Rank: Advanced Member
Groups: Registered
Joined: 3/22/2011(UTC) Posts: 3,310
Thanks: 326 times Was thanked: 364 time(s) in 256 post(s)
|
Tin Tong Hop
Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Pháp về vụ thảm sát tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà thành phố Nice
Đặng Tự Do 29/Oct/2020
Ngay sau khi hay tin về vụ thảm sát kinh hoàng tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà thành phố Nice, Hội Đồng Giám Mục Pháp đã đưa ra một thông cáo báo chí.
Nguyên bản tiếng Pháp có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Paris, ngày 29 tháng 10 năm 2020
Dù đau đớn, chúng ta hãy trực diện với mối đe dọa nguy hiểm và mù quáng này
Vụ thảm sát xảy ra sáng nay trong Vương Cung Thánh Đường Đức Bà thành phố Nice khiến Hội Đồng Giám Mục Pháp chìm trong nỗi buồn vô hạn. Những suy nghĩ và lời cầu nguyện của chúng tôi hướng đến các nạn nhân, những người bị thương, gia đình và những người thân yêu của họ.
Chính vì hiện diện bên trong Vương Cung Thánh Đường mà những anh chị em này đã bị tấn công, và sát hại. Họ đại diện cho một biểu tượng mà người ta muốn phá hủy. Những vụ giết hại như thế này nhắc nhở chúng ta về cuộc tử đạo của Cha Jacques Hamel.
Trước những hành vi khủng khiếp này, toàn bộ đất nước của chúng ta bị ảnh hưởng. Cuộc khủng bố này nhằm mục đích gieo rắc sự lo lắng trong toàn xã hội chúng ta. Điều cấp bách là phải tận diệt chứng hoại thư này cũng cấp bách không kém là phải tái khám phá tình huynh đệ không thể thiếu, là điều sẽ giữ cho tất cả chúng ta có thể đứng thẳng khi đối mặt với những mối đe dọa này.
Bất chấp nỗi đau đang chụp xuống trên chúng ta, những người Công Giáo không chịu khuất phục trước nỗi sợ hãi và cùng với cả dân tộc, chúng ta sẵn sàng đối mặt với mối đe dọa nguy hiểm và mù quáng này.
Bất cứ nơi nào có thể, hồi chuông báo tử tại các nhà thờ Pháp sẽ vang lên vào lúc 3 giờ chiều hôm nay. Người Công Giáo được mời gọi đến cầu nguyện cho các nạn nhân.
Anh chị em giáo dân bị thảm sát tại Vương Cung Thánh Đường thành phố Nice là những ai?
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 29/Oct/2020
http://vietcatholic.net/News/Html/261695.htm
1. Các nạn nhân trong vụ thảm sát tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà thành phố Nice là những ai?
Một trong những nạn nhân đã được xác định là ông từ Nhà thờ Đức Bà thành phố Nice, Vincent L., 55 tuổi và là cha của hai cô con gái. Ông đã phục vụ Vương Cung Thánh Đường trong 10 năm qua.
Người Công Giáo ở Nice nhớ đến Vincent vì sự phục vụ tận tụy của ông đối với Giáo hội. Cha Jean-Louis Giordan, nguyên cha sở của Vương Cung Thánh Đường, nói với Vatican News rằng lần đầu tiên ngài tuyển dụng Vincent làm ông từ của Vương Cung Thánh Đường là cách đây một thập kỷ.
Một người quen thuộc với Vương Cung Thánh Đường nói với nhật báo Le Parisien của Pháp: “Anh ấy không chỉ là một ông từ giúp việc. Anh ấy đã giúp đỡ rất nhiều cho vị linh mục đã lớn tuổi. … Anh ấy là một người khéo tay. Những ngọn nến luôn được thắp sáng rực rỡ… Anh ấy rất kín đáo và rất hiệu quả. Anh ấy không nói nhiều. Anh ấy đã hành động rất khiêm nhường và kính trọng. Anh ấy là người đầu tiên chúng tôi nghĩ đến khi hay tin về vụ tấn công này.”
Cha Gil Florini, cha sở của nhà thờ Saint-Pierre-d'Arène-de-Nice, nói với tờ Le Figaro: “Anh ấy là một người đàn ông chừng mực, theo nghĩa tốt của từ đó: tốt bụng, cởi mở”.
Nạn nhân thứ hai là một người phụ nữ đến cầu nguyện.
Theo báo cáo của một công tố viên Pháp, nạn nhân thứ hai là một phụ nữ 60 tuổi, đến cầu nguyện tại Vương Cung Thánh Đường vào sáng ngày 29 tháng 10.
Tờ Le Figaro đưa tin rằng bà được phát hiện đã chết với cổ họng bị cắt, “gần như bị chặt đầu”, gần chỗ để nước thánh bên trong nhà thờ.
Công tố viên chống khủng bố quốc gia Jean-François Ricard cho biết bà đã chết bởi một “một vết chém sâu trong cổ họng nhằm chặt đứt đầu.”
Nạn nhân thứ ba là một người mẹ. Truyền thông Pháp xác định nạn nhân thứ ba là một người mẹ 44 tuổi, đã bị tấn công bên trong nhà thờ và được tường thuật là đã cố chạy ra ẩn náu trong một quán cà phê gần đó, nơi cô chết vì vết đâm. Theo kênh tin tức truyền hình Pháp BFMTV, một nhân chứng đã nghe cô ấy nói: “Hãy nói với gia đình tôi rằng tôi yêu mến họ” trước khi cô ấy chết.
Ngoài những người thiệt mạng trong vụ tấn công, cảnh sát báo cáo rằng còn có những người khác bị thương trong Vương Cung Thánh Đường.
Tên hung thủ.
Cảnh sát Pháp cho biết họ đã bắt giữ thủ phạm, được xác định là Brahim Aouissaoui, 21 tuổi. Hắn ta được cho là đã đến đảo Lampedusa của Ý, sau đó đã đến Pháp. Aouissaoui bị cảnh sát bắn bị thương và được đưa đến bệnh viện.
Source:Catholic News AgencyNice basilica terrorist attack: Who were the victims?
2. Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Pháp về vụ thảm sát tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà thành phố Nice
Ngay sau khi hay tin về vụ thảm sát kinh hoàng tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà thành phố Nice, Hội Đồng Giám Mục Pháp đã đưa ra một thông cáo báo chí.
Nguyên bản tiếng Pháp có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Paris, ngày 29 tháng 10 năm 2020
Dù đau đớn, chúng ta hãy trực diện với mối đe dọa nguy hiểm và mù quáng này
Vụ thảm sát xảy ra sáng nay trong Vương Cung Thánh Đường Đức Bà thành phố Nice khiến Hội Đồng Giám Mục Pháp chìm trong nỗi buồn vô hạn. Những suy nghĩ và lời cầu nguyện của chúng tôi hướng đến các nạn nhân, những người bị thương, gia đình và những người thân yêu của họ.
Chính vì hiện diện bên trong Vương Cung Thánh Đường mà những anh chị em này đã bị tấn công, và sát hại. Họ đại diện cho một biểu tượng mà người ta muốn phá hủy. Những vụ giết hại như thế này nhắc nhở chúng ta về cuộc tử đạo của Cha Jacques Hamel.
Trước những hành vi khủng khiếp này, toàn bộ đất nước của chúng ta bị ảnh hưởng. Cuộc khủng bố này nhằm mục đích gieo rắc sự lo lắng trong toàn xã hội chúng ta. Điều cấp bách là phải tận diệt chứng hoại thư này cũng cấp bách không kém là phải tái khám phá tình huynh đệ không thể thiếu, là điều sẽ giữ cho tất cả chúng ta có thể đứng thẳng khi đối mặt với những mối đe dọa này.
Bất chấp nỗi đau đang chụp xuống trên chúng ta, những người Công Giáo không chịu khuất phục trước nỗi sợ hãi và cùng với cả dân tộc, chúng ta sẵn sàng đối mặt với mối đe dọa nguy hiểm và mù quáng này.
Bất cứ nơi nào có thể, hồi chuông báo tử tại các nhà thờ Pháp sẽ vang lên vào lúc 3 giờ chiều hôm nay. Người Công Giáo được mời gọi đến cầu nguyện cho các nạn nhân.
Người Công Giáo bỏ phiếu cho Trump có phải chỉ vì vấn đề duy nhất là chống phá thai
Vũ Văn An 28/Oct/2020
Nữ tu Simone Campbell là người 2 lần tham dự tích cực đại hội Đảng Dân Chủ chính thức đề cử ứng cử viên tổng thống năm 2016 và năm 2020. Dù tầm cỡ bà không thể so sánh với Đức Hồng Y Dolan của New York, nhưng sự tham dự tích cực liên tiếp hai lần của một nhà hoạt động xã hội đã có những đóng góp đáng kể trong 16 năm qua được Đảng Dân Chủ đánh giá cao.
Theo National Catholic Reporter, Bà vốn đứng đầu nhóm tranh đấu xã hội gọi là Các Nữ Tu Trên Xe Búyt từ năm 2004. Nhưng nhóm này được thành lập từ năm 1971 với mục tiêu tranh đấu: bảo vệ môi trường, giảm nghèo và chống đối chiến tranh Việt Nam.
Ngày 20 tháng 10 vừa qua, bà tuyên bố rời vai trò lãnh đạo nhóm. Tuy nhiên, sẽ chỉ rời chức vụ vào tháng 3 năm 2021, vẫn còn dư thì giờ để vận động cho liên danh Biden-Harris, liên danh mà bà cho rằng tranh cử với nhiều vấn đề tích cực, không như liên danh Trump-Pence chỉ mạnh về một vấn đề duy nhất là chống phá thai.
