Rank: Advanced Member
Groups: Registered
Joined: 3/22/2011(UTC) Posts: 3,308
Thanks: 326 times Was thanked: 364 time(s) in 256 post(s)
|
Tin Tong Hop
Sống sao để lên trời với Mẹ
8/14/2019 9:12:21 AM
15 15 Tr Thứ Năm. RẤT THÁNH TRINH NỮ MA-RI-A HỒN XÁC LÊN TRỜI, lễ trọng và buộc. Ngày đại lễ. Các giáo hữu không bận công việc cần, phải nghỉ việc xác cả ngày. Lễ cầu cho giáo dân. (Không cử hành lễ nào khác, kể cả lễ an táng.)
 Chúng ta long trọng cử hành lễ Đức Maria hồn xác về trời với lòng sùng kính. Trước hết niềm tin của Giáo hội đối với tín điều Đức Piô XII đã xác quyết năm 1950. Chúng ta tin Đức Maria, đã được đặc ân cả hồn lần xác về Trời. Điều đó muốn nói rằng sự chiến thắng con rồng trong sách Khải Huyền hoàn tất nơi Mẹ, Mẹ về ngự bên hữu Chúa để chuẩn bị chỗ cho chúng ta như Thiên Chúa đã dành cho Mẹ.
Năm 1950, Đức Thánh Cha Piô XII đã công bố tín điều này. Đây là tín lý thuộc đức tin mang tính thần khải và Công giáo. Giáo hội xác tín chân lý ấy dựa vào nhiều lý chứng.
Trước hết, bởi vì Mẹ là thụ tạo vượt trổi, đã được Chúa giữ gìn khỏi lây nhiễm tội lỗi. Tội tổ tông không để lại âm hưởng gì nơi Mẹ, đồng thời Thiên Chúa cũng gìn giữ mẹ luôn mãi vẹn tuyền. Ngay từ ban đầu, Thiên Chúa đã chọn Mẹ làm Mẹ Đấng Cứu Thế, nên Ngài phó trao cho Mẹ những đặc sủng tương thích với sứ vụ cao cả này. Thân xác Mẹ cho dù có phải nếm trải sự chết giống như Đức Giêsu, nhưng thân xác vẹn tuyền đó không thể bị hủy hoại. Vì vậy Giáo hội xác tín rằng sau khi chết, Mẹ đã được đưa về trời cả hồn lẫn xác.
Thứ đến, cuộc đời của Mẹ đã gắn kết chặt chẽ với Đức Giêsu. Đức Giêsu đã phục sinh và lên trời. Mẹ cũng vậy. Phần thưởng nước trời dành cho Mẹ như một hệ quả tất yếu của sự hiệp thông vẹn tròn với Đức Giêsu.
May mắn, chúng ta có một người Mẹ tuyệt vời là chính Đức Maria. Người vừa là hiền mẫu, vửa là Thầy dạy đức tin và cũng là đấng phù trợ chúng ta trong cuộc lữ hành đức tin trần thế. Mừng lễ Mẹ lên trời hôm nay, Giáo hội cũng nhắc nhớ chúng ta hướng về người mẹ thiêng liêng và tuyệt diệu này. Đồng thời, chúng ta cũng nhìn về Đức Maria như là khuôn mẫu đức tin để noi theo.
Thánh Phaolô cho chúng ta câu trả lời : «Đức Kitô đã từ cõi chết sống lại, là hoa quả đầu mùa của những kẻ yên giấc » (1 Cr 15, 20 ). Đức Giêsu sống lại, có người tin, người không tin. Nhưng, Đức Kitô, Con Thiên Chúa đã sống lại thật, đó là niềm hy vọng của chúng ta.
Việc Đức Maria hồn xác lên Trời là một thực tại khác : Đức Maria không phải là Thiên Chúa ; Mẹ là nữ tử Israel, là một trong những thụ tạo như chúng ta, là người nữ giữa muôn vàn người nữ trên trần gian. Mẹ đã được tôn vinh, vinh quang của Mẹ liên quan đến chúng ta. Những đặc ân của Mẹ là kết quả cụ thể của ơn cứu độ mà Đức Kitô mang đến cho Mẹ và nhân loại (1 Cr 15, 20-26). Mẹ được vinh hiển là nhờ công nghiệp của Chúa Kitô, Con của Mẹ. Việc Đức trinh Nữ được lên trời hồn xác là sự thông phần cá biệt vào cuộc phục sinh của Con Mẹ, và tiên báo cuộc phục sinh của các tín hữu (GLCG số 966).
Với đức tin Công giáo, mỗi người kitô hữu chúng ta có chung một người Mẹ, đó là Đức Maria. Công ơn của Mẹ Maria đối với mọi người không những không thua kém người mẹ trần thế mà còn gấp ngàn lần. Mẹ là Mẹ Đức Giêsu, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Hội Thánh và là Mẹ của mỗi người chúng ta. Nhờ Mẹ, chúng ta có Đức Giêsu là Đấng Cứu Chuộc loài người. Nhờ Mẹ chúng ta có tất cả trong đức tin: Được làm người Công giáo, được lãnh nhận các Bí tích, được có nhiều cơ hội để lo phần rỗi hầu ngày sau được về Thiên đàng.
