tận hưởng sự tiện lợi mà những thứ này mang lại cho chúng tôi."
nguon BBC News
Hồng Kông xuống đường nhằm làm mờ nhạt quốc khánh TC
September 28, 2019

Photo Credit: AP AFP – Hàng ngàn người hoạt động dân chủ cho Hồng Kông vào tối hôm qua thứ Sáu đã khởi động những gì được dự đoán là một cuộc biểu tình dữ dội, nhằm tạo ra một cái bóng tối làm mờ lễ kỷ niệm quốc khánh của Trung Cộng.
Bắc Kinh đang chuẩn bị một cuộc diễn hành quân sự khổng lồ vào thứ ba để đánh dấu 70 năm kể từ khi thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bắt đầu việc chuyển thành một siêu cường toàn cầu. Nhưng những người biểu tình dân chủ ở Hồng Kông quyết tâm làm mờ nhạt các lễ hội này khi họ tiếp tục xuống đường với gần bốn tháng biểu tình quy mô, đôi khi trở nên bạo động.
Bốn ngày xuống đường được lên kế hoạch từ nay tới thứ ba với các cuộc đụng độ gần như chắc chắn sẽ xảy ra sau khi cảnh sát từ chối cấp giấy phép cho một cuộc biểu tình vào ngày kỷ niệm quốc khánh Trung cộng vì lý do an toàn.
Các lệnh cấm trước đây đã bị quên lãng và sớm rơi vào bạo lực khi các người biểu tình ném đá và cocktail Molotov, và cảnh sát đã đáp trả bằng hơi cay, đạn cao su và súng nước.
Vào tối thứ Sáu, hàng ngàn người chen chúc vào một quảng trường trên đảo chính để nghe các nhà hoạt động bị bắt nói rằng họ đã bị tấn công và không cho gặp luật sư và bác sĩ tại một nhà tù gần biên giới Trung Quốc vào đầu mùa hè này.
Các cuộc biểu tình của Hồng Kông đã được khơi dậy bằng một dự luật đã bị hủy bỏ nhằm cho phép dẫn độ vào lục địa của độc tài.
Nhưng họ đã khởi động một phong trào rộng lớn hơn để kêu gọi quyền dân chủ và trách nhiệm của cảnh sát sau khi Bắc Kinh và lãnh đạo thành phố – bà Carrie Lam – có một đường lối cứng rắn.
Vào thứ bảy, hàng ngàn người đang lên kế hoạch tập trung tại một công viên bên cạnh quốc hội của thành phố để tổ chức một cuộc biểu tình buổi tối đánh dấu kỷ niệm lần thứ năm của “Phong trào dù vàng”, một cuộc chiếm đóng 79 ngày nhưng thất bại trong việc đòi hỏi quyền bầu cử phổ thông.
Bị cáo buộc ngược đãi những người bị giam giữ tại nhà tù San Uk Ling vào ngày 11 tháng 8 đã trở thành sự kiện mới nhất khiến người dân sôi sục sự giận dữ của công chúng đối với lực lượng của thành phố và chính quyền địa phương.
Cảnh sát đã đưa 54 người bị bắt vào tối hôm đó trong các cuộc biểu tình đến một trung tâm giam giữ xa xôi, thường chỉ được sử dụng để nhốt người nhập cư bất hợp pháp.
Luật sư và phương tiện truyền thông địa phương sau đó đã báo cáo rằng 31 người đã phải nhập viện – sáu người bị gãy xương.
Một phụ nữ ở tuổi đôi mươi yêu cầu sử dụng tên giả là Anna nằm trong số những người bị bắt và nói rằng cô thấy nhiều người bị bỏ lại hàng giờ với những vết thương chảy máu nặng.
“Cảnh sát phớt lờ yêu cầu của họ đến bệnh viện và bắt họ ở lại trung tâm để khai báo và bảo họ cầm khăn giấy để cầm máu vết thương”, cô nói với AFP.
Kenneth Lam, một luật sư địa phương đại diện cho bốn người bị giam giữ, cho biết ông phải mất gần 12 giờ để gặp được thân chủ của mình.
Khi ông ta gặp họ, ông ta nói rằng những lời khai của họ đã được thực hiện mặc dù họ yêu cầu luật sư.
“Điều đó rất không thỏa đáng và vi phạm các quyền hợp pháp của những người bị bắt”, ông nói với AFP.
Cảnh sát đã từ chối mạnh mẽ các đề nghị và các sĩ quan lạm dụng người bị giam giữ hoặc từ chối họ quyền lợi hợp pháp và tiếp cận y tế.