Bà nói với National Catholic Reporter rằng năm 2016, hội đồng quản trị nhóm dự định để bà rời vai trò lãnh đạo vào năm 2018. Nhưng việc bầu Donald Trump làm tổng thống đã thay đổi kế hoạch ấy. “Tôi không thể rời chức vụ. Điều ấy bất khả”. Bà nói như thế, rất tự hào trở thành công cụ chính trị.
National Catholic Reporter vì thế viết rằng “dù Mạng Lưới tránh không ủng hộ các ứng cử viên đặc thù trong các cuộc bầu cử trước đó, năm nay, họ phát động một chiến dịch chuyên biệt nhắm vào Trump vì đã không nhất quán với các giá trị Công Giáo. Một chủ trương chính trong các sứ điệp của họ là khuyến khích người Công Giáo trở thành các cử tri của nhiều vấn đề chứ không chỉ chuyên chú vào việc phá thai”.
Cách nhìn người Công Giáo ủng hộ Trump như các cử tri chỉ chuyên chú vào một vấn đề duy nhất là chống phá thai cũng đã được ít nhất hai Giám Mục Hoa Kỳ chia sẻ là Đức Cha Mark J. Seitz của El Paso, Texas và Đức Cha McElroy của San Diego, California.
Về Đức Cha Seitz, ta có bài “Bishop Seitz: Single-issue voting has corrupted Christian political witness”. Về Đức Cha McElroy, ta có bài “Bishop McElroy: Abortion is a pre-eminent issue for Catholics. But not the only one”. Cả hai bài đều đăng trên tạp chí America của các Cha Dòng Tên Hoa Kỳ, một tạp chí hết lòng vận động cho liên danh Biden-Harris. Và cả hai Giám Mục đều là Giám Mục của các giáo phận ở biên giới Mỹ - Mễ Tây Cơ, nơi có bức tường ngăn cách mà nhìn từ phía nào cũng là để ngăn chặn di dân “không có giấy tờ”.
Nhưng cả Campbell lẫn Seitz và McElroy đều cho rằng họ không chỉ nhìn bức tường mà thôi. Họ nhìn nhiều điều khác. Và họ lên mặt dạy đời đừng chỉ nhìn một điều.
Thậm chí khi đề cập đến hai điểm yếu của liên danh Biden-Harris là ủng hộ phá thai và châm ngòi cho các cuộc tranh luận về các vấn đề vốn được hiến pháp che chở về tự do tôn giáo, Đức Cha Seitz cũng đổ lỗi cho tầm nhìn “một vấn đề” của người Công Giáo. Chúng là những “phát súng ngược” (backfire) đối với tầm nhìn này.
Thực ra, người Công Giáo ủng hộ Trump có phải là các cử tri chỉ chuyên chú vào một vấn đề duy nhất là phá thai hay không? Xin trả lời ngay là không. Chính Đức Cha McElroy, trong bài báo trên, cũng phải thú nhận rằng “Thảm kịch đối với các cử tri Công Giáo, những người vốn là tín hữu và coi trọng đức tin của mình, là, vào lúc này, cơ cấu đảng phái của nền chính trị Hoa Kỳ đã tuyệt đối chia giáo huấn Công Giáo thành hai nhánh. Có một số vấn đề, nói chung, Đảng Cộng Hòa đại diện cho giáo huấn của Giáo Hội tốt hơn nhiều: phá thai là một, trợ tử, nhiều vấn đề về tự do tôn giáo. Và rồi có một số vấn đề trong đó Đảng Dân Chủ [đại diện cho giáo huấn của Giáo Hội]: thay đổi khí hậu, các vấn đề nghèo đói và phân biệt chủng tộc”.
Quả thực ngoài vấn đề chống phá thai ra, người Công Giáo còn ủng hộ những ai, theo họ, tích cực bênh vực tự do tôn giáo, bênh vực quan điểm đứng đắn nhất về định nghĩa hôn nhân và gia đình, bênh vực quyền được chọn hình thức giáo dục thích đáng cho con cái họ. Và trên thực tế, trong đời thực của họ, họ là những người thực sự bênh vực và đấu tranh cho người nghèo, người bị xã hội đẩy qua bên lề, thăng tiến phẩm giá họ... Đức ái của họ bao trùm tất cả mọi người. Những người như Nữ tu Campbell, miệng luôn tự hào về công lý xã hội, thực tế không biết có thực sự giúp đỡ về mọi mặt kể cả nuôi ăn, cung cấp chỗ ở và phương tiện sống cho người nghèo bằng một hội viên của Hội Hiệp Sĩ Columbus hay không. Khi quyền lợi người nghèo bị chà đạp, họ không ngần ngại đứng về phía người nghèo để tranh đấu dù chống lại những người được họ bầu lên.
Về tự do tôn giáo, Đức Tổng Giám Mục Aquila của Denver từng cho rằng “tự do tôn giáo nằm trên lá phiếu của bạn” (VietcatholicNews, 28/Sep/2020) và “nay là lúc để chúng ta đứng lên giành chỗ đứng cho niềm tin Công Giáo trong đời sống công cộng”. Biden tự hào là người Công Giáo ngoan đạo, lần tràng hạt hằng ngày, nhưng có lúc nào ông lên tiếng phản đối những kẻ đốt phá nhà thờ, đập phá ảnh tượng Thánh, tấn công các linh mục chưa. Những tiểu bang Hoa Kỳ nặng tay nhất với việc thực hành đạo của người Công Giáo nhân dịp Covid-19 do Cộng Hòa hay Dân Chủ lãnh đạo?
Đức Tổng Giám Mục Aquila cho rằng những cuộc tấn công gần đây “nhằm nhục mạ và gạt người Công Giáo ra bên ngoài xã hội và tăng ảnh hưởng của những người không chấp nhận thiết kế của Thiên Chúa dành cho bản chất con người”.
Thành thử, trong cuộc bầu cử sắp tới, theo Đức Tổng Giám Mục Aquila, quan tâm hàng đầu của người Công Giáo là: ai sẽ bảo vệ sự sống con người ở mọi giai đoạn [không phải chỉ ở giai đoạn sắp sinh]? Ai sẽ bảo vệ hôn nhân tự nhiên và gia đình? Và cuối cùng, ai sẽ bảo vệ tự do tôn giáo, bảo vệ lương tâm và quyền của con người được sống theo đức tin của họ trong mọi lĩnh vực xã hội?”.
Như thế, người Công Giáo ủng hộ Trump đâu phải chỉ có một vấn đề duy nhất để xem xét. Với họ, như Đức Tổng Giám Mục Aquila viết, “Không thể là một người Công Giáo tốt mà lại ủng hộ việc phá thai hoặc hỗ trợ tự tử, cổ vũ tình dục không tự nhiên, hoặc tìm cách đẩy những người có đức tin ra khỏi nơi công cộng. Những người làm như vậy – dù là Công Giáo hay không - đang giúp làm rỗng nền văn hóa”.
Trong cuộc phong vấn của Sebastian Gomes đăng trên America ngày 19 tháng 10, 2020, Tiến sĩ George Weigel cho hay cử tri Công Giáo không phải chỉ quan tâm đến một vấn đề duy nhất, trái lại họ quan tâm đến nhiều vấn đề: vấn đề phá thai, vấn đề hôn nhân tự nhiên, vấn đề được thi hành trọn vẹn tự do tôn giáo, tự do lương tâm không phải tham gia một số sinh hoạt bị coi là xâm phạm đến các xác tín trong lương tâm của họ.
Ông nhấn mạnh đến tự do tôn giáo khi nhận định rằng “Các cử tri Công Giáo nên cân nhắc không những các ứng cử viên tổng thống cá thể mà cả những gì đảng của họ, cương lĩnh và chính phủ của họ sẽ làm để bảo vệ hoặc xâm hại tự do tôn giáo”.
Theo ông, điều bất hạnh là cương lĩnh Dân Chủ năm 2020 “là một đe dọa thực sự cho tự do tôn giáo. Nó đe dọa tẩy bỏ tự do tôn giáo và rút gọn nó vào việc chọn lựa lối sống bản thân hơn là coi tự tôn giáo như một vấn đề bảo vệ các chuyên gia, thí dụ bác sĩ, y tá, các người cung cấp việc chăm sóc sức khỏe khỏi bị luật pháp đòi phải thực hiện các hành động bị coi là vô luân cách trầm trọng”.
Phò sinh là phò nhiều thứ quyền căn bản khác
Phe ủng hộ Dân Chủ và do đó liên danh Biden-Harris cố tạo hình ảnh méo mó cho người Công Giáo khi gọi họ là các cử tri của một vấn đề duy nhất đó là chống phá thai. Nữ tu Bác sĩ Deirdre "Dede" Byrne từng đã điều chỉnh lối tô vẽ ấy khi cho rằng người Công Giáo phò sinh chứ không chỉ chống phá thai. Họ phò sinh ở mọi giai đoạn của cuộc sống từ lúc tượng thai tới lúc chết tự nhiên. Dĩ nhiên, họ cảm thương và đấu tranh mạnh hơn cả cho lớp người không có bất cứ phương tiện nào trong tay để tự bảo vệ khi chính người mẹ của họ quyết giết họ, đó là các trẻ chưa sinh. Không bảo vệ lớp người này là không hề có ý định tốt lành nào khi bảo vệ những người dù sao cũng có “phương tiện” để tự bảo vệ mình. Có thể để phục vụ chính quyền lợi mình khi tranh cử hay khi muốn đẩy mạnh một ý thức hệ nào đó để có chỗ đứng trong xã hội, để người đời ca ngợi, không biết được!
Tuy nhiên, nguyên việc phò sinh các em bé chưa sinh thôi cũng bao gồm nhiều vấn đề quan trọng khác. Về khía cạnh này, thiển nghĩ Đức Cha Edward Malesic có cái nhìn thấu đáo, một cái nhìn phản ảnh quan điểm của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ngài là Giám Mục giáo phận Cleveland, Ohio, Hoa Kỳ. Trong thông điệp gửi giáo phận vào ngày 30 tháng 9, 2020, về cuộc bầu cử sắp tới, ngài nhắc lại quyết nghị chung của các Giám Mục Hoa Kỳ khi quả quyết rằng “đe dọa phá thai vẫn là ưu tiên nổi bật hàng đầu (preeminent) của chúng ta vì nó trực tiếp tấn công chính sự sống và vì con số sinh mạng bị hủy diệt”.