Đức tin không nói cho chúng ta biết điều gì về cái chết của Đức Maria. Có người cho rằng Đức Maria không chết, nhưng Đức tin nói với chúng ta rằng sau khi hoàn tất cuộc đời dương thế, Đức Maria được Thiên Chúa tôn vinh. Nơi Mẹ, cũng như Đức Giêsu Con Mẹ, cái chết không phải là hết, sự chết đã bị đập tan. Trái đất không còn là nơi giam hãm con người trong số phận đau thương, các tầng trời mở ra để loan báo một tương lai sáng ngời cho nhân loại. Sự chết đã bị tiêu diệt bởi sức mạnh của tình yêu Thiên Chúa. Đó là niềm hy vọng lớn lao cho chúng ta !
Cuộc hành trình đức tin của Mẹ được dàn trải trong suốt cả cuộc sống, từ biến cố truyền tin đến cao điểm là phút giây hiệp thông trọn vẹn với Đức Giêsu dưới chân Thập giá. Thái độ đức tin đó được thể hiện bằng cách Mẹ luôn tìm kiếm và quy thuận thánh ý Thiên Chúa. Có lần, khi Chúa Giêsu đang giảng giữa đám đông, Đức Maria chợt đến. Người ta báo cho Chúa biết là ‘bà cố’ đang đến. Người trả lời :“Ai là mẹ tôi và anh em tôi, chính là những ai nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành (Mc. 3,31-35). Đức Giêsu gián tiếp đề cao thái độ đức tin nơi Mẹ. Tính cách làm Mẹ của Ngài hệ tại ở việc biết nghe lời Thiên Chúa và đem ra thi hành.
Mẹ được đem về trời cả hồn lẫn xác là dấu chứng của một cuộc vinh thắng, và đó chính là cuộc chiến thắng trong đức tin. Trong thư Rôma, thánh Phaolô so sánh Ađam với Đức Kitô. Ađam gieo sự tội vào trần gian vì bất tuân, còn Đức Kitô đưa sự giải án tuyên công đến cho con người qua vâng phục. Cũng như Evà đã liên đới với Ađam trong tội nguyên tổ, thì Đức Maria được sánh ví như Evà mới, đã hiệp thông trọn vẹn với Đức Giêsu để đem ơn cứu độ đến cho con người. Nhiều thần học gia còn gọi Mẹ là Đấng ‘Đồng công Cứu chuộc’. Sách Giáo lý Công giáo cũng mời gọi chúng ta hướng nhìn về Mẹ như là Biểu tượng Cánh chung cho toàn Giáo hội trong cuộc lữ hành trần thế (Giáo lý Công giáo số 972). Những điều này nói về Mẹ như là khuôn mẫu và Thầy dạy đức tin cho chúng ta.
Mừng kính Đức Trinh Nữ Maria hồn xác về trời, chúng ta không chỉ mừng vì Thiên Chúa đã làm cho Mẹ những điều trọng đại, mà còn mừng vì tương lai của mỗi chúng ta. Thánh Phaolô nói: “Anh em khỏi phải phiền sầu như những người khác, những kẻ không có hy vọng” (1 Tx 4, 13). Chúng ta cố gắng hiểu để sống sao cho xứng danh là người hy vọng.
Và rồi mỗi người chúng ta hãy sống hy vọng, hãy làm ngày lại ngày, không buông tay, mặc cho những ngang trái của cuộc đời. Phúc cho chúng ta, nếu chúng ta can đảm chiến đấu mỗi sáng khi thức dậy cho cuộc sống đáng sống của mọi người trên trái đất. Nếu như khi xưa Mẹ đã đến với bà Êlisabet, làm cho cả gia đình bà vui mừng, thì ngày hôm nay Mẹ vẫn đến với chúng ta. Mẹ mở rộng vòng tay nói với chúng ta rằng : hỡi con, hãy tin tưởng và hy vọng, Chúa đã dọn chỗ cho con.
Huệ Minh
Mẹ muốn chúng ta đạt tới cõi phúc trên trời
8/14/2019 9:21:09 AM
Suy niệm Lễ Vọng Đức Maria Hồn Xác về Trời (Lc 11, 27-28)
 Với đoạn Tin Mừng ngắn gọn vọng lễ chiều nay dìu chúng ta về với Đức Maria đầy ơn phúc được ân thưởng hồng phúc hồn xác về trời, đồng thời khuyến khích chúng ta chuyên chăm lắng nghe và thực hành Lời Chúa để cũng Chúa thưởng hồng phúc như Mẹ.
Đức Maria Người Nữ hạnh phúc
Chuyện xảy ra là khi Chúa Giêsu đang giảng dạy dân chúng, thì từ giữa đám dân chúng có một phụ nữ vì thấy quyền năng và sự khôn ngoan thể hiện trong lời nói và việc làm của Chúa Giêsu, bà đã không thể kìm hãm nổi sự ngưỡng mộ của mình liên cất tiếng ngợi khen Chúa Giêsu bằng cách ca tụng người mẹ đã cưu mang Chúa : "Phúc cho lòng dạ đã cưu mang Thầy, và vú đã cho Thầy bú" (Lc 11, 27).
