Rank: Advanced Member
Groups: Registered
Joined: 3/22/2011(UTC) Posts: 3,324
Thanks: 327 times Was thanked: 364 time(s) in 256 post(s)
|
Tin Tong Hop
ĐTC sẽ làm phép ảnh Đức Mẹ ban ơn nhân dịp kỷ niệm 190 năm hiện ra với thánh Catarina Labouré
11/9/2020 11:08:19 AM
Thứ Tư 11/11 tới đây, Đức Thánh Cha sẽ làm phép ảnh Đức Mẹ Vô nhiễm như được khắc trên Mề-đay Phép lạ, hay còn gọi là Đức Mẹ ban ơn, nhân dịp kỷ niệm 190 năm sự kiện Đức Mẹ hiện ra với thánh nữ Catarina Labouré, nữ tu dòng Nữ tử Bác ái, vào năm 1830.

Đây là một cử chỉ khác của Đức Thánh Cha, thể hiện sự an ủi, hy vọng và của đức tin dành cho nhân loại đang bị thử thách vì đại dịch.
Hành trình loan báo tình yêu thương xót của Thiên Chúa
Hiện diện trong sự kiện này sẽ có cha Tomaž Mavrič, tổng quyền của dòng Vinh Sơn Phaolô, và một nhóm nhỏ phụ trách tổ chức cuộc Hành hương Đức Mẹ, đến thăm các cộng đoàn ở Ý nhân dịp kỷ niệm này. Các tu sĩ dòng thánh Vinh Sơn giải thích rằng cuộc Hành hương là “hành trình loan báo tình yêu thương xót của Thiên Chúa” trong hoàn cảnh khó khăn khi thế giới đang đau khổ vì đại dịch và những căng thẳng mạnh mẽ ở mức độ toàn cầu.
Ảnh Đức Mẹ ban ơn
Trong thông cáo, Dòng Vinh Sơn lược lại lịch sử các cuộc hiện ra của Đức Mẹ với nữ tu trẻ Catarina Labouré từ đêm 18 rạng ngày 19/7/1830. Đức Mẹ đã nói: “Thời gian rất buồn. Bất hạnh sẽ đến và đánh gục nước Pháp. Cả thế giới sẽ bị tàn phá bởi các loại thiên tai. Nhưng con hãy đến dưới chân bàn thờ này, ở đây những ân sủng sẽ được ban xuống trên tất cả những người cầu xin với lòng tin tưởng và kiên trì… Mẹ đã luôn dõi theo con”.
Vào ngày 27/11/1830, chị Catherine Labouré nhìn thấy Đức Mẹ cầm trên tay một quả địa cầu nhỏ (tượng trưng cho nhân loại); chị thánh đã chiêm ngưỡng vẻ đẹp và đón nhận sứ vụ làm một ảnh nhỏ để đeo: “Những người đeo hình ảnh này sẽ nhận được những ân sủng lớn lao!”.
Đức Mẹ vẫn lập lại lời mời gọi
Các tu sĩ dòng Vinh Sơn xác định rằng với sáng kiến Đức Mẹ Hành hương, họ muốn nhắc nhở rằng ngày nay Đức Mẹ vẫn mời gọi các tín hữu đến dưới chân bàn thờ và hành hương, đến gần với người khác để họ không bị sự nản lòng chế ngự.
Cuộc hành hương Maria sẽ bắt đầu vào thứ Ba ngày 1/12 và kéo dài đến ngày 22/11/2021, đến các vùng khác nhau của Ý.
Hồng Thủy (vaticannews.va 08.11.2020)
Các Giám mục Ethiopia kêu gọi đối thoại trong bối cảnh đe dọa nội chiến
11/9/2020 7:27:45 PM
Một loạt diễn biến trong tuần vừa qua giữa chính phủ và Mặt trận Giải phóng Nhân dân Tigray (TPLF) ở miền bắc đã khiến căng thẳng leo thang, có nguy cơ đưa đất nước vào một cuộc nội chiến. Các Giám mục Công giáo Ethiopia đã kêu gọi các bên đối thoại hòa bình.

Trong một tuyên bố các Giám mục viết: “Chúng tôi kêu gọi các bên giải quyết những khác biệt giữa họ một cách thân thiện, trên tinh thần tôn trọng và hiểu biết. Chúng tôi hy vọng và cầu nguyện cho mọi người sống hòa hợp, đối thoại, và làm việc cùng nhau vì sự thịnh vượng của đất nước”.
