Rank: Advanced Member
Groups: Registered
Joined: 3/22/2011(UTC) Posts: 3,324
Thanks: 327 times Was thanked: 364 time(s) in 256 post(s)
|
Tin Tong Hop
Quan điểm phò phá thai cực đoan của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi
Đặng Tự Do 22/Jan/2021

Bà Nancy Pelosi sinh ngày 26 tháng Ba, 1940, nghĩa là còn mấy tháng nữa bà tròn 81 tuổi. Tuyệt đại đa số những người Công Giáo sẽ nghĩ rằng ở tuổi gần đất xa trời ấy bà phải tỏ ra lo lắng về phần rỗi linh hồn của mình và ngừng ủng hộ phá thai. Hy vọng của đại đa số những người Công Giáo chúng ta đối với bà Pelosi rất mong manh. Bà ấy có một tập hợp các lý thuyết để chống lại lập trường phò sinh của Giáo Hội.
Nhóm “Catholics for Choice” nghĩa là nhóm “Công Giáo phò phá thai” là một tổ chức nhỏ, nhưng được tài trợ rất mạnh với mục đích chính là nhằm đưa ra các “lý lẽ thần học” cho các chính trị gia tự xưng là Công Giáo nhưng ủng hộ việc phá thai. Ngày 24 tháng 8, 2008, nhóm này đã đưa Pelosi ra gặp gỡ giới truyền thông trong sự kiện “Meet the Press” của năm đó để trình các “lý luận thần học” biện minh cho chủ trương phò phá thai. Bà ta bác bỏ các giáo huấn của Giáo Hội liên quan đến phá thai và kêu gọi Giáo Hội “hoán cải, thay vì cứ tiếp tục bị ám ảnh bởi vấn đề phá thai.” Một ngày sau đó, Đức Tổng Giám Mục Donald Wuerl của Washington, D.C chính thức quở trách Pelosi về những tuyên bố do bà ta đưa ra.
Tháng Hai năm sau đó, 2009, bà ta xin gặp Tổng Giám Mục của mình là Đức Cha George Hugh Niederauer, Tổng Giám Mục San Francisco, là người cũng đã mạnh mẽ quở trách bà hồi tháng 8, 2008. Sau một cuộc tranh cãi nẩy lửa bà ta tuyên bố với ngài rằng lập trường chống phá thai của Đức Tổng Giám Mục là giáo điều, vụ luật. Trong khi lập trường phò phá thai của bà ấy là nhân văn, tiến bộ. Bà sẽ dành cuộc đời mình để chiến đấu cho quyền phá thai của phụ nữ và sẽ hiên ngang đứng trước mặt Chúa ở tòa phán xét!
Bực mình với Đức Tổng Giám Mục Niederauer, bà Pelosi sang tận Vatican để tranh luận với thần học gia nổi tiếng nhất trong thế giới Công Giáo là Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16. Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 tiếp bà trong 15 phút sau buổi tiếp kiến chung thứ Tư 18/2/2009.
Thấy trước khả năng có thể bị lợi dụng, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 cấm không được chụp hình, không được mang theo các ký giả và nhiếp ảnh gia.
Theo Sandro Magister, ký giả người Ý chuyên về Vatican, sau 15 phút gặp gỡ bà Pelosi, chủ yếu dành để quở trách bà ta, Đức Bênêđíctô thứ 16 bước ra mặt rất buồn. Ngài truyền cho Phòng Báo Chí Tòa Thánh công bố tức khắc một bản tuyên bố có nội dung như sau:
“Sau buổi tiếp kiến chung, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ ngắn gọn với Nancy Pelosi, Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ, cùng với đoàn tùy tùng của bà.
Đức Thánh Cha đã nhân cơ hội để nói về các yêu cầu của luật luân lý tự nhiên và giáo huấn nhất quán của Giáo hội về phẩm giá của cuộc sống con người từ khi thụ thai cho đến khi chết tự nhiên, là điều khích lệ mọi người Công Giáo, và đặc biệt là các nhà lập pháp, các luật gia và những người có trách nhiệm vì lợi ích chung của xã hội, phải hợp tác với tất cả những người nam nữ thiện chí trong việc tạo ra một hệ thống pháp luật công bằng có khả năng bảo vệ cuộc sống con người ở tất cả các giai đoạn phát triển của nó”.
Sau cuộc gặp gỡ với Đức Bênêđíctô thứ 16, bà Pelosi vẫn giữ một thái độ bác bỏ công lý cho các thai nhi, ủng hộ các chính sách phá thai cực đoan bao gồm phá thai muộn từ tiền nộp thuế của người dân, cả ở Hoa Kỳ cũng như ở hải ngoại, cũng như buộc các dòng tu Công Giáo như dòng Tiểu Muội Của Người Nghèo phải cung cấp thuốc phá thai trong kế hoạch chăm sóc sức khỏe của các nữ tu.
Pelosi sống ở vùng Pacific Heights của San Francisco. Báo cáo công bố tài chính năm 2016 của bà liệt kê trong số tài sản của bà có một ngôi nhà và vườn nho ở St. Helena, California, hai tòa nhà thương mại ở San Francisco và một dãy phố ở Loomis, California.
Trung tâm Responsive Politics ước tính vào năm 2014, giá trị tài sản của Pelosi là 101,273,023 Mỹ Kim, đứng thứ 8 trong số 25 thành viên giàu có nhất của Quốc hội.
Bà ta rất giàu, ở tuổi 80, bà ấy không cần làm gì cả, ngồi hưởng phước ăn không hết của, Nhưng bà vẫn muốn làm việc vì muốn cổ võ cho phá thai không phải ở Mỹ mà còn trên toàn thế giới.
Chúng ta nên cầu nguyện cho bà ấy nhưng với thái độ cố chấp và kiêu căng của bà, hy vọng bà ấy hoán cải là rất mong manh.
“Gieo gió thì gặt bão, phe Tả hết biểu tình chống Trump thì quay qua chống Biden. ”
Trần Mạnh Trác 21/Jan/2021




Nhân dịp lễ nhậm chức cuả ông Biden, những tin tức thổi phồng trước đó cho rằng phe ủng hộ ông Trump sẽ làm loạn ở mọi thủ phủ cuả các tiểu bang đã không xẩy ra. Tuy vẫn có một vài trường hợp lẻ tẻ với một hai người đơn độc mang khẩu hiệu phản đối này nọ, nhưng đấy thì không có thể gọi là lạ tại cái xứ Hoa Kỳ này, đó phải gọi là một ngày nhàm chán thì đúng hơn.
