Rank: Advanced Member
Groups: Registered
Joined: 3/22/2011(UTC) Posts: 3,324
Thanks: 327 times Was thanked: 364 time(s) in 256 post(s)
|
Tin Tong Hop
Đức nguyên Giáo hoàng Biển Đức XVI tái khẳng định: "Không có hai Giáo hoàng"
3/1/2021 8:36:25 PM
Trong cuộc phỏng vấn dành cho báo Corriere della Sera-Người đưa tin chiều, Đức nguyên Giáo hoàng Biển Đức XVI khẳng định: Trong Giáo hội, không có hai Giáo hoàng và việc từ nhiệm của ngài là một “lựa chọn khó khăn”, nhưng ngài đã thực hiện điều này với nhận thức đầy đủ và tin rằng mình đã hành động đúng.

Đức nguyên Giáo hoàng Biển Đức XVI (AFP or licensors)
Đức cha Yves Ramousse sinh năm 1928, gia nhập Hội Thừa Sai Paris năm 1947, khi được 19 tuổi và thụ phong linh mục năm 1953, rồi du học Roma bốn năm, trước khi được gửi sang Campuchia năm 1957. Ngài học tiếng Khmer và tiếng Việt. Năm 1960, ngài làm giáo sư tại Đại chủng viện Sài Gòn, nhưng năm sau đó, ngài trở về tiểu chủng viện Phnom Penh.
Cuối năm 1962, lúc mới được 35 tuổi, cha Yves Ramousse được bổ nhiệm làm Giám mục đại diện Tông tòa giáo phận Phnom Penh. Đức cha đã tham dự khóa 2, 3 và 4 của Công đồng chung Vatican II. Năm 1968, ngài thành lập Hội đồng Giám mục Lào và Campuchia, gọi tắt là CELAC. Hội đồng ngưng hoạt động từ năm 1974, trước các đe dọa của Khmer Đỏ.
Trước đó, hồi tháng Ba năm 1970, nội chiến xảy ra tại Campuchia với chiến dịch “cáp-duồn” sát hại người Việt, người Việt rời bỏ nước này và cộng đoàn Công giáo trước đó có hơn 65.000 tín hữu Công giáo, nhưng nay chỉ còn lại 7.000 người, và trong số 185 nữ tu người Việt, chỉ còn lại vài chị ở Campuchia.
Tháng Giêng năm 1975, Khmer Đỏ tổng tấn công vào thủ đô Phnom Penh. Đầu tháng Hai, Đức cha Ramousse gọi cha Joseph Chhmar Salas, lúc đó đang ở Pháp, về nước và với phép của Tòa Thánh, ngày 14/4 năm 1975, dưới bom đạn, ngài truyền chức giám mục cho cha Salas làm giám mục bản xứ Campuchia đầu tiên, trong tư cách là Giám mục Phó của giáo phận đại diện Tông tòa tại đây. Vài ngày sau đó, tất cả mọi người Pháp đều bị trục xuất. Năm 1977, Đức cha Salas chết vì kiệt lực trong công việc đồng áng của Khmer Đỏ ở Kompong Thom.
Năm 1976, Đức cha Yves Ramousse từ chức Đại diện Tông tòa và sang Indonesia, rồi năm 1983, ngài đảm nhận Văn phòng thăng tiến tông đồ nơi người Kampuchia hải ngoại, do Bộ truyền giáo thành lập.
Năm 1989, Đức cha Ramousse trở lại Campuchia và giúp tái thiết Giáo hội điêu tàn tại đây, và ba năm sau, 1992, ngài được Bộ Truyền giáo tái bổ nhiệm làm Đại diện Tông tòa Phnom Penh. Với sự vận động của Đức cha, năm 1994, Campuchia và Tòa Thánh thiết lập quan hệ ngoại giao, và ba năm sau, chính phủ Campuchia nhìn nhận các qui chế pháp lý của Giáo hội Công giáo.
Năm 1997, khi được 69 tuổi, Đức cha Ramousse xin Tòa Thánh bổ nhiệm một giám mục Phó và đã truyền chức cho Đức cha Emile Destombes, người sẽ kế vị ngài bốn năm sau đó, năm 2001. Đức cha ở lại Campuchia thêm 12 năm, trong một giáo xứ ở Sihanoukville, trước khi về Pháp và hưu dưỡng từ năm 2015 tại Montbeton cho đến ngày 20/2/2021 vừa qua, tiếp tục cầu nguyện cho Campuchia mà ngài yêu mến và phục vụ.
Hôm 23/2 mới đây, Đức cha Ramousse đã mừng sinh nhật 93 tuổi và 58 năm giám mục (24/2). Ba ngày sau đó, sáng ngày 26/2, Đức cha đã từ trần tại nhà thương vì Covid-19.
(MEP 26-2-2021) Ngọc Yến (vaticannews.va 28.02.2021)
Đức cha Yves Ramousse qua đời vì Covid-19
3/1/2021 8:32:59 PM
Đức cha Yves Ramousse, nguyên Đại diện Tông Tòa Phnom Penh, bên Campuchia, và là giám mục cao niên nhất tại Pháp, đã qua đời hôm 26/2/2021 vừa qua, vì Covid-19, hưởng thọ 93 tuổi.

Đức cha Yves Ramousse sinh năm 1928, gia nhập Hội Thừa Sai Paris năm 1947, khi được 19 tuổi và thụ phong linh mục năm 1953, rồi du học Roma bốn năm, trước khi được gửi sang Campuchia năm 1957. Ngài học tiếng Khmer và tiếng Việt. Năm 1960, ngài làm giáo sư tại Đại chủng viện Sài Gòn, nhưng năm sau đó, ngài trở về tiểu chủng viện Phnom Penh.