Tình hình căng thẳng diễn tiến từ hôm thứ Tư vừa qua, chính phủ đã cắt liên lạc tại khu vực phía bắc Tigray và ra lệnh cho quân đội phản ứng trước một cuộc tấn công được cho là chết người của lực lượng Tigray vào một căn cứ quân sự ở đó. Cả hai bên đều cáo buộc nhau là người khơi mào cuộc giao tranh. Một ngày sau, hôm thứ Năm, quân đội Ethiopia cho biết họ đang triển khai quân từ khắp đất nước đến Tigray, trong khi đó lãnh đạo Tigray tuyên bố họ “sẵn sàng trở thành những người tử vì đạo”. Và thứ Sáu, thượng viện đã bỏ phiếu cho một chính phủ chuyển tiếp trong khu vực để thay thế quyền lãnh đạo của Tigray.
Trước tình hình bất ổn này, cũng vào ngày thứ Sáu, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres đã viết trên twitter: “Sự ổn định của Ethiopia có ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ khu vực Sừng châu Phi. Tôi kêu gọi giảm căng thẳng ngay lập tức và đưa ra giải pháp hòa bình cho sự tranh chấp”. Thực tế, xung đột sắp xảy ra có thể lan sang các khu vực khác của Ethiopia, nơi một số khu vực đang kêu gọi nhiều quyền tự trị hơn, và bạo lực sắc tộc chết người đã khiến chính phủ liên bang khôi phục các biện pháp bao gồm bắt giữ những người chỉ trích.
Các Giám mục Ethiopia bày tỏ lo ngại: “Bất chấp những nỗ lực của các nhà lãnh đạo tôn giáo, những người lớn tuổi và các bên quan tâm khác nhằm xoa dịu xung đột đang diễn ra giữa Ethiopia và khu vực Tigray, căng thẳng đã leo thang”. Các vị cảnh báo rằng “nếu anh em tự sát, Ethiopia sẽ chẳng được gì”, và nó sẽ dẫn đất nước đến phá sản, chẳng đem lại lợi ích gì cho bất cứ ai. Người Ethiopia không được xem nhẹ xung đột. Mọi người cần đóng góp vào sự nghiệp hòa giải, củng cố thống nhất dân tộc và đảm bảo hòa bình và an ninh”.
Giáo hội Công giáo Ethiopia cũng lên án việc di dời và giết hại người dân vô tội đang diễn ra ở nhiều khu vực. Giáo hội kêu gọi tất cả những người Công giáo ở Ethiopia và trên toàn thế giới hãy xem xét kỹ hơn tình hình hiện tại ở đất nước và cầu nguyện cho hòa bình và hòa giải.
Trưa Chúa nhật 08/11, tại buổi đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu, Đức Thánh Cha cũng đã xin mọi người cầu nguyện cho Ethiopia, để những người có trách nhiệm đối với đất nước tôn trọng tình huynh đệ, đối thoại và giải quyết vấn đề bằng sự ôn hòa.
Ngọc Yến (vaticannews.va 09.11.2020)
Hệ lụy cuả một chính quyền Biden với Công Giáo Hoa Kỳ.
Trần Mạnh Trác 07/Nov/2020

Khi ông Biden được làm chủ Toà Bạch Cung thì ông sẽ trở thành người Công Giáo thứ hai nhận chức tổng thống Hoa Kỳ. Người đầu tiên là Tổng thống John F. Kennedy, đắc cử năm 1960 và bị ám sát năm 1963.
Từng làm phó cho ông Obama, người ta nghĩ rằng ông sẽ tiếp tục mối giao hảo ngoại giao thân tình với Vatican và kỳ vọng sẽ giống như ông Obama, được đón tiếp nồng nhiệt tại Vatican (3-2014) và đổi lại là một cuộc tông du cuả Đức Giáo Hoàng Phanxicô sang Hoa Kỳ, giống như chuyến tông du tháng 9-2015, từng là một biến cố sôi nổi toàn cầu làm lu mờ cả việc ông Tập Cận Bình tới thăm Hoa Kỳ ngay sau đó.
Đó sẽ là một sự đối nghịch với sự giao hảo giữa Vatican và chính quyền cuả ông Trump, có vẻ dè dặt hơn. Cuộc viếng thăm Giáo hoàng cuả ông Trump (5-2017) rõ ràng có những sai biệt giữa đôi bên về vấn đề di dân và khí hậu. Ông Trump sau đó đã bổ nhiệm bà Callista Gingrich làm đại sứ thường trực. Bà là một phụ nữ sùng đạo, tác giả cuả nhiều cuốn sách giaó dục cho trẻ em và năm 2020 đã được ban huân chương cao quí nhất cuả Vatican với chức Hậu (Dame) cuả dòng Hiệp sỹ Tông Toà Đại Thập Tự hiệu toà Piô IX (Dame Grand Cross of the Order of Pius IX.)