Nhưng cái lạ là ở chỗ này, đáng lẽ phải có những đám đông tuá ra ăn mừng chiến thắng ở các ‘ổ kiến lửa’ cuả đảng Dân Chủ thì mới đúng. Nhưng thay vì vui mừng, họ lại tức giận đập phá để phản đối … ông Biden!
Sao lại phản đối ông Biden? Người đã hậu thuẫn cho họ từ nhiều năm qua, và suốt một chiều dài cuả cuộc tranh cử để gây khó khăn cho chính quyền Trump?
Phải chăng “gieo gió thì gặt bão”? Phải chăng sau khi “nuôi ong tay áo,” bây giờ chính quyền Dân Chủ mới này sẽ phải gánh chịu những hậu quả cuả việc “vuốt râu cọp” trước những đám “kiêu binh” nói trên?
Hy vọng là không phải như thế, vì những ai đang lo lắng cho vận mạng cuả Hoa Kỳ thì đều mong mỏi sẽ bắt đầu một thời gian để hàn gắn và để xây dựng quốc gia. Nhưng những biến cố vừa xảy ra đã không báo hiệu một sự bắt đầu khả quan cho lắm.
Tại Oregon, theo tin cuả AP, Reuter, New York Times, Hill, The Oregonian, OregonLive cho biết thì những người biểu tình chống chính phủ đã đập vỡ cửa sổ cuả trụ sở Đảng Dân chủ ở Portland sau khi biểu tình nhân ngày nhậm chức.
Một nhóm khoảng 150 người đã tuần hành đến trụ sở của Đảng Dân chủ vào chiều thứ Tư như là một phần của bốn cuộc biểu tình diễn ra trong thành phố.
Mặc dù Cảnh sát Portland cho biết hai cuộc biểu tình là "phần lớn hòa bình", nhưng hai cuộc biểu tình khác đã "dẫn đến thiệt hại tài sản và những bắt giữ." Theo báo cáo thì một số người biểu tình đã đập vỡ cửa sổ cuả trụ sở đảng Dân chủ, khiến cảnh sát phải thực hiện "8 vụ bắt giữ có chọn lọc."
Cảnh sát cho biết đám đông đã vây bắt các sĩ quan và ném đồ vật vào họ, các sĩ quan cảnh sát đã phải ném khói cay để thoát thân.
Các tội danh bao gồm trọng tội phá phách, sở hữu vũ khí và thiết bị để phá hoại và bạo loạn.
Một số vũ khí đã được thu hồi, gồm có cocktail Molotov, dao, dùi cui, bình xịt hóa chất và xà beng.
Tờ Los Angeles Times đưa tin rằng đám đông mặc đồ đen, đội mũ bảo hiểm và có áo giáp.
Khi tuần hành, họ cầm biểu ngữ với nội dung "Chúng tôi không muốn Biden - chúng tôi chỉ muốn trả thù".
Họ cũng hô vang "Black Lives Matter,” Tuy nhiên số người lãnh đạo địa phương của BLM nói rằng họ không liên quan đến các cuộc biểu tình ấy.
Tờ New York Times thì đưa tin những người biểu tình đã lật các thùng chứa rác và châm lửa đốt.
Một nhóm 150 người cũng đã đến văn phòng Di trú và Hải quan (ICE) của thành phố lúc 9 giờ tối, một số người có mang súng bắn đạn hơi cay, súng bắn đá, khiên và đá, ném vào tòa nhà.
Cảnh sát phải nhờ lực lượng liên bang để giải tán đám đông đó.
Đảng Dân chủ Oregon cho biết rằng họ "thất vọng và thất vọng" trước những thiệt hại tại trụ sở chính.
"Chúng tôi rất biết ơn đã không có nhân viên nào ở trong tòa nhà vào thời điểm đó", một tuyên bố cuả đảng này nói. "Đây không phải là lần đầu tiên tòa nhà của chúng tôi bị phá hoại trong năm qua - nhưng không có sự cố nào ngăn cản chúng tôi thực hiện công việc quan trọng của chúng tôi là bầu các đảng viên cho các chức vụ từ trên xuống dưới, và lần này thì sẽ không khác gì."
Cũng theo The New York Times, một cuộc biểu tình khoảng 150 người cũng nổ ra ở Seattle. Họ đập vỡ các cửa sổ và sơn biểu tượng của chủ nghĩa vô chính phủ tại tòa án liên bang. Đám đông hô vang khẩu hiệu chống cả Trump lẫn Biden, và một tờ rơi được phát ra nói rằng, "Một chính quyền cuả đảng Dân Chủ không phải là một chiến thắng cho những người bị áp bức."
The Seattle Times đưa tin, đám đông kêu gọi bãi bỏ Cơ quan Nhập cư và Hải quan, đồng thời bên ngoài tòa án di trú cuả liên bang, họ đã đốt một lá cờ Mỹ
Cảnh Sát Seattle báo cáo đã bắt giữ ba nghi phạm về tội gây thiệt hại tài sản, trộm cắp và hành hung. Những người biểu tình đã phá hoại "nhiều tòa nhà và công trình kiến trúc bằng những hình vẽ bậy”.
Ở Denver (Colorado?) cũng có biểu tình, họ đã đốt cờ Mỹ và trong số người tham gia thấy có các thành viên Black Lives Matter, họ hô vang các khẩu hiệu chống Trump và chống Biden.
Biden và các Giám Mục Hoa Kỳ sẽ gây cấn dài dài
Vũ Văn An 21/Jan/2021
Trong bài phân tích đăng trên pillarcatholic.com, Tiến sĩ JD Flynn nhận định rằng ngay sau khi Tổng thống Biden khởi đầu nhiệm kỳ, các Giám Mục Hoa Kỳ chắc chắn sẽ bị chế giễu là những chiến binh của mặt trận văn hóa và là những người bị phá thai ám ảnh, không chịu tìm cơ sở chung với chính phủ của vị tổng thống Công Giáo thứ hai.

Thực thế, kiểu chỉ trích đó đã bắt đầu. Nó bắt đầu ngay sau khi Đức Tổng Giám Mục Jose Gomez tuyên bố vào tháng 11 rằng ngài sẽ thành lập một nhóm làm việc trong hội đồng giám mục Hoa Kỳ để đánh giá những thách thức độc đáo đặt ra bởi một tổng thống Công Giáo mâu thuẫn với tín lý Công Giáo trên một số mặt trận chính sách chủ chốt và để khai triển một chiến lược nhằm làm việc với chính phủ Biden.
Sau khi nhóm làm việc được công bố, ít nhất một số nhà bình luận Công Giáo đã dùng diễn đàn của họ để cho rằng các giám mục Hoa Kỳ là những người Cộng hòa dấu mặt chỉ biết một vấn đề, những người chống đối Biden sau khi thông qua chính phủ Trump.