Họ nói rằng nhà giam đã được sử dụng vì số lượng lớn các vụ bắt giữ đã được thực hiện tối hôm đó.
Nhưng sự tức giận đã gia tăng về vấn đề này trong những ngày gần đây và vào Thứ Năm rồi, bà Carrie Lam tuyên bố trung tâm sẽ không còn được sử dụng để giam những người biểu tình bị bắt giữ.
Phát ngôn nhân cảnh sát, Giám đốc điều hành John Tse nói với các phóng viên rằng quyết định ngừng sử dụng nhà giam San Uk Ling “không liên quan gì đến những tuyên bố vô căn cứ nhằm cáo buộc cảnh sát có hành vi sai trái như sử dụng vũ lực và quấy rối tình dục quá mức”.
Ông kêu gọi những người bị giam giữ cáo buộc lạm dụng để tiếp tục và khiếu nại thông qua cơ quan giám sát của cảnh sát thành phố.
Các cuộc biểu tình cũng được dự kiến vào Chủ nhật sẽ đánh dấu một ngày chống độc tài toàn cầu, với các cuộc biểu tình đoàn kết được lên kế hoạch trên khắp thế giới tại các thành phố như Đài Bắc, Paris, Berlin, New York, London và Vancouver.
Các sinh viên đang lên kế hoạch tẩy chay lớp học vào thứ Hai trong khi các bảng tin nhắn trực tuyến được sử dụng để tổ chức các cuộc biểu tình không có người lãnh đạo đã tràn ngập các lời kêu gọi nhằm phá vỡ lễ kỷ niệm quốc khánh của Trung Quốc vào thứ ba.
Nguyễn Dương/Cali Today
Ổn định chính trị VN sẽ phụ thuộc vào sức khỏe ông Trọng
September 28, 2019 An Viên dịch

(VNTB) – Cây nhận định chính trị David Hutt trên The Diplomat ngày 27/9 cho rằng, tình trạng sức khỏe của Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có thể có ý nghĩa lớn đối với chính trị Việt Nam.
Tháng 11/2018, ông Nguyễn Phú Trọng trở thành Chủ Tịch nước sau cái chết của người đương nhiệm, cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Và đó là một dấu hiệu cho thấy chính trị Việt Nam có thể thay đổi nhanh chóng và bất ngờ.
Chỉ vài tháng sau, vào tháng 4/2019, ông Trọng (75 tuổi) được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện, nghi ngờ bị đột quỵ. Một số tin tức cho rằng, ông Trọng bị liệt nhẹ ở một cánh tay. ĐCSVN kín tiếng về vấn đề này, và chỉ nói rằng ông Nguyễn Phú Trọng sức khỏe có kém đi, hơn là một căn bệnh nan y. Có vẻ câu chuyện này nhắc lại biến cố của ông Trần Đại Quang, người đầu tiên được chẩn đoán mắc bệnh hiểm nghèo vào tháng 6/2017, nhưng đã được Nhà nước Việt Nam giấu kín, bao gồm cả các chuyến khám bệnh y tế tại Nhật Bản, cho đến khi ông qua đời vào tháng 9/2018.
Ông Trọng trở thành một trong những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên Google tại Việt Nam vào ngày 14/4. Truyền thông xã hội Việt Nam truyền nhau tin đồn: ông bị đối thủ cũ, có thành trì tại Kiên Giang ‘chơi’, hoặc đó là một cuộc ‘đảo chính’ liên quan đến ông Trần Quốc Vượng.
Kể từ khi hiện diện trở lại vào tháng 5, thông tin chính thống Việt Nam đã đưa ra nhiều thông tin về cuộc họp của Bộ Chính trị, cũng như Hội nghị Trung ương lần thứ 10 vào tháng đó. Đầu tháng 8, ông Trọng đã có cuộc gặp với Chủ tịch nước Lào Bounnhang Volachith, nhưng đó được cho là một cuộc họp rất ngắn. Và khi Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad có chuyến thăm lịch sử đến Việt Nam kéo dài 3 ngày, thì cuộc gặp giữa ông Trọng và ông Mahathir Mohamad chỉ kéo dài 25 phút.
Ông Nguyễn Phú Trọng chưa có chuyến công du nước ngoài nào kể từ tháng 5.
