Tin tức cập nhật by the Center for Systems Science and Engineering (CSSE) at Johns Hopkins
20/03/2021 - 13H30 GMT
Trên toàn thế giới (197 quốc gia và vùng lãnh thổ) :
Total Confirmed = 122,445,668 cas
29,732,468 US
11,871,390 Brazil
11,555,284 India
4,397,816 Russia
4,299,216 United Kingdom
4,242,156 France
3,332,418 Italy
3,212,332 Spain
2,971,633 Turkey
2,654,734 Germany
2,324,426 Colombia
2,234,913 Argentina
2,187,910 Mexico
2,036,700 Poland
1,793,805 Iran
1,584,972 Ukraine
1,535,423 South Africa
1,459,406 Czechia
1,455,788 Indonesia
1,451,645 Peru
1,203,622 Netherlands
933,107 Canada
918,053 Chile
892,848 Romania
827,941 Belgium
826,609 Israel
816,623 Portugal
789,390 Iraq
744,272 Sweden
656,056 Philippines
623,135 Pakistan
580,609 Switzerland
568,706 Bangladesh
560,971 Hungary
542,209 Serbia
521,461 Jordan
511,440 Austria
491,019 Morocco
455,128 Japan
438,638 United Arab Emirates
434,322 Lebanon
384,653 Saudi Arabia
350,220 Panama
347,944 Slovakia
331,713 Malaysia
309,643 Ecuador
309,293 Belarus
...
...
===
Global Deaths = 2,703,547
541,145 deaths/US
290,314 deaths/Brazil
197,219 deaths/Mexico
159,558 deaths/India
126,263 deaths/United Kingdom
104,241 deaths/Italy
93,090 deaths/Russia
91,834 deaths/France
74,623 deaths/Germany
72,910 deaths/Spain
61,771 deaths/Colombia
61,724 deaths/Iran
54,476 deaths/Argentina
52,035 deaths/South Africa
49,897 deaths/Peru
49,159 deaths/Poland
39,447 deaths/Indonesia
31,344 deaths/Ukraine
29,864 deaths/Turkey
24,530 deaths/Czechia
22,650 deaths/Belgium
22,608 deaths/Canada
22,132 deaths/Romania
22,087 deaths/Chile
18,068 deaths/Hungary
16,754 deaths/Portugal
16,412 deaths/Ecuador
16,379 deaths/Netherlands
13,969 deaths/Iraq
13,799 deaths/Pakistan
13,262 deaths/Sweden
12,930 deaths/Philippines
12,041 deaths/Bolivia
11,932 deaths/Bulgaria
11,512 deaths/Egypt
10,203 deaths/Switzerland
9,052 deaths/Austria
8,978 deaths/Slovakia
8,802 deaths/Japan
8,755 deaths/Morocco
8,668 deaths/Bangladesh
8,506 deaths/Tunisia
...
...
Covid-19 : Liên Hiệp Châu Âu đánh giá vac-xin AstraZeneca « an toàn và hiệu quả »
Thanh Hà - RFI - 19/03/2021
Chiều qua, 18/03/2021, Cơ Quan Dược Phẩm Châu Âu (EMA), một lần nữa, chính thức khẳng định vac-xin AstraZeneca do liên doanh Anh và Thụy Điển chế tạo « an toàn và hiệu quả ». Pháp và nhiều nước trong Liên Âu ngay trong ngày 19/03/2021 khởi động lại kế hoạch tiêm chủng. Nhưng, ba nước Bắc Âu vẫn tỏ thận trọng.
Trong cuộc họp báo chiều 18//03/2021 giám đốc EMA, bà Emer Cooke tuyên bố ủy ban điều tra « đưa ra một kết luận khoa học rõ ràng : vac-xin AstraZeneca an toàn và hiệu quả (…) Những ưu điểm của loại vac-xin này trong việc bảo vệ các bệnh nhân trước nguy cơ tử vong và phải nhập viện để điều trị vì virus corona, lớn hơn so với những mối rủi ro khác có thể xảy ra ».
Cơ Quan Dược Phẩm Châu Âu cũng lưu ý không tìm thấy mối liên hệ giữa việc sử dụng vac-xin AstraZeneca với nguy cơ bị đông máu. Thậm chí bà Emer Cooke cho biết sẵn sàng chích ngừa với thuốc do tập đoàn Anh và Thụy Điển cùng chế tạo. Theo các thống kê chính thức trên tổng số 20 triệu người chính ngừa với vac-xin của AstraZeneca có 469 trường hợp bị đông máu. EMA cũng đã bác bỏ mọi nghi ngờ về khả năng có một số lô thuốc « có vấn đề ».