Cuối năm 1962, lúc mới được 35 tuổi, cha Yves Ramousse được bổ nhiệm làm Giám mục đại diện Tông tòa giáo phận Phnom Penh. Đức cha đã tham dự khóa 2, 3 và 4 của Công đồng chung Vatican II. Năm 1968, ngài thành lập Hội đồng Giám mục Lào và Campuchia, gọi tắt là CELAC. Hội đồng ngưng hoạt động từ năm 1974, trước các đe dọa của Khmer Đỏ.
Trước đó, hồi tháng Ba năm 1970, nội chiến xảy ra tại Campuchia với chiến dịch “cáp-duồn” sát hại người Việt, người Việt rời bỏ nước này và cộng đoàn Công giáo trước đó có hơn 65.000 tín hữu Công giáo, nhưng nay chỉ còn lại 7.000 người, và trong số 185 nữ tu người Việt, chỉ còn lại vài chị ở Campuchia.
Tháng Giêng năm 1975, Khmer Đỏ tổng tấn công vào thủ đô Phnom Penh. Đầu tháng Hai, Đức cha Ramousse gọi cha Joseph Chhmar Salas, lúc đó đang ở Pháp, về nước và với phép của Tòa Thánh, ngày 14/4 năm 1975, dưới bom đạn, ngài truyền chức giám mục cho cha Salas làm giám mục bản xứ Campuchia đầu tiên, trong tư cách là Giám mục Phó của giáo phận đại diện Tông tòa tại đây. Vài ngày sau đó, tất cả mọi người Pháp đều bị trục xuất. Năm 1977, Đức cha Salas chết vì kiệt lực trong công việc đồng áng của Khmer Đỏ ở Kompong Thom.
Năm 1976, Đức cha Yves Ramousse từ chức Đại diện Tông tòa và sang Indonesia, rồi năm 1983, ngài đảm nhận Văn phòng thăng tiến tông đồ nơi người Kampuchia hải ngoại, do Bộ truyền giáo thành lập.
Năm 1989, Đức cha Ramousse trở lại Campuchia và giúp tái thiết Giáo hội điêu tàn tại đây, và ba năm sau, 1992, ngài được Bộ Truyền giáo tái bổ nhiệm làm Đại diện Tông tòa Phnom Penh. Với sự vận động của Đức cha, năm 1994, Campuchia và Tòa Thánh thiết lập quan hệ ngoại giao, và ba năm sau, chính phủ Campuchia nhìn nhận các qui chế pháp lý của Giáo hội Công giáo.
Năm 1997, khi được 69 tuổi, Đức cha Ramousse xin Tòa Thánh bổ nhiệm một giám mục Phó và đã truyền chức cho Đức cha Emile Destombes, người sẽ kế vị ngài bốn năm sau đó, năm 2001. Đức cha ở lại Campuchia thêm 12 năm, trong một giáo xứ ở Sihanoukville, trước khi về Pháp và hưu dưỡng từ năm 2015 tại Montbeton cho đến ngày 20/2/2021 vừa qua, tiếp tục cầu nguyện cho Campuchia mà ngài yêu mến và phục vụ.
Hôm 23/2 mới đây, Đức cha Ramousse đã mừng sinh nhật 93 tuổi và 58 năm giám mục (24/2). Ba ngày sau đó, sáng ngày 26/2, Đức cha đã từ trần tại nhà thương vì Covid-19.
(MEP 26-2-2021)
G. Trần Đức Anh, O.P. (vietnamese.rvasia.org 28.02.2021)
Để tha thứ cho nhau trong gia đình đừng quên 9 điều này!
2/24/2021 1:54:03 PM
Tha thứ là một trong những chìa khóa cơ bản để cứu các gia đình. Do đó, điều quan trọng là phải học biết ngôn ngữ và cách hòa giải để không chỉ tha thứ mà còn có thể cầu xin sự tha thứ.