Trình thuật trên sẽ được khuếch đại sau lễ nhậm chức của Biden. Hội đồng giám mục sẽ bị tố cáo là không sẵn lòng làm việc với Biden, không sẵn lòng tìm kiếm cơ sở chung với chính phủ của ông, và không sẵn lòng mừng vui đối với cuộc bầu cử một người Công Giáo vào chức vụ tổng thống.
Tuy nhiên, điều dường như không được thảo luận là Biden, không phải các giám mục, sẽ lên khuôn cho mối liên hệ của chính phủ ông với hội đồng giám mục.
Nhiều điều cần được làm trong những ngày tới về tư cách Công Giáo của Tổng thống Joe Biden. Biden sẽ tham dự Thánh lễ trước khi nhậm chức, bổ sung Nội các của ông bằng những người Công Giáo, và trích dẫn Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong các bài diễn văn chính của ông. Ông đã dùng nhiều lời hoa mỹ nói về sự đoàn kết và hàn gắn quốc gia để lên khuôn các mục tiêu của chính phủ ông.
Nhưng những dấu hiệu ban đầu cho thấy tổng thống sắp tới không có kế hoạch tìm kiếm cơ sở chung cho các vấn đề bị các giám mục Hoa Kỳ lớn tiếng nói tới nhất.
Biden đã đoan hứa sẽ đảo ngược lệnh cấm lâu đời về việc liên bang tài trợ phá thai, sẽ hệ thống hóa việc bảo vệ pháp lý cho việc phá thai thành luật liên bang và đấu tranh cho Đạo luật Bình đẳng, một đạo luật bị các Giám Mục Hoa Kỳ cho rằng sẽ cản trở nghiêm trọng hoạt động của các tổ chức dịch vụ xã hội dựa trên tôn giáo, các bệnh viện, các nhà cung cấp việc nhận con nuôi và các trường học. Biden cũng đã cho biết ông sẽ loại bỏ các miễn trừ lương tâm đối với mệnh lệnh ngừa thai của Đạo luật Chăm sóc Giá cả Phải chăng.
Biden có thể nghĩ các giám mục sai trong các vấn đề trên, nên các kế hoạch của riêng ông để giải quyết chúng cho thấy ý kiến đóng góp từ các giám mục Hoa Kỳ, và cơ sở chung với những người Công Giáo bảo thủ về mặt xã hội, sẽ không phải là ưu tiên đối với chính phủ của ông.

Nếu Biden không sẵn lòng thỏa hiệp, điều chỉnh hoặc đối thoại về các vấn đề ưu tiên đối với các giám mục, thì các giám mục gần như chắc chắn sẽ lên tiếng. Khi các ngài làm vậy, các ngài, chứ không phải chính phủ Biden, sẽ bị các nhà bình luận Công Giáo vạch mặt chỉ tên cho là bất hợp tác.
Câu chuyện trên không hoàn toàn phù hợp với sự kiện, cũng không phải là câu chuyện đặc biệt mới lạ gì.
Trong bốn năm qua, các giám mục Hoa Kỳ đã bị chỉ trích nặng nề từ những người Công Giáo ủng hộ Trump; họ tô vẽ hội đồng giám mục như những người phản đối Trump theo phản xạ, hoặc rao bán thứ biệt danh cũ cho Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ là: “Đảng viên Dân chủ đang cầu nguyện”.
Một số người Công Giáo trên đã chỉ trích nhóm làm việc của các giám mục về di dân, được thành lập để phản ứng đối với việc bầu Trump và cả ủy ban đặc nhiệm của các giám mục về phân biệt chủng tộc, được thành lập sau cuộc biểu tình “Đoàn kết cánh hữu” ở Charlottesville năm 2017.
Đối với toàn bộ chính phủ Trump, các giám mục đã được những người bảo thủ xã hội Công Giáo cứng rắn khuyến khích chuyên chú vào các bí tích đừng pha mình vào chính trị.
Nhưng ngay cả khi ủng hộ ông về phá thai, các giám mục cảm thấy họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc khuyên răn chính phủ Trump về các vấn đề quan trọng: di dân, án tử hình, lời lẽ châm chọc và gây chia rẽ. Chính phủ dọn bàn, còn các giám mục thì đáp ứng. Điều này cũng sẽ đúng vào thời chính phủ Biden. Các giám mục sẽ cảm thấy buộc phải lớn tiếng về vấn đề phá thai, ý thức hệ giới tính và tự do tôn giáo, và một nhóm người Công Giáo lớn tiếng khác sẽ cáo buộc các ngài là gây chia rẽ, có óc đảng phái và không sẵn lòng muốn thấy một bức tranh lớn hơn.
Như đã xảy ra trong bốn năm qua, cũng sẽ có phản ứng ngược lại: bất kể các giám mục làm gì hoặc nói gì, một số người bảo thủ xã hội sẽ cho rằng các ngài là những người ủng hộ Biden dấu mặt, giống như một số người cấp tiến đã dành bốn năm qua để nói rằng các giám mục là thành viên của Vũ Trụ Làm Mỹ Vĩ Đại Trở Lại.
Nihil novum sub sole (không có gì mới lạ dưới ánh mặt trời), như người ta vốn nói.
Sẽ có một số phức tạp bổ sung trong chính phủ Biden. Đầu tiên, Biden là một người Công Giáo thực hành. Khi tổng thống ủng hộ một chính sách trái ngược với giáo huấn xã hội Công Giáo, các giám mục sẽ cảm thấy cần phải nói cả một cách tổng quát về lợi ích chung, lẫn một cách chuyên biệt, trong tư cách mục tử của tổng thống Công Giáo. Việc lớn tiếng đó có nghĩa là những bất đồng sẽ được cảm nhận như có tính bản thân hơn và do đó, sự căng thẳng chắc chắn sẽ gia tăng lên đáng kể. Nó cũng sẽ làm gia tăng sự xung đột giữa các giám mục với nhau, khi các ngài bất đồng công khai về các phương thức mục vụ thích đáng.
Thứ hai, những người ủng hộ Biden và các nhà chiến lược chính trị sẽ tìm cách xây dựng một động lực Công Giáo theo hình tam giác, không phải hệ nhị phân. Biden tự nhận mình là “Công Giáo của Giáo hoàng Phanxicô”, và cả tổng thống lẫn những người ủng hộ Công Giáo của ông sẽ cố gắng hết sức để gợi ý cho rằng Biden và giáo hoàng là liên minh, trong khi giáo hoàng và các giám mục của ngài chia rẽ sâu sắc. Vẫn còn phải xem xem Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ lèo lái sự căng thẳng đó ra sao hoặc chọn truyền đạt tình liên đới với các giám mục Hoa Kỳ.