Pháp, Đức, Ý và Tây Ban Nha thông báo khởi động lại chiến dịch tiêm chủng ngay từ chiều nay (19/03/2021). Riêng Đan Mạch, Thụy Điển và Na Uy thì cần có thêm thời gian để « tự tiến hành các cuộc điều tra » về hiệu quả và rủi ro nếu có của loại vac-xin này. Trong cuộc họp báo chiều qua thủ tướng Pháp cho biết AstraZeneca là một phần không thể thiếu trong kế hoạch của chính phủ để đạt mục tiêu từ này đến giữa tháng Tư, ít nhất 10 triệu người được tiêm chủng, rồi đạt ngưỡng 20 triệu vào cuối tháng 5 và đến trước hè, thì trên toàn quốc sẽ có gần 50 % dân số được chích ngừa chống Covid-19.
Covid-19: Châu Âu lại chích ngừa với vac-xin AstraZeneca
Thùy Dương - RFI - 20/03/2021
Hôm qua, 19/03/2021, một hôm sau khi Cơ quan Dược phẩm châu Âu kết luận vac-xin của hãng Anh - Thụy Điển « an toàn và hiệu quả », nhiều nước châu Âu, nhất là Pháp, Đức, Ý, Bulgari và Slovénia bắt đầu cho phép sử dụng trở lại vac-xin AstraZeneca để tiêm ngừa Covid-19.
Một số nước châu Âu khác sẽ tái khởi động chương trình tiêm ngừa với vac-xin AstraZeneca trong tuần tới, trong đó có Tây Ban Nha, Bồ đào Nha và Hà Lan.
Tại Pháp, Cơ quan Y tế Cấp cao đã « bật đèn xanh » trở lại cho AstraZeneca từ chiều hôm qua 19/03. Tuân theo các khuyến nghị của Cơ quan Dược phẩm châu Âu, Cơ quan Y tế Cấp cao Pháp không ghi nhận sự gia tăng nguy cơ máu đông sau khi tiêm chủng, nhưng vẫn nghi ngờ về một số biến chứng hiếm hơn : đông máu nội mạch lan tỏa (đông máu rải rác trong lòng mạch) và viêm tắc tĩnh mạch não. Do những trường hợp này chỉ liên quan đến bệnh nhân dưới 55 tuổi, ông Dominique Le Guluduec, chủ tịch Cơ quan Y tế Cấp cao Pháp, khuyến nghị chỉ tiêm vac-xin AstraZeneca cho những người từ 55 tuổi trở lên. Những người dưới 55 tuổi đủ điều kiện tiêm chủng sẽ được chích vac-xin Pfizer hoặc Moderna.
Để trấn an dư luận, cũng trong ngày hôm qua, thủ tướng Pháp Jean Castex, gần 56 tuổi, đã được tiêm mũi đầu tiên với vac-xinAstraZeneca trước sự chứng kiến và ghi hình của báo giới, giống như bộ trưởng Y Tế Pháp Olivier Véran cách nay vài tuần. Thủ tướng Anh Boris Johnson, 55 tuổi, cũng đã có hành động tương tự. Thủ tướng Ý Mario Draghi, 73 tuổi, hôm qua thông báo trước báo giới ở Roma là ông sẽ chích ngừa với AstraZeneca.
Tuy nhiên, các nước Bắc Âu vẫn tỏ ra dè chừng, thậm chí Phần Lan hôm qua còn quyết định tạm ngưng dùng vac-xin AstraZeneca ít nhất là đến ngày 29/03.
Liên Âu dọa cấm xuất khẩu vac-xin AstraZeneca
Theo AFP, sáng nay, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, Ursula von der Leyen, dọa sẽ ngăn chận việc xuất khẩu vac-xin AstraZeneca, nếu Liên Âu không được nhận được các lô hàng như dự kiến. Trả lời phỏng vấn tập đoàn truyền thông Đức Funke, bà Ursula von der Leyen tuyên bố Bruxelles có thể cấm mọi lô vac-xin mà AstraZenaca dự kiến xuất sang các nước. Thông điệp của Liên Âu là AstraZeneca phải tôn trọng hợp đồng với châu Âu trước khi bắt đầu giao hàng cho các quốc gia ngoài khối.