Như định mệnh, trong thời kỳ sức khỏe ông Trọng đi xuống, một ấn phẩm chính trị được xuất bản. Vào tháng 7, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, cơ quan in ấn của Đảng Cộng sản, đã phát hành hai cuốn sách: ‘Quyết tâm ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng’, bộ sưu tập các bài phát biểu và phỏng vấn của ông Trọng, và ‘Tổng Bí thư, Chủ tịch nước với tình cảm của nhân dân trong nước, bạn bè quốc tế’.
Sau đó, vào tháng 8, xuất hiện một cuốn sách của Phạm Thành – một blogger độc lập, ‘Nguyễn Phú Trọng: Thế thiên hành đạo hay Đại nghịch bất đạo’, chỉ trích ông Trọng.
Đảng Cộng sản hiếm khi tôn các bài phát biểu hoặc bài giảng của các quan chức cao cấp. Tổ chức chính trị này cũng không cố gắng quảng bá hình ảnh thông qua các phương tiện như vậy. Và hiếm khi các lời chỉ trích, chống lại các chính trị gia cao cấp phổ biến hoặc, thực sự được cho phép.
Tuy nhiên, các cuộc tranh luận sức khỏe của ông Trọng đang ngày càng mong manh và không chắc chắn. Nếu tin đồn được xác thực, thì ông Trọng có thể vắng mặt trong kỳ Đại hội sắp tới, vào năm 2021. Và khi ông Trọng thực hiện đảm nhận chức vụ Chủ Tịch nước, một số tuyên bố cho rằng, ông đang hiện thực hóa quyền lực độc tài và trở thành một phiên bản Tập Cận Bình tại Việt Nam.
Vào thời điểm đó, tôi lập luận rằng sự thay đổi đó diễn ra nhanh chóng. Nói một cách đơn giản, không có mong muốn thay đổi lãnh đạo của Đảng quá lâu trước Đại hội năm 2021. Thật vậy, nếu ai đó đã được nắm chức vụ Chủ Tịch nước năm ngoái, có lẽ họ sẽ phải ở lại làm việc sau năm 2021. Và điều này sẽ phá vỡ trật tự bình thường của đấu tranh chính trị trong Đảng diễn ra trong ít nhất 18 trước. Và với tư cách là chủ tịch nhà nước, ông Trọng có thể chủ động hơn trong ngoại giao quốc tế.
Nhưng tất cả những điều này phụ thuộc vào việc ông đóng vai trò tích cực đến đâu trong nền chính trị, vốn không nên bị ảnh hưởng bởi sức khỏe kém hay ít hoạt động. Thứ nhất, bởi vì Đảng Cộng sản hiện đang chuẩn bị cho Đại hội tiếp theo, sẽ có một sự cạnh tranh chính trị nhằm tiếp quản chính trị trong nước trong 15 tháng tới. Nhưng nếu ông Trọng ít hoạt động hơn, điều đó có nghĩa là những người khác phải sẽ thay thế ông.
Ông Trần Quốc Vượng, với tư cách là người đứng đầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương, đã xuất hiện thường xuyên hơn trước công chúng kể từ tháng 4. Và bây giờ, khi bốn cột trụ của chính trị Việt Nam đã bị giảm xuống còn ba cột trụ, thì sự vắng mặt của ông Trọng sẽ làm tăng sự cạnh tranh giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Bà Ngân hiện đang thực hiện nhiều chuyến thăm cấp nhà nước hơn bình thường trong những tháng gần đây, bao gồm một chuyến đến Bắc Kinh vào tháng 7.
Nếu không có bất kỳ người thừa vị tự nhiên nào, bất kỳ điểm yếu nào của ông Trọng cũng có thể dẫn đến sự đấu đá khốc liệt hơn nữa giữa nhóm quan chức cao cấp trong Đảng. Thậm chí nhiều hơn với Hội nghị Trung ương 11 dự kiến vào cuối năm nay, thời điểm diễn ra cuộc tranh luận về nhân sự và các quyết định chính sách.
Nghiêm trọng hơn là đối ngoại. Căng thẳng với Trung Quốc trên Biển Đông được cho là tồi tệ nhất kể từ năm 2014, và thái độ của Bắc Kinh ngày càng trở nên hung hăng và hiếu chiến. Cũng có những lo ngại về quan hệ của Việt – Mỹ, khi gần đây, Tổng thống Donald Trump đã yêu cầu Hà Nội làm nhiều hơn để giảm thặng dư thương mại.