Tại sao là một ưu tiên “nổi bật hàng đầu” thì câu trích dẫn trên đã phần nào giải thích rồi, nhưng theo Đức Cha Malesic, nó còn một lý do khác: “giáo huấn nhất quán của Giáo Hội về sự ác nội tại là phá thai còn tìm cách bảo vệ mọi quyền lợi khác nữa. Chúng ta không phải là một Giáo Hội “chỉ có một vấn đề duy nhất”; có những quyền lợi cực kỳ quan trọng khác mà chúng ta phải bảo vệ, chắc chắn như thế; nhưng các quyền lợi phụ trội đó phát xuất từ và là bắt rễ từ quyền nền tảng đối với sự sống”.
Ngài nhắc lại giáo huấn của Thánh Gioan Phaolô II khi quả quyết rằng “Trên hết, những tiếng kêu chung, rất chính đáng đưa ra nhân danh các nhân quyền, thí dụ, quyền có sức khỏe, có nhà ở, có việc làm, có gia đình, có văn hóa, đều giả tạo và ảo tưởng nếu quyền sống, tức quyền căn bản và nền tảng nhất và là điều kiện của mọi quyền bản thân khác, không được bảo vệ một cách cương quyết” (Christifideles laici, No. 38).
Sau đó, ngài nhắc lại hướng dẫn của các Giám Mục Hoa Kỳ trong văn kiện “Forming Consciences for Faithful Citizenship”: “một cử tri Công Giáo không thể bỏ phiếu cho một ứng cử viên ủng hộ một chính sách cổ vũ một hành vi xấu từ trong nội tại, như phá thai, an tử, trợ tử, buộc công nhân hay người nghèo phải chịu các điều kiện sống dưới mức nhân bản, tái định nghĩa hôn nhân một cách vi phạm ý nghĩa yếu tính của nó, hay các hành vi kỳ thị chủng tộc, nếu ý định của cử tri là ủng hộ chủ trương đó... Đồng thời, một cử tri không nên dùng việc ứng cử viên chống đối một sự ác từ trong nội tại để biện minh cho việc dửng dưng hay không lưu ý tới những vấn đề luân lý quan trọng khác liên quan tới sự sống và phẩm giá con người”.
Căn cứ vào các vấn đề liệt kê trên thì những người ủng hộ Trump hay Đảng Cộng Hòa không hề chỉ được một cái “tick” duy nhất như Mạng Lưới đấu tranh hành lang của Nữ Tu Campbell, Giám Mục Seitz hay Giám Mục McElroy, rêu rao. Họ được nhiều cái “tick” nếu không hơn thì cũng không kém những người ủng hộ Biden. Nhưng cái “tick” bao trùm nhiều cái “tick” khác thuộc về họ chứ không thuộc những người như Campbell!
Do đó, Đức Cha Malesic kết luận rằng “khi bỏ phiếu, chúng ta không nên dửng dưng đối với các chủ trương và chính sách có thể ảnh hưởng tiêu cực tới tự do tôn giáo, làm xói mòn gia đình truyền thống, hay làm khó cho người nghèo có được giáo dục, nhà ở và chăm sóc sức khỏe thỏa đáng. Chúng ta phải thận trọng việc làm thế nào điều chỉnh hệ thống nhập cư đang bị vi phạm, giải quyết cuộc khủng hoảng tị nạn khắp thế giới, bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên của chúng ta, bảo vệ môi trường và cố gắng đạt được các giải pháp nhân đạo cho cuộc tranh chấp và chủ nghĩa khủng bố hoàn cầu’.
Ngài nhấn mạnh: “nhưng, xin nói rõ ràng, mặc dù có nhiều chính nghĩa được Giáo Hội của chúng ta tranh đấu cho và lớn tiếng nói tới, quyền sống phải được chúng ta dành cho một xem xét tột bậc để người ta có cơ hội bảo đảm được mọi lợi ích khác mà sự sống vốn có thể cung cấp”.
Xét cho cùng, giữa hai điều xấu, ta nên chọn điều ít xấu hơn. Và người Công Giáo không hề là các cử tri chỉ bỏ phiếu vì một vấn đề có tầm quan trọng y như mọi vấn đề khác.
Ngớ ngàng: Bạo loạn chủng tộc bùng lên kinh hoàng tại Mỹ. Hàng loạt nhà thờ bị tấn công tại Ba Lan
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 28/Oct/2020
http://vietcatholic.net/News/Html/261573.htm
1. Bạo loạn lớn bất ngờ nổ ra tại Philadelphia có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ

Hàng trăm binh sĩ thuộc Vệ binh Quốc gia Pennsylvania đã được triển khai đến Philadelphia theo yêu cầu của thành phố, trong bối cảnh bất ổn sau vụ bắn chết một người đàn ông Da đen vào hôm thứ Hai.
Walter Wallace, 27 tuổi, đã thiệt mạng sau khi các viên chức cảnh sát đáp lại một cuộc gọi khẩn cấp vào chiều thứ Hai 26 tháng 10 ở phía Tây thành phố Philadelphia. Thị trưởng và Giám đốc sở cảnh sát thành phố đã hứa sẽ có một cuộc điều tra đầy đủ về vụ việc.
Các cuộc đụng độ bạo lực giữa cảnh sát và những người biểu tình nổ ra ngay sau vụ xả súng, và cho đến nay khoảng 30 cảnh sát được cho là bị thương trong đêm đầu tiên của cuộc biểu tình. Một số lớn các cửa hàng bị cướp phá.
Tối thứ Ba 27 tháng 10, cảnh sát đã phải kêu gọi cư dân ở một số quận nhất định nên ở trong nhà đừng ra đường.
Văn phòng đối phó tình trạng khẩn cấp của thành phố đã tweet rằng:
“Sở Cảnh sát Philadelphia yêu cầu tất cả cư dân tại các Quận 12, 16, 18, 19, 24, 25 và 26 phải ở trong nhà trừ khi cần thiết lắm mới ra ngoài. Các khu vực này đang diễn ra các cuộc biểu tình lan rộng đến mức bạo lực và cướp bóc”.
Thống đốc bang Pennsylvania là ông Tom Wolf, một đảng viên đảng Dân Chủ, cho biết ông đã phải kêu gọi Vệ binh Quốc gia can thiệp.
Các quan chức cảnh sát chưa tiết lộ tên của hai cảnh sát viên đã bắn chết Wallace, nhưng cho biết các viên chức cảnh sát này đã bị ngưng việc trong khi chờ điều tra.
Thị trưởng Philadelphia Jim Kenney, cũng là một đảng viên đảng Dân Chủ, cho biết ông đã xem video cho thấy một phần của bi kịch này. Trong một tuyên bố chung với ủy viên cảnh sát thành phố, Kenney, ông nói rằng vụ việc này là một “bi kịch” và “đặt ra những câu hỏi khó, cần phải được trả lời”.
Theo tờ The Philadelphia Inquirer, vụ việc bắt đầu vào khoảng 4 giờ chiều giờ địa phương.
Shaka Johnson, luật sư của gia đình Wallace, cho biết chính gia đình đã gọi 911 để yêu cầu xe cấp cứu can thiệp vì tình trạng sức khỏe tâm thần mà Wallace đang gặp phải.
Xe cấp cứu không đến, nhưng xe cảnh sát lại xuất hiện - và khi họ đến, Wallace đang cầm một con dao.
Theo luật sư Johnson, bà vợ của Wallace nói với các viên chức cảnh sát rằng người đàn ông 27 tuổi này mắc chứng rối loạn lưỡng cực và cầu xin họ bỏ về. Video về cuộc chạm trán cho thấy một phụ nữ, được cho là mẹ của Wallace, che chắn cho người đàn ông này khi anh ta len lỏi giữa những chiếc xe hơi trên đường phố.
Trung sĩ Eric Gripp, một phát ngôn viên của cảnh sát, cho biết trong một tuyên bố rằng các viên chức cảnh sát đến hiện trường không phải theo lời yêu cầu của gia đình nhưng vì có người báo cáo một người đàn ông đang cầm một con dao đi lang thang trên đường phố. Họ ra lệnh cho Wallace bỏ vũ khí, nhưng Wallace lừ lừ “tiến về phía các cảnh sát viên”. Mỗi viên chức cảnh sát này đã bắn 7 phát đạn vào Wallace trong khi mẹ anh ta đứng gần đó.
Gripp cho biết một trong những viên chức cảnh sát đã lái xe đưa Wallace đến Trung tâm Y tế Penn Presbyterian, nơi anh ta qua đời.
Cả hai viên chức cảnh sát đều đeo máy quay phim toàn thân vào thời điểm đó, nhưng sở cảnh sát chưa công bố đoạn phim hoặc đoạn ghi âm cuộc gọi 911 từ các thành viên trong gia đình của Wallace hoặc từ những người ngoài cuộc.
“Tại sao họ không sử dụng Taser?” Cha của nạn nhân nói với tờ Inquirer. “Mẹ nó đang cố gắng xoa dịu tình hình”. Taser là súng bắn nhằm gây tê liệt nhưng không đến mức chết người.
“Nó có vấn đề về tâm thần. Tại sao phải bắn nó?”
Không một cảnh sát viên nào trong 2 cảnh sát viên có Taser.
Một đoạn video trên mạng xã hội cho thấy một cảnh hỗn loạn ở giữa đường phố khi các cảnh sát viên rút súng ra, và được nhìn thấy đang lùi dần khi Wallace tiến đến với con dao trong tay trong khi một đám đông đang nhìn và quay phim.