Cũng trong ngày hôm qua, thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố sẵn sàng đặt mua vac-xin Nga Sputnik V nếu loại vac-xin này được Cơ quan Dược phẩm châu Âu phê chuẩn. Thủ tướng Merkel bị chỉ trích mạnh trong nước vì chiến dịch tiêm phòng tại Đức đang bị chậm trễ.
Tỉ lệ nhân viên y tế Pháp tiêm phòng Covid-19 thấp : Thực trạng và giải pháp
Thùy Dương - RFI - 19/03/2021
Trong khi nhiều nước trên thế giới chọn tiêm phòng trước tiên cho lực lượng y tế, những người trên tuyến đầu chống dịch Covid-19, thì Pháp ưu tiên trước hết cho những người cao tuổi tại các trung tâm dưỡng lão. Thế nhưng, không lâu sau đó, với chính sách đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng, giới y bác sĩ, nhân viên y tế đã bắt đầu được tiêm.
Tuy nhiên, từ đầu tháng 03/2021 tại Pháp đã bùng lên nhiều tranh cãi quanh việc tiêm phòng Covid-19 cho nhân viên y tế, sau khi chính phủ đưa thông tin mới chỉ có 1/3 nhân viên y tế tại các bệnh viện tiêm phòng. Tỉ lệ này là quá thấp, trong khi y bác sĩ, hộ lý, nhân viên y tế là những người có nhiều nguy cơ lây nhiễm do tiếp xúc với người bệnh.
Thủ tướng Pháp Jean Castex, bộ trưởng Y Tế Olivier Véran, nhiều tổ chức y khoa cũng như chính giới đều lên tiếng kêu gọi các nhân viên y tế tiêm phòng để tự bảo vệ họ và bảo vệ cộng đồng. Thậm chí có nhiều ý kiến gay gắt chỉ trích điều họ gọi là « sự vô ý thức », « thiếu tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp » của giới nhân viên y tế.
Để hiểu rõ hơn thực hư mọi chuyện, ngày 15/03/2021, RFI Việt ngữ đã có cuộc trao đổi qua điện thoại với giáo sư - bác sĩ chuyên khoa hô hấp Đinh Xuân Anh Tuấn, bệnh viện Cochin, Paris.
RFI Việt ngữ : Kính chào bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn, bác sĩ có thể cho biết tại sao tỉ lệ tiêm chủng ở giới y tế lại thấp như vậy ? Liệu có đúng là do nhân viên viên y tế không muốn tiêm ngừa ?
Bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn : Cách đây không lâu thì có một thông tin. Thông tin này thực ra là từ tuyên bố của thủ tướng Pháp nói rằng đến lúc đó chỉ có 1/3 số nhân viên làm việc trong bệnh viện, kể cả bác sĩ, đã được tiêm chủng ngừa Covid. Con số 1/3 đó là đúng nhưng nếu diễn giải là 2/3 còn lại từ chối không chích ngừa hoặc ngần ngại không chích thì điều đó không hoàn toàn đúng. Thực ra 2/3 số nhân viên trong các bệnh viện của Pháp chưa chích ngừa, nhưng chưa chích ngừa không có nghĩa là họ từ chối hoặc ngại ngần chích ngừa.
Tôi sẽ phân chia nhóm người chưa được chích ngừa đó thành ít nhất 3 loại : Thứ nhất, có một số rất đông rất muốn chích ngừa nhưng chưa đến lượt. Nhóm thứ nhì là những người muốn chích, đã đến lượt chích nhưng chưa chích vì đa số các vị đó quá bận bịu với công việc nên chần chừ hoặc chưa có thời gian lấy hẹn đi chích. Chị biết là ngày hôm nay các nhân viên y tế, từ bác sĩ đến điều dưỡng đều rất bận rộn nên đôi khi họ không có thời gian để lấy hẹn, rồi đi đến khoa chuyên về tiêm ngừa và phải chịu khó mất một tiếng đồng hồ trong thời gian làm việc để đi tiêm ngừa, sau đó ở lại làm một số thủ tục hành chính.