 1. Trước hết hãy tha thứ cho bản thân
Đó không phải là điều quá hiển nhiên, cũng không phải là điều dễ nhất để thực hiện, nhưng yêu bản thân mình là một giới luật. Không có yêu thương thì không có tha thứ. Chúng ta nghĩ về điều này khi nói đến tình yêu đối với Thiên Chúa và anh chị em, nhưng chúng ta thường quên nó khi nói đến tình yêu dành cho chính mình. Chúng ta thường hay nghiền ngẫm về sự tiếc nuối và hối hận: chúng ta đổ lỗi cho bản thân vì đã không có khả năng đương đầu với tình huống nào đó, vì đã không giữ lời hoặc mắc phải lỗi lầm cũng như đã gây ra hậu quả nghiêm trọng. Nếu quá khứ ngăn cản chúng ta sống trong bình an, sống như là chính mình cách trọn vẹn, thì đó là dấu hiệu cho thấy chúng ta phải tha thứ: cho người khác và cho bản thân. 2. Đừng nhầm lẫn giữa tha thứ với quên
Tiến trình tha thứ không phải là phủ nhận vết thương, chôn vùi nó bao nhiêu có thể. Trái lại, con đường tha thứ trước hết là con đường sự thật. Để tha thứ, cần nhận ra rằng chúng ta bị xúc phạm, cần nhận thấy và đặt tên cho hành vi phạm tội, cho dù chúng ta là thủ phạm hay nạn nhân. 3. Đừng "khai thác" sự tha thứ
Tha thứ có thể được sử dụng như một phương tiện để bóp nghẹt người khác, để thao túng, khiến người khác thành con nợ kép: “Anh không chỉ mang tội xúc phạm đến tôi mà anh còn phải cám ơn tôi, bởi vì tôi nhân hậu và tôi đã tha thứ cho anh”. Sự tha thứ giả tạo này đi ngược với thái độ thương xót thực sự, nó bị bóp méo hoàn toàn bởi vì không được tình yêu sai khiến, nhưng từ sự kiêu ngạo hay bởi ác tâm. 4. Hãy thanh tẩy những ý định của mình
Làm thế nào để phân biệt tha thứ giả tạo với tha thứ thực sự? Có nhiều tiêu chuẩn khác nhau để có thể phân định. Ví dụ, bạn cần đặt ra cho mình những câu hỏi đúng đắn: “Tôi đã sẵn sàng để xin sự tha thứ trước hay chưa?”; “Sự tha thứ của tôi có mục đích giúp người khác tiến bộ, nhất là liên quan đến lòng tự trọng của họ không?”; “Tôi có sẵn sàng tha thứ cho người khác trước khi người đó xin tôi thứ tha?”; “Tôi có thể tha thứ cho người khác mà không cần nói gì, nếu sự tha thứ của tôi có nguy cơ làm họ nhục nhã?”; “Tôi có sẵn sàng đợi chờ thời cơ - dẫu biết rằng thời điểm này có thể sẽ không bao giờ đến – để thể hiện sự tha thứ đó không?”. 5. Đừng nghi ngờ về sự tha thứ
Điều nguy hiểm thì không phải là tha thứ, nhưng ngược lại! Chúng ta nhìn nhau qua vẻ bề ngoài, bởi vì không có gì giống với sự với tha thứ (hoặc lòng tốt, hoặc thánh thiện) hơn là điều ngược lại của nó. Đối với sự thiếu khiêm tốn, chúng ta có thể lặp lại rằng sự tha thứ (xin hay cho) có thể được thể hiện bằng hàng nghìn cách khác nhau, không chỉ bằng lời nói. 6. Tha thứ bằng lời nói và / hoặc việc làm
Xin tha thứ, ban phát ơn thứ tha đôi khi không cần phải nói. Nhưng nó luôn luôn tốt khi bạn nói ra điều đó. Mở miệng ra và nói: “Xin bạn tha cho tôi” hoặc “tôi tha thứ cho bạn” là dấu chỉ của việc mở rộng tâm hồn. Tất nhiên, sự tha thứ có thể bao gồm một cái ôm chẳng hạn. Yêu thương – khi tình yêu truyền cảm hứng cho sự tha thứ - là biết cách tìm ra các hình thức cho phép nó thể hiện bản thân, đồng thời tôn trọng sự khiêm nhường và sự nhạy cảm của đối phương. Một nụ cười, một cử chỉ âu yếm, một lời nói dễ thương có thể trở thành những dấu chỉ rất rõ ràng của sự tha thứ cho nhau, ngay cả khi không phải lúc nào tha thứ cũng có thể thay thế bằng lời. 7. Tha thứ cần có thời gian (dạy cho trẻ em tha thứ cần phải kiên nhẫn)
Để được như vậy tiến trình tha thứ cần nhiều thời gian: Cha mẹ phải biết đồng hành với con cái của mình trên con đường này, đừng vội vàng hay nản chí. Điều quan trọng không phải là nhanh chóng tha thứ mà phải thật lòng. Một số người cảm thấy khó khăn khi nhìn thấy mức độ trầm trọng của hành vi phạm tội: họ cần được giúp đỡ nhìn lại quá khứ để nhận ra mức độ nghiêm trọng của những tổn thương mà họ đã gây ra hoặc phải chịu đựng. Quên đi không có nghĩa là tha thứ. 8. Tha thứ trong mọi dịp
“Quá muộn rồi” đó là lời dối trá của Satan. Chính hắn đã quả quyết rằng những thảm kịch của chúng ta hoàn toàn vô vọng, những gì chúng ta đã chọn lựa không thể thay đổi, và tha thứ thì không thể cho đi hay nhận lại. Chúng ta đã tin vào những lời dối trá đó của nó, bởi vì tình yêu vô điều kiện của Thiên Chúa xem ra quá tuyệt vời để có thể trở thành sự thật. Chúng ta thực sự không tin rằng “đối với Thiên Chúa mọi sự đều có thể”. 9. Cầu xin Chúa Thánh Thần
Tha thứ giúp ký ức được chữa lành và thiết lập lại trong bình an. Nhớ lại hành vi phạm tội tôi phải chịu trở thành hành trình sống và phúc lành, ngay cả khi trước đây nó là con đường của sự chết và nguyền rủa. Thực ra, tha thứ là Phục sinh: bước từ cái chết sang sự sống. Chúa Giêsu sống lại đem lại cho chúng ta khả năng vượt qua này, đem lại cho chúng ta khả năng cầu xin tha thứ đến “bảy mươi lần bảy” (Mt 18,22), nghĩa là tha thứ không giới hạn. Vì vậy, chúng ta không nên sợ hãi khi cầu xin Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta nhớ lại mọi lỗi lầm trong ký ức của chúng ta mà chúng ta cần phải tha thứ.