Vài giờ sau, những cuộc biểu tình rất lớn đã nổ ra. Cảnh sát cho biết 30 cảnh sát viên đã bị thương trong các cuộc đụng độ vào cuối ngày thứ Hai và đầu ngày thứ Ba, trong đó có một nữ cảnh sát viên bị gãy chân sau khi cô bị một chiếc xe vận tải nhỏ bất ngờ tông vào. Cô ấy đã phải nhập viện; tất cả những người khác đã được điều trị vết thương và được cho về.
CBS Philly đưa tin hơn 30 người đã bị bắt trong đêm và một số cơ sở kinh doanh bao gồm hiệu thuốc, cửa hàng quần áo và nhà hàng đã bị bọn cướp nhắm đến.
Chỉ trong ngày thứ Hai 26 tháng 10, Tổng thống Trump đã có 3 cuộc vận động tranh cử tại Philadelphia. Ông Trump cố giành cho được 20 phiếu đại cử tri tại tiểu bang Pennsylvania, nơi cho đến nay vẫn là cứ điểm của đảng Dân Chủ.
Bạo loạn lớn bất ngờ nổ ra tại Philadelphia có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến số người da đen ủng hộ ông, nhưng cũng có thể giành thắng lợi cho ông nơi những người tin vào chính sách Luật Pháp và Trật Tự của ông.
Source:NPRFatal Police Shooting In Philadelphia Sparks A 2nd Night Of Protests
2. Phản ứng dữ dội của Alexandria Ocasio-Cortez đối với việc Thẩm Phán Amy Coney Barrett được Thượng Viện Hoa Kỳ xác nhận
Alexandria Ocasio-Cortez, thường được gọi là AOC, sinh ngày 13 tháng 10, 1989, khét tiếng khuynh tả. Cô ta được chú ý vì các phát biểu nông nổi và cực đoan theo một thứ chủ nghĩa mị dân nhằm kiếm phiếu.
Tiêu biểu là trong một tuyên bố được đưa ra vào hôm thứ Năm 30 tháng 7, trong đó nữ Dân biểu này của đảng Dân Chủ, đơn vị New York, cáo buộc rằng bức tượng một vị thánh Công Giáo tại điện Capitol thể hiện “chế độ gia trưởng” và một nền “văn hóa da trắng thượng đẳng”.
Bức tượng bị bà ta chỉ trích là bức tượng của Thánh Đamien, Tông đồ người cùi tại Molokai. Cha Đamien tên thật là Joseph de Veusterin, sinh ngày 3 tháng Giêng năm 1840 tại Tremelo, bên Bỉ. Ngài nổi tiếng khắp thế giới vì đã dành cả cuộc đời cho những người cùi bị đầy ra đảo Kalaupapa chỉ dành cho những bệnh nhân bệnh phong.
Tuyên bố của AOC đã bị nhiều Giám Mục Hoa Kỳ chỉ trích. Đức Cha Robert Barron, Giám Mục Phụ Tá của Los Angeles nhận xét rằng “Bức tượng mà bà ấy chọn ra, trong tất cả những bức tượng có thể, là của Thánh Đamien ở Molokai. Và tôi nghĩ tuyên bố của bà ấy thật là điên rồ và quá quắt, và tôi tự hỏi, liệu bà ấy có biết Thánh Đamien của Molokai là ai không?”
Trước những hình ảnh được chiếu trên truyền hình và trên các mạng xã hội cho thấy các phụ nữ phò phá thai khóc như cha chết mẹ mới qua đời trước Thượng Viện Hoa Kỳ tối 26 tháng 10, AOC và các thành viên “The Squad”, nghiã là “Biệt Đội” đã lên tiếng kêu gọi “Court Packing” để trước là an ủi họ, sau là kiếm phiếu trong cuộc bầu cử sắp tới.
Chiến thắng của Thẩm Phán Amy Coney Barrett đã tái định hình một cách mạnh mẽ cơ quan tư pháp liên bang, tạo ra những ảnh hưởng phò sinh kéo dài hàng thế hệ. Đối phó với tình thế mới này nhiều thành viên cực đoan của đảng Dân Chủ trong nhóm “Biệt Đội” bao gồm AOC, Ilhan Omar, Ayanna Pressley và Rashida Tlaib, đã lớn tiếng yêu cầu phải mở rộng Tòa án Tối cao, đưa thêm ít nhất 6 người nữa nhằm khống chế nhóm phò sinh tại Tối Cao Pháp Viện.
Thuật ngữ báo chí gọi việc chồng chất thêm cho chật chội Tòa Án Tối Cao là ‘Court Packing’. Trò này phản ánh một thái độ ăn thua đủ bất chấp hiến pháp Hoa Kỳ.
Lời kêu gọi của nhóm “Biệt Đội” được đưa ra ngay khi Thẩm Phán Amy Coney Barrett đang tuyên thệ nhậm chức Thẩm phán Tòa án Tối cao sau khi Đảng Cộng hòa áp đảo phe đối lập Dân chủ với tỷ số 52-48 tại Thượng viện Hoa Kỳ.
Source:Sky News AustraliaAOC and fellow 'squad' members call for Supreme Court packing
3. Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ba Lan phê bình những kẻ phò phá thai phá hoại các thánh lễ
Hôm 22 tháng 10, Tòa Bảo Hiến Ba Lan, ở thủ đô Varsava, đã phán quyết rằng đạo luật năm 1993 cho phép phá những bào thai khuyết tật là trái với hiến pháp quốc gia. Phán quyết này là chung kết và không thể kiện lên tòa án nào cao hơn. Theo nhiều quan sát viên, phán quyết này sẽ giảm bớt nhiều con số những vụ phá thai ở Ba Lan. Bộ y tế Ba Lan cho biết năm ngoái 2019, có 1,110 vụ phá thai hợp pháp ở nước này, phần lớn vì bào thai bị coi là khuyết tật.
Trong những ngày qua, có nhiều nhóm ủng hộ phá thai đã mang những khẩu hiệu, biểu ngữ ủng hộ phá thai, đột nhập nhiều nhà thờ trong lúc cử hành thánh lễ, để phản đối phán quyết của tòa bảo hiến.
Cùng ngày 25 tháng 10, Đức cha Gądecki, Tổng giám mục giáo phận Poznan, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ba Lan, đã ra tuyên ngôn kêu gọi những người chống đối án lệnh của tòa bảo hiến, hãy bày tỏ sự chống đối của họ một cách có thể chấp nhận được về mặt xã hội. Ngài nói: “Sự xúc phạm, bạo lực, lạm dụng các biểu ngữ, lăng mạ và làm xáo trộn các buổi lễ đã xảy ra trong những ngày gần đây, mặc dù những hành động ấy có thể giúp một số người giải tỏa cảm xúc, nhưng đó không phải là cách thức hành động đúng đắn trong một quốc gia dân chủ. Tôi bày tỏ đau buồn vì tại nhiều nhà thờ hôm nay, các tín hữu bị cản trở không được cầu nguyện và quyền tuyên xưng tín ngưỡng của họ bị tước bỏ”.
Cả nhà thờ chính tòa của Đức Tổng Giám Mục Gądecki cũng bị những kẻ phản đối chiếu cố và xúc phạm. Ngài nhấn mạnh rằng: “không phải Giáo hội là người quyết định các luật có phù hợp với hiến pháp quốc gia hay không. Về phần mình, Giáo hội không thể ngưng bảo vệ sự sống và cũng không thể không tuyên xưng rằng mỗi người phải được bảo vệ từ khi mới thụ thai cho đến lúc chết tự nhiên”.
Source:Catholic News AgencyPolish archbishop speaks out as protesters disrupt Masses after abortion ruling
4. Dan Hitchens: Những nhận xét bất cẩn của Đức Giáo Hoàng về các kết hiệp dân sự sẽ gây hại cho Giáo Hội
Bộ phim tài liệu “Francesco” đã và đang tiếp tục gây ra những hoang mang rất lớn. Dan Hitchens, tổng biên tập tờ Catholic Herald có bài nhận định nhan đề “The Pope’s reckless words on civil unions will damage the Church”, nghĩa là “Những nhận xét bất cẩn của Đức Giáo Hoàng về các kết hiệp dân sự sẽ gây hại cho Giáo Hội”.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Trong một bộ phim tài liệu mới, Đức Thánh Cha Phanxicô nói về các cặp đôi đồng tính như sau: “Chúng ta phải tạo ra một luật về kết hiệp dân sự. Bằng cách đó họ được bảo đảm về mặt pháp lý.” Cũng như rất nhiều tuyên bố khác của Đức Phanxicô, tuyên bố này sẽ dẫn đến những suy đoán bất tận về ý định của ngài. Cũng sẽ có những cuộc tranh luận xem điều này có phù hợp với những tuyên bố trước đây của Vatican không, chẳng hạn như tuyên bố năm 2003 của Bộ Giáo lý Đức tin theo đó “tất cả người Công Giáo có nghĩa vụ phải phản đối việc công nhận hợp pháp các kết hiệp đồng tính luyến ái”. Phải chăng Đức Phanxicô đang tấn công các giáo lý của Giáo hội? Hay có cách đọc khéo léo nào đó có thể hiểu nổi những nhận xét của Đức Giáo Hoàng? Ví dụ, có thể ngài chỉ muốn đề cập đến một số lợi thế pháp lý nhất định – như quyền thừa kế tài sản hoặc thăm viếng người thân trong bệnh viện - có thể được cung cấp cho tất cả những người lớn, bao gồm các thành viên trong gia đình và những bạn bè sống với nhau suốt đời.
Tuy nhiên, những lời giải thích này lẽ ra phải do đích thân Đức Giáo Hoàng thực hiện, một cách chi tiết, nếu ngài thực sự muốn nêu vấn đề. Thực tế là ngài không giải thích quan điểm của mình, chính điều này là một đòn giáng mạnh vào sự mạch lạc của chứng tá Công Giáo.