Dĩ nhiên là không thể phủ nhận có một thiểu số nhân viên y tế còn ngần ngại về việc chích ngừa hay không, nhưng tôi nghĩ đó chỉ là thiểu số, không nhiều. Trong số đó thì tôi lại chia thành 2 nhóm : một nhóm là những người hoàn toàn không muốn chích ngừa và một nhóm là họ muốn chích ngừa nhưng họ yêu cầu được chích với vac-xin dựa trên ARN của Pfizer và họ từ chối chích với vac-xin AstraZeneca.
Nhưng dẫu sao đi chăng nữa thì đến hôm nay vẫn chưa có con số thống kê chính xác để biết rõ là trong 3 thành phần mà tôi vừa đề cập đến thì thành phần thực sự không muốn chích là bao nhiêu.
RFI Việt ngữ : Nhiều người giải thích với báo chí Pháp là họ không tin tưởng vào vac-xin AstraZeneca vì nhiều lý do : hiệu quả thấp hơn vac-xin Pfizer, nhiều tác dụng phụ, biến chứng hơn. Thậm chí, một số người nói đến sự phân biệt đối xử giữa giới bác sĩ - được tiêm bằng vac-xin Pfizer - và nhóm còn lại của đội ngũ nhân viên ở bệnh viện - chỉ được tiêm bằng vac-xin AstraZeneca, loại vac-xin còn đang gây nhiều tranh cãi. Ý kiến của bác sĩ ra sao ?
Bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn : Thực ra có rất nhiều nguyên do, tôi chỉ xin nói đến những gì tôi nghe được. Cách đây không lâu có một điều dưỡng làm việc trong công đoàn nói là anh ta và các đồng nghiệp của anh ta sở dĩ từ chối không chịu chích với vac-xin AstraZeneca bởi vì theo anh ta công hiệu của vac-xin đó thấp hơn so với vac-xin của Pfizer, nhưng thực ra thông tin đó là thông tin chúng ta đã có vào ban đầu bởi vì nó dựa vào một nghiên cứu rất sơ khởi nói rằng công hiệu của vac-xin AstraZeneca chỉ khoảng 60%.
Dĩ nhiên nếu chúng ta so sánh con số 60% đó với con số 95% của Pfizer hay Moderna thì sẽ có sự khác biệt. Nhưng đến hôm nay, với những nghiên cứu tiếp theo, chúng ta thấy rằng công hiệu của AstraZeneca đã lên tới hơn 80%. Như vậy là sự khác biệt ít hơn nhiều. Hơn nữa, chúng ta nên nhớ là AstraZeneca rất công hiệu và đặc biệt dành cho những người dưới 65 tuổi, trong khi đó những vị trên 75 tuổi vì cơ nguy phát sinh loại bệnh rất nặng so với Covid thì cần được ưu tiên chích ngừa với vac-xin của Pfizer.
Tôi cũng xin nhắc lại là trong giai đoạn đầu khi bệnh viện bắt đầu có tiêm chủng, có vac-xin dựa trên ARN của Pfizer-BioNtech hoặc Moderna thì tất cả các nhân viên làm việc tại bệnh viện, không phân biệt bác sĩ, điều dưỡng hay là nhân viên hành chính, đều được chích cùng một loại vac-xin như nhau, nếu các vị đó đạt tiêu chuẩn và tiêu chuẩn đó chỉ dựa duy nhất trên tuổi tác và trên những bệnh mà người đó có thể có.
RFI Việt ngữ : Bác sĩ thấy có nhiều nhân viên y tế bị biến chứng sau khi tiêm vac-xin AstraZeneca không ?
Bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn : Thực ra biến chứng của nhân viên y tế hoặc người thuộc bất cứ ngành nghề nào thì cũng sẽ giống với tỉ lệ ở tất cả mọi người, không hơn không kém. Theo tôi biết cho đến hôm nay vẫn là những biến chứng rất thông thường, cụ thể là một cơn sốt chừng 38-38,5 độ C, không hơn, và có thể bị đau nhức ở chỗ tiêm.
Cũng cần nói rõ hơn là sốt và sự đau nhức chỉ thể hiện cho công hiệu của thuốc tiêm vì đó là những dấu hiệu cho chúng ta biết là hệ miễn nhiễm của cơ thể người vừa được tiêm đã có khả năng nhận diện ra proteine Spyke nằm trong thuốc tiêm đó và đã phản ứng rất thích hợp với sự xâm nhập của proteine Spyke đó vào cơ thể. Cũng nên nói thêm là khi đó chúng ta chỉ cần làm một việc thông thường là uống thuốc Paracetamol, Doliprane hoặc tất cả những thuốc trong dòng đó thì tất cả các triệu chứng nói trên sẽ tan biến ngay, thành ra không có gì đáng lo cả.