Nhiều người cho rằng cả Việt – Mỹ đều muốn ông Trọng đến thăm Washington vào tháng tới, trong một cuộc gặp song phương lớn giúp nâng cấp mối quan hệ hai nước thành quan hệ đối tác chiến lược. Một điều mà với chức vụ Chủ tịch nước, giúp Mỹ đỡ ‘bối rối’ hơn khi tiếp.
Tuy nhiên, sự kiện trên có thể bị vụt mất khi sức khỏe của ông Trọng kém đi. Và có tin đồn rằng, Việt – Mỹ không chắc chắn về việc Trọng có thể công du. Thay vào đó, Thủ tướng Phúc có thể bước vào Washington. Nhưng ông Trọng là người đứng đầu cả nhà nước và ĐCS, và chuyến thăm của ông Trọng chứ không phải bởi ông Phúc sẽ gửi một tín hiệu rõ ràng hơn đến Bắc Kinh rằng quan hệ Mỹ-Việt là nghiêm túc. Và, không đi công du Mỹ lần này cũng sẽ gửi một tín hiệu rõ ràng cho người dân Việt Nam biết, sức khỏe ông Trọng đang gặp vấn đề.
Quyết định vào tháng 10/2018, để ông Trọng làm Chủ Tịch nước có lẽ là một điểm dừng được thiết kế để cung ứng sự ổn định trong Đảng. Nhưng nếu điều tồi tệ nhất xảy ra với ông Trọng bây giờ, nó sẽ kích hoạt một cuộc đấu tranh quyền lực theo cách mà ĐCSVN sẽ không nhìn thấy sau nhiều thập kỷ.
Trump yêu cầu Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Adam Schiff từ chức
September 27, 2019

Photo credit: LA Times Vào hôm thứ sáu, Tổng thống Trump yêu cầu Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Adam Schiff (D-Calif.) “Ngay lập tức từ chức” vì đọc không đúng cuộc điện đàm giữa ông và Tổng thống Ukraine.
Trong một loạt các tweet vào đầu ngày thứ Sáu, Trump đã cáo buộc Adam Schiff đọc trước quốc hội và hàng triệu người xem phiên bản không đúng sự thật nội dung cuộc trao đổi của tôi với Tổng thống Ukraine. Ông ấy lẽ ra phải đọc chính xác bản ghi cuộc gọi, nhưng lại thay đổi hoàn toàn câu chữ để khiến nó nghe thật khủng khiếp, như thể tôi là người có tội”, Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm nay viết trên Twitter. Trump cáo buộc Schiff “lừa dối quốc hội” và tìm cách lừa gạt người dân Mỹ. “Ông ta đã làm điều này suốt hai năm. Tôi kêu gọi ông ta từ chức khỏi quốc hội ngay lập tức vì hành vi gian dối này”, Trump viết.
Trump đã đề cập đến một khoảnh khắc khi Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Schiff tóm tắt nội dung cuộc điện đàm của Trump và Zelensky hôm 25/7 tại phiên điều trần quốc hội hôm 26/9. Trong bản tóm tắt này, Schiff mô tả Trump đã nói trong cuộc điện đàm rằng ông sẽ yêu cầu Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky “bảy lần” để điều tra “đối thủ chính trị của tôi”.
Schiff sau đó đã nói rõ rằng ông đang tóm tắt những gì đã xảy ra trong cuộc điện đàm ngày 25 tháng 7 và đây chỉ là một phần của câu chuyện
Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ cũng ngay lập tức “phản pháo” Trump trên Twitter, cáo buộc Tổng thống “chơi trò đổi chác để thu lại lợi ích bầu cử từ một quốc gia bên ngoài” và tìm cách che đậy điều đó.
“”TT Trump chỉ nói đúng một điều, đó là những lời lẽ của ngài không cần ai nhạo báng. Chính lời nói và hành động của Trump đã tự nhạo báng chúng rồi”, Schiff viết. “Nhưng điều quan trọng nhất ở đây là chúng gây nguy hiểm cho nước Mỹ””, Schiff nói.
Một bản sao cuộc điện đàm của Trump với Zelensky đã được Tòa Bạch Ốc công bố hôm thứ Tư cho thấy, Trump khuyến khích nhà lãnh đạo Ukraine điều tra các cáo buộc không có căn cứ đối với cựu Phó Tổng thống Joe Biden.
Những ngày sau cuộc điện đàm Trump – Zelensky, người tố giác cho biết đã biết được qua nhiều viên chức Mỹ rằng các viên chức cấp cao Tòa Bạch Ốc đã can thiệp để chặn mọi hình thức lưu lại cuộc điện đàm, đặc biệt là bản ghi chép chính thức, đầy đủ từng từ một cuộc điện đàm, vốn được Phòng tình huống Tòa Bạch Ốc thực hiện theo thông lệ.