Hiện tại, sự thật đơn giản là những lời nhận xét của ngài sẽ khiến cuộc sống của các tín hữu khó khăn hơn. Sẽ khó khăn hơn cho các trường học Công Giáo nào không muốn dạy về chủ thuyết tình dục mới đang được thế giới tôn vinh. Sẽ khó khăn hơn cho các chủ tiệm bánh Công Giáo bị buộc phải làm một chiếc bánh có hình cờ cầu vồng. Sẽ khó khăn hơn cho các nhân viên văn phòng Công Giáo bị buộc tham gia các khóa đào tạo về hôn nhân đa dạng. Sẽ khó khăn hơn cho những người đồng tính Công Giáo trẻ tuổi có những bạn bè xã hội không thể hiểu tại sao anh ta không muốn vượt qua cơn say tôn giáo của mình và bắt đầu hẹn hò với các bạn bè đồng tính. Sẽ khó khăn hơn cho các bậc cha mẹ Công Giáo đang cố gắng làm cho con cái của họ tin vào những lời dạy cứng rắn của Giáo hội. Tất cả họ sẽ phải đối mặt với câu hỏi khó khăn đầy chế giễu “Nhưng chẳng phải Giáo hoàng đã nói... như thế sao?”
Thật vậy, điều này đã xảy ra. Tại Phi Luật Tân, nơi các kết hiệp đồng giới đang được tranh luận, một phát ngôn viên của Tổng thống vừa tuyên bố: “Ngay cả Giáo hoàng cũng ủng hộ điều đó, tôi nghĩ rằng ngay cả những người bảo thủ nhất trong số tất cả những người Công Giáo trong Quốc hội cũng không còn cơ sở để phản đối.”
Một số người bảo vệ Đức Giáo Hoàng tuyên bố rằng, bằng cách lên tiếng như thế, ngài sẽ giúp đỡ những người đồng tính bị gia đình và cộng đồng từ chối hoặc bị luật pháp tàn nhẫn tấn công. Nhưng Đức Phanxicô có thể can thiệp cho họ mà không cần kêu gọi hình thành luật cho các kết hiệp dân sự. Có những xã hội truyền thống nơi người đồng tính bị coi là vật tế thần; Đức Giáo Hoàng có thể thúc giục các xã hội đó tôn trọng phẩm giá con người, đồng thời trấn an họ rằng điều này không có nghĩa là họ buộc phải công nhận tình trạng pháp lý đặc biệt cho các mối quan hệ đồng giới. Trái lại, thông điệp của ngài như hiện nay sẽ bị đánh đồng với “chủ nghĩa thực dân ý thức hệ” của phương Tây trong cố gắng xác định lại hôn nhân và gia đình trên toàn thế giới.
Đức Giáo Hoàng có ảnh hưởng to lớn. Người Công Giáo có quyền được báo động khi ngài sử dụng ảnh hưởng của mình một cách liều lĩnh.
Bầu cử Mỹ 2020: Biden và Trump giằng co ở Trung Tây
31 tháng 10 2020

Trong đợt vận động tranh cử cuối cùng, Tổng thống Mỹ Donald Trump và đối thủ Joe Biden giằng co tại những bang quan trọng ở Trung Tây - nơi có thể quyết định ai chiến thắng.
Ông Biden phản công ở Iowa, một bang đã bỏ phiếu cho ông Trump với 10 điểm vào năm 2016.
Ông Trump cố gắng thắng ở Minnesota, nơi đã bỏ phiếu sít sao cho Hillary Clinton bốn năm trước.
Ông Biden nắm giữ vị trí dẫn đầu toàn quốc vững chắc trước cuộc tổng tuyển cử hôm thứ Ba.
Nhưng lợi thế của ông Biden so với ông Trump hẹp hơn tại một số ít các bang của Mỹ nơi có thể bỏ phiếu cho một trong hai ứng cử viên và cuối cùng sẽ quyết định kết quả trong bốn ngày.
Hơn 85 triệu người đã bỏ phiếu sớm, trong đó 55 triệu người bỏ phiếu qua đường bưu điện, đưa Mỹ vào danh sách có tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu lớn nhất trong hơn một thế kỷ qua.
Biden chỉ trích 'những người xấu xí'
Biden có tốc độ vận động tranh cử chậm hơn đối thủ của mình. Ông dành phần lớn thời gian của chu kỳ bầu cử tại nhà riêng của ông ở Wilmington, Delaware, với lý do hạn chế virus corona.
Nhưng vào thứ Sáu, ông Biden tăng tốc ở Iowa, Wisconsin và Minnesota.
Khi ông Biden ở Iowa lần cuối vào tháng Giêng, chiến dịch tranh cử tổng thống của ông đang lâm vào tình trạng nguy hiểm nghiêm trọng sau khi ông bị đánh bại trong cuộc bỏ phiếu của đảng Dân chủ để chọn người thách thức ông Trump.
Giờ đây, ông Biden có thể chỉ còn vài ngày nữa là trở thành tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ.
Ông xuất hiện trong 22 phút tại điểm lái xe bỏ phiếu bên ngoài Khu hội chợ Bang Minnesota.
Nhưng một số lượng lớn những người ủng hộ Trump xuất hiện và bấm còi xe trong khi ông phát biểu.
"Những người này không lịch sự cho lắm, nhưng họ giống Trump", ông Biden nói.
Ông lại bị cắt ngang sau đó trong bài phát biểu trong khi thúc giục việc bắt buộc đeo khẩu trang toàn quốc để phòng chống lây nhiễm virus corona.
"Đây không phải là một tuyên bố chính trị giống như những người xấu xí đằng kia đang bấm còi kia," ông Biden chỉ trích.
Ông Biden dùng những lời tấn công sắc bén nhắm vào đối thủ của mình: "Donald Trump đã vẫy cờ trắng và đầu hàng loại virus này nhưng người dân Mỹ không bỏ cuộc, họ không thu mình và tôi cũng vậy."
Ông Biden cũng đã có thông điệp cho cộng đồng người Somali của bang.
 Biden bị những người ủng hộ Trump la ó khi ông phát biểu tại Minneapolis
"Đó là lý do tại sao ông ấy [ông Trump] đã đánh đồng một cách không xấu hổ những người tị nạn Somali, những người đang tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn ở Mỹ, đóng góp cho bang này và đất nước chúng ta, với những kẻ khủng bố." Ông nói thêm: "Chúng ta cần một tổng thống sẽ gắn kết chúng ta lại với nhau chứ không phải đẩy chúng ta ra xa nhau".
Chuyến thăm của ông Biden đến Minnesota, nơi ông luôn dẫn đầu trong các cuộc thăm dò dư luận, được một số người theo dõi bầu cử giải thích là một dấu hiệu cho thấy chiến dịch của Đảng Dân chủ lo lắng về bang này.
Ông Biden nói với các phóng viên ở Delaware khi lên đường đến Trung Tây: "Tôi không coi đó [sự dẫn đầu đó] là điều hiển nhiên."
Quỹ tài trợ chiến dịch tranh cử của ông, gấp của ông Trump, đã giúp ông có được sự xa xỉ để lôi kéo các bang bảo thủ như Iowa và Georgia, nơi chưa một đảng viên Dân chủ nào giành được chức tổng thống kể từ Bill Clinton năm 1992.

Ông Biden thậm chí còn mơ về việc lật ngược tình thế ở Taxas, nơi đã không bỏ phiếu cho ai trong số các ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ kể từ Jimmy Carter vào năm 1976. Nếu đảng Cộng hòa mất bang ngôi sao này, họ sẽ hông thể giành lại chức tổng thống mà không mở rộng số cử tri liên minh.
Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông Biden đang chạy sát nút ông Trump trong bang quan trọng này.
Hơn chín triệu người Texas đã bỏ phiếu, làm lu mờ số cử tri đi bầu năm 2016 ở đó.
Trump: Người tị nạn là 'vấn đề an ninh quốc gia'

Tổng thống Donald Trump đang tập trung vào các bang công nghiệp của đảng Dân chủ trong lịch sử như Michigan, Wisconsin và Pennsylvania, nơi ông đã chọn cách đây 4 năm trong chiến thắng bất bại của mình.
Hôm thứ Sáu, ông cũng đến Minnesota, nơi đã không bỏ phiếu cho ứng cử viên tổng thống nào của Đảng Cộng hòa kể từ năm 1972.
Ông Trump đã mất bang này với chỉ 44.000 phiếu bầu bốn năm trước. Đó là một trong số ít những gì ông Trump đang cố gắng biến thành Cộng hòa trong năm nay.
Trong lần dừng chân đầu tiên trong ngày gần trung tâm sản xuất ô tô ở Detroit, Michigan, tổng thống thừa nhận tỷ lệ chênh lệch cao và nói thêm: "Nhưng chúng tôi rất nổi tiếng [ở Minnesota] vì tôi đã giúp giải quyết thảm họa ở Minneapolis."
Tổng thống nói rằng thống đốc đảng Dân chủ của Minnesota có trách nhiệm trong quyết định cử Vệ binh Quốc gia để dập tắt bạo loạn ở Minneapolis sau vụ cảnh sát giết chết George Floyd.
Tại điểm dừng chân cuối cùng của tổng thống ở Rochester, Minnesota, chỉ có 250 người được tham dự, do sự kiên quyết các quan chức tiểu bang và địa phương với lý do phòng ngừa virus corona, mặc dù ông Trump tuyên bố đó là một nỗ lực để khiến ông hủy bỏ cuộc vận động.
Ông nói với đám đông: "Khi số lượng lớn những kẻ bạo loạn cướp phá thành phố Minneapolis vào đầu năm nay, Keith Ellison [Tổng chưởng lý Dân chủ của Minnesota] đã không yêu cầu họ nộp giấy phép."