Bệnh viện cũng có biện pháp là sau khi tiêm rồi thì mọi người đều được đưa vào chương trình theo dõi qua mạng. Ví dụ cá nhân tôi thì khi tiêm xong thì lúc đầu là sau 1 tuần lễ, sau đó là sau 3 tuần, 1 tháng, 2 tháng thì nhận được các câu hỏi từ một cơ quan, mình chỉ cần mất 30 giây để điền vào. Nếu có triệu chứng gì thì sẽ được cập nhật ngay. Chưa kể đến việc ở trong bệnh viện thì nếu mình có đau gì thì chỉ mất có hai bước chân là sang khoa chữa bệnh, ngay bên cạnh có biết bao nhiêu người sẵn sàng lo cho mình, thành ra vấn đề tác dụng phụ không phải là vấn đề đáng lo.
Thực ra tôi rất ngạc nhiên khi thấy những người làm trong ngành Y mà viện cớ có những triệu chứng đó mà không chịu chích ngừa vì chính lúc họ tiêm ngừa cho bệnh nhân thì họ cũng sẽ là người khuyên bệnh nhân không nên lo nếu có sốt nhẹ hoặc bị đau. Công việc đó là việc chúng ta làm hàng năm với thuốc tiêm ngừa bệnh cúm mùa đông.
RFI Việt ngữ : Một số nhà lãnh đạo nhắc tới khả năng đề ra quy định bắt buộc nhân viên y tế tiêm phòng Covid-19 nếu tỉ lệ tự nguyện chích ngừa vẫn thấp ? Bác sĩ nghĩ sao về điều này ?
Bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn : Theo tôi nghĩ, chuyện ép buộc là rất khó vì một trong những vấn đề cơ bản ở Pháp là sự tôn trọng tự do cá nhân, thành ra tôi nghĩ là không ai có thể ép ai, chỉ có thể khuyến khích.
Có một số biện pháp mà tôi thấy rất khả thi nhưng mà rất tiếc là chính phủ Pháp đã không thi hành. Đơn giản là thế này : Lúc đầu khi mở ra chiến dịch tiêm chủng ở các bệnh viện, để khuyến khích mọi người ghi danh đi chích thì lúc đó lẽ ra nên giới hạn về thời gian, chẳng hạn trong tháng đó, tuần lễ đầu tiên là dành cho các bác sĩ, tuần lễ thứ nhì là dành cho các điều dưỡng, tuần lễ thứ 3 là dành cho các nhân viên hành chính. Nếu trong tuần lễ đầu bác sĩ nào không ghi danh hoặc không muốn, hoặc không có thời gian hoặc vì một lý do nào khác thì phải đợi 3 tuần lễ sau mới đến lượt ghi danh.
Đến lúc đó, mọi người sẽ phải nghĩ đến việc cần ghi danh và chúng ta sẽ biết rõ những ai muốn tiêm ngừa nhưng không làm bởi vì không có thời gian và những ai thực sự từ chối, không muốn tiêm ngừa. Có thể có, tuy là rất ít, những người nói là không muốn tiêm cho dù làm trong ngành Y thì câu hỏi đặt ra là chúng ta sẽ làm gì với những vị đó. Có lẽ những vị đó sẽ được điều qua những khoa có rất ít sự tiếp xúc với bệnh nhân, chứ sự ép buộc khó lòng xảy ra.
Điều rất quan trọng là phải tiêm chủng cho các bác sĩ, điều dưỡng viên, nhân viên làm việc trong bệnh viện, thứ nhất chính là để bảo vệ các cá nhân đó để tránh cho những cá nhân đó bị nhiễm virus. Đó là mục tiêu đầu tiên. Mục tiêu thứ nhì là một khi bảo vệ được những đồng nghiệp đó thì sẽ gián tiếp có khả năng giữ các vị đó ở lại với cơ sở của mình để tiếp tục phục vụ và chữa bệnh cho bệnh nhân. Thành ra cùng lúc chúng ta có thể giải quyết 2 vấn đề, vừa bảo vệ cá nhân, vừa giúp cho các bệnh viện tiếp tục hoạt động bình thường, nhất là vào ngày hôm nay, áp lực của làn sóng thứ nhì chưa dứt hoặc làn sóng thứ ba đang tới và trở nên ngày càng nghiêm trọng.