Tác giả: Luc Adrian Chuyển ngữ: Giuse Võ Tá Hoàng Từ: it.aleteia.org (21.02.2021) (gpquinhon.org 24.02.2021)
Khủng bố tấn công đốt nhà thờ Công Giáo, và nhà của anh chị em giáo dân ở Kaduna
Đặng Tự Do 28/Feb/2021
http://vietcatholic.net/News/Html/266388.htm
Những tên cướp có vũ trang đã san bằng ngôi nhà thờ Công Giáo Thánh Gia, và hai ngôi nhà, ở làng Kikwari, tại thị trấn Kajuru của bang Kaduna. Samuel Aruwan, Ủy viên, Bộ Nội an và Nội vụ, bang Kaduna, cho biết hôm Chúa Nhật 21 tháng Hai, rằng người dân địa phương đã bỏ trốn khỏi khu vực khi nhận được thông tin rằng một số tên cướp đã được nhìn thấy bên ngoài ngôi làng.
“Khi đến địa điểm, những tên cướp có vũ trang đã đốt cháy nơi thờ tự và hai ngôi nhà”, ông nói. Nhận được báo cáo, Thống đốc El-Rufai đã chia buồn với cộng đồng, và lên án hành động đốt cháy nơi thờ tự và hai ngôi nhà của những tên cướp có vũ trang. Thống đốc đồng cảm với nhà thờ và bảo đảm với họ rằng chính phủ dưới sự giám sát của ông sẽ tiếp tục làm việc chăm chỉ trong cuộc chiến chống băng cướp và các tội phạm khác.
Ông kêu gọi các tín hữu hãy giữ vững đức tin, đồng thời coi vụ tấn công này là hành động do kẻ thù của hòa bình, nhân loại và sự đa dạng gây ra, những kẻ sẽ không thành công nhưng sẽ bị đánh bại. Thống đốc đã chỉ đạo Cơ quan quản lý tình trạng khẩn cấp bang Kaduna khẩn trương đánh giá thiệt hại và có biện pháp giải quyết thích hợp. “Các cơ quan an ninh sẽ duy trì các cuộc tuần tra trong khu vực”, thống đốc Aruwan nói.
Ngoài những tuyên bố suông như thế, chính quyền Nigeria hiện nay tỏ ra bất lực trước các cuộc tấn công của quân khủng bố Hồi Giáo.
Sunday, February 28, 2021
Không phải COVID đã bóp chết nền kinh tế, mà là chính phủ

Thống đốc South Dakota Kristi Noem (Cộng Hòa) nói với khán giả tại một hội nghị bảo thủ thường niên hôm 27/02 rằng việc phong tỏa và các hạn chế khác do chính phủ tiểu bang và địa phương áp đặt chính là nguyên nhân cho sự sụp đổ kinh tế trong năm 2020, chứ không phải là cái đại dịch mà những biện pháp này đã cố gắng dập tắt.
Bà Noem đã trở thành mục tiêu của các kênh truyền thông lâu năm và các chính trị gia Đảng Dân Chủ vì cách tiếp cận của bà đối với đại dịch này. South Dakota là tiểu bang duy nhất chưa bao giờ ra lệnh đóng cửa bất kỳ doanh nghiệp hoặc nhà thờ nào, chưa bao giờ áp đặt một lệnh phong tỏa hoặc lệnh bắt buộc đeo khẩu trang nào, và đã không phân loại các hoạt động kinh doanh thành các danh mục thiết yếu và không thiết yếu.
“Không phải là COVID đã bóp chết nền kinh tế này. Mà là chính phủ đã bóp chết nền kinh tế này,” bà Noem nói, khiến đám đông tại Hội nghị Hành động Chính trị Bảo thủ (CPAC) vỗ tay.
“Một cách nhanh chóng không kém, chính phủ đã quay ngoắt lại và coi mình như vị cứu tinh, và thành thật mà nói, Bộ Tài chính không thể in tiền nhanh theo kịp những mơ ước của Quốc hội. Nhưng không phải ai cũng đã đi theo con đường này,” bà nói tiếp.
Bà Noem là một trong số ít thống đốc, bao gồm cả Thống đốc bang Florida Ron DeSantis (Cộng Hòa-Florida), những người đã chống lại xu hướng ở các quốc gia và trên toàn cầu là áp đặt các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt đối với dân chúng nhằm nỗ lực hạn chế sự lây lan của virus Trung cộng, thường được gọi là COVID-19. Những cuộc phong tỏa này đã dẫn đến một thảm họa kinh tế, làm sụt giảm những thành tựu đã đạt được dưới thời chính phủ cựu TT Trump.
Không có tiền lệ lịch sử hoặc các thử nghiệm có kiểm soát nào ủng hộ lập luận cho các biện pháp phong tỏa và các lập luận về tính hiệu quả của chúng hầu hết đã bị chia rẽ theo các đường lối chính trị. Cựu TT Donald Trump đã nhiều lần cáo buộc các thống đốc và thị trưởng của Đảng Dân Chủ sử dụng các lệnh phong tỏa nhằm dập tắt sự bùng nổ kinh tế đang bắt đầu diễn ra nhờ nghị trình thu thuế thấp, bãi bỏ quy định của ông.
Bà Noem nói rằng ông Anthony Fauci, một trong những người đứng đầu của Lực lượng Đặc nhiệm chống Virus Corona của Tòa Bạch Ốc dưới thời ông Trump, đã nói với bà rằng các bệnh viện ở tiểu bang South Dakota sẽ phải điều trị cho 10,000 bệnh nhân tại thời điểm tồi tệ nhất của đại dịch này. Bà cho biết con số ở thời điểm tồi tệ nhất thật ra chỉ là 600 bệnh nhân.