Sự phức tạp thứ ba là bầu không khí chính trị gia tăng trong đó Biden sẽ tuyên thệ nhậm chức, đã leo thang từ những năm tháng ngôn từ phá hoại đến một năm đầy bạo lực chính trị thực sự, một bạo lực khó có thể sớm hạ gục. Đối với người Công Giáo, làm tăng thêm điều đó là tiếng nói ăn khách của những nhân vật như Tổng giám mục Carlo Vigano, người chắc chắn sẽ tiếp tục khuyến khích sự ngờ vực có tính chung cục (apocalyptic) đối với các định chế và diễn trình dân sự Hoa Kỳ, và sự ngờ vực ngang ngửa như thế đối với các định chế và nhân vật giáo hội. Tất nhiên, một số hoài nghi đối với các định chế đó là điều xứng đáng, nhưng trong vài năm gần đây, một lượng lớn những người Công Giáo không hài lòng một cách cuồng nhiệt ngày càng lớn hơn - đủ lớn hơn để bao gồm một cách khá thường xuyên cả một giám mục giáo phận đang tại chức - và các giám mục Hoa Kỳ dường như không biết chắc phải giải quyết thực tại ngày một gia tăng đó ra sao.
Các giám mục sẽ phải đấu tranh với việc thay đổi các liên minh, các triết lý, và các đường đứt gẫy suy tư chính trị cả bên trong lẫn bên ngoài Giáo hội. Khi cả nước phải đối diện với một cuộc chiến toàn diện cho tương lai của đảng Cộng hòa, và hố sâu ngăn cách giữa những người cấp tiến và ôn hòa trong đảng Dân chủ, ngày càng nhiều người Công Giáo đang tìm kiếm những cách suy nghĩ hoàn toàn mới - tránh cả chủ nghĩa cấp tiến tự do và các liên minh cũ của cánh hữu. Người Công Giáo nằm trong số các nhà lãnh đạo trí thức đề xuất và thử nghiệm các cách tiếp cận và liên minh chính trị mới, và không phải tất cả các giám mục đều được hoàn toàn động viên để tham gia các cuộc tranh luận mới phát hiện này. Tuy nhiên, hội đồng sẽ có lợi khi hiểu được chúng.
Cuối cùng, hội đồng giám mục sẽ tự thay đổi trong bốn năm tới, khi cuộc khủng hoảng kinh tế của đất nước chắc chắn sẽ nhân thừa các tai ương kinh tế vốn có sẵn từ trước, và khi một số giám mục và nhân viên bắt đầu đặt câu hỏi liệu mô hình tổ chức, vận động và tham gia chính trị của hội đồng có tạo nên sự khác biệt nào không.
Đối với Giáo hội, Chính phủ Biden sẽ không đơn giản là một việc quay trở lại với những đường nét rõ ràng của những năm Obama nắm quyền. Có quá nhiều thứ đã thay đổi. Bốn năm tiếp theo cũng không giống bốn năm vừa qua.
Tuy nhiên, ngay cả khi mọi sự đều thay đổi, trò chơi vẫn như vậy. Chính trị là việc có được một chỗ ngồi ở bàn [ăn có]. Nếu các giám mục muốn được lắng nghe ở Washington, các ngài sẽ phải tìm một cách mới mẻ để vào phòng [ăn]. Mà Biden thì vẫn chưa đưa ra lời mời nào.
Linh mục trừ tà cảnh báo các giám mục Ái Nhĩ Lan về sự gia tăng đáng báo động các hoạt động ma quỷ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 19/Jan/2021
Một chuyên gia trừ quỷ nổi tiếng người Ái Nhĩ Lan kêu gọi các giám mục nước mình lưu tâm hơn trong việc đối phó với một “sự đột biến lũy tiến” các hoạt động ma quỷ.
Cha Pat Collins đã viết một bức thư ngỏ gửi đến hàng giáo phẩm Công Giáo, trong đó ngài báo cáo rằng có sự song song giữa sự gia tăng các hoạt động ma quỷ và tình trạng bội giáo ngày càng tăng trong Giáo hội.
“Như những gì đã xảy ra, ngày càng có nhiều bằng chứng về hoạt động thâm độc của ma quỷ”.
Vị linh mục người Ái Nhĩ Lan cho biết gần như hàng ngày ngài bị chìm ngập trong những lời kêu cứu của những người tuyệt vọng yêu cầu ngài giúp đỡ trong việc đối phó với những gì họ tin là bị quỷ ám và các hoạt động xấu xa khác.
Theo tờ The Irish Catholic, Cha Collins cho biết ngài đã “bối rối” khi thấy rằng các giám mục Ái Nhĩ Lan không làm nhiều hơn trong việc chỉ định các linh mục giúp giải quyết các nhu cầu khác nhau bao gồm những người tuyên bố bị quỷ ám, gặp phải các cuộc tiếp xúc siêu nhiên, bị kéo khỏi giường của họ.
Cha Collins lưu ý rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã chính thức công nhận Hiệp hội các nhà trừ tà quốc tế, gọi tắt là IAE, vào năm 2014. Đó là một nhóm gồm khoảng 300 nhà trừ tà đến từ 30 quốc gia khác nhau.
Theo báo cáo của Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, IAE đã thông báo về sự gia tăng đáng kể các hoạt động ma quỷ trong vài năm gần đây.
Cha Vincent Lampert, một nhà trừ quỷ của Tổng giáo phận Indianapolis từ năm 2005, nói với tờ National Catholic Register rằng trong thực tế người ta gặp phải vấn đề tâm lý nhiều hơn so với các trường hợp bị quỷ ám.
Tuy nhiên, “Tôi đã thấy 3 trường hợp bị quỷ ám trong vòng một năm qua”.
Sự phá hoại của ma quỷ có thể thấy nhãn tiền khi những vật thể có thể bay trong không trung không theo các quy luật vật lý, và có những tiếng động lớn không rõ xuất phát từ đâu.
Cha Lampert nói: “Tôi đã chứng kiến các trường hợp mắt trợn ngược lên, tung ra những lời tục tĩu, cơ thể co giật, mùi hôi, nhiệt độ giảm trong phòng, và tôi thậm chí đã chứng kiến những người có thể bay lên”.
Các Giám Mục Hoa Kỳ lên tiếng trước những giảng dạy lầm lạc của linh mục Dòng Tên James Martin
Như chúng tôi đã loan tin, trong một hành động thật đại nghịch bất đạo, linh mục James Martin, đã luận tội các Hồng Y, Giám Mục chống lại ông Joe Biden, cố gắng gán ghép cho các ngài tội tung ra các diễn từ thù hận, mà chung cuộc là dẫn đến cuộc bạo loạn tại Tòa Nhà Quốc Hội tại Washington DC.