Đức Maria là người nữ hạnh phúc, lời đầu tiên của Sứ Thần Gabriel chào Đức Trinh Nữ là bằng chứng : "Kính mừng Maria đầy ơn phúc" (Lc 1, 28 ) là bằng chứng. Quả thật, mọi phúc lành con người có được kể cả Đức Maria hệ tại ở phúc lành Thiên Chúa ban chứ không tùy thuộc các sự thế trần. Đức Maria là người hạnh phúc, trước hết vì đã được Thiên Chúa yêu thương và tuyển chọn. "Phúc thay kẻ được Người chọn lấy và cho lại gần, nơi tiền đình của Người, nó sẽ lưu lại! " (Ps 65,5). Phúc của Mẹ vượt trên mọi người nữ trần gian, lời của bà Êlisabeth xác nhận : "Bà được chúc phúc giữa các người phụ nữ, và Con lòng Bà được chúc phúc" (Lc 1, 42). Mẹ là người diễm phúc vì có : "Thiên Chúa ở cùng" (Lc 1, 28 ). Trong hạnh phúc của Mẹ có hạnh phúc của mỗi người chúng ta.
Nghe và giữ Lời Chúa thì có phúc hơn
Mẹ hạnh phúc, Mẹ cũng muốn con cái mình hạnh phúc, nên Mẹ dạy : "Người bảo gì các con cứ làm theo" (Ga 2, 5 ). Lời Chúa Giêsu đáp lại người đàn bà đã khen Đức Maria là người diễm phúc : "Ai nghe và giữ lời Thiên Chúa còn có phúc hơn" ( Lc 11, 28 ) cũng là lời Chúa dạy chúng ta hôm nay. Lời này mạc khải cho chúng ta một mối phúc khác ngoài tám mối phúc đã được Chúa Giêsu công bố trong bài giảng trên núi, chúng ta có thể gọi mối phúc đây là mối phúc "lắng nghe Lời Chúa và sống thực hành Lời Chúa". Chúa Giêsu muốn chúng ta hiểu rằng, mối phúc mà Mẹ Maria đang vui hưởng, là vì Mẹ đã lắng nghe, cẩn thận ghi nhớ và nỗ lực thực hành Lời Chúa từng ngày.
Mẹ trở nên cao trọng không những vì Mẹ đã cưu mang Chúa Giêsu và cho Chúa bú mớm, mà còn vì Mẹ đã lắng nghe và thực thi Lời Chúa hơn ai hết, nhờ vậy Mẹ luôn nhận ra được thánh ý Chúa muốn nơi cuộc đời để rồi cộng tác hết mình với Chúa.
Chúa Giêsu không có ý phủ nhận vai trò của Mẹ Maria trong việc cưu mang, sinh hạ và nuôi dưỡng Người; nhưng qua những lời trên đây, Chúa mạc khải mối tương quan sâu xa giữa Đức Maria Mẹ Người với Người ; tương quan ấy không chỉ dừng lại ở huyết nhục, nhưng hơn ai hết, Mẹ là người đã triệt để lắng nghe và thực hành Lời Thiên Chúa, vì thế Mẹ đã trở nên gương mẫu cho mọi người chúng ta noi theo.
Để được vào số những người diễm phúc
Mừng lễ Đức Maria hồn xác về trời hôm này, chúng ta dễ dàng nhận ra năng động thiêng liêng của Lời Chúa trong bài Tin Mừng hôm nay. Chúng ta có thể trở thành người có phúc do việc thi hành ý muốn của Thiên Chúa : “Ai nghe và giữ lời Thiên Chúa”.
Ai trong chúng ta cũng có thể có được mối phúc ấy, nếu biết khiêm tốn lắng nghe và thực hành lời Chúa truyền dạy. Mối phúc lời Chúa này không phải là độc quyền dành cho Đức Maria. Mẹ đã đi trước làm gương cho chúng ta và muốn cho chúng ta sống như Mẹ đã sống hầu được Thiên Chúa ân thưởng vinh quang hạnh phúc thiên đàng với Mẹ.
Mẹ Maria ơi, trên thiêng đàng con sướng vui, trên thiên đàng con sướng con cùng vui, xin Mẹ giúp chúng con vâng nghe và giữ lời Thiên Chúa, để có được chỗ đứng trên nước trời. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Cái dũng của thánh nhân- Tổng Giám Mục San Antonio xin lỗi vì chỉ trích tổng thống nặng quá
Đặng Tự Do 09/Aug/2019
http://vietcatholic.net/News/Html/251683.htm
Sau một loạt các vụ xả súng giết người hàng loạt gần đây ở Gilroy, California; El Paso, Texas; và Dayton, Ohio, cũng như nhiều vị Giám Mục khác tại Hoa Kỳ, Đức Tổng Giám Mục Gustavo Garcia-Siller của tổng giáo phận San Antonio đã lên tiếng bày tỏ nỗi bức xúc của ngài.
Trong ba tweets liên tiếp vào ngày thứ Hai 5 tháng Tám, Đức Tổng Giám Mục Gustavo viết:
“Thưa tổng thống, ngài là một người thiệt tệ, yếu quá. Làm ơn đừng gây hại thêm cho người dân.”
“Thưa tổng thống, xin dừng ngay lòng thù hận. Người dân Hoa Kỳ đáng được hưởng những gì tốt hơn.”
“Xin dừng ngay sự phân biệt chủng tộc. Xin dừng ngay lòng thù hận. Làm ơn trở thành người thiện chí. Xin dừng ngay những lời cầu nguyện giả dối. Ngài đã gây hại quá nhiều. Ngài đã làm mất đi nhiều sinh mạng. Ngưng, ngưng, ngay. Làm ơn, làm ơn, làm ơn.”
Nhiều người cho rằng Đức Tổng Giám Mục “phang” nặng quá! Dân chúng Mỹ hiện đang nắm giữ trong tay số vũ khí cá nhân bằng một nửa kho vũ khí cá nhân của toàn thế giới. Bất cứ tổng thống Mỹ nào, dù thiện chí đến đâu, cũng không thể nào đảo ngược được tình hình một sớm một chiều.