“Tôi không biết liệu quý vị có đồng tình với tôi không, nhưng bác sĩ Fauci đã quá sai,” bà Noem nói, thu hút sự cổ vũ nồng nhiệt từ đám đông.
“Ngay cả trong một đợt đại dịch, chính sách y tế cộng đồng cũng cần tính đến phúc lợi về mặt kinh tế và xã hội của người dân,” bà nói thêm. “Mọi người cần duy trì được một mái nhà để sống, họ cần phải nuôi sống gia đình của họ, và họ cần phải có phẩm giá của mình.”
“Trong chính phủ của tôi, chúng tôi đã chống lại lời kêu gọi kiểm soát virus bằng mọi giá.
Chúng tôi đã xem xét tính khoa học, các dữ liệu, cùng với thực tế, sau đó chúng tôi tiến hành một cách tiếp cận cân bằng.”
Bà Noem cho biết kết quả là South Dakota hiện có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trên toàn quốc và nền kinh tế của tiểu bang này đang phát triển bùng nổ.
Mặc dù đã bỏ qua các đợt phong tỏa, South Dakota lại có số ca nhiễm COVID-19 trên một triệu người trong vòng 30 ngày qua ít hơn so với một số bang bị phong tỏa lớn nhất, bao gồm cả California, New York, New Jersey và Pennsylvania.
Ivan Pentchoukov _ Hạo Văn
Covid-19 Vaccine tiêm một mũi Johnson & Johnson được Mỹ chấp thuận
28 tháng 2 2021

Mỹ là quốc gia đầu tiên trên thế giới phê duyệt vaccine của Johnson & Johnson.
Hoa Kỳ đã chính thức phê duyệt vaccine phòng ngừa virus corona của Johnson & Johnson. Đây là loại vaccine thứ ba được quốc gia này cấp phép.
Vaccine này được cho là một giải pháp đỡ tốn kém hơn vaccine của Pfizer và Moderna, và có thể được bảo quản trong tủ lạnh thay vì chuyên chở bằng tủ đông.
Các thử nghiệm cho thấy vaccine của Johnson & Johnson ngăn ngừa được những trường hợp nhiễm bệnh nghiêm trọng, và có hiệu quả tổng thể 66% khi tính cả các trường hợp bị nhiễm vừa phải.
Mỹ là quốc gia đầu tiên phê chuẩn vaccine này do công ty Janssen của Bỉ sản xuất.
Công ty Johnson & Johnson đồng ý cung cấp cho Mỹ 100 triệu liều vào cuối tháng Sáu. Vương quốc Anh, EU và Canada cũng đã đặt hàng, và 500 triệu liều cũng đã được đặt qua cơ chế Covax để cung cấp cho các quốc gia nghèo hơn.
Tổng thống Joe Biden nói đây là "tin tức thú vị cho tất cả người Mỹ, và là một diễn tiến đáng khích lệ", nhưng cảnh báo rằng "cuộc chiến còn lâu mới kết thúc".
"Mặc dù chúng ta ăn mừng tin vui này, tôi kêu gọi tất cả người Mỹ - hãy tiếp tục rửa tay, giãn cách xã hội và tiếp tục đeo khẩu trang", ông nói trong một văn bản.
"Như tôi đã nói nhiều lần, tình hình vẫn có thể trở nên tồi tệ hơn khi các biến thể mới đang lan rộng đảo ngược cải tiến chúng ta đã đạt được." Phê chuẩn của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) được đưa ra sau khi một ủy ban độc lập sau khi một ủy ban độc lập gồm các chuyên gia đồng loạt ủng hộ loại vaccine này hôm thứ Sáu.
Kết quả từ các thử nghiệm được thực hiện ở Mỹ, Nam Phi và Brazil cho thấy vaccine Johnson & Johnson có hiệu quả hơn 85% trong việc ngăn ngừa bệnh nghiêm trọng và 66% hiệu quả tổng thể khi tính cả các trường hợp vừa phải.
Đáng chú ý, trong số những người tham gia thử nghiệm đã tiêm vaccine không có trường hợp tử vong nào, và sau 28 ngày kể từ khi được tiêm vaccine không có ai phải nhập viện.
Khả năng bảo vệ tổng thể thấp hơn ở Nam Phi và Brazil, nơi các biến thể vi rút đã lưu hành, nhưng khả năng phòng vệ chống lại bệnh nhiễm tạo hậu quả nghiêm trọng cũng vẫn "cao tương tự".
Nam Phi đã bắt đầu cho các nhân viên y tế tiêm thuốc chủng ngừa Johnson & Johnson từ đầu tháng này sau khi các thử nghiệm ban đầu cho thấy vaccine Oxford-AstraZeneca có "sự bảo vệ tối thiểu" chống lại bệnh nhẹ từ biến thể đã lưu hành ở nhiều vùng của nước này.
Johnson & Johnson nói họ có kế hoạch cung cấp tổng cộng 20 triệu liều vào cuối tháng Ba.
Vì loại vaccine này sẽ cần ít liều hơn so với các đối tác Pfizer và Moderna phải cần hai mũi tiêm, nên nó cũng sẽ cần ít lần hẹn tiêm vaccine và cần ít nhân viên y tế hơn.
Nước nào khác đặt mua vaccine Johnson & Johnson?
UK - 30 triệu liều EU - 200 triệu liều Canada - 38 triệu liều Các quốc gia theo cơ chế Covax - 500 triệu liều
Vaccine Johnson & Johnson sử dụng một loại virus cảm lạnh thông thường và có những biến đổi để làm cho virua này trở nên vô hại.