James Martin là một trong những khai quốc công thần của triều đại Joe Biden vì có công kêu gọi người Công Giáo dồn phiếu cho liên danh Joe Biden - Kamala Harris. Chính vì thế, giờ đây, hành xử như một linh mục cung đình, ông ta hằn học phê phán các Hồng Y, Giám Mục, linh mục là ăn nói “mất nhân tính” và lớn tiếng cho rằng “Sai lầm của các nhà lãnh đạo Công Giáo phải được sửa chữa, đó là sai lầm mà Giáo Hội bây giờ cần phải ăn năn.”
James Martin đã xích mích với hàng giáo phẩm Hoa Kỳ từ lâu vì lập trường ủng hộ các quan hệ đồng giới của ông ta.
Thông tấn xã Catholic News Agency có bài tường thuật nhan đề “After Chaput warning, bishops weigh in on Fr. James Martin” – “Sau lời cảnh báo của Đức Tổng Giám Mục Chaput, các Giám Mục tham gia vào chuyện Cha James Martin.”
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy để hiểu thêm về những xích mích giữa các Giám Mục và nhân vật này.
Sau khi Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput của Philadelphia kêu gọi thận trọng trước các thông điệp của cha James Martin, một linh mục Dòng Tên, các Giám Mục khác tại Hoa Kỳ cũng đã lên tiếng cảnh giác anh chị em tín hữu cần thận trọng trước các thông điệp của cha Martin liên quan đến đồng tính luyến ái và đạo Công Giáo, trong khi cuộc tranh luận giữa cha Martin và Đức Tổng Giám Mục Chaput về vấn đề này vẫn còn đang tiếp diễn.
“Thông điệp công khai của Cha Martin tạo ra sự nhầm lẫn nơi các tín hữu và phá vỡ sự hiệp nhất của Giáo Hội khi cổ vũ cho một cảm thức sai lầm rằng hành vi tình dục vô đạo đức đó là có thể chấp nhận được theo luật của Thiên Chúa,” Đức Cha Thomas Paprocki Giám Mục Springfield, Illinois, viết hôm 19 tháng 9.
“Những người chịu hấp lực đồng giới thực sự được Chúa tạo dựng và yêu thương và được hoan nghênh trong Giáo Hội Công Giáo. Nhưng sứ mệnh của Giáo Hội đối với các anh chị em này cũng giống như đối với tất cả các tín hữu khác là hướng dẫn, khuyến khích và hỗ trợ mỗi người chúng ta trong cố gắng của người Kitô hữu vươn đến các nhân đức, sự thánh thiện, và thanh sạch,” Đức Cha Thomas Paprocki nói thêm.
Tuyên bố của Đức Cha Paprocki được đưa ra để nhấn mạnh thêm ý kiến của Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput kêu gọi thận trọng về “một chuỗi những mơ hồ có hệ thống” trong các bài viết và những lời giảng dạy của linh mục Martin.
Đức Tổng Giám Mục Chaput đã đưa ra mối quan ngại của ngài rằng “Cha Martin – không nghi ngờ gì đã vô tình - truyền cảm hứng cho hy vọng rằng giáo huấn của Giáo Hội về tình dục con người có thể thay đổi.”
Linh mục Martin là tác giả của cuốn “Building a Bridge: How the Catholic Church and the LGBT Community Can Enter into a Relationship of Respect, Compassion, and Sensitivity”, nghĩa là “Xây dựng một nhịp cầu: Làm thế nào Giáo Hội Công Giáo và Cộng đồng LGBT có thể tiến vào một mối quan hệ Tôn trọng, Cảm thông, và Nhạy Cảm”, và thường xuyên nói về các vấn đề liên quan đến đồng tính luyến ái và đạo Công Giáo. Ngài đã nói chuyện tại Đại học Thánh Giuse của Philadelphia vào ngày 17 tháng 9.
“Trước sự lầm lạc gây ra bởi các tuyên bố và các hoạt động của ngài liên quan đến những vấn đề về LGBT, tôi thấy cần phải nhấn mạnh rằng cha Martin không thể nói với thẩm quyền thay mặt cho Giáo Hội, và cảnh báo các tín hữu về một số khẳng định của ngài,” Đức Tổng Giám Mục Chaput viết.
Đức Cha Paprocki nhận xét rằng:
“Đức Tổng Giám Mục Chaput đã đưa ra một cảnh báo hữu ích cho người Công Giáo đối với cha James Martin. Một mặt, cha Martin bày tỏ chính xác tình yêu của Thiên Chúa đối với tất cả mọi người, nhưng mặt khác, ngài khuyến khích hoặc không sửa chữa hành vi ngăn cách con người với chính tình yêu đó. Điều này là tai tiếng sâu sắc theo nghĩa là nó dẫn dắt mọi người đến chỗ tin rằng hành vi sai trái này không phải là tội lỗi.”
“Vấn đề này không phải là chuyện ta có thể đưa ra ý kiến được, đó là giáo huấn của chính Chúa chúng ta, khi chúng ta nghe trong Tin Mừng Thánh Luca: ‘Anh em hãy đề phòng! Nếu người anh em mình phạm lỗi, hãy trách phạt, và nếu người ấy ăn năn, hãy tha thứ.” (Lc 17:3)
Đức Cha Rick Stika, Giám mục Knoxville cũng tham gia góp thêm ý kiến.
Trên Twiter, Đức Cha Stika ca ngợi bài xã luận của Đức Tổng Giám Mục Chaput “về các sai lầm thần học và luân lý của cha Martin. Ngài ca ngợi nỗ lực vươn tới [với những người đồng tính của linh mục Martin] nhưng thách thức những tư tưởng đạo đức và thần học [của linh mục này]. Đức Tổng Giám Mục cũng minh định rõ rằng đó là một tội lỗi nghiêm trọng. Dù có người cảm thấy đau khổ vì điều này, tôi vẫn cần nói thêm rằng về phương diện đạo đức đó là điều Giáo Hội không bao giờ chấp nhận được. Đức Tổng Giám Mục cũng nói thêm rằng các cuộc tấn công tàn độc nhắm vào vị linh mục này là sai trái và tội lỗi. Đó là một điều tôi cũng không đồng ý nhưng có một điều khác là cần phải mạnh mẽ trước mưu toan lợi dụng để che dấu những điều xấu xa”.
Chính cha Martin đã trả lời chuyên mục của Đức Tổng Giám Mục Chaput trong một bài cậy đăng trên CathPhilly, cổng thông tin của Tổng giáo phận Philadelphia.