Sau cơn giận, Đức Tổng Giám Mục đã nghĩ lại, và đã thực hiện video sau. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi qua lời dịch của Kim Thúy. Xin quý vị và anh chị em để ý trong khi nói, Đức Tổng Giám Mục để lộ một nỗi buồn, có thể nói là ứa nước mắt trong một niềm hối tiếc rất chân thành. Ngài nói:
Thưa anh chị em giáo dân của tôi, cộng đồng rộng lớn hơn và tất cả các linh mục tận tụy của Tổng giáo phận San Antonio, xin biết rằng chức trách của tôi là nhằm phục vụ nhu cầu tâm linh của anh chị em, và trình bày ý kiến bản thân mình trong những cách thế thể hiện lòng trắc ẩn, văn minh và xây dựng sự hiệp nhất.
Tôi rất tiếc rằng các nhận xét trong các Tweet gần đây của tôi không tập trung vào các vấn đề nhưng lại đi tập trung vào một cá nhân.
Tất cả các cá nhân đều có phẩm giá do Chúa ban và đáng được tôn trọng và yêu thương như con cái Chúa, đặc biệt là trong các đối thoại và tương tác của chúng ta. Chúng ta nên nhận thức được điều này khi bàn cãi về chức trách của Tổng thống Hoa Kỳ, là vị đáng được chúng ta tôn trọng.
Các gia đình bị ảnh hưởng trong vụ xả súng giết người hàng loạt ở El Paso, Dayton và Gilroy, California cần những lời cầu nguyện của chúng ta. Ở Nam Texas, cộng đồng Sutherland Springs gần đó đã phải chứng kiến cảnh tượng của một thảm kịch như vậy hai năm trước đây. Cái ác này hoàn toàn vô nghĩa và sẽ không bao giờ có thể hiểu được một cách đầy đủ. Sự hoài nghi và bàng hoàng là những cảm giác áp đảo; và không có từ ngữ nào diễn tả đầy đủ được. Không thể có lời giải thích thỏa đáng nào cho những cảnh kinh khủng như thế.
Hy vọng của tôi là mang lại niềm an ủi tại thời điểm đầy xúc động này.
Tôi đã từng là chủ tịch của Ủy ban /Đa văn hóa trong Giáo Hội/ của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, và mùa thu năm ngoái Hội Đồng Giám Mục của chúng ta đã thông qua một tài liệu có tựa đề, “Lời Mời Gọi Yêu Thương Liên Lỉ: Thư Mục Vụ Chống Phân biệt chủng tộc.”
Bức thư mục vụ nói rằng: “Mặc dù có nhiều bước tiến đầy hứa hẹn được thực hiện ở quốc gia chúng ta, khối ung thư tệ hại của nạn phân biệt chủng tộc vẫn tiếp tục lây lan khắp đất nước. Các hành vi phân biệt chủng tộc là tội lỗi vì chúng chà đạp công lý. Chúng cho thấy một sự thất bại trong việc thừa nhận phẩm giá con người của những người bị xúc phạm, cũng như trong việc nhận ra họ là những người lân cận mà Chúa Kitô kêu gọi chúng ta yêu thương.”
Tài liệu này cũng nói rằng: “ Mỗi hành vi phân biệt chủng tộc - mỗi lời bình luận như thế, mỗi câu nói đùa, mỗi cái nhìn miệt thị như một phản ứng đối với màu da, sắc tộc hay xuất xứ của một người - là một sự thất bại trong việc thừa nhận người khác như một người anh chị em của chúng ta, được tạo thành theo hình ảnh của Thiên Chúa.”
Không ai được phép đưa ra các tuyên bố phân biệt chủng tộc.
Đây là những điều tôi muốn tweet và rao giảng, cũng như muốn bắt đầu cuộc đối thoại đổi mới. Chúng ta hãy tập trung vào điều này. Lời cầu nguyện của tôi là điều này sẽ dẫn đến các cuộc đối thoại quốc gia lành mạnh về những vấn đề đang ảnh hưởng đến nhiều người ở nước ta.
Ngày càng có sự sợ hãi và những quấy rối, và lúc này lúc khác có những phát biểu công khai sử dụng các luận điệu tạo ra những nỗi sợ cho người nước ngoài, người nhập cư và người tị nạn.
Chúng ta phải cầu nguyện cho hòa bình một cách nhiệt thành hơn giữa tất cả các hình thái bạo lực dường như đang áp đảo xã hội của chúng ta. Chúng ta phải là ánh sáng trong bóng tối. Chúng ta hãy tiếp tục đẩy mạnh các giá trị của Nước Trời. Chúng ta không cần những chia rẽ hơn nữa, nhưng đúng hơn, chúng ta cần tiến về phía trước trong tự do để thảo luận về những chủ đề này sâu sắc hơn, dưới ánh sáng Tin Mừng.
LS người Mỹ gốc Việt nói gì về quy định nhập cư mới của Trump?
14 tháng 8 2019
Quy định mới này là một phần trong những nỗ lực của Đảng Cộng hòa của ông Trump, nhằm kiềm chế cả nhập cư hợp pháp và bất hợp pháp, vấn đề nền tảng cho nhiệm kỳ tổng thống của ông
Hôm thứ Hai 12/8, chính quyền của Tổng Thống Donald Trump đã ban hành quy định mới gây tranh cãi, là sẽ từ chối cấp giấy nhập cảnh hay quy chế thường trú nhân cho người có thu nhập thấp, theo Reuters.