Đề cập đến việc phong tỏa do virus corona, ông nói thêm: "Keith Ellison và Joe Biden muốn giam giữ bạn trong nhà của bạn trong khi để cho những kẻ vô chính phủ, những kẻ kích động và kẻ phá hoại tự do lang thang phá hủy các thành phố và tiểu bang của bạn."
Ông nói tiếp: "Biden và đảng Dân chủ đối xử với những người thực thi pháp luật như tội phạm và họ đối xử với tội phạm như những anh hùng."
Ông Trump nói tiếp: "Một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với Minnesota trong cuộc bầu cử lần này là vấn đề người tị nạn. "Đây là vấn đề sống còn của an ninh quốc gia."
Ông tán dương chỉ thị đình chỉ nhập cảnh người tị nạn vào Mỹ từ các quốc gia "bị xâm phạm bởi khủng" và cũng đề cập đến vụ tấn công bằng dao tại một nhà thờ ở Nice, Pháp, được cho là của một người di cư Tunisia.
Chuyến thăm của ông Trump tới Minnesota diễn ra một ngày sau khi một tòa án liên bang ở đây ra phán quyết rằng tất cả các phiếu nhận được sau ngày bầu cử đều bị coi là muộn.
Phán quyết này lật ngược kế hoạch của bang này trong việc tiếp tục kiểm phiếu gửi qua thư trong bảy ngày sau cuộc bầu cử, và là một chiến thắng hợp pháp cho các thành viên đảng Cộng hòa của tổng thống.
Ông Trump đang lên kế hoạch cho 13 cuộc vận động xoay vòng trong ba ngày tới.
Chiến dịch tranh cử của ông có ba sự kiện như vậy được lên kế hoạch tại Pennsylvania vào thứ Bảy, năm sự kiện ở Michigan, Iowa, North Carolina, Georgia và Florida vào Chủ nhật, năm sự kiện khác vào đêm bầu cử ở Bắc Carolina, Pennsylvania, Wisconsin và Michigan.
Nguon BBC
Bầu cử Mỹ: Không dễ biết ai sẽ thắng ngay ngày 3/11?
Bùi Văn Phú Gửi cho BBC từ California 31 tháng 10 2020
Cập nhật 8 giờ trước

Vài hôm nữa chúng ta sẽ biết ai làm tổng thống Hoa Kỳ cho nhiệm kỳ 2021-2025. Hy vọng thế.
Nếu đêm 3/11 mà kết quả không là đất lở thì sẽ có tranh tụng trước toà như kỳ bầu cử năm 2000, với tiểu bang Florida phải đếm phiếu lại và mấy tuần sau mới có kết quả, bằng một phán quyết của Tối cao Pháp viện.
Cả nước Mỹ năm đó phải hồi hộp chờ đợi, chú ý vào màn hình tivi khi những lá phiếu có lỗ hay chỉ có dấu ấn mà nhân viên kiểm phiếu phải soi rọi, có khi dùng cả kính phóng đại để mong tìm ra dấu chỉ của một cử tri nào đó đã bầu cho Bush hay cho Gore.
Kỳ bầu chọn năm nay, vì dịch Covid nên hầu hết các tiểu bang cho cử tri được bầu sớm bằng cách gửi lá phiếu qua đường bưu điện hoặc bỏ vào thùng phiếu đặt ở nhiều nơi.
Cử tri California nhiều người đã bỏ phiếu vào thùng đặt ở những cơ quan công quyền như toà thị chính, văn phòng quận hạt.
Một số tiểu bang khác như Texas, Georgia thì khó kiếm thùng phiếu hơn, nên cử tri gửi phiếu bầu qua đường bưu điện hay xếp hàng nhiều giờ để được bỏ phiếu sớm.

Một thùng phiếu ở California
Tính đến trưa thứ Sáu 30/10 giờ California, hơn 85 triệu người Mỹ đã làm xong nhiệm vụ công dân, một con số kỷ lục trong bầu sớm so với những lần tổng tuyển cử trước.
Vì thay đổi cách bầu chọn nên tình hình đếm phiếu năm nay phức tạp và đã có tranh tụng trước toà.
Ban vận động tranh cử của Trump chỉ muốn đếm các phiếu mà các cơ quan tổ chức bầu cử địa phương nhận được chậm nhất là trong ngày 3/11, không được đếm phiếu bầu đến sau ngày đó.
Theo quyết định mới nhất của Tối cao Pháp viện, tiểu bang Pennsylvania sẽ đếm các phiếu bầu đóng dấu bưu điện ngày 3/11 và nhận được trước 5 giờ chiều ngày thứ Sáu 6/11. Còn tiểu bang North Carolina thì 9 ngày sau ngày bầu cử mà phiếu được bưu điện chuyển đến văn phòng bầu cử thì vẫn phải đếm.
Sự ủng hộ khác nhau giữa các vùng và sức nặng cử tri gốc Việt
Tại sao nhiều người Việt ở Mỹ ủng hộ Tổng thống Donald Trump và chống Trung Quốc?
Vì thế đã có dự kiến kết quả bầu cử năm nay sẽ không biết được trong đêm 3/11 mà phải chờ nhiều ngày sau và rất có thể sẽ có tranh tụng trước toà về cách đếm phiếu.
Tối cao Pháp viện có thể sẽ phải xét những vụ kiện liên quan đến đếm phiếu bầu khi số phiếu của Trump và Biden không cách nhau nhiều, trong khoảng 0.5% hay ít hơn.
Nếu tình hình nước Mỹ như trong đầu năm nay, khi kinh tế đang tăng trưởng tốt thì việc Tổng thống Trump ở lại Bạch Ốc thêm một nhiệm kỳ nữa coi như không có gì khó khăn. Trong lịch sử bầu chọn lãnh đạo Mỹ, khi kinh tế phát triển thì tổng thống đương nhiệm hay đảng cầm quyền sẽ tiếp tục được dân tín nhiệm.
Nay Tổng thống Trump đang gặp thử thách lớn.
 Trước hết là vì dịch Covid-19, nguyên nhân chính làm thay đổi nước Mỹ và cả thế giới trong năm 2020 và cách đối phó của Tổng thống Trump cho thấy khả năng lãnh đạo mà những giới chỉ trích cho là yếu kém của ông.
Những người ủng hộ ông thì bác bỏ chỉ trích và tin rằng ông duy nhất có khả năng làm nước Mỹ vĩ đại trở lại.
Qua nhiều lần gặp gỡ báo chí ông đã biểu lộ là người không nắm vững khoa học mà lại hay ăn nói trái ngược những giải thích khoa học.
Chẳng hạn việc dùng thuốc Hydrochloroquine, là một thứ thuốc phòng sốt rét. Bình thường một người uống đúng lượng thì không hại cho sức khoẻ. Những năm sống ở châu Phi tôi đã uống thuốc này thường xuyên. Hai năm trước trở lại vùng này mấy tuần cũng phải uống thuốc trong thời gian ở đó.
Hydrocholoroquine có ngăn ngừa hay chữa được Covid-19 là câu hỏi dành cho những nhà khoa học, những bác sĩ tìm hiểu, nghiên cứu và đưa kết quả. Vì là một virus mới lạ, mọi cách phòng chống đều có thể được thử nghiệm để có số liệu chứng minh sự hiệu nghiệm.
Một vài bác sĩ đã cho thử loại thuốc này và có kết quả tốt, nhưng nhiều nghiên cứu khác cho thấy Hydrochloroquine không hiệu quả.
Việc điều trị bệnh nhân Covid-19 hay tìm thuốc ngừa nên để cho các nhà chuyên môn nghiên cứu rồi công bố hay cố vấn cho tổng thống.
Tổng thống Trump còn tuyên bố là thuốc tẩy cũng có hiệu nghiệm trong chữa trị Covid-19. Nếu nhìn theo khoa học thực nghiệm thì ai cũng có thể đem chất lỏng này ra thử với một liều lượng nào đó để xem phản ứng ra sao. Đó không phải là những điều tổng thống cần nói khi chưa có đủ số liệu khoa học.
Tổng thống Trump hay nói những điều thiếu tính khoa học chỉ để che dấu sự bị động trong việc phòng chống Covid-19. Ông làm mất lòng tin của không ít cử tri qua cách hành xử như thế.
Vì Covid-19 mà kinh tế Mỹ suy thoái từ tháng Ba đến nay. Số liệu mới nhất cho thấy GDP Hoa Kỳ tăng 33.1% trong qúi vừa qua. Đó là một tín hiệu khích lệ cho phục hồi kinh tế, nhưng có thể quá trễ vì 90 triệu cử tri đã bỏ phiếu.
Kinh tế trên hết
Lịch sử bầu chọn lãnh đạo Mỹ trong 40 năm qua cho thấy khi kinh tế phát triển thì tổng thống đương nhiệm hay đảng cầm quyền sẽ tiếp tục được dân tín nhiệm.
Tổng thống Jimmy Carter năm 1980 bị cho về vườn vì khủng hoảng xăng dầu, kinh tế đi xuống, mức thất nghiệp gần 7%. Dân Mỹ khi đó phải xếp hàng đổ xăng và phân lời vay tiền ngân hàng mua nhà lên gần 20%.
Đánh bại Tổng thống Carter bằng một chiến thắng đất lở (landslide), Ronald Reagan đạt 489 phiếu cử tri đoàn năm 1980, một kết quả hết sức ngạc nhiên vì các thăm dò trước ngày bầu cử cho thấy hai ứng viên chỉ hơn kém đôi ba điểm hay ngang ngửa nhau.
Bốn năm sau Reagan còn thắng vẻ vang hơn với 525 phiếu cử tri đoàn.
Khi Phó Tổng thống George H.W. Bush (Cha) ra tranh cử năm 1988, lúc kinh tế còn đang tiếp tục phát triển nên cử tri đã bầu chọn ông làm tổng thống để Đảng Cộng hoà lãnh đạo nước Mỹ trong 12 năm liên tiếp.