“Một loạt các hành động đó đã khiến tôi thấy rằng giới chức Tòa Bạch Ốc hiểu được tầm quan trọng của những gì được nói trong cuộc điện đàm”, người tố giác viết.
“Giới chức Tòa Bạch Ốc nói với tôi rằng họ nhận được lệnh của các luật sư Tòa Bạch Ốc nhằm loại bỏ bản ghi ghép điện tử từ hệ thống máy tính, trong đó những bản ghi chép như vậy thường được lưu trữ để phối hợp, hoàn thiện và chia sẻ với các viên chức cấp nội các”, người tố giác viết.
Thay vào đó, bản ghi phép được tải lên một hệ thống điện tử riêng được sử dùng để lưu trữ và xử lý các thông tin mật của bất kỳ vấn đề đặc biệt nhạy cảm nào.
Một viên chức Tòa Bạch Ốc miêu tả hành động này là lạm dụng hệ thống điện tử vì cuộc điện đàm về danh nghĩa không bao gồm bất kỳ thông tin nhạy cảm nào từ góc độ an ninh quốc gia.
Đầu thứ Sáu, Trump đã tweet rằng cuộc gọi này là “rất hợp pháp và rất tốt”, cáo buộc đảng Dân chủ tiếp tục một “cuộc săn phù thủy”. Đảng Dân chủ Hạ viện đã đưa ra các thủ tục luận tội chính thức vào thứ ba
Theo quy định của Hiến pháp Mỹ, Tổng thống không có quyền cách chức Dân biểi thuộc Hạ viện. Chỉ có Hạ viện mới được phép trừng phạt các thành viên của mình vì những hành vi sai trái và một Dân biểu chỉ bị cách chức khi 2/3 số thành viên Hạ viện bỏ phiếu nhất trí với biện pháp này.
TH
Donald Trump: Thành công và những điều tiếng
J.B Nguyễn Hữu Vinh September 28, 2019

Các nhà hoạt động muốn luận tội Tổng Thống Donald Trump trước tòa nhà Quốc Hội ở Washington, D.C. (Hình: AP Photo/J. Scott Applewhite)
Những ngày này, báo chí và dư luận Hoa Kỳ lại rộ lên tin tức về việc Chủ Tịch Hạ Viện Nancy Pelosi đích thân thông báo điều tra luận tội Tổng Thống Donald Trump.
Không phải lần đầu tiên, việc luận tội hay những cáo buộc đối với Tổng Thống Trump được đặt ra.
Trước khi bước chân vào Tòa Bạch Ốc, ứng cử viên Donald Trump đã đối diện hàng loạt những cáo buộc về rất nhiều vấn đề, từ cuộc sống riêng tư, từ lời nói, hành động, đến hoạt động kinh doanh.
Thậm chí, có những lúc, nếu qua phương tiện truyền thông, người ta thấy rằng có lẽ chỉ có những kẻ điên mới có thể bầu một con người như vậy lên làm tổng thống Hoa Kỳ. Thế nhưng, lựa chọn cuối cùng của người dân Hoa Kỳ vẫn là Donald Trump.
Ngay sau khi vừa được bầu làm tổng thống, ông Trump đã phải đối diện với hàng loạt những cáo buộc trong mối quan hệ với Nga trong chiến dịch tranh cử năm 2016. Những cáo buộc rộ lên khi công tố viên đặc biệt Robert Mueller công bố báo cáo điều tra nói rằng có nhiều lần Tổng Thống Trump bị cho là tìm cách cản trở công lý.
Kết luận cuộc điều tra, ông Mueller từ chối không nói ông Trump phạm tội “ngăn cản công lý” hay không mà để cho Bộ Trưởng Tư Pháp William Barr quyết định. Rồi sau đó, bộ trưởng Tư Pháp kết luận: Tổng thống không ngăn cản công lý.
Những sự kiện này xảy ra dồn dập và cao điểm vào những ngày Tổng Thống Trump đang tham dự cuộc hội đàm Mỹ-Bắc Hàn tại Việt Nam. Điều này khiến cho những người theo dõi câu chuyện thấy một điều: Phải có tinh thần thép khi cùng lúc đối diện với những vấn đề quốc gia đại sự, những vấn đề quốc tế căng thẳng và nóng bỏng, đồng thời phải liên tiếp đối phó với những vấn đề chính trong nội bộ hệ thống chính trị nước Mỹ, mới có thể trụ lại được ở cái tuổi hơn 70 của ông.