“Tôi nghĩ rằng câu trả lời chính của tôi đối với bài xã luận của ngài là rất khó để đáp trả trước những lời phê bình rằng tôi ‘ngụ ý’ những gì về giáo huấn của Giáo Hội, khi mà trong các tác phẩm và các cuộc nói chuyện của mình tôi kiên quyết không thách thức Giáo Hội về các vấn đề đạo đức tình dục (hoặc bất cứ điều gì tôi cho là liên quan đến vấn đề đó).”
“Một trong những lý do mà tôi không tập trung vào [các giáo huấn liên quan đến] các mối quan hệ đồng tính và hôn nhân đồng tính, mà tôi biết đều là không được phép (và vô luân) theo giáo huấn của Hội Thánh, là vì các người LGBT Công Giáo đã nghe điều này nhiều lần. Trên thực tế, thường đó là điều duy nhất mà họ nghe được từ Giáo Hội của họ,” linh mục Martin viết.
“Thay vào đó, những gì tôi đang cố gắng làm là khuyến khích người Công Giáo xem những người LGBT nhiều hơn chỉ là một hữu thể dục tính, xem họ trong tổng thể của họ, như Chúa Giêsu từng đối xử với những người sống bên lề, những người cũng được coi là ‘người khác’ trong thời đại của ngài,” vị linh mục nói thêm.
“Tôi vẫn biết ơn Đức Tổng Giám Mục yêu cầu mọi người đừng tham gia vào những cuộc tấn công ‘ad hominem’ [nhắm vào cá nhân thay vì nhắm vào quan điểm tranh cãi - chú thích của người dịch], và tôi đánh giá cao phong thái cẩn thận trong lá thư của ngài và luôn luôn đánh giá cao những trao đổi rất nhã nhặn của ngài đối với tôi,” cha Martin kết luận.
Đáp lại những ý kiến này của cha Martin, trong chuyên mục của ngài, Đức Tổng Giám Mục Chaput viết:
“Tôi đánh giá cao những lời bình phẩm rất lịch sự của cha Martin, phù hợp với phong thái của người đàn ông này,” Chaput viết.
“Tuy nhiên, những lời này không vì thế mà thay đổi nhu cầu phải có bài xã luận của tôi. Tôi chắc rằng cha Martin sẽ đồng ý rằng trái ngược với một số hệ thống niềm tin và thực hành không chính thức, và hoang tưởng, giáo huấn ‘chính thức’ của Giáo Hội đơn thuần là những gì Giáo Hội tin tưởng dựa trên Lời Chúa và hàng thế kỷ kinh nghiệm với tình trạng của con người.”
“Hơn nữa, điều quan trọng không phải là ‘không thách thức’ những gì Giáo Hội tin tưởng về tình dục con người, nhưng là phải rao giảng và dạy dỗ những giáo huấn ấy với sự tự tin, niềm vui và lòng nhiệt thành. Chân lý Thánh Kinh giải phóng [chúng ta]; chân lý ấy không bao giờ là nguyên nhân cho sự ngượng ngùng,” Đức Tổng Giám Mục Chaput nói thêm.
Đức Tổng Giám Mục đã nói rằng ngài và cha Martin đều đồng ý rằng “những người có hấp lực đồng giới cũng là con cái của Thiên Chúa và cũng được Ngài yêu thương. Vì vậy, họ xứng đáng được đối xử với sự tôn trọng và nhân phẩm. Giáo Hội phải tha thiết tìm cách làm điều đó trong khi vẫn giữ đúng niềm tin của mình.”
“Nhưng rõ ràng không đúng khi cho rằng ‘điều duy nhất’ mà những người Công Giáo chịu hấp lực đồng giới nghe từ Giáo Hội của họ là một thông điệp từ chối. Hoặc nếu có như thế, có lẽ trách nhiệm là ở người nghe nhiều hơn là ở Giáo Hội. Mỗi chúng ta đều có quyền tự do lựa chọn. Lắng nghe, cũng như giảng dạy, là một hành động của ý chí.”
Hàng không mẫu hạm Mỹ vào Biển Đông, trong lúc Đài Loan căng thẳng
Jan 24, 2021 cập nhật lần cuối Jan 24, 2021
TAIPEI, Đài Loan (NV) – Một hải đội hàng không mẫu hạm Mỹ, do chiếc USS Theodore Roosevelt chỉ huy, đã tiến vào Biển Đông để xác định “tự do hải hành”, theo thông báo của quân đội Mỹ hôm Chủ Nhật, 24 Tháng Giêng, vào lúc tình trạng căng thẳng giữa Trung Quốc và Đài Loan đã tạo lo ngại ở Washington.
Bộ Chỉ Huy Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ đưa ra bản thông cáo nói rằng, hải đội này tiến vào Biển Đông hôm Thứ Bảy, cùng ngày Đài Loan cho biết là có cuộc xâm nhập của nhiều oanh tạc cơ và chiến đấu cơ của Trung Quốc vào khu vực nhận diện phòng không (ADIZ) của đảo quốc này, tại khu vực quần đảo Pratas (Đông Sa), theo Reuters.

Hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt trong một chuyến hải hành. (Hình: US Navy/Getty Images)
Quần đảo Đông Sa, hiện do Đài Loan kiểm soát, nằm ở phía Bắc Biển Đông, cách Hồng Kông 340 km về hướng Đông Nam, cách cảng Cao Hùng của Đài Loan khoảng 444 km, và cách Đài Bắc (Taipei) chừng 850 km về hướng Tây Nam. Đảo lớn nhất nơi này là Đông Sa, có một phi trường với phi đạo dài 1,500 m.
Quân đội Mỹ nói rằng hải đội này vào Biển Đông để có các hoạt động thường lệ “nhằm bảo đảm tự do hải hành, gây dựng các mối quan hệ để duy trì an ninh hàng hải.”
Phó Đô Đốc Doug Verissimo, tư lệnh hải đội Roosevelt, nói rằng, ông từng có các chuyến hải hành qua khu vực trong 30 năm quân ngũ và luôn cảm thấy thích thú khi vào vùng Biển Đông.
Ông nói rằng việc Hải Quân Mỹ duy trì hiện diện ở vùng biển này là quan trọng vì có tới 2/3 trị giá hàng hóa trao đổi trên thế giới đi qua nơi này.

Các chiến đấu cơ F/A-18 “Hornets” sẵn sàng cất cánh trên hàng không mẫu hạm Theodore Roosevelt. (Hình: Eric A. Clement/U.S. Navy/Getty Images)
Việc hải đội Mỹ vào Biển Đông được loan báo chỉ ít ngày sau khi ông Joe Biden tuyên thệ nhậm chức tổng thống.