Năm 1991 Tổng thống Bush đạt chiến thắng quân sự ở Kuwait, khi đem quân Mỹ vào giải phóng nước này khỏi sự chiếm đóng của Iraq, xoá bỏ "Hội chứng Việt Nam" (Vietnam Syndrome) trong lòng dân Mỹ, uy tín của Bush lúc đó lên rất cao trong dân.
Nhưng vài tháng sau kinh tế suy thoái, mức thất nghiệp hơn 7%, thêm bội hứa không tăng thuế (Read my lips) nên dân đã chọn ứng viên Dân chủ Bill Clinton.
Trong kỳ bầu tổng thống 1992, Bill Clinton bị tố cáo đủ thứ chuyện lăng nhăng ái tình, nhưng cử tri bỏ qua và chọn ông làm lãnh đạo nước Mỹ hai nhiệm kỳ.
Tổng thống George W. Bush (Con) và Tổng thống Barack Obama mỗi người cũng làm hai nhiệm kỳ.
Trong kỳ tranh cử 2016, ứng cử viên Donald Trump cũng đã phải đối mặt với cáo buộc lăng nhăng ái tình, sàm sỡ với phụ nữ, làm ăn thương mại bất chính, nhưng ông vẫn thắng cử.
Nếu không có Covid-19, Tổng thống Trump sẽ dễ dàng giành được nhiệm kỳ hai vì sau ba năm dưới sự lãnh đạo của ông kinh tế Mỹ đang phát triển, mức thất nghiệp chỉ trên 3%.
Nay tình hình trở nên phức tạp, khó khăn hơn. Kinh tế đình trệ, số người thất nghiệp cao hơn 10% và các biện pháp phòng chống Covid-19 không hiệu quả vì số người nhiễm gần 9 triệu với 230 nghìn tử vong và chưa ngừng tăng.
Nhiều thăm dò mới nhất công bố trong vài ngày qua cho thấy cựu Phó Tổng thống Biden hơn điểm Tổng thống Trump trên toàn quốc, tính trung bình theo Real Clear Politics thì Biden 51.3%, Trump 43.6%.
Thăm dò từ nhiều nguồn khác nhau cho thấy kết quả như sau:
Emerson College: Biden 50, Trump 45 Rasmussen Reports: Trump 48, Biden 47 Economist/YouGov: Biden 54, Trump 43 CNN: Biden 54, Trump 42 Reuters/Ipsos: Biden 52, Trump 42
Tại các tiểu bang chiến trường:
Wisconsin: Biden 50.3, Trump 43.9 Michigan: Biden 50.6, Trump 42.4 North Carolina: Trump 48.4, Biden 47.7 Pennsylvania: Biden 49.5, Trump 46 Florida: Biden 48.3, Trump 46.9 Arizona: Biden 47.8, Trump 46.5 Ohio: Trump 46.8, Biden 46.2 Georgia: Biden 47.7, Trump 47.3 Texas: Trump 48, Biden 45.7
Theo khoa học xác suất thống kê, độ tin cậy vào những kết quả thăm dò là 95%, có nghĩa là có 5% cơ hội kết quả thăm dò sai và biên độ sai số thường là cộng trừ 3 điểm.
Có dự báo tại châu Âu nói TT Trump vẫn có cơ hội thắng nếu giành được Texas và Florida.
Vì thế, cả hai ứng cử viên đang ráo riết vận động ở những tiểu bang chiến trường để tìm sự ủng hộ của cử tri trong những ngày cuối, giờ chót của cuộc tranh cử.
Cho đến lúc này khó có thể tiên đoán Trump hay Biden sẽ thắng, dù kết quả thăm dò có nghiêng về Biden trên toàn quốc cũng như tại nhiều tiểu bang chiến trường, cả ở những nơi Trump đã thắng trong năm 2016 như Florida, Georgia, Michigan, North Carolina, Ohio, Pennsylvania, Arizona.
Với những thay đổi trong cách vận động và cách cử tri tham gia bỏ phiếu thì có nhiều điều khó tiên đoán được trong bầu cử 3/11 này.
Nếu Tổng thống Trump không thắng, nguyên do chính là vì Covid-19 đã làm đảo lộn mọi sinh hoạt kinh tế, xã hội, giáo dục và chính trị Hoa Kỳ trong tám tháng qua.
Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả, là một giảng viên đại học cộng đồng từ vùng Vịnh San Francisco, California.
Kẻ bất lương nhất
Đỗ Thành Nhân (Danlambao) -
Mưa lũ năm 2020 lại xác lập kỷ lục mới về mức độ tàn khốc của lũ lụt miền Trung, hàng ngàn người kêu gào, hàng triệu người cứu giúp và cũng không ít người chửi “đồ bất lương”. Người viết đã từng là nạn nhân lũ lụt, với trả nghiệm của bản thân trong nhiều môi trường và vị trí xã hội cố gắng chỉ ra kẻ bất lương nhất.
I. Ai bất lương?
Từ những câu chuyện nhỏ trong thực tế...
1.
Có anh nông dân bị cướp đất oan ức, khốn khổ tìm đến luật sư, nhờ tư vấn, làm cho cái đơn, xong việc luật sư tính tiền 25 triệu.
Anh nông dân chửi: đồ bất lương, làm chưa được buổi mà lấy chừng đó tiền.
Luật sư trả lời: Anh có biết tôi bỏ ra bao nhiêu năm học để làm việc với anh một buổi này không?
2.
Có năm gặp thiên tai lũ lụt, anh luật sư về quê cứu trợ cho bà con. Luật sư thuê ghe (đò) anh nông dân cả ngày để phát hàng cứu trợ. Xong việc nông dân tính tiền 5 triệu.
Anh luật sư chửi: đồ bất lương, làm chưa được ngày mà lấy chừng đó tiền.
Nông dân trả lời: Anh có biết tôi bỏ ra bao nhiêu tiền để mua ghe, cả năm chỉ để chở vài ba chuyến như thế này không?
3.
Suy cho cùng, các cá nhân với nhau chẳng ai trấn lột tiền của người kia cả, công sức bỏ ra họ cần phải thu lại theo quy luật cung cầu của thị trường. Ở đây không ai ép người khác phải thuê dịch vụ của mình.
Còn "bất lương": là kẻ dùng quyền lực chiếm đoạt tiền của bạn cho mục đích riêng.
Tôi thông cảm cho những người bức xúc chửi người khác là “đồ bất lương”. Tuy nhiên những người đó hãy bình tâm lại, trả lời: “tiền của bạn làm ra có bị cá nhân, băng đảng nào đó chiếm đoạt làm của riêng hay không ?”, “môi trường nào tạo ra sự độc quyền, ép giá?”
Nếu bạn trả lời đúng bản chất câu hỏi, thì sẽ thấy được: AI MỚI CHÍNH LÀ KẺ BẤT LƯƠNG?
Nếu không có “kẻ bất lương” này thì không đến nỗi anh nông dân và anh luật sư gọi nhau là “đồ bất lương”. Không còn nhiều tình trạng cướp ngày oan trái, cảnh phá rừng gây lũ lụt kinh hoàng để người dân than khóc, ai oán kêu trời.
II. Đồng bào
...đến lịch sử mở mang bờ cõi.
1.
Thời kỳ đầu mới giành được độc lập tự chủ, lãnh thổ Đại Việt bao gồm khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng, các đồng bằng nhỏ ven biển Bắc Trung Bộ. Sông Gianh là cực nam của đất nước. Hành trình Nam tiến để mở mang bờ cõi về phương Nam kéo dài từ thế kỷ 11, và cũng chừng đó thời gian người dân miền Trung phải đấu tranh sinh tồn với thiên nhiên.
Trong tiến trình rời bỏ quê hương, mở mang bờ cõi tiến vào phương Nam, người Việt mang theo 2 chữ “ĐỒNG BÀO”.
Theo wikipedia: “đồng bào” là một cách gọi của người Việt Nam có ý coi nhau như con cháu của cùng tổ tiên sinh ra. Nghĩa đen "đồng bào" có nghĩa là "cùng một bọc" hay là "cùng một bào thai" và chỉ anh em ruột thịt cùng cha cùng mẹ. “Đồng bào” từ truyền thuyết con rồng cháu tiên, trăm trứng trăm con mà lúc nhỏ ai cũng được nghe.
Những thế hệ đầu tiên mở nước, “đồng bào” tự cưu mang nhau để đồng hóa dân bản địa, chống lại thú dữ, sống chung với thiên nhiên nghiệt ngã, ... không có chính quyền và càng không có bất kỳ một đảng nào lãnh đạo. Nghĩa tình đồng bào hoàn toàn tự nguyện, gắn kết với nhau đã trở thành truyền thống của dân tộc trong tiến trình mở rộng đất nước đến ngày hôm nay.
2.
Tuổi thơ tôi từng sống trong rốn lũ, thành quy luật, cứ đón bão lũ lụt, dọn nhà cửa đồng ruộng, xuống giống xong là ăn Tết Nguyên đán. Tôi không quên được cảnh mưa xuống, đường tàu lửa chắn ngang như con đập, các hồ cùng xả, nước núi đổ về, nước dâng lên liên tục, lúc đầu còn đưa heo bò vào nhà, sau đó chỉ còn lo đến người !
Năm bão lụt lớn, người dân vùng nước ngập trong nhất thời vô cùng khó khăn, rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng. Có đoàn cứu trợ, từ thiện ở đâu về là mừng lắm. Đến khi nước rút, nghe thông báo “Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã [...] mời bà con đến [...] nhận quà cứu trợ”, vậy là người dân đi nhận quà là vài ba ký gạo, năm mười gói mì tôm; hiếm hoi lắm mới được ký đường, lạng bột ngọt; còn tiền thì không có. Tất cả mọi người nhận quà đều phải thuộc câu: cảm ơn đảng, cảm ơn nhà nước! (không thấy bóng dáng những ân nhân thực sự).