Và rất nhiều những vấn đề liên tiếp sau đó được đảng đối lập đưa ra, cũng như hệ thống truyền thông, khi tất cả những dòng twitter, những câu nói của ông được soi rất kỹ càng và diễn giải theo chủ quan của mỗi người.
Và nay, ông Trump lại trở thành một chủ đề nóng, bị cáo buộc rằng ông đã gây sức ép với Tổng Thống Ukraine Volodymyr Zelensky mở cuộc điều tra về tội tham nhũng đối với cựu Phó Tổng Thống Joe Biden và con trai ông Biden. Ông Biden đang được xem là ứng viên dẫn đầu phe Dân Chủ trong cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc năm 2020.
Và cuối cùng Hạ Viện đang bắt đầu tiến điều tra luận tội Tổng Thống Trump.
Nhiều báo chí, nhiều nhà phân tích cho rằng việc luận tội tổng thống lần này, nếu có, cũng sẽ khó có thể đi đến kết quả hạ bệ ông như mong muốn của phe Dân Chủ.
Theo nhiều nhà phân tích thời sự, việc này nếu có, chỉ tác động phần nào đến uy tín của những ứng cử viên cho cuộc đua vào chức chủ nhân Tòa Bạch Ốc năm 2020.
Thế nhưng, tác dụng và tác hại của nó ra sao, thì đang còn là một ẩn số. Bởi chưa hẳn kẻ cầm dao là có thể khẳng định được rằng mình không bị đứt tay.
Ba năm cầm quyền, đứng đầu một quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, mỗi lời nói, cử chỉ và hành động từ chức vụ này đều có tác động mạnh mẽ đến cả thế giới, từ kinh tế, tài chính, chính trị… Tổng Thống Donald Trump đã có nhiều phát ngôn gây sốc.
Thế nhưng, nhìn lại những việc mà ông đã làm, người ta phải công nhận rằng ông đã kiên trì thực hiện bằng mọi cách lời hứa khi ứng cử của mình.
Dù có thể những điều ông làm, những gì ông thực hiện không được sự ủng hộ của tất cả mọi người, nhất là những người đối lập của ông tìm mọi cách cản trở. Cũng có thể vì những điều đó không phù hợp với suy nghĩ của những người đó, thậm chí là còn bị cáo buộc rằng đi ngược lại nhiều thói quen, nhiều cách hành xử truyền thống.
Thế nhưng, ông Donald Trump vẫn kiên trì thực hiện những lời hứa, mà vì nó, ông được người dân Hoa Kỳ chọn vào chiếc ghế quyền lực này.
Trên lĩnh vực đối ngoại, nhiều thay đổi của Tổng Thống Trump đã làm cả thế giới phải sững sờ và kinh ngạc như việc rút khỏi những hệ thống, công ước, những vị trí cũng như những hiệp định mà các đời tổng thống trước đó đã dày công xây dựng.
Không thiếu những tiếng phản đối và công kích.
Điều người ta thấy rõ ràng nhất là chính sách của Hoa Kỳ dưới thời của Tổng Thống Trump đối với Trung Hoa Cộng Sản.
Từ một quá trình dài nuông chiều, e ngại và thậm chí phớt lờ những hành động mập mờ, gian dối, những âm mưu của Trung Cộng, dưới thời Donald Trump, mọi việc đã thay đổi.
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung là một trận chiến công khai đầu tiên với Trung Cộng, và mục đích không chỉ là việc cân bằng cán cân thương mại hoặc vấn đề kinh tế đơn thuần. Mà đằng sau đó, là nhắm vào một đất nước do đảng Cộng Sản độc tài cai trị với âm mưu bành trướng khắp thế giới, nhằm chiếm ngôi vị đứng đầu thế giới mà hiện nay Hoa Kỳ đang nắm giữ.
Và chắc không cần phải nói nhiều, người ta cũng rất dễ tưởng tượng được hậu quả sẽ ra sao, thế giới sẽ như thế nào nếu Trung Cộng soán ngôi vị của Hoa Kỳ, trở thành lãnh đạo cả thế giới theo ý họ.