Sau đó, vaccine mang một phần mã di truyền của virus corona này được đưa vào cơ thể con người một cách an toàn. Lượng vaccine được chích chỉ đủ để cơ thể nhận ra mối đe dọa và sau đó học cách chống lại virus corona.
Việc chích ngừa huấn luyện hệ thống miễn dịch của cơ để chống lại virus corona khi nó gặp phải virus thật.
Đây là phương pháp tương tự như của Đại học Oxford và AstraZeneca.
Tình hình ở Mỹ ra sao?
Khoảng 72,8 triệu người Mỹ đã được chủng ngừa và khoảng 1,3 triệu liều đang được tiêm trên toàn nước Mỹ mỗi ngày. Tổng thống Biden cam kết sẽ cho 100 triệu người chích ngừa trong 100 ngày đầu cầm quyền.
Hơn 508.000 người ở Mỹ đã chết vì Covid, nhưng hiện các trường hợp bị nhiễm mới, nhập viện và tử vong đều có xu hướng giảm trong vài tuần qua.
Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe cộng đồng hàng đầu vẫn tiếp tục cảnh báo rằng các đột biến của virus vẫn có thể đe dọa mức ngăn ngừa virus đã đạt được cho đến nay.

Bà Suu Kyi của Myanmar xuất hiện trước tòa khi những người ủng hộ tiếp tục biểu tình
March 1, 2021

YANGON, MYANMAR - 2021/03/01: Anti military coup protesters run in the middle of tear gas smoke during a demonstration against the military coup. Myanmar police fired rubber bullets, tear gas and sound bombs at peaceful anti military coup protesters on Monday. Several were arrested and injured but the exact number is still unclear. Myanmar's military detained State Counsellor of Myanmar Aung San Suu Kyi on February 01, 2021 and declared a state of emergency while seizing the power in the country for a year after losing the election against the National League for Democracy (NLD). (Photo by Aung Kyaw Htet/SOPA Images/LightRocket via Getty Images) Cựu lãnh đạo đang bị giam giữ của Myanmar, Aung San Suu Kyi, đã ra hầu tòa hôm thứ Hai, một tháng sau khi bị lật đổ trong một cuộc đảo chính. Những người ủng hộ bà một lần nữa tổ chức các cuộc biểu tình kêu gọi trả tự do, bất chấp cuộc đàn áp chết người của cảnh sát.
Sau khi 18 người được cho là đã thiệt mạng và 30 người khác bị thương trong các cuộc biểu tình chống chính quyền vào Chủ nhật trong ngày đẫm máu nhất kể từ khi quân đội tiếp quản ngày 1 tháng 2 , những người ủng hộ Suu Kyi và Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà, đã xuất hiện trên đường phố một lần nữa để phản đối chủ nghĩa độc tài.
Tháng trước, chính quyền Biden thông báo rằng họ sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với cá nhân các thành viên của quân đội. Vương quốc Anh đã áp dụng các biện pháp trừng phạt tương tự và Liên minh châu Âu cũng có thể làm như vậy.
Cuộc đảo chính lật đổ bà Suu Kyi, người giữ chức cố vấn nhà nước, sau những cáo buộc của quân đội rằng cuộc bầu cử vào tháng 11 là gian lận.
Trong phiên điều trần hôm thứ Hai, Suu Kyi đã xuất hiện thông qua cuộc video trước tòa án ở thủ đô Naypyitaw.
Luật sư Min Min Soe nói với Reuters rằng bà ấy “trông khỏe mạnh”
Bà Suu Kyi đã trải qua tổng cộng 15 năm bị quản thúc trong các chế độ quân sự trước khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tự do đầu tiên của đất nước trong nhiều thập kỷ sau một trận động đất vào năm 2015.
Trong những năm bị quản thúc tại gia, Suu Kyi đã trở thành một người có công và vào năm 1991, trong khi bị quản thúc tại gia, bà đã được trao giải Nobel Hòa bình vì những nỗ lực mang lại nền dân chủ cho Myanmar
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, bà đã bị chỉ trích gay gắt vì dường như bà bảo vệ một cuộc đàn áp của quân đội năm 2017 ở bang Rakhine, miền tây của Myanmar nhằm vào người Hồi giáo Rohingya dân tộc thiểu số.
TH
Dân Hồng Kông biểu tình ủng hộ 47 nhà dân chủ bị truy tố
Đăng ngày: 01/03/2021 - 11:04

Biểu tình trước một tòa án ở khu Cửu Long Tây (West Kowloon), Hồng Kông, ngày 01/03/2021, đòi trả tự do cho 47 nhà tranh đấu bị truy tố vì tội tổ chức "bầu cử sơ bộ" năm 2020. REUTERS - TYRONE SIU
Minh Anh 3 phút
AFP cho biết hàng trăm người dân Hồng Kông đã tập hợp trước một tòa án của đặc khu, giương cao các biểu ngữ ủng hộ các nhà đấu tranh dân chủ phải ra tòa hôm nay, 01/03/2021. Hoa Kỳ yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho những người này.