Nhưng ông Trump “tuy nói dữ mà lại không làm”, nghiã là dù cho những bất đồng về chính sách và cả về tính khí bề ngoài nữa, nhưng trong suốt thời gian ông cầm quyền, ông không hề một lần nào gây thiệt hại cho giáo hội Hoa Kỳ và đã được các giám mục Hoa Kỳ ca ngợi rộng rãi vì đã ban hành các biện pháp bảo vệ quyền tự do tôn giáo, thúc đẩy các biện pháp hạn chế phá thai và tài trợ liên bang cho các phòng khám phá thai. Ông cũng được khen ngợi vì đã bổ nhiệm thẩm phán Amy Coney Barrett vào Tòa án Tối cao.
Ông Trump dĩ nhiên vẫn bị giáo hội Hoa kỳ chỉ trích vì đã hạn chế số lượng người tị nạn nhập cảnh vào Mỹ, và đã tái lập án tử hình liên bang.
Còn ông Biden thì sao?
Ông là một nhà chính trị lão luyện chuyên nghiệp, chỉ biết làm chính trị mà thôi, và do đó người ta nghĩ rằng ông sẽ ‘nói rất ngọt’ giống như ông Obama vậy nhưng ‘làm dữ’! Hoàn toàn đảo ngược với người tiền nhiệm là ông Trump.
Người ta dự kiến ông sẽ thaó dỡ tất cả các biện pháp bảo vệ sự sống và tự do tôn giáo mặc dù hôm nay ông còn dùng những lời lẽ ôn hoà như sau:
“Đây là lúc tranh cử kết thúc, là lúc chúng ta hãy dẹp bỏ sự tức giận và những lời lẽ gay gắt đằng sau chúng ta và xích lại gần nhau như một quốc gia. Đã đến lúc nước Mỹ phải đoàn kết và chữa lành. Là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, không có gì chúng ta không thể làm, nếu chúng ta cùng làm với nhau.”
Trong chiến dịch tranh cử, ông Biden đã cam kết bãi bỏ các lệnh cấm viện trợ nước ngoài đối với các nhóm quảng bá hoặc thực hiện phá thai và hủy bỏ các biện pháp bảo vệ tự do tôn giáo khỏi việc bảo hiểm tránh thai.
Hai việc vừa nói trên thì ông Biden có thể thực hiện dễ dàng với một chử ký trên một sắc lệnh hành pháp, và người ta nghĩ rằng các nhà thương Công Giáo, các dịch vụ cô nhi cuả Công Giáo, các dịch vụ di dân và các nữ tu viện dưỡng lão v.v… sẽ lại một lần nữa phải lao đao với việc ‘vác chiếu lên toà’ qua các vụ kiện cáo liên miên…giống như thời cuả ông Obama.
Hơn thế nữa, ông còn cam kết đưa các biện pháp bảo vệ phá thai và các biện pháp bảo vệ giới tính sâu rộng nhất vào luật liên bang. Hai biện pháp sau thì còn tuỳ vì đảng Cộng hòa vẫn còn kiểm soát Thượng viện.
Trước cuộc bầu cử, chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã cam kết bỏ Tu chính án Hyde, một lệnh cấm tài trợ cho hoạt động phá thai. Ông Biden đã từng ủng hộ Tu chính án Hyde nhưng trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ năm 2019, khi phải đối mặt với áp lực từ những người tranh cử khác, ông đã xoay tròn 180 độ và nói rằng ông cũng phản đối Tu chính án này…
Thực ra chúng ta chưa thể đánh giá chính quyền Biden một cách chính xác được vì chính quyền đó chưa bắt đầu, nhưng trong khi hy vọng những sự xấu nhất sẽ không xẩy ra, có lẽ chúng ta cũng cần chuẩn bị cho một mối giao hảo khó khăn giống như những sự thoả thuận giữa Vatican và Trung Hoa vậy.