Quy định này có hiệu lực từ ngày 15/10 và sẽ từ chối đơn xin làm thẻ xanh tạm thời hay lâu dài cho những người không có đủ tiêu chuẩn về thu nhập, hoặc nếu họ sẽ phải nhận trợ cấp xã hội, như tem mua thực phẩm, trợ cấp nhà ở hoặc trợ cấp y tế.
Chính phủ dự kiến quy định này sẽ ngay lập tức ảnh hưởng đến hồ sơ của 382.000 dân nhập cư, nhưng các nhà hoạt động cho dân nhập cư nói rằng con số có thể cao hơn, đặc biệt nếu được áp dụng cho hàng triệu người đang xin giấy nhập cảnh ở các lãnh sự và đại sứ quán Hoa Kỳ trên thế giới.
Giới chỉ trích nói rằng đây là nỗ lực giới hạn cả nhập cư hợp pháp lẫn bất hợp pháp của chính quyền Trump. Trong khi đó một số chuyên gia nói quy định này có thể cắt giảm số người nhập cư hợp pháp đến một nửa.
Chính quyền Trump ước tính quy định sẽ tiết kiệm 2,47 tỷ đôla hàng năm về chi tiêu lợi ích công cộng.
Quy định mới này nói gì?
Quy định dài 837 trang nhắm vào những người có thể trở thành "gánh nặng xã hội" (public charge).
Từ trước đến giờ chưa có một định nghĩa cụ thể về "gánh nặng xã hội", nhưng ông Ken Cuccinelli, quyền giám đốc Dịch vụ Công dân và nhập cư Hoa Kỳ nói rằng quy định mới sẽ giúp làm rõ điều này.
Có nhiều yếu tố để đánh giá một người có phải là "gánh nặng xã hội" hay không.
Việc một người có thể trở thành gánh nặng xã hội hay không được xác định khi lợi tức hàng năm của họ có cao bằng 125% mức sống tối thiểu (125% FPG), tức 15.613 đôla (362 triệu đồng) cho một người, hay 25.750 đôla (747 triệu đồng) cho một gia đình 4 người.
Những ai có lợi tức hàng năm thấp hơn 125% của mức sống tối thiểu như trên sẽ bị cho là có thể trở thành gánh nặng xã hội.
Và những người nhập cư sẽ là "gánh nặng xã hội" nếu họ nhận một hoặc nhiều hơn một loại trợ cấp xã hội dưới bất cứ hình thức nào suốt 12 tháng trong khung thời gian 3 năm.
Và trợ cấp xã hội bao gồm các chương trình như Supplemental Security Income (Hỗ trợ Đảm bảo Thu nhập), Temporary Assistance for Needy Families (Hỗ trợ Tạm thời cho Gia đình Khó khăn), Supplemental Nutrition Assistance Program (Chương trình Hỗ trợ Thực phẩm Dinh dưỡng) và phần lớn các dịch vụ Medicaid và các chương trình nhà ở xã hội.
"Nguyên tắc thúc đẩy quy định này là một giá trị cũ của Hoa Kỳ và giá trị đó là sự tự túc," ông Cuccinekku nói trong một phỏng vấn với Fox News.
Điều đó có nghĩa là người xin nhập cảnh hay hập tịch Hoa Kỳ phải có khả năng tự lập kinh tế và không phải nhờ vả vào trợ cấp xã hội dưới bất cứ hình thức nào.

Ông Mai Ha đặt lá cờ Mỹ trong ngực áo trong buổi lễ nhập tịch Hoa Kỳ hôm 22/1/2019
Một điều 'đáng tiếc'
Trả lời phỏng vấn của BBC hôm 13/8, luật sư Tâm Nguyễn tại thành phố San Jose, California cho biết hiện chưa xác định được bao nhiêu người Việt sẽ bị ảnh hưởng.
"Nếu quy định này mà có trước đây, như vào năm 1990, 1979, hay 1975 thì có lẽ không một người H.O., thuyền nhân, hay tị nạn được phép nhập cư vào nước Mỹ hay được vào quốc tịch Mỹ.''
"Đã là tị nạn bỏ nước ra đi với hai bàn tay trắng thì làm sao đạt nổi tiêu chuẩn kinh tế tự túc chiếu theo luật mới này. Do đó, một mặt luật mới này nhằm tiết kiệm cho Hoa Kỳ 2.7 tỉ đô mỗi năm, nhưng sẽ rất tội nghiệp cho nhiều người tị nạn hay di dân thuộc dạng nghèo.''
"Thật ra nếu nhìn vào lịch sử cộng đồng Việt tại Mỹ, thì tuy khởi công lập nghiệp là người tị nạn và rất nhiều người đã nhận trợ cấp xã hội dưới nhiều hình thức, từ Medical, Foodstamps hay Housing voucher, v.v…nhưng với sức lao động chăm chỉ, gia đình cộng đồng nương tựa nhau. Và ngày nay cộng đồng người Mỹ gốc Việt đã trở thành cộng đồng lớn mạnh về mọi mặt, đóng góp vào xã hội và nền kinh tế Hoa kỳ, nên việc loại bỏ người di dân nghèo thật là một điều rất đáng tiếc."
"Thật là khó biết hiện nay có bao nhiêu người Việt sẽ bị ảnh hưởng của luật mới, nhưng một điều rõ ràng cho những người nhập cư trong tương lai, thì phải có tiêu chuẩn kinh tế vững vàng thì mới được vào Mỹ.