RFI Việt ngữ chân thành cảm ơn giáo sư - bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn.
Covid-19 : Trước làn sóng dịch thứ 3, một phần ba dân Pháp bị phong tỏa trở lại
Anh Vũ - RFI - 19/03/2021
Trước tình trạng số bệnh nhân Covid-19 tăng đột biến liên tiếp trong nhiều ngày, hôm qua,18/03/2021, thủ tướng Pháp Jean Castex đã thông báo lệnh phong tỏa trở lại 16 tỉnh trong đó có các tỉnh thuộc 2 vùng Haut de France và Île-de-France ( Paris và vùng phụ cận), để đối phó với « làn sóng Covid-19 thứ 3 ». Tuy nhiên trường học tại những vùng bị phong tỏa vẫn không đóng cửa hoàn toàn.
Lệnh phong tỏa áp dụng tại 16 tỉnh có hiệu lực từ 12 giờ khuya nay 19/03 và kéo dài ít nhất trong một tháng. Tuy nhiên các biện pháp mới nhằm ngăn chặn đà lây lan của virus lần này không nghiêm ngặt như đợt phong tỏa đầu tiên cách đây đúng 1 năm.
Tổng số dân cư ở các tỉnh bị phong tỏa lần này là 21 triệu người, riêng vùng thủ đô Paris và phụ cận, Île-de-France, có 12 triệu.
Lệnh giới nghiêm cũng được thông báo lùi lại từ 19 giờ (để phù hợp với giờ mùa hè tại Pháp). Người dân trong vùng bị phong tỏa vẫn được đi dạo trong bán kính 10 km và không được di chuyển sang các vùng khác trừ khi có lý do thật cấp thiết. Các trường phổ thông, chỉ có cấp ba phải giảm một nửa lượng học sinh có mặt trên lớp, còn lại vẫn hoạt động bình thường. Các dịch vụ, cửa hiệu được cho là không thiết yếu bị đóng cửa. Nhưng hiệu làm đầu, cửa hàng sách vẫn thuộc diện được phép mở cửa.
Thủ tướng Pháp cũng cảnh báo biện pháp phong tỏa có thể được mở rộng sang các địa phương khác nếu tình hình lây lan virus có diễn biến xấu.
Trong những ngày qua, số ca nhiễm mới tăng đều và vượt trên ba chục nghìn ca mỗi ngày, hôm qua con số này là gần 35 nghìn. Sức ép đối với các các bệnh viện cũng tăng dần. Hiện toàn nước Pháp có trên 4200 bệnh nhân nằm hồi sức cấp cứu. Các bệnh viện ở Île-de-France đã bắt đầu quá tải.
Chính quyền Pháp những ngày qua đã cố gắng tối đa tránh các biện pháp phong tỏa gây tê liệt kinh tế cùng các hậu quả tâm lý xã hội trong dân chúng. Nhưng sau nhiều lưỡng lự, tham khảo ý kiến các chuyên gia cũng như lãnh đạo các địa phương, chính phủ buộc phải đưa ra quyết định trước « làn sóng dịch thứ 3 » đang hiển hiện.
Hơn bao giờ hết, chính phủ Pháp chỉ còn trông cậy vào chiến dịch tiêm chủng để có thể thoát khỏi khủng hoảng. Hiện tại đã có khoảng gần 6 triệu người Pháp được tiêm mũi vac-xin ngừa Covid đầu tiên và trên 2,3 triệu người được tiêm liều thứ 2, theo số liệu của Tổng Cục Y tế Pháp. Chiến dịch tiêm chủng này vừa bị chững lại do vấn đề về vac-xin AstraZeneca được nối lại vào hôm nay, sau khi có ý kiến chấp thuận của cơ quan quản ly thuốc châu Âu.
Covid-19 : Pháp bắt đầu đợt phong tỏa thứ 3 tại 16 tỉnh
Thùy Dương - RFI - 20/03/2021
Vào 0 giờ hôm nay 20/03/2021, 1/3 dân số Pháp - 21 triệu dân của 16 tỉnh, chủ yếu ở 2 vùng Haut de France và Île-de-France (Paris và vùng phụ cận), bước vào giai đoạn phong tỏa thứ ba kéo dài 4 tuần để kềm chế làn sóng dịch Covid-19 mới.