« Trả tự do cho các tù nhân chính trị », « Hồng Kông hãy đứng vững », những người biểu tình hô vang các khẩu hiệu trên. Một số người giơ cao ba ngón tay, biểu tượng của làn sóng phản kháng tại nhiều nước châu Á như Thái Lan, Miến Điện hiện nay. Cách đó không xa là một nhóm nhỏ biểu tình ủng hộ chính quyền đặc khu, kêu gọi « trừng phạt nghiêm khắc những kẻ phản bội, áp dụng đạo luật an ninh và bỏ tù chúng. »
Hôm qua, cảnh sát Hồng Kông thông báo truy tố 47 nhà đấu tranh dân chủ với tội danh « âm mưu lật đổ chế độ ». Những người này bị cáo buộc tổ chức bầu cử sơ bộ bất hợp pháp hồi tháng 7/2020, quy tụ đến gần 600 ngàn người tham gia, nhằm chuẩn bị cho cuộc bầu cử lập pháp đặc khu, ban đầu dự tính diễn ra trong tháng 9/2020, nhưng cuối cùng bị chính quyền hoãn lại một năm, với lý do dịch bệnh.
Việc đối lập Hồng Kông tổ chức cuộc bầu cử sơ bộ này đã làm cho Bắc Kinh nổi đóa, xem đấy như là một hành động « khiêu khích nghiêm trọng », một mưu toan nhằm làm tê liệt chính quyền đặc khu. Chính quyền Trung Quốc cũng từng cảnh báo rằng chiến dịch này có thể bị xem như là « âm mưu lật đổ chế độ », căn cứ theo luật An ninh Quốc gia mới.
Đối với các nhà đấu tranh dân chủ, quan điểm bác bỏ bầu cử sơ bộ này của Bắc Kinh cho thấy là mọi hình thức đối lập chính trị kể từ giờ bị coi là bất hợp pháp tại Hồng Kông.
AFP nhắc lại, lật đổ chế độ, cùng với ly khai, khủng bố và thông đồng với các thế lực bên ngoài là bốn tội danh được quy định trong luật An ninh Quốc gia hà khắc, mà Bắc Kinh áp đặt lên hòn đảo bán tự trị này hồi tháng 6/2020. Những ai vi phạm có nguy cơ lãnh những bản án nặng nề.
Hôm qua, ngoại trưởng Mỹ, Antony Blinken, trên mạng xã hội Twitter, đã mạnh mẽ « lên án việc bắt giữ và kết tội các ứng viên ủng hộ dân chủ » và yêu cầu phải « trả tự do họ ngay tức khắc ».
Trung Quốc: Chuyên gia tham gia tội ác ‘mổ cướp nội tạng sống’ nhảy lầu tự sát
Tác giả : Vũ Dương Nguồn: DKN Ngày đăng: 2021-03-01

Ảnh: Sound of Hope.
Hôm 26/2, ngày lễ Tết Nguyên Tiêu của Trung Quốc, một cáo phó của chính quyền Trung Quốc cho biết, chuyên gia cấy ghép gan Tang Vận Kim (Zang Yunjin) đã qua đời rạng sáng cùng ngày, tuy nhiên, nguyên nhân cái chết của ông không được công bố. Nhiều nguồn tin cho hay, ông Tang đã nhảy lầu tự sát, theo Sound of Hope.
Theo thông báo của Bệnh viện trực thuộc Đại học Thanh Đảo, vào 4h40 sáng ngày 26/2, Phó Chủ tịch Tập đoàn Y khoa tại Đại học Thanh Đảo Tang Vận Kim đã qua đời tại Bệnh viện trực thuộc Đại học Thanh Đảo, hưởng thọ 57 tuổi.
Thông báo không giải thích nguyên nhân cái chết của ông Tang Vận Kim. Tuy nhiên, người dân địa phương đã tiết lộ với trang Epoch Times rằng ông Tang đã nhảy lầu tự sát, cùng ngày hôm đó còn có 4 ca phẫu thuật đang chờ đợi ông thực hiện.
Trang “Giới Y Học”, một kênh truyền thông của Trung Quốc, cũng đưa tin hôm 27/2, ông Tang Vận Kim đã nhảy lầu tự tử. Trang “Giới Y Học” đã liên hệ với ba thành viên trong đội cử hành tang lễ của giáo sư Tang Vận Kim, nhưng đối phương đều nói rằng họ “không biết rõ”, “không tiện tiết lộ”.
Theo báo cáo, ông Tang Vận Kim từng là trưởng ca ghép gan ở Bệnh viện Thiên Phật Sơn, tỉnh Sơn Đông, Bệnh viện Đa khoa Lực lượng Cảnh sát Vũ trang Bắc Kinh, Bệnh viện Hựu An Bắc Kinh và Bệnh viện trực thuộc Đại học Thanh Đảo. Số liệu thống kê cho thấy ông Tang đã thực hiện ít nhất 2.600 ca ghép gan.
Kể từ năm 2000, số ca ghép gan do bệnh viện của ông Tang Vận Kim thực hiện đã đứng đầu trong khu vực địa phương.
Theo các báo cáo trước đây, vào năm 2000 ĐCSTQ đã bắt đầu mổ cướp nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công trên quy mô lớn. Chính quyền của ông Giang Trạch Dân đã phát động cuộc đàn áp quy mô đối với các học viên Pháp Luân Công một cách có hệ thống vào năm 1999, sau đó thành lập một “ngân hàng hiến tạng” chủ yếu gồm các học viên Pháp Luân Công, ngoài ra còn có người Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ, các tín đồ Cơ Đốc giáo, tù nhân lương tâm… và nhanh chóng phát triển một ngành công nghiệp cấy ghép nội tạng khổng lồ dựa trên các vụ thảm sát đẫm máu. Hầu như tất cả các cơ sở cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc đều bị nghi ngờ có liên quan đến chuỗi ngành “mổ cướp nội tạng sống“.