"Đối với cán bộ quan chức thì họ giàu có quá rõ ràng, còn người dân nghèo thì sẽ gặp khó khăn. Giới phê bình thì dựa trên hậu quả ấy để phản đối và cho rằng mục đích của Tổng thống Trump là giới hạn di dân nghèo và ưu tiên cho di dân giàu."
 Ngoc Phuong T Pham (bìa trái) tại một buổi lễ nhập tịch Hoa Kỳ hồi tháng 7/2018
Giới đấu tranh cho dân nhập cư khởi kiện
Chỉ một ngày sau khi chính quyền Trump công bố quy định mới, đã có hai tổ chức cho biết sẽ nộp đơn kiện để chặn lại.
Họ cho rằng quy định mới vượt qua quyền hạn lập pháp của Quốc hội Hoa Kỳ. Tòa án có thể ban lệnh Đình chỉ Tạm thời (Temporary Restraining Order) để chờ ngày xét xử.
Trung tâm Luật Di trú Quốc gia (NILC) cho biết họ sẽ đệ đơn kiện để ngăn chặn quy định này có hiệu lực. Giám đốc điều hành nhóm cho biết quy định này có động cơ chủng tộc. Các luật sư của tiểu bang California và New York cũng đã đe dọa sẽ kiện.
Duterte ác độc với dân, quỵ lụy với Tập
Đại-Dương August 13, 2019
Tình hình trên Biển Nam Trung Hoa ngày càng căng thẳng và quyết liệt đến cao độ do chính sách bành trướng bá quyền của Bắc Kinh dựa vào sự tính toán sai lầm của các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt vai trò của Tổng thống Phi Luật Tân, Rodrigo Duterte.

Duterte cư xử với dân chúng Phi Luật Tân và cộng đồng quốc tế bằng thái độ du thủ, du thực. Trái lại, nhũn như sợi bún trước mặt Tập Cận Bình cũng như Đại sứ TC tại Manila, Trương Giám Hoa.
Do đó, năm 2018, Cao uỷ Nhân quyền Liên Hiệp Quốc Zeid al-Hussein yêu cầu Bộ Tư pháp Phi Luật Tân điều tra vụ giết người lúc Duterte làm Thị trưởng Davao đã công khai xác nhận. Hussein nghi ngờ Duterte mắc bệnh thần kinh nên ra lệnh giết người bừa bải trong chiến dịch chống ma tuý.
Hôm 11/07/2019, Hội đồng Nhân quyền LHQ đã uỷ nhiệm cho Cao Uỷ Michelle Bachelet điều tra các vi phạm nhân quyền của Chính phủ Duterte và sẽ báo cáo vào năm tới.
Tổng thống Rodrigo Duterte bị dư luận chỉ trích dữ dội nhất trên vấn đề đối nội và đối ngoại.
Ngay từ lúc mới lên cầm quyền vào năm 2016, Duterte tiến hành chiến dịch bài trừ ma tuý giết chết 6,600 người ngoài hệ thống tố tụng theo số liệu do Manila công bố, nhưng, các cơ quan nhân quyền quốc tế đưa ra con số 27,000 do các nhà hoạt động thu thập.
Chống ma tuý là một nhu cầu thiết yếu của quốc gia, tuy nhiên phải áp dụng luật pháp chứ không bằng hành động quân phiệt như Duterte. Từ năm 2018, Toà án Hình sự Quốc tế (ICC) đã mở cuộc điều tra sơ khởi về chiến dịch chống ma tuý ngoài tố tụng của Duterte nên Manila rút khỏi ICC. Năm 2018, Duterte gọi Cao uỷ Nhân quyền LHQ, al-Hussein là thằng khốn nạn và doạ ném các điều tra viên vào hầm cá sấu. Duterte thách đố, đe doạ bất cứ ai, kể cả chính trị gia, giám mục, hoặc quân đội tổ chức đảo chánh. Ai chống đối cũng bị Duterte chửi bới công khai và doạ bỏ tù.
Nhiều cuộc biểu tình chống chính sách nội trị khắc nghiệt và vô-nhân đạo của Duterte. Đồng thời, Chánh án Toà án Tối cao, giới luật sư, giám mục, đảng phái đối lập, viên chức chính phủ cao cấp cũng thường vạch trần các sai trái thô bạo của kẻ coi con người như cỏ rác.
Duterte còn mắc những sai lầm gây nguy hại vô cùng tới quyền lợi quốc gia. Duterte đã tự ý thoả thuận với Tập để cho phép ngư thuyền TC được quyền đánh bắt hải sản trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Phi Luật Tân. Giới Lập pháp đang xem xét liệu thoả thuận này có nằm trong quyền hạn của tổng thống hay không.