Ngay sau khi ký vào thoả thuận Vatican-Trung Hoa còn chưa ráo mực(2018, 2020), thì các nhà thờ Công Giáo bị đóng cửa, các thánh giá bị đập phá, các giám mục, linh mục, tu sĩ, nữ tu bị tống cổ ra ngoài tu viện. Tất cả là nhân danh Thoả Thuận…
Nói một đằng làm một nẻo, đó là trò chính trị lươn lẹo mà…Câu nói bất hủ cuả ông Thiêu hình như vẫn còn văng vẳng ở đâu đây: ”Đừng nghe những gì CS nói, hảy xem những gì CS làm”
Những hậu quả đè năng lên Giáo Hội tại Hoa Kỳ là gì nếu Joe Biden và Kamala Harris thắng cử?
Giáo Hội Năm Châu 06/Nov/2020
http://vietcatholic.net/News/Html/262172.htm
Cho tới nay, kết quả kiểm phiếu cho thấy đảng Cộng hòa sẽ giữ quyền kiểm soát Thượng viện với một tỷ số thoải mái như trước, và đảng Dân chủ sẽ giữ đa số ở Hạ viện với một lợi thế giảm đi đáng kể vì mất nhiều ghế dân biểu ở khắp nơi.
Giả thử ứng viên Tổng thống Dân chủ Joe Biden sẽ kiểm soát toà Bạch Cung, những ưu tư cuả Công Giáo về các chính sách công cộng sẽ ra sao?
Về Tư pháp:
Một tổng thống Biden sẽ cần có sự chấp thuận của Thượng viện để bổ nhiệm các thành viên nội các và thẩm phán liên bang.
Các nhà lãnh đạo Cộng hòa ở Thượng viện có thể trì hoãn một số thành viên nội các, và có thể đấu tranh mạnh mẽ chống lại những ứng viên tư pháp ‘quá khích’ để duy trì nguyên vẹn những thành quả mà Tổng thống Trump đã đạt được, gồm có 200 bổ nhiệm vào tòa án liên bang và ba thẩm phán vào Tối cao pháp viện.
Nếu một ghế của Tòa án Tối cao nữa bị bỏ trống, thì cuộc chiến với ứng cử viên có khuynh hướng cấp tiến sẽ rất căng thẳng và có thể xa vào vòng bế tắc. Thông thường ứng viên đó phải rút lui, hoặc Tổng thống có thể đế cử một ứng viên ôn hoà hơn.
Về Lập pháp:
Sẽ tiếp tục là một chính quyền chia rẽ giống như dưới thời cuả ông Trump, sẽ vẫn có những rào cản lập pháp về một loạt các biện pháp, như các gói hỗ trợ và kích thích để ứng phó với đại dịch COVID.
Đối với cả hai bên, việc tài trợ để cứu trợ COVID đợt 2 tuy là một ưu tiên nhạy cảm nhưng các đảng viên Dân chủ trong Quốc hội đã đặt thêm vào việc thúc đẩy các biện pháp ủng hộ phá thai trong bất kỳ biện pháp cứu trợ nào, và do đó vẫn bị trì hoãn cho tới nay.
Việc tài trợ cho các nhóm phá thai qua sự cứu trợ COVID đã được tranh luận ngay từ đầu đại dịch. Vào tháng 3, Đạo luật CARES được thông qua với sự ủng hộ lưỡng đảng với những biện pháp ngăn cấm Planned Parenthood không được nhận các khoản vay khẩn cấp dành cho doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên, các chi nhánh Planned Parenthood vẫn có thể tiếp cận 80 triệu đô la trong khoản vay PPP.
Với một đa số ở Hạ viện nhỏ hơn, người ta hy vọng bà Pelosi sẽ phải nhượng bộ và đợt cứu trợ COVID thứ 2 này sẽ không còn những đòi hỏi phá thai nữa.
Đạo luật CARES cũng bao gồm các biện pháp bảo vệ của Tu chính án Hyde. Tu chính án Hyde đã được ban hành hàng năm kể từ năm 1976 như một phần đính kèm với các dự luật chi tiêu y tế, và cấm liên bang tài trợ cho các ca phá thai tự chọn ở Medicaid.
Chủ tịch Hạ viện Nacy Pelosi đã từng tuyên bố bà sẽ tìm cách bãi bỏ Tu chính án Hyde. Ông Joe Biden, khi tranh cử tổng thống, cũng nói rằng ông sẽ bãi bỏ Hyde.
Tuy nhiên, với một đa số Dân chủ ít hơn, việc bà Pelosi có thể thực hiện lời hứa cuả mình trở nên khó hơn, ít ra là trong 2 năm tới.