Những đứa trẻ ngày ấy (từ thiếu nhi, thiếu niên, đoàn viên) đều phải “thấm nhuần” câu cửa miệng “nhờ có đảng...”: nhờ có đảng cứu trợ qua cơn lũ lụt, nhờ có đảng mà một ngày công được một ký lúa; lớn lên: nhờ có đảng, nhà nước cho đi học !
Mấy hôm nay, các tỉnh Bắc miền Trung lại oằn mình gánh lũ lụt từ sự phẫn nộ của núi rừng Trường Sơn, nhiều đoàn người cứu trợ lại kéo về vùng lũ, người dân vùng lũ được cưu mang và... ơn đảng, nhà nước.
3.
Mọi người, mọi việc đều ơn đảng, giá như đảng đến sớm hơn thì may mắn biết bao!
Có khi nào những người luôn “ơn đảng” trả lời câu hỏi: nếu được đảng lãnh đạo từ hơn 300, 500, 700, 900 năm trước thì sao?
- Sẽ được bao nhiêu người chịu rời quê cha đất tổ vào phương Nam mở mang bờ cõi chấp nhận bỏ công sức, tính mạng ra khai khẩn đất đai rồi giao cho Triều Đình vào lập hợp tác xã, sở hữu toàn dân.
- Những người kéo nhau đi mở mang bờ cõi muốn giúp đỡ nhau chống chọi với thiên tai bất ngờ, nghiệt ngã đều phải thông qua Mặt Trận: họ có thể tồn tại được không?....
- Biên giới phía Bắc với người láng giềng “16 chữ vàng, 4 tốt; núi liền núi, sông liền sông” như thế nào?. Biên giới phía Nam sẽ đến đâu, có vượt qua Sông Gianh, Đèo Ngang không; có đến được đảo Lý Sơn, Phú Qúy... để từ đó những “đồng bào” đánh cá xác lập ngư trường để có các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Việt Nam.
***
Người dân lúc khó khăn, hoạn nạn nhận được sự cứu giúp của ai cũng quý, nên nhờ ơn đảng hay nghĩa tình đồng bào gì cũng tốt.
Truyền thống “đồng bào” có từ hơn 4000 năm lịch sử dân tộc, chính nhờ nghĩa tình đồng bào mà đất nước được mở mang và dân tộc trường tồn. Đồng bào trực tiếp cứu giúp đồng bào lúc nguy cấp để động viên, đồng cảm, chia xẻ nổi đau và tình yêu thương, lòng nhân ái từ trái tim đến trái tim; hướng con người đến những giá trị nhân bản, thiện căn.
Cho nên KẺ BẤT LƯƠNG NHẤT là kẻ dùng quyền lực ngăn cản đồng bào trực tiếp cứu nạn đồng bào trong nguy khốn. Chẳng khác gì băng cướp dùng sức mạnh buộc người cứu trợ phải phụ thuộc, kẻ gặp nạn phải mang ơn; rộng hơn nữa là hủy hoại “nghĩa tình đồng bào” nhường chỗ cho sự thuần phục, nô lệ.
24/10/2020 Đỗ Thành Nhân danlambaovn.blogspot.com
Cử tri Little Saigon bỏ phiếu sớm ngay khi phòng phiếu mở cửa
Oct 30, 2020 cập nhật lần cuối Oct 30, 2020
Thiện Lê/Người Việt
WESTMINSTER, California (NV) – Các phòng phiếu ở Orange County chính thức mở cửa hôm Thứ Sáu, 30 Tháng Mười, và có nhiều người đến bỏ phiếu sớm. Các phòng phiếu này sẽ mở cửa đến hết ngày 3 Tháng Mười Một. Gần trung tâm Little Saigon là phòng phiếu trong nhà thờ Westminster Christian Assembly trên đường Bushard, có nhiều cử tri gốc Việt đến bỏ phiếu.

Phòng phiếu trong nhà thờ Westminster Christian Assembly. (Hình: Thiện Lê/Người Việt)
Trước nhà thờ có nhiều bảng hướng dẫn đậu xe ở đâu, giúp cử tri dễ dàng quẹo vào.
Phòng phiếu nằm ngay phía sau nhà thờ Westminster Christian Assembly, chỉ cần quẹo vào bãi đậu xe là thấy ngay.
Tại đây, nhiều người đang đứng xếp hàng chờ vào trong để bỏ phiếu bằng máy.
Khi đứng xếp hàng, một số người đứng đọc các quy định phòng chống COVID-19 của phòng phiếu. Các quy định gồm có những điều quan trọng như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách 6 ft và dùng thuốc khử trùng tay trước khi vào với khi rời khỏi phòng phiếu.

Một số người xếp hàng trước phòng phiếu. (Hình: Thiện Lê/Người Việt)
Ngoài ra, phòng phiếu còn có dịch vụ giúp đỡ người khuyết tật, cho họ ngồi trong xe để bỏ phiếu. Những người đó chỉ cần gọi số điện thoại trên bảng đặt trước phòng phiếu là có người chạy ra giúp.
Sau khi bỏ phiếu sớm, bà Trần Thị Kim Hoàng, từ chối cho biết là cư dân thành phố nào, cho hay: “Tôi đến đây để bỏ phiếu cho Tổng Thống Trump và tôi rất vui vì điều đó. Bỏ phiếu ở đây rất dễ dàng, không có gì phức tạp hết.”
Anh Vinh Nguyễn, con trai bà Kim Hoàng, nói thêm: “Tôi đi cùng mẹ đến đây để bỏ phiếu cho đảng Cộng Hòa, tức là cho Tổng Thống Trump, và cũng rất vui khi được bỏ phiếu trong ngày Thứ Sáu đẹp trời này.”

Bà Trần Thị Kim Hoàng và con trai Vinh Nguyễn, bà nói: “Tôi đến đây để bỏ phiếu cho Tổng Thống Trump.” (Hình: Thiện Lê/Người Việt)
Một cử tri gốc Việt khác là ông Anh Vũ, cũng không cho biết là cư dân thành phố nào, cho biết: “Tôi rất vui vì cuối cùng cũng được đi bầu, để góp phần cho hoạt động chính trị của Hoa Kỳ, và đó là quyền với nghĩa vụ của một công dân Hoa Kỳ.”
Bà Sơn Thị Sương, cư dân Westminster, nói: “Tôi cũng lớn tuổi rồi, là một người già và yếu đuối, không làm được gì thì sự đóng góp lớn nhất là đi bầu, để đất nước mình được tươi đẹp hơn và chọn đúng người để làm đất nước ngày càng giàu mạnh.”
Phòng phiếu trong nhà thờ Westminster Christian Assembly áp dụng các biện pháp phòng chống COVID-19 rất nghiêm ngặt. Họ đặt các buồng phiếu cách nhau 6 ft, đặt máy xịt thuốc khử trùng tay tại lối ra vào.
Không chỉ vậy, phòng phiếu này còn có nhân viên biết nói tiếng Việt để giúp các cử tri gốc Việt không rành Anh Ngữ dễ dàng bỏ phiếu.
Vì vậy, các cử tri gốc Việt còn trình bày suy nghĩ của họ khi đi bỏ phiếu trong thời đại dịch COVID-19.
Bà Kim Hoàng và anh Vinh Nguyễn cho biết mọi thứ rất đầy đủ, bỏ phiếu không hề gặp trở ngại gì, và các nhân viên giúp đỡ tận tình.

Bà Sơn Thị Sương. (Hình: Thiện Lê/Người Việt)
Ông Anh Vũ nói: “Bỏ phiếu năm nay rất đầy đủ, gần như không có gì khác thường cả, và chỉ có một số điều nhỏ khác với mọi năm thôi. Ngoài mấy chi tiết nhỏ ra, bỏ phiếu không có gì thay đổi cả.”
Bà Sương chỉ nói ngắn gọn: “Tôi thấy mọi thứ rất là tốt, và rất vui khi được tham dự mùa bầu cử lần này.”u khi bỏ phiếu không gặp trở ngại, các cử tri gốc Việt cho hay họ hy vọng mùa bầu cử sẽ diễn ra và kết thúc tốt đẹsize=6]Thêm phòng phiếu di động[/size]
Ngoài phòng phiếu bình thường mở cửa khắp Orange County trong năm ngày, từ ngày 30 Tháng Mười đến hết ngày 3 Tháng Mười Một, thì Cơ Quan Bầu Cử Orange County (ROV) cũng mở phòng phiếu di động để cử tri bỏ phiếu sớm trong cuộc bầu cử năm 2020.
Đến các phòng phiếu di động, cử tri có thể bầu tại chỗ, bỏ phiếu bằng thư, hoặc được giải đáp thắc mắc liên quan bầu cử.
Cũng như ở tất cả phòng phiếu bình thường, cử tri đến phòng phiếu di động phải đeo khẩu trang và giữ khoảng cách do COVID-19. Nhân viên ROV lau chùi kỹ quầy bỏ phiếu, quầy check-in, bút viết và những thứ khác sau mỗi lần sử dụng.
ROV đã gửi phiếu bầu cho toàn bộ cử tri ở Orange County. Cử tri có thể gửi phiếu lại qua đường bưu điện hoặc đến bỏ ở thùng phiếu chính thức của quận hạt.
Sau đây là ngày và nơi ROV mở phòng phiếu di động đến hết ngày 2 Tháng Mười Một:
-Chủ Nhật, 1 Tháng Mười Một: Influence Church, 8163 E. Kaiser Blvd., Anaheim.
-Thứ Hai, 2 Tháng Mười Một: St. Jude Medical Center, 101 E. Valencia Mesa Drive, Fullerton.
Phòng phiếu di động mở cửa từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều. [qd]
—– Liên lạc tác giả: le.thien@nguoi-viet.comEdited by user Saturday, October 31, 2020 3:54:57 PM(UTC)
| Reason: Not specified
|