Sự thực, quyết định của Duterte đã sai từ căn bản: (1) Phán quyết ngày 12/07/2016 của PCA đã bác bỏ toàn bộ yêu sách của TC trên SCS vì tất cả các thực thể địa lý trên SCS không hội đủ điều kiện ĐẢO nên chẳng được phép có Vùng Đặc quyền Kinh tế và Thềm Lục địa. Do đó, chỉ các quốc gia duyên hải Đông Nam Á mới được quyền có EEZ và Thềm Lục địa nên không hề tạo ra vùng chồng lấn với TC trên Biển Nam Trung Hoa. Các quốc gia duyên hải Đông Nam Á đã song phương hoặc đa phương giải quyết vấn đề chồng lấn quyền-chủ-quyền. (2) Phán quyết của PCA nêu rõ Bãi cạn Scarborough Shoal là ngư trường truyền thống của ngư dân Phi Luật Tân nên việc Duterte trao đổi bằng cách cho phép ngư dân TC hành nghề trong EEZ hoàn toàn sai lầm khó tưởng. (3) TC không cho ngư dân Phi Luật Tân đánh bắt bên trong “đầm Scarborough”, nơi có nhiều ngư sản quý, mà còn bị Hải cảnh và Dân quân Biển quấy nhiễu khi hành nghề bên ngoài đầm rất ít ngư sản!
Duterte còn công khai thừa nhận chủ quyền thực tế của TC trên Biển Nam Trung Hoa đi ngược lại Phán quyết của PCA tạo điều kiện cho Bắc Kinh làm càn bất chấp luật pháp quốc tế.
Tổng thống Duterte ra lệnh đóng dấu trên Sổ Thông hành cho công dân TC có in hình Đường 9 Đoạn do các đoàn lữ hành được Manila chấp thuận, sàng lọc. Manila đã ngưng đóng dấu sau khi Bắc Kinh cưỡng đoạt Bãi cạn Scarborough năm 2012.
Ngược lại, công dân Phi Luật Tân du lịch Hoa Lục cần được Đại sứ quán TC ở Manila cấp thị thực sau khi nộp hành trình du lịch, vé máy bay khứ hồi, khách sạn cư trú, thư mời từ ai đó ở Hoa Lục.
Tình trạng lợi dụng điều kiện du lịch dễ dàng nên nhiều du khách Hoa Lục ở lại Phi Luật Tân làm chui trong kỹ nghệ sòng bài. Năm 2016, Tổng thống Duterte ký sắc lệnh trao thẩm quyền cấp giấy phép cho Công ty Giải trí và Trò chơi Philippines nên ít nhất có 100,000 dân Hoa Lục tới Manila phục vụ trong kỹ nghệ sòng bài truyền thống và trực tuyến. Phi Luật Tân đứng hàng thứ ba sau Tân Gia Ba và Ma Cao về kỹ nghệ sòng bài.

Tổng thống Duterte tuyên bố sẽ đi gặp Chủ tịch Tập Cận Bình để bàn về phán quyết của PCA khiến dư luận đặt câu hỏi: (1) Phải chăng họ quyết định thực thi Bản Ghi nhớ (MOU) nhân dịp Duterte tham dự Hội nghị Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) tại Hoa Lục hồi tháng 6-2019. Bản Ghi nhớ đề cập tới việc Duterte cho phép nhà thầu TC đầu tư 2 tỉ USD để biến đảo Fuga thuộc nhóm đảo cực Bắc với 2,000 cư dân là Thành phố Thông minh nhằm kiểm soát mọi hoạt động thông qua Eo biển Bashi giữa Đài Loan và Phi Luật Tân. Và dùng 298 triệu USD để xây các cơ sở, kể cả 80 toà cao ốc trên hai đảo Grande và Chiquita toạ lạc ngoài cửa Vịnh Subic để theo dõi mọi hoạt động quân sự quan trọng của Phi Luật Tân và đồng minh Mỹ. (2) Hai bên sẽ bàn chi tiết khai thác chung trên Biển Nam Trung Hoa vì Duterte đã công nhận chủ quyền của TC. Bắc Kinh sẽ sử dụng thoả thuận này để thuyết phục các nước khác chấp nhận cùng khai thác chung tài nguyên thiên nhiên trên SCS mà không cần đấu thầu quốc tế công khai. Hiện nay, Bắc Kinh cố đẩy các công ty dầu hoả quốc tế từ bỏ hoạt động khai thác với các quốc gia duyên hải Đông Nam Á.
Duterte bảo Hoa Kỳ đưa toàn bộ Hạm đội 7 vào SCS và ông ta sẽ đứng trên soái hạm để chỉ các chiến hạm của TC mà bắn. Có như thế, Duterte mới tin vào tình nghĩa đồng minh. Một bệnh nhân rời bệnh viện thần kinh cũng khó điên hơn Duterte.
Tổng thống Donald Trump quyết không để cho TC đe doạ các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ trong khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương bằng hoả tiễn tầm trung (5,500 km) nên rút khỏi Hiệp ước Lực lượng Hoả tiễn Tầm trung với Nga kể từ ngày 2 tháng 8-2019.
Trong bài “Is America Now Directly Arming Against China?” trên báo The Diplomat ngày 2 tháng 8 năm 2019, giới chiến lược gia đề ra 3 hệ thống vũ khí của Hoa Kỳ có thể thắng TC: Tiềm thuỷ đỉnh tấn công nguyên tử (SSN) Virginia-class nhằm loại trừ khả năng trấn giữ và tiếp tế các hải đảo cưỡng chiếm. Khu trục hạm hoả tiễn dẫn đường Arleigh Burke-class với khả năng chống hoả tiễn đạn đạo và hoả tiễn hành trình, chống tàu ngầm. Hoả tiễn Chống-hạm Tầm xa (LRASM) được bố trí trên Oanh tạc cơ chiến lược B1-B và F/A-18 ở trên hàng không mẫu hạm, mang theo đầu đạn 1,000 cân Anh và tầm bắn 580 dặm Anh so với Hoả tiễn Harpoon (488 và 150).