Ông Biden, và đảng Dân chủ cũng ủng hộ một dự luật gọi là Luật Bình đẳng, để bảo vệ các khuynh hướng tình dục và giới tính và ngăn chặn sự phân biệt đối xử trong nhiều lĩnh vực, bao gồm các phòng vệ sinh công cộng, giáo dục, tài trợ liên bang, việc làm, nhà ở, tín dụng và bồi thẩm đoàn. Những người phản đối dự luật - gồm có các giám mục Hoa Kỳ - đã cảnh báo luật này sẽ hủy bỏ các biện pháp bảo vệ tự do tôn giáo và có thể được sử dụng để buộc các bác sĩ thực hiện một số ca phá thai. Nó đã từng được Hạ viện thông qua một lần, và đã bị Thượng viện ngăn chặn vào năm ngoái, vậy thì sau này nó vẫn có thể bị ngăn chặn thêm nữa nếu đảng Cộng hòa còn giữ Thượng viện.
Về các dự luật phò sinh
Các dự luật ủng hộ sự sống — chẳng hạn như luật cấm phá thai 20 tuần và luật bảo vệ những trẻ sơ sinh sống sót sau khi phá thai — sẽ chẳng đi đến đâu trong Hạ viện do Đảng Dân chủ lãnh đạo. Và tại Thượng viện, các thành viên ủng hộ sự sống cũng đành phải bó tay vì họ không có đủ túc số 60 ghế cần thiết để chấm dứt một filibuster mà thúc đẩy một đạo luật từ Thượng viện.
Trước đây các thành viên phò sự sống trong Hạ viện đã cố gắng để buộc một cuộc bỏ phiếu về luật bảo vệ thai nhi bị phá thai mà còn sống (Born-Alive Abortion Survivors Protection Act,) tức là ra hình phạt cho các bác sĩ hoặc chuyên gia đã không cung cấp việc chăm sóc cần thiết cho những trẻ sơ sinh còn sống sót sau khi bị phá thai.
Tuy nhiên, các “discharge petition”, tức là các kiến nghị thông qua, chỉ nhận được 205 chữ ký – tức là thiếu mất 13 chữ ký để có số 218 cần thiết. Trong số những dân biểu ký tên có 3 dân biểu Dân chủ, nhưng tiếc thay hai người trong số này đã thua trong cuộc bầu cử vừa qua.
Hậu quả cuộc bầu cử 2020: Giới truyền thông mất mặt, đảng Dân Chủ thoái trào.
Trần Mạnh Trác 04/Nov/2020

Dù cho ai thắng cuộc vào Toà Bạch Cung, thì hậu quả cuả cuộc Bầu cử toàn bộ 2020 này đã thể hiện trong 2 lãnh vực: một là sự mất lòng tin ở hệ thống truyền thông Mỹ, và hai là sự thoái trào cuả đảng Dân Chủ.
1 Thất bại của giới truyền thông:
Tuy chúng ta chưa biết hết toàn bộ những kẻ chiến thắng trong cuộc bầu cử này (chức Tổng thống, tất cả các ghế dân biểu và 1/3 thượng viện) nhưng kẻ thất bại thê thảm nhất thì đã rõ ràng rồi, đó là giới truyền thông và cách riêng là ngành công nghiệp thăm dò dư luận cử tri.
Nhà thăm dò kỳ cựu của đảng Cộng hòa là Frank Luntz nói với Fox News vào sáng thứ Tư rằng "không thể tha thứ được" khi các cuộc điều tra dư luận lại đánh giá thấp sự ủng hộ của ông Trump.
Tệ hơn nữa là lần này, không chỉ các cuộc thăm dò cấp tiểu bang đã sai mà thôi, mà ngay cả con số trung bình trên toàn quốc cũng sai nốt.
Nhớ lại việc thăm dò dư luận đã bị chỉ trích sau chiến thắng lịch sử năm 2016 của ông Trump.
Nhưng dù sao thì cuộc thăm dò cấp quốc gia vào năm 2016 đó đã thực sự đạt được gần tiêu chuẩn. Nghiã là cuộc khảo sát quốc gia cuối cùng mà RealClearPolitics tổng hợp cho thấy bà Hillary Clinton hơn ông Trump 3,2 điểm, mà quả là như thế, bà ta đã giành được một số phiếu phổ thông toàn quốc lớn hơn ông Trump 2,1 điểm. Bà ta chỉ thua vì phiếu Cử Tri Đoàn.