Ông Antony Blinken, người được ông Biden vào chức vụ ngoại trưởng, hôm Thứ Ba phát biểu trước Thượng Viện rằng “So với các quốc gia khác, Trung Quốc chính là thách đố quan trọng nhất với Mỹ, không có gì nghi ngờ về điều đó.”
Trung Quốc thường xuyên phản đối việc chiến hạm Mỹ di chuyển gần các đảo đang bị họ chiếm đóng bất hợp pháp ở Biển Đông, nơi các quốc gia khác như Việt Nam, Malaysia, Philippines, Brunei và Đài Loan cũng có các tuyên bố chủ quyền.

Tuần dương hạm USS Bunker Hill. (Hình: US Navy)
Cùng đi với hàng không mẫu hạm Theodore Roosevelt cũng có tuần dương hạm USS Bunker Hill, cùng hai khu trục hạm là chiếc USS Russell và USS John Finn.
(V.Giang) [kn]
54% người Việt Nam tin Trump đối phó với Trung Quốc tốt hơn Biden
Jan 24, 2021 cập nhật lần cuối Jan 24, 2021
WASHINGTON, Mỹ (NV) – Người dân Việt Nam tin rằng cựu Tổng Thống Mỹ Donald Trump có kế hoạch đối phó với Trung Quốc tốt hơn người kế nhiệm là Tổng Thống Joe Biden.
Tổ chức nghiên cứu chính trị CSIS ở Washington D.C. mở một cuộc thăm dò dư luận tại nhiều nước ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương để tìm hướng đi cho chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc. Cuộc khảo sát thực hiện với chủ đề “Mapping The Future of U.S. China Policy” (lập lộ trình cho chính sách tương lai của Mỹ đối với Trung Quốc).

Tập Cận Bình bị dân Hà Nội biểu tình đả đảo khi ông ta đến Việt Nam ngày 9 Tháng Mười Hai năm 2012. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)
Kết quả, 54% người Việt Nam tin rằng chính sách của Tổng Thống Trump đã chuẩn bị tốt hơn để đối phó với Bắc Kinh trong khi dân của nhiều nước Á Châu khác nghĩ ngược lại. Chỉ có 48% người dân Ấn Độ tin là chính sách của Trump được chuẩn bị tốt hơn Biden.
Ngược lại với quan điểm của người Việt Nam, 81% dân Úc, 63% dân Nam Hàn và 58% dân Nhật được phỏng vấn, cho rằng chính quyền Joe Biden được chuẩn bị tốt hơn để đối phó với Trung Quốc.
Nhìn chung, tổ chức CSIS nói 61% giới thức giả ở Á Châu và Âu Châu cho rằng Joe Biden đã được chuẩn bị tốt hơn để đối phó với Trung Quốc, hơn là Donald Trump (chỉ được 18%).
Nhiều phần, ý kiến của người Việt Nam hoặc Ấn Độ hậu thuẫn cho chính sách của Tổng Thống Trump vì người ta nhìn qua cuộc thương chiến, áp lực Bắc Kinh phải thay đổi chính sách, đồng thời, khuyến khích giới đầu tư ngoại quốc chạy ra khỏi Trung Quốc.
Hiện nay, chính quyền của tân Tổng Thống Joe Biden đang đối diện với những khó khăn nội bộ, nhất là đối phó với đại dịch COVID-19 đang đè nặng lên mọi mặt của xã hội. Chưa thấy có một chính sách nào về đối ngoại được loan báo ngoài những lời phân tích, bình luận trên các hệ thống truyền thông về những nhân vật được cử làm bộ trưởng quốc phòng, ngoại trưởng, đại diện thương mại. Từ đó, dự đoán các chính sách sẽ được đưa ra trong tương lai.
Trong khi đó, vài ngày nữa, người ta sẽ biết chính thức “tứ trụ” của nhà cầm quyền CSVN sẽ là những ai. Tờ South China Morning Post ở Hong Kong hôm Thứ Bảy 23 Tháng Giêng đặt nghi vấn rằng nếu chính sách của Biden sẽ cứng rắn với Trung Quốc thì liệu Hoa Kỳ có nhờ cậy gì được CSVN (tiếp tay) hay không.
Tuy một số nhà phân tích cho rằng có thể mối quan hệ giữa hai kẻ cựu thù được cải thiện thêm, nhưng những hoài nghi của CSVN với Hoa Kỳ (kêu gọi nhân quyền, ủng họ dân chủ hóa) chưa chắc đã giúp Việt Nam xích lại gần hơn với Mỹ.

Tập Cận Bình bị dân Hà Nội biểu tình đả đảo khi ông ta đến Việt Nam Tháng Mười Một năm 2015. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)
Bill Hayton, một chuyên viên về Việt Nam nổi tiếng của Anh Quốc, cho rằng chính quyền Biden sẽ giao thiệp với Hà Nội như một đối tác khu vực theo cung cách uyển chuyển hơn là Trump. Chính phủ Trump đã tố cáo CSVN thao túng tiền tệ và đã nhiều lần áp đặt thuế quan trừng phạt đối với nông sản và sản phẩm công nghệ của Việt Nam.
Theo ông Huỳnh Tâm Sáng, một chuyên viên về quan hệ quốc tế tại Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn tại Sài Gòn được tờ SCMP phỏng vấn qua số báo kể trên, cho rằng hiện có những rào cản để nâng tầm cho mối quan hệ Hà Nội – Washington từ “đối tác toàn diện” lên thành “đối tác chiến lược.”
Một trong những tín hiệu mà Hà Nội muốn nhìn thấy từ Mỹ là Washington đối phó thế nào trước sự de dọa của Trung Quốc đối với khu vực ASEAN nói chung và Biển Đông nói riêng.
“Biden từng hứa hẹn Mỹ sẽ cần cứng rắn với Trung Quốc. Lời cam kết của ông ta sẽ được trắc nghiệm sớm,” theo lời ông Sáng.
Ông Sáng cho rằng mức độ can dự của Mỹ với khu vực, đặc biệt vấn đề Biển Đông, sẽ ảnh hưởng đến quyết định của CSVN có nên nâng tầm quan hệ với Mỹ hay không.
Dù sao, tỉ lệ người dân Việt Nam tin tưởng ở Trump hơn Biden, khác với những tính toán của nhà cầm quyền CSVN, vốn chỉ muốn đu dây giữa hai đại cường đối chọi nhau để tồn tại và thủ lợi.