Ngay từ khi ông Tang Vận Kim làm việc tại Viện Ghép gan thuộc Bệnh viện Tổng hợp của Lực lượng Cảnh sát Vũ trang, ông đã bị Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG) liệt vào danh sách những người chịu trách nhiệm về “mổ cướp nội tạng sống”. Vào thời điểm đó, WOIPFG dẫn thông tin công khai cho biết ông Tang Vận Kim đã chủ trì ít nhất 1.570 ca ghép gan và tham gia 44 ca mổ lấy gan do bệnh viện Thiên Phật Sơn, tỉnh Sơn Đông thực hiện. Ngoài ra, ông cũng tham gia 1.600 ca mổ lấy gan từ người hiến tặng do Bệnh viện Trung ương Số 1 Thiên Tân thực hiện, trong đó có 1.591 người hiến là nam và 9 người là nữ, với độ tuổi trung bình là 34,5 tuổi.
Một cư dân mạng Twitter bày tỏ: “Biết quá nhiều nội tình nên bị diệt khẩu, làn sóng tự sát đang kéo đến!”.
Cũng có cư dân mạng đặt câu hỏi: “Chuyên gia bệnh gan hàng đầu Trung Quốc Tang Vận Kim đã nhảy lầu tự sát, hưởng thọ tuổi 57. Ông ấy đã thực hiện hơn 2.600 ca ghép gan !!! Ở đâu nhiều người hiến tặng như vậy?”.
Trước đó, Trung Quốc cũng đã có nhiều trường hợp chuyên gia cấy ghép tạng nhảy lầu tự sát.
Tháng 5/2007, ông Lý Bảo Xuân, chuyên gia ghép tạng nổi tiếng tại Đại học Quân y số 2 Thượng Hải, đã nhảy từ tầng 12 của tòa nhà ghép thận của bệnh viện và đã tử vong
Năm 2010, ông Lê Lỗi Thạch, 84 tuổi, người được xem là ông tổ của ngành cấy ghép thận ở Trung Quốc, đã nhảy từ tầng 14 của tòa nhà nơi ông đang ở tại Nam Kinh và đã tử vong.
Vào ngày 24/3/2014, ông Trương Thế Lâm, phó giám đốc khoa tiết niệu của bệnh viện ung thư Thượng Hải, đã rơi từ cửa sổ tầng 8 nơi văn phòng của mình và đã tử vong.
Ngay từ năm 2010, có người nắm rõ nội tình tiết lộ rằng nhiều bác sĩ tham gia cấy ghép nội tạng cũng đều xuất hiện các chứng bệnh tương tự như: mất ngủ trường kỳ, đổ mồ hôi trộm, gặp ác mộng, v.v. Cư dân mạng cho rằng đây là ác báo khi làm quá nhiều việc xấu.
Vụ Khashoggi: Mỹ không chế tài Thái tử Ả Rập Xê-út là chuyện ‘nguy hiểm’
02/03/2021 Reuters

Bà Agnes Callamard, báo cáo viên đặc biệt về những vụ giết hại không xét xử, người lãnh đạo cuộc điều tra của Liên hiệp quốc về vụ ám sát ông Khashoggi vào năm 2018.
Một nhà điều tra nhân quyền Liên hiệp quốc ngày 1/3 khuyến cáo “thật là nguy hiểm” khi Mỹ chỉ đích danh rằng người cai trị thực tế ở Ả Rập Xê-út đã chấp thuận cho bắt hay giết ký giả Jamal Khashoggi nhưng lại không có hành động chống lại nhân vật này.
Bà Agnes Callamard, báo cáo viên đặc biệt về những vụ giết hại không xét xử, người lãnh đạo cuộc điều tra của Liên hiệp quốc về vụ ám sát ông Khashoggi vào năm 2018, nhắc lại lời kêu gọi chế tài nhắm vào tài sản và các giao dịch quốc tế của Thái tử Mohammed bin Salman.
Ông này đã chấp thuận cho bắt hay giết ký giả Khashoggi, theo một tài liệu giải mật của tình báo Mỹ được công bố ngày 26/2. Mỹ áp đặt chế tài lên một số người liên hệ nhưng không chế tài Thái tử trong nỗ lực giữ các mối quan hệ với vương quốc Ả Rập Xê-út.
“Theo quan điểm của tôi, đây là một vấn đề rất nghiêm trọng, nếu không muốn nói là nguy hiểm, khi công nhận người nào đó có tội và rồi nói với người đó rằng ‘chúng tôi sẽ không làm gì cả, cứ tiến tới như thể chúng tôi chưa hề nói gì’.’”
“Đối với tôi đây là môt hành động cực kỳ nguy hiểm về phía Mỹ,” bà Callamard nhấn mạnh.
Đáp lại, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jen Psaki ngày 1/3 tuyên bố Mỹ có quyền chế tài Thái tử trong tương lai, nếu cần.
“Có nhiều điều chính phủ Mỹ có thể làm. Một điều mà họ không thể làm-không thể-đó là im lặng và không có hành động về những gì họ đã phát hiện,” bà Callamard lưu ý.
Cùng ngày, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Ned Price, loan báo Mỹ tập trung vào ‘cách hành xử trong tương lai’ của Ả Rập Xê-út và kỳ vọng Riyadh cải thiện hồ sơ nhân quyền.
Edited by user Tuesday, March 2, 2021 1:39:12 AM(UTC)
| Reason: Not specified
|