Lần này thì khác, trước cuộc bầu cử hôm thứ Ba, các cuộc khảo sát quốc gia cho thấy ông Biden sẽ thắng với một số điểm khổng lồ là 7,2 điểm. Nhưng với lần kiểm tra vào sáng thứ Tư ngay sau cuộc bầu cử, thì ông Biden đã kém ông Trump1,6 điểm toàn quốc. Dĩ nhiên cuộc kiểm phiếu còn chưa kết thúc và con số ấy có thể thay đổi, nhưng chắc chắn con số sai lầm lên đến 8.8 % (7.2 + 1.6) thì là quá sức tưởng tượng cho những hãng thăm dò mệnh danh là chuyên nghiệp...
Không những thế, các cuộc khảo sát nhỏ ở cấp địa phương cũng vậy, sự sai lầm là quá lớn và đồng loạt, đáng xấu hổ.
Lấy một thí dụ ở Florida làm điển hình, trung bình các cuộc khảo sát công khai cuối cùng trước cuộc bầu cử do RealClearPolitics tổng hợp cho thấy cựu phó tổng thống Biden có lợi thế 9 điểm. Nhưng kết quả chính thức cho thấy ông Trump chiến thắng với lợi thế 3.4. Các cuộc khảo sát đã sai với một con số khổng lồ là 12.4% (9+3.4), một con số không thể nào tha thứ được.
Vậy tại sao các cuộc thăm dò dư luận lại một lần nữa đánh giá thấp sự ủng hộ của Trump?
“Những người thăm dò ý kiến, và sự dàn xếp các câu hỏi, ngụ ý rằng những ai ủng hộ ông Trump là thấp kém. Cho nên những người cuả ông Trump cảm thấy như là một vinh dự khi từ chối hợp tác hoặc “chọc gậy bánh xe” các cuộc phỏng vấn. Do đó, việc đo lường mức độ ủng hộ dành cho ông Trump là một việc khó khăn ”, theo ông Luntz. "Nhưng để cho sai lầm tới hai lần liên tiếp với mức độ quá lớn thì không thể tha thứ."
2 Thời điểm khởi đầu suy thoái cuả đảng Dân chủ
Đêm thứ Ba vừa qua là một lời cảnh tỉnh lớn đối với các đảng viên Dân chủ trong quốc hội và có thể mở màn cho một cuộc chiến đẫm máu trong nội bộ đảng.
Theo ông Matt Gorman thì cho dù người làm chủ toà Bạch Cung là ông Trump hay ông Biden, các đảng viên đảng Dân chủ vẫn sẽ phải đối mặt với một tính toán không giống bất kỳ điều gì họ đã có trong một thế hệ
Với một ngân phiếu chi tiêu nửa tỷ đô la cho những ngày cuối cùng cuả cuộc vận động tranh cử, các đảng viên Dân chủ đã vênh váo huýt sáo khi nghĩ rằng họ sẽ giành lại Thượng viện và tăng thêm đa số ở Hạ viện. Họ tiên đoán sẽ là một “cơn sóng thần màu xanh” tràn ngập khắp nơi đất nước để xây dựng lên một thời đại huy hoàng cấp tiến mới.
Nhưng hôm nay ở khắp khuông viên cuả điện Capitol, cuộc nói chuyện đang trở nên gay gắt về việc như thế nào mà việc giành các ghế dân cử đã bị chùn lại trước những thành công cuả đảng Cộng hòa, đã không lật đổ các ghế Thượng viện và lại mất đi những ghế Hạ viện vốn là cuả Dân Chủ, từ các bang California cho đến Florida, có lẽ sẽ còn hơn thế nữa.
Trên thượng viện, chiến lược của Dân chủ được xây dựng từ một sự tự tin tối cao đến nỗi họ cho rằng chẳng cần phải làm gì cả, trừ việc “chạy cho hết giờ” để có một chiến thắng dễ dàng.
Đối lại, các đảng viên Cộng hòa như Thượng nghị sĩ Susan Collins ở Maine, Thượng nghị sĩ Steve Daines ở Montana, và Thượng nghị sĩ Thom Tillis ở Bắc Carolina đã làm việc không ngừng. Và trong khi các phương tiện truyền thông cấp tiến cho rằng họ không còn lối sống, thì mỗi người trong số họ đã giành được chiến thắng và nhờ đó, đã duy trì được đa số Thượng viện của Đảng Cộng hòa.
Cũng thế tại điện Capitol, cái lo lắng hàng đầu cuả Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã là xắp xếp chức vụ cho các đảng viên Dân chủ mới mà bà mong đợi sẽ chào đón. Nhưng đêm thứ ba lại là một một đêm đầy ác mộng cuả bà ta.