Đợt phong tỏa cục bộ lần này được xem là « nhẹ nhàng » hơn hai giai đoạn phong tỏa toàn quốc trong năm 2020. Ngoài những cửa hàng kinh doanh các mặt hàng được coi là thiết yếu được phép mở cửa trong đợt phong tỏa thứ hai, tối hôm qua 19/03 chính phủ Pháp thông báo thêm danh sách các cửa hàng không phải đóng cửa, chẳng hạn hiệu cắt tóc, các tiệm bán sách, cây và hoa tươi, chocolat. Văn phòng bất động sản vẫn được phép đưa khách đi thăm nhà, đặt hẹn chuyển nhượng bất động sản …
Tổng cộng, có khoảng 90.000 cửa hàng phải đóng cửa trong đợt phong tỏa thứ ba này, trong đó có khoảng 25.000 cửa hàng nằm trong các trung tâm thương mại lớn trên toàn quốc và đã bị đóng cửa từ vài tuần qua.
Bác sĩ Olivier Guérin, thành viên mới của Hội đồng Khoa học Pháp, cơ quan tư vấn cho chính phủ về đại dịch Covid-19, sáng hôm nay cho biết các tỉnh hoặc vùng khác trong vài tuần tới có thể sẽ phải áp dụng biện pháp phong tỏa tương tự, do số ca nhiễm mới mỗi ngày đang tăng nhanh, kéo theo đó là số bệnh nhân hồi sức sẽ tăng trong vòng 10 ngày nữa.
Nhiều nước ở châu Âu tăng cường biện pháp hạn chế
Cũng kể từ ngày hôm nay 20/03, người dân cả nước Ba Lan bị phong tỏa trở lại. Trong những ngày qua, số ca lây nhiễm thường nhật mà chính quyền Ba Lan ghi nhận đã lên mức cao nhất tính từ đầu năm 2021. Từ hôm nay, các nhà hát, trung tâm thương mại, khách sạn và rạp chiếu phim đều bị đóng cửa trở lại. Biện pháp này dự kiến kéo dài ít nhất là đến hết kỳ nghỉ lễ Phục Sinh. Tất cả trường học đóng cửa và học sinh sẽ chuyển sang học trực tuyến hoàn toàn.
AFP cho biết Viện Robert Koch (RKI) ở nước láng giềng Đức hôm qua 19/03 xếp Ba Lan vào danh sách các quốc gia có nguy cơ cao. Đức sẽ hạn chế số người qua lại ở biên giới với Ba Lan. Kể từ ngày mai 21/03, những người nhập cảnh vào Đức từ Ba Lan sẽ phải trình kết quả xét nghiệm PCR hoặc xét nghiệm kháng nguyên âm tính.
Nhìn sang Bỉ, trong bối cảnh làn sóng dịch thứ ba đang tràn đến, chính quyền liên bang quyết định tăng cường các biện pháp hạn chế đà lây lan của virus corona. Từ Bruxelles, thông tín viên Pierre Benazet giải thích :
« Tại các trường học của Bỉ, muộn nhất là kể từ ngày 24/03, việc đeo khẩu trang sẽ trở thành bắt buộc đối với học sinh từ lớp 5 trở lên, sớm hơn hai năm so với độ tuổi học sinh phải đeo khẩu trang ở thời điểm hiện tại. Từ ngày 03/04, trên các chuyến tàu chở khách du lịch, những người trên 12 tuổi sẽ phải ngồi ghế cạnh cửa sổ. Biện pháp có vẻ vô nghĩa này là nhằm chặn luồng du khách đi chơi chỉ trong một ngày kéo đến các vùng bờ biển, nơi mà người dân Bỉ dự định đến rất đông vào kỳ nghỉ lễ Phục Sinh, do biên giới vẫn đóng cửa.
Tỷ lệ lây nhiễm đã tăng thêm 1/3 ở Bỉ chỉ trong vòng một tuần, khiến nhà chức trách hết sức lo ngại. Thủ tướng Alexander De Croo nói : « Hành động của chúng ta, trong những tuần sắp tới, sẽ là chìa khóa để phá vỡ chuỗi lây nhiễm. Quý vị hãy tránh tối đa các cuộc tiếp xúc gần. Nếu quý vị muốn gặp gỡ ai đó, hãy gặp nhau ngoài trời, giữ khoảng cách và thận trọng. Bằng cách đó, chúng ta mới có triển vọng ».