Một đất nước Trung Cộng với hơn 1 tỷ người dân, nhưng chính sách của nhà cầm quyền ở đây thể hiện rất rõ tính chất của một chế độ vô thần, phản dân chủ và tàn bạo đối với ngay chính người dân của mình. Hàng triệu người dân Tân Cương, Tây Tạng bị biến thành tù nhân, hàng ngàn người có thể bị giết tàn bạo một lúc bất chấp tất cả… đã nói lên bản chất của một chế độ.
Trên bình diện quốc tế, khi mới bắt đầu tích cóp được một phần nào tiền của từ sự khai tác cạn kiệt tài nguyên, bóc lột người dân đến mức thậm tệ, nhà cầm quyền Trung Cộng đã ngay lập tức thực hiện mưu đồ bành trướng, chiếm cướp, xâm lược với hầu hết quốc gia láng giềng… đã cho thấy những viễn cảnh đen tối ra sao nếu quyền lực thuộc về Bắc Kinh.
Trong cuộc chiến nào, dù là chính nghĩa thì cả hai bên đều phải chấp nhận những tổn thất nhất định.
Thế nhưng, nhìn lại hơn một năm cuộc thương chiến Mỹ-Trung, nền kinh tế Trung Cộng từ những bước phát triển thần tốc đã bắt đầu thể hiện sự lao đao không thể chống đỡ. Những bước sụt giảm nền kinh tế Trung Cộng đã bắt đầu phát huy những hệ lụy nội bộ mà nhà cầm quyền phải đối mặt về sự bất ổn, về những nguy cơ lớn, thậm chí ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ và cả sự thống nhất tạm bợ hiện tại.
Trong khi đó, nền kinh tế Hoa Kỳ vẫn tiếp tục giữ vững mức độ 10 năm phát triển liên tiếp.
Ba năm, kể từ khi lên cầm quyền, với quyết tâm “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại,” với kinh nghiệm thương trường dày dạn của một tỷ phú, kết hợp với quyền lực được giao, Tổng Thống Donald Trump đã làm cho tình hình không chỉ nước Mỹ, mà cả thế giới có nhiều biến động và thay đổi.
Những điều đó ghi nhận một giai đoạn đổi khác của nước Mỹ khi được lãnh đạo bởi một con người đặc biệt.
Bởi nước Mỹ có nhiều tổng thống, nước Mỹ cũng có nhiều tỷ phú. Nhưng, một tỷ phú làm tổng thống nước Mỹ, thì đến nay chỉ có một.
(J.B Nguyễn Hữu Vinh)
Dân căm hận Trọng, Ngân, Phúc và ĐCSVN đến tận cùng!

Nguyên Thạch (Danlambao)
Trước tiên người viết xác định một điều rõ ràng rằng người dân Việt không phải là không có nhân văn. Ngược lại, người dân đã rất nhân bản với thái độ ôn hòa một cách rất kiên nhẫn chịu đựng trong suốt hơn 44 năm qua. Sự ôn hòa đó đã không có bất cứ hiệu quả nào, bởi lẽ rất đơn giản là ĐCSVN tuy mang dáng người nhưng chẳng phải là người. Chúng là loài cây cỏ thấp mọn, vô tri, vô cảm hay loài dã thú chỉ biết chăm sóc cho bộ lông của chúng nên không thấu được khối nỗi đau của dân chúng. Với loài cỏ cây và dã thú thì những lời khuyên răn về đạo lý hoặc phương cách sống chỉ là vô nghĩa.
Hơn 2 tháng nay theo dõi những sự kiện đang xảy ra nơi bãi Tư Chính ở Biển Đông đã và đang rất nóng bỏng nguy kịch, người dân tức ói máu, oán hận căm hờn cứ dồn lên lồng ngực đến độ có thể dẫn đến những cơn nhồi máu cơ tim, mà lũ khốn nạn Trọng, Ngân, Phúc cùng đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) cứ câm như hến, như loài sò lông ngậm phải chất thải.
Trọng, Ngân, Phúc cùng ĐCSVN các người. Đảng bây hèn thì cũng hèn vừa thôi chớ đâu mà hèn đến tận cùng bằng số vậy? Giặc nó đến tận nhà, cướp của giết người mà chúng bây vẫn câm họng là sao? Chúng là bọn Tàu ô vói lịch sử ngàn năm xâm chiếm nước Việt chứ có phải ông cố nội tụi bây đâu mà bọn bây tôn thờ đến thế? Thậm chí ngay cả không dám nêu đích danh kẻ cướp.
Đảng cộng sản ăn những gì, uống thứ gì mà ngu lâu dốt bền và hèn nhát đến vậy?