Đảng Cộng hòa đã mạnh mẽ - nhiều người trong số họ là phụ nữ - đã hạ ván các đối thủ Dân chủ, lật được ít nhất là 6 ghế, và có thể nhiều hơn nữa. Một ngạc nhiên thú vị là nữ dân biểu Dân chủ phụ trách việc chia các ghế Hạ viện, bà Cheri Bustos, D-Ill., đang vất vả lo lắng không biết có thể giữ được ghế của riêng mình hay không vào sáng thứ Tư.
Tương lai chính trị cuả đảng Dân chủ
Việc không giành được đa số Thượng viện sẽ là một trở ngại lớn cho ông Biden nếu ông ta thắng. Những lời hứa về cấp quĩ cho phá thai, tăng thẩm phán ở toà án tối cao, bổ nhiệm quan toà và quan chức cấp tiến vv.. sẽ thất bại, tạo ra một chính quyền què quặt.
Nhưng câu hỏi quan trọng hơn sẽ là việc gì sẽ xảy ra cho đảng Dân chủ khi họ thất bại không giành được đa số ở Thượng viện và mất đi nhiều ghế ở Hạ viện?
Chúng ta đã có một kinh nghiệm với đảng Cộng hòa vào những năm 2010 khi họ cũng gặp một hoàn cảnh như thế này, là một cánh gọi là Freedom Caucus đã được hình thành và liên tục tranh chấp với cánh đa số của Cộng hoà. Do đó các nhà lãnh đạo đảng không còn rảnh tay để lo việc quốc sự mà luôn luôn phải bận tâm để cân bằng cả hai cánh trong một cuộc nội chiến trong đảng.
Như vậy, với những thất bại hôm nay, người ta có thể sẽ thấy Thượng nghị sĩ Bernie Sanders, I-Vt., Và thành viên “biệt đội” là dân biểu Alexandria Ocasio-Cortez, DN.Y. (AOC), gây áp lực lên các ông Schumer (lãnh tụ thiểu số thượng viện) và bà Pelosi để đưa đảng Dân chủ ngã xa hơn về ‘cánh tả’.
Và một điểm cá nhân cần chú ý (mà không còn là một bí ẩn gì cả) đó là việc AOC đang để mắt vào cái ghế cuả chính ông Schumer vào năm 2022 tới đây. Sự tồn tại chính trị và là ưu tiên số 1 của ông Schumer là phải loại cho bằng được ‘nữ quái’ này.
Đảng Dân chủ sắp có cơ hội tìm hiểu cái cảm giác ‘nội chiến’ này.
Bộ Trưởng Barr ra lệnh điều tra những cáo buộc gian lận bầu cử
Nov 9, 2020
WASHINGTON, DC (NV) – Mặc dù, không có bằng chứng gian lận ở mức độ lan rộng, ông William Barr, bộ trưởng tư pháp, ra lệnh các biện lý điều tra “nếu có” những “cáo buộc đáng kể” về những bất thường trong cuộc bầu cử, trước khi các tiểu bang xác nhận kết quả, theo hãng thông tấn AP.
Hành động của vị bộ trưởng tư pháp dấy lên chỉ trích rằng Tổng Thống Donald Trump dùng Bộ Tư Pháp để thành công cụ pháp lý cho nỗ lực kiện cáo kết quả cuộc bầu cử của ông.

Ông William Barr, bộ trưởng tư pháp Hoa Kỳ. (Hình: Jeff Roberson – Pool/Getty Images)
Tổng Thống Trump vẫn không thừa nhận kết quả hiện nay về cuộc bầu cử, thay vào đó, tuyên bố mà không trưng dẫn bằng chứng về một sự gian lận cuộc bầu cử để có lợi cho đối thủ, ông Joe Biden, ứng viên đảng Dân Chủ.
Trong thông báo gửi các biện lý toàn quốc, ông Barr viết rằng, các cuộc điều tra “có thể được tiến hành nếu có những cáo buộc rõ ràng và đáng tin cậy về những bất thường xảy ra ở từng tiểu bang riêng lẻ, mà hậu quả đúng là có thể gây ảnh hưởng đến kết quả cuộc bầu cử liên bang.”
Tuy nhiên, trong thông báo ông lại không đưa ra những lý do hay bằng chứng cụ thể về một trường hợp bất kỳ nào đó từng xảy ra.
Bộ Trưởng Barr, một đồng minh trung thành của tổng thống, trong thời gian trước ngày bầu cử, ông từng lên tiếng ủng hộ các tố cáo gian lận bầu cử qua việc bỏ phiếu bằng thư của tổng thống, mặc dù, rất nhiều nghiên cứu và báo cáo từ các cơ quan điều tra liên bang không cho thấy một bằng chứng nào.