(TN) [kn]
Tình đồng chí 2020

Trần Mai Trung (Danlambao) -
Cách nay 1 năm, lúc 3 giờ sáng ngày 9-1-2020, 3.000 công an cảnh sát tấn công vào nhà đảng viên Lê Đình Kình ở xã Đồng Tâm. Cụ Kình 84 tuổi bị công an giết chết ngay hôm đó. Theo thông báo của Bộ công an thì có 3 cán bộ là Thịnh, Quân, Huy bị chết cháy khi tấn công vào nhà đồng chí Kình. Theo thông tin thì 3 cán bộ bị cháy hơn 20 phút, không còn nhận ra hình dạng.
Ai ai cũng biết là khi bị cháy thì rất đau rát, 3 cán bộ bị cháy hơn 20 phút chắc chắn đã la hét vang trời vì đau đớn. Khi đó có 3.000 công an cảnh sát (CACS) đang ở xã Đồng Tâm, hàng trăm CACS đang bao vây nhà cụ Kình, đứng cách nơi 3 cán bộ bị cháy khoảng chừng 10 mét, 20 mét, nhưng không có một người nào vào cứu 3 đồng chí của mình. Tại sao?
Có lẽ các CACS không có tình đồng chí với cán bộ nên không tới cứu. Hiện nay, người nào muốn vào công an thì phải chạy tiền. Làm công an moi tiền của nhân dân rồi phải đóng thuế hàng tháng cho cấp trên. Quan hệ giữa công an và cán bộ là quan hệ tiền bạc, không có tình đồng chí.
Có lẽ các CACS không đồng ý với việc đảng cộng sản ra lệnh đàn áp nhân dân, cán bộ hung hăn tấn công vào nhà dân thì bị chết ráng chịu. CACS bị đảng gọi thì phải tới, nhưng họ chỉ đứng ở đó, không muốn gây đổ vỡ cho nhân dân để cứu cán bộ.
Có lẽ 3 cán bộ đã bị chết trước khi vào hố, rồi vụ cháy được tạo ra để vu oan cho nhân dân. Lãnh đạo đảng không ra lệnh cho mấy trăm CACS đang đứng gần đó vào cứu đồng chí, họ để cho cán bộ bị cháy hơn 20 phút, trở thành than đen, rồi mới vào kéo lên.
Đảng cộng sản độc quyền thông tin, không cho các cơ quan truyền thông đến tìm hiểu sự thật, ngay cả phóng viên của báo đảng cũng không được vào làng. Các văn sĩ của Bộ công an viết ra kịch bản Đồng Tâm, bênh vực cho đảng và nói xấu nhân dân, vì viết không đúng sự thật nên kịch bản có nhiều mâu thuẩn. Bởi vậy mọi người, và ngay cả đảng viên cộng sản, phải sống với các giả thuyết do quần chúng đưa ra.
Vì kịch bản giả dối nên khi người dân chỉ ra điểm mâu thuẩn thì Bộ công an lại sửa đổi để che giấu. 9 tháng sau khi sự việc xãy ra, họ cho thêm một chi tiết mới. Khi 3 cán bộ bị cháy, mấy trăm CACS đứng gần đó không vào cứu, vì không dám hoặc không muốn hoặc không có lệnh, thì cấp trên lại ra lệnh cho điệp viên 007 Đặng Việt Quảng đang ở cách hiện trường 2 cây số chạy bộ về. Quảng tấn công vào nhà cụ Kình, và đồng chí Quảng bắn chết đồng chí Kình.
Ngày 7-9-2020, 29 người dân Đồng Tâm bị đưa ra tòa án, sau 9 tháng bị giam giữ, điều tra, ép cung. Viện kiểm sát truy tố 25 người dân về tội giết người, mặc dù nhiều người không có mặt ở nơi xãy ra vụ cháy, có người ở cách đó cả cây số. Đảng cộng sản khinh thường nhân dân Việt Nam, muốn kết tội ai như thế nào thì kết tội, không đưa ra bằng chứng tối thiểu. Hồ sơ tòa án cũng ghi lời khai của công an Quảng, kẻ giết người, với tư cách là: người bị hại. Xã hội cộng sản thật đảo điên, người ở trong nhà bị tấn công thì bị truy tố là giết người, còn kẻ tấn công vào nhà người khác và giết chết chủ nhà thì lại xem là người bị hại!!!
Nhớ lại vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang vào năm 2003, ông Chấn bị kết tội giết người mặc dù ông không giết người nào cả, ông bị chọn để công an có thành tích phá án. Các văn sĩ Bộ công an viết ra kịch bản, họ ép ông đọc theo rồi dùng nó làm kết luận điều tra là ông khai nhận tội. Họ còn đi xa hơn nữa, ép buộc ông Chấn diễn xuất theo kịch bản rồi dùng nó làm bằng chứng trước tòa. Vợ ông Chấn phải lặn lội 10 năm trời, thu thập chứng cứ để minh oan cho chồng. Đến khi hung thủ thật nhận tội thì ông Chấn mới được ra tù.
Bộ công an sáng chế ra các kịch bản có lợi cho chính quyền, có hại cho người dân, trôi chảy như truyện phim xi-nê, nhưng nó là giả dối. Trong vụ án Đồng Tâm, cũng như các vụ án tù nhân lương tâm, chúng ta phải bình tỉnh xem lời nói của bị cáo là thật lòng hay là bị công an ép buộc.
Ai là thủ phạm gây ra cái chết của 3 cán bộ? Chính đảng cộng sản ra lệnh cho 3.000 CACS tấn công vào xã Đồng Tâm đã gây ra cái chết đó, nếu không có cuộc tấn công thì 3 cán bộ và đảng viên Kình đã không bị chết. Gia đình những người tử vong phải tìm cho ra ai đã ra lệnh tấn công, cấp lãnh đạo nào không làm tròn trách nhiệm khi để 3 cán bộ bị cháy hơn 20 phút mà không vào cứu, cấp lãnh đạo nào đã ra lệnh giết cụ Kình. Họ là những kẻ phải bị truy tố trước pháp luật, chứ không phải là các nông dân, nạn nhân của cuộc tấn công.
Trọng, Phúc, Lâm cho việc giết chết đảng viên Kình là chiến công hạng nhất, thăng chức cho công an Quảng. Khi cụ Kình đã chết, lãnh đạo đảng còn đi nói xấu người đồng chí 56 tuổi đảng là cường hào địa chủ. Hàng ngàn CACS trang bị vũ khí đầy mình không vào cứu 3 đồng chí bị cháy, cấp lãnh đạo nghe kêu cứu trên bộ đàm cũng không đến, để họ chết đen như than. Tình đồng chí của người cộng sản lạt như nước ốc bạc như vôi.
Trần Mai Trung danlambaovn.blogspot.com
Edited by user Sunday, January 24, 2021 8:10:20 PM(UTC)
| Reason: Not specified
|