Thằng thì mặt gà mái, giặc đã đến tận ổ mà không dám kêu lên một tiếng cục tác. Con thì như ngựa cái xổng chuồng, cười cười nói nói, tay bắt mặt mừng với biểu hiện ỏng ẹo, trong khi chúa tể đảng cướp đang hoành hành quậy nát bãi Tư Chính và Biển Đông. Bộ chính trị (BCT) cùng trung ương đảng (TƯĐ), một lũ ươn hèn điếm xảo, phản bội Tổ Tiên và giống nòi mà to mồm nói rằng có chính nghĩa được sao? Đảng chẳng khác gì một đám giòi lúc nhúc chen lấn trong hố phân khiến người người kinh tởm, gớm ghiết chứ vinh quang gì?.
Biển Đông với trữ lượng tài nguyên hàng nghìn tỉ đô la thì tại sao đảng đem bán rẻ cho giặc? Đảng các người có còn đầu óc và có biết tính toán nữa không? Hay chỉ là một lũ đầu đường xó chợ, thất học, du côn láu cá mà tầm nhìn không qua ngọn cỏ? Hay là hệ thần kinh của đảng vốn đã bị tê liệt mãn tính, nay ngày lại càng trở nên tồi tệ hơn?
Nếu ĐCS nhắm không vận hành nổi chuyên quốc gia đại sự thì tốt nhất là nên cút xéo đi cho bàng dân thiên hạ nhờ, chứ có đâu mà cứ ù lì cố bám quyền lực như đỉa đói vậy? Như giòi bọ bu quanh những xác chết thế?
Ngoài nguồn tài nguyên dầu khí, khoáng sản, ngư trường và hệ thống lưu thông hàng hải ở Biển Đông thì trên đất liền còn gì ngoài 90 triệu tấm thân ốm o nghèo khó chứa đầy chất độc để đảng hút máu uống mủ?
Đảng CSVN là bọn tôi tớ cho Tàu cộng hay sao mà mà cứ nhắm mắt ngậm miệng để bọn Chệt nó sai khiến? Nó sai đem chất độc giết dân là đem, nó bảo cúi mặt là cúi mặt, nó lệnh im là im sao? Nếu chúng bây là trâu ngựa thì hãy sống với kiếp trâu ngựa của chúng bây, hà cớ gì mà phải bắt người dân phải sống kiếp trâu cày ngựa cỡi?
ĐCSVN là tập hợp của một bọn với 4 triệu 500 ngàn bản mặt nhớp nhúa đốn hèn, hôi tanh và bẩn thỉu. Dân đã nghe chúng bây chễm trệ ngồi trong phòng có máy lạnh và phát biểu còn ngu hơn bò: "Có mấy đảo chim ỉa cùng mấy lô dầu khí thì có nhằm nhò gì đâu mà phải đấu tranh". Hàng ngàn tỉ USD mà lũ bây bảo là không nhằm nhò gì à?
Hiện nay cả nước, người dân đang rất quan tâm theo dõi những gì đã và đang diễn ra ở bãi Tư Chính, ở Biển Đông nên đã biết hết cả rồi, và từ đó, oán hận cũng đã thấu tận trời xanh. Giờ đây, các thành phố lớn như Vũng Áng, Đà Nẵng, Nha Trang, Tây Nguyên và miền Tây Nam bộ... đã tràn ngập bọn Tàu. Ngoài kia, nơi Biển Đông, tàu chiến, máy bay, giàn khoan, tàu ngầm... của giặc đang ngang nhiên ra vào như chỗ không người, chúng xem bọn chủ nhà như những con bệnh đã chết lâm sàng nên không có được một lời phản kháng, hoặc bất cứ hành động nào để thể hiện tinh thần bảo vệ chủ quyền của đất nước!.
ĐCSVN chỉ là một lũ khốn nạn, cực kỳ hèn đốn, phản quốc với dã tâm bán đứng cả dân tộc. Nhưng người dân Việt sẽ không bao giờ chấp nhận thái độ nhu nhược, hèn đốn ấy, mà sẽ liều mạng với giặc cùng bè lũ tay sai, vì giờ đây đất nước đang lâm vào tình thế vô cùng nguy kịch và có nguy cơ bị mất nước, điều mà người dân Việt ở quốc nội lẫn hải ngoại đều không muốn nhìn thấy.
29.09.2019 Nguyên Thạch danlambaovn.blogspot.com
Edited by user Sunday, September 29, 2019 1:19:01 AM(UTC)
| Reason: Not specified
|