Hiện nay, cựu Phó Tổng Thống Biden giữ vị trí dẫn đầu khá lớn trong những tiểu bang “chiến trường” và không có chỉ dấu nào cho thấy các số phiếu được kiểm đếm không đúng cách hoặc bỏ phiếu bất hợp pháp đủ để làm thay đổi kết quả.
Trên thực tế, tại các nơi kiểm phiếu, viên chức bầu cử của cả hai đảng đều có mặt và báo cáo mọi diễn tiến đếm phiếu đều xảy ra suôn sẻ, đương nhiên, cũng có những trường hợp sai sót nhỏ không đáng kể mà bất cứ cuộc bỏ phiếu nào cũng xảy ra, như máy bỏ phiếu bị trục trặc hay phiếu bị mất hoặc chưa được đếm.
Đến ngày 8 Tháng Mười Hai, các tiểu bang phải giải quyết tất cả các khiếu nại, bao gồm tái kiểm phiếu hay các thưa kiện tại tòa.
Ngày 14 Tháng Mười Hai, các Đại Cử Tri phải bỏ phiếu chung cuộc.
Một biện lý từ chức phản đối Bộ Trưởng Barr vi phạm tiến trình đếm phiếu
Nov 9, 2020 cập nhật lần cuối Nov 9, 2020
WASHINGTON, DC (NV) –
Phản đối việc ông William Barr, bộ trưởng tư pháp, ra lệnh điều tra các tố cáo gian lận bầu cử trước khi các tiểu bang xác nhận kết quả kiểm phiếu, một biện lý cao cấp từ chức, theo CNN.
Biện Lý Richard Pilger, giám đốc chuyên trách tội gian lận bầu cử tại Bộ Tư Pháp Liên Bang, hôm Thứ Hai, 9 Tháng Mười Một, gửi ra một email nội bộ thông báo quyết định từ chức vì Bộ Trưởng Barr đã đưa ra “một quy định mới vi phạm Chính Sách Không Can Thiệp (Non-Interference Policy) vào tiến trình đếm phiếu trước khi được tiểu bang xác nhận và không có kiện cáo.”

Bộ Trưởng William Barr(trái) và Tổng Thống Donald Trump. (Hình: Anna Moneymaker-Pool/Getty Images)
Mặc dù, không có bằng chứng gian lận hoặc đơn kiện chính thức, ông William Barr, bộ trưởng tư pháp, cho quyền các biện lý điều tra nếu có những “cáo buộc đáng kể” về những bất thường trong cuộc bầu cử, trước khi các tiểu bang xác nhận kết quả, theo hãng thông tấn AP.
Hành động của vị bộ trưởng tư pháp dấy lên chỉ trích rằng Tổng Thống Donald Trump dùng Bộ Tư Pháp để thành công cụ pháp lý cho nỗ lực kiện cáo kết quả cuộc bầu cử của ông.
Bộ Trưởng Barr, một đồng minh trung thành của tổng thống, trong thời gian trước ngày bầu cử, ông từng lên tiếng ủng hộ các tố cáo gian lận bầu cử qua việc bỏ phiếu bằng thư của tổng thống, mặc dù, rất nhiều nghiên cứu và báo cáo từ các cơ quan điều tra liên bang không cho thấy một bằng chứng nào.
Tổng Thống Trump vẫn không thừa nhận kết quả hiện nay về cuộc bầu cử, thay vào đó, tuyên bố mà không trưng dẫn bằng chứng về một sự gian lận cuộc bầu cử để có lợi cho đối thủ, ứng viên đảng Dân Chủ.
Hiện nay, cựu Phó Tổng Thống Biden giữ vị trí dẫn đầu chắc chắn trong những tiểu bang “chiến trường” và không có chỉ dấu nào cho thấy các số phiếu được kiểm đếm không đúng cách hoặc bỏ phiếu bất hợp pháp đủ để làm thay đổi kết quả.
Trên thực tế, tại các nơi kiểm phiếu, viên chức bầu cử của cả hai đảng đều có mặt và báo cáo mọi diễn tiến đếm phiếu đều xảy ra suôn sẻ, đương nhiên, cũng có những trường hợp sai sót nhỏ không đáng kể mà bất cứ cuộc bỏ phiếu nào cũng xảy ra, như máy bỏ phiếu bị trục trặc hay phiếu bị mất hoặc chưa được đếm.
(MPL)
(MPL)Edited by user Tuesday, November 10, 2020 12:04:58 AM(UTC)
| Reason: Not specified
|