Nhưng trên thực tế, mọi triển vọng đang rời xa dần và chính quyền sẽ không thể giữ lời hứa về việc giảm nhẹ các biện pháp hạn chế : không có các hoạt động văn hóa hoặc tôn giáo ngoài trời, giới trẻ không được đi nghỉ tập trung và cũng không có công viên giải trí. Thay vào đó, nhà chức trách Bỉ đưa ra những hứa hẹn mới khi thông báo sau một tháng nữa, khi kỳ nghỉ lễ Phục Sinh kết thúc, toàn thể học sinh cấp 2 sẽ được quay lại học 100% tại trường và các quán cà phê, nhà hàng sẽ được mở cửa trở lại vào ngày 01/05 ».
WHO: Châu Âu tử vong vì COVID nhiều hơn cùng kỳ năm ngoái
VOANews - 19/03/2021
Giám đốc phụ trách khu vực châu Âu trong Tổ chức Y tế Thế giới ngày 18/3 tuyên bố tình hình COVID-19 tại châu lục này đang có bước lùi, với nhiều người chết vì COVID hơn cùng thời gian năm ngoái.
Trong buổi họp báo trực tuyến tại văn phòng của ông ở Copenhagen, ông Hans Kluge nói ông đặc biệt quan tâm đến Trung Âu, vùng Balkan và các nước Baltic, nơi số ca nhiễm, nhập viện và tử vong vì COVID hiện nằm trong số cao nhất trên thế giới.
Ông Kluge cho hay châu Âu có trung bình 20.000 người chết vì COVID mỗi tuần và tổng số tử vong vượt quá 900.000.
Vẫn theo lời ông, tuần qua trên toàn châu Âu có hơn 1,2 triệu ca nhiễm mới được báo cáo. Đây là tuần thứ ba liên tiếp số ca nhiễm gia tăng.
Ông Kluge cho hay 46 nước trong khu vực đã tiêm chủng hơn 107 triệu liều vaccine. Ba phần trăm dân số tại 45 nước đã hoàn tất tiêm chủng. Ông nói dù đó là biểu hiện của tiến bộ, nhưng không đủ để làm chậm đáng kể sự lây lan của virus.
Ông cho biết 21 nước châu Âu đang dần dần nới lỏng những hạn chế liên hệ đến COVID dựa trên niềm tin là tăng tiêm chủng có thể tức thì dẫn tới cải thiện tình hình dịch bệnh. Ông Kluge nhấn mạnh “Còn quá sớm để nghĩ như vậy.”
WHO bật đèn xanh cho vaccine AstraZeneca
Voa / Reuters - 20/03/2021
Ủy ban an toàn vaccine của Tổ chức Y tế Thế giới ngày 19/3 tuyên bố dữ liệu có được từ việc tiêm chủng vaccine COVID của AstraZeneca không cho thấy có sự gia tăng tổng thể nào về tình trạng huyết khối, nhưng ủy ban sẽ tiếp tục theo dõi bất cứ phản ứng ngược nào.
“Vaccine COVID-19 của AstraZeneca (kể cả Covishield) vẫn có lợi nhiều hơn hại, có nhiều tiềm năng ngăn ngừa nhiễm bệnh và giảm tử vong trên toàn thế giới,” ủy ban cố vấn toàn cầu của WHO về an toàn vaccine tuyên bố.
Covershield là vaccine AstraZeneca do Viện Huyết tương Ấn Độ sản xuất.
Ủy ban gồm 12 chuyên gia độc lập của WHO, họp trực tuyến ngày 16/3 và 18/3 để điều nghiên dữ liệu an toàn từ châu Âu, Anh, Ấn Độ và dữ liệu toàn cầu của WHO.
“Dù có báo cáo về các sự cố huyết khối hiếm thấy cộng với giảm tiểu cầu, như huyết khối tĩnh mạch màng não (CVST) sau khi tiêm vaccine COVID của AstraZeneca tại châu Âu, nhưng không chắc là các sự cố này là do vaccine gây ra,” ủy ban nói.
Châu Âu ngày 19/3 đang đẩy mạnh việc tiêm chủng trở lại sau khi các nhà ban hành qui định thuốc men của châu Âu và của Anh cũng tuyên bố rằng lợi ích của vaccine AstraZeneca nhiều hơn hẳn rủi ro.