Nhưng, để làm nản lòng đối phương thì cần tới hoả tiễn tầm trung phóng đi từ mặt đất nên Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper và Ngoại trưởng Mike Pompeo đang cố thuyết phục các đồng minh và đối tác chấp nhận thiết đặt hệ thống hoả tiễn tầm trung càng sớm càng tốt. Chống tham vọng thống trị thế giới của TC không phải trách nhiệm riêng rẽ của Hoa Kỳ mà là bổn phận của cộng đồng nhân loại văn minh.
Lập tức, Bắc Kinh tuyên bố chống lại kế hoạch của Hoa Thịnh Đốn, đồng thời, đe doạ bất cứ quốc gia nào dám cho phép Hoa Kỳ đặt hệ thống hoả tiễn tầm trung bởi lẽ TC rất sợ hoả tiễn nguyên tử chiến thuật trở lại Châu Á sau khi Hoa Kỳ rút nó khỏi Đại Hàn năm 1991.
Chỉ có con đường tham gia Hiệp ước Lực lượng Nguyên tử Tầm trung (INF) gồm có TC, Hoa Kỳ-Nga thì Bắc Kinh mới thoát khỏi nỗi sợ hãi treo lơ lững trên đầu.
Đại-Dương
Tài liệu tham khảo:
Philippine top brass breaks ranks to counter China (Asia Times)
China Vows to Counter US Deployment of Midrange Missiles in Asia (Diplomat)
China accuses US of ‘deliberately destroying’ world order (guardian)
Philippines to stamp Chinese passports with controversial 9-dash line using design that shows ‘all’ PH territories (Philippine News)
Four China Navy Ships Pass Through Philippine Strait In Repeat Act, Ignore Warnings (IBT)
US aircraft carrier arrives in Manila for port call (Inquirer)
MOU on joint exploration in West Philippine Sea may be part of Duterte-Xi talks (PhilStar)
EDITORIAL – National security and economic gains (PhilStar)
Tại sao Hồng Kông không thành Thiên An Môn?
Ngô Nhân Dụng August 13, 2019

Du khách vật vạ tại phi trường Hồng Kông hôm Thứ Hai, 12 Tháng Tám. (Hình: AP Photo/Kin Cheung)
Dân Hồng Kông mới gửi một thông điệp hình ảnh cho dân chúng Trung Hoa lục địa: Vô Úy! Không có gì phải sợ hãi.
Sau hơn hai tháng biểu tình và xung đột với lực lượng cảnh sát dùng dùi cui và hơi cay, dân biểu tình đã khiến phi trường phải đóng cửa suốt ngày Thứ Hai. Đây là lần đầu tiên một phi trường thuộc lãnh thổ Trung Quốc phải đóng cửa, vì dân Hồng Kông tỏ thái độ phản đối hành động của cảnh sát tại sân ga xe lửa ngày Chủ Nhật. Họ tiếp tục chống cự cảnh sát trong ngày Thứ Ba với những chai nước bằng plastic.
Nhiều người đã lo lắng chính quyền Cộng Sản Trung Quốc sẽ mạnh tay. Quân đội Trung Cộng đồn trú còn bất động nhưng đã thị uy, tuyên bố có thể can thiệp ngay sau ngày 21 Tháng Bảy khi dân biểu tình ném bùn vào huy hiệu nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ở trụ sở. Họ còn cho chiếu video cảnh lính tráng đàn áp một đám người đóng trò biểu tình.
Ngày Thứ Hai khi phi trường tê liệt, quân lính Trung Cộng kéo đến sát biên giới giữa Hồng Kông và Thẩm Quyến. Thế Giới Thời Báo, thuộc đảng Cộng Sản, ở Bắc Kinh đã gọi những người Hồng Kông biểu tình là bọn “tạo loạn” và nói rằng họ đang “tự hủy” vì “chơi với lửa,” đe dọa sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Một phóng viên tạp chí này bị nhận diện khi dân biểu tình hỏi giấy tờ; rồi trói anh ta lại với hành lý bằng băng nhựa, ngăn cản không cho ai đánh anh ta, khoác vào anh chiếc áo T-shirt với hàng chữ “Tôi yêu cảnh sát Hồng Kông;” cho đến khi anh được cảnh sát giải cứu.
Cuối cùng chỉ có hai cảnh sát viên bị thương và năm người biểu tình bị bắt. Các chuyến bay đã bắt đầu trở lại sáng ngày Thứ Tư.
Bài học cho dân chúng trong lục địa là: Không cần sợ hãi. Hồng Kông không thể biến thành một Thiên An Môn!
Lý do, không phải vì vai trò kinh tế của lãnh thổ với dân số chỉ bằng một nửa thủ đô Trung Quốc. Trước năm 1997, kinh tế Trung Quốc lệ thuộc vào cảng Hồng Kông hơn. Khi người Anh trao trả lãnh thổ cho Trung Cộng, Hồng Kông lớn hơn 15% kinh tế Trung Hoa lục địa. Sau hơn 20 năm, bây giờ GDP Hương Cảng chỉ bằng 3% của lục địa. Số thùng hàng (container) từ lục địa đi qua Hồng Kông ra nước ngoài cũng giảm, từ gần 150,000 mỗi năm xuống chỉ còn vài chục ngàn, vì các hải cảng của Trung Cộng đã phát triển.
Chỉ trong trong hai lãnh vực Trung Cộng vẫn chưa thể thay thế Hồng Kông: Giao thương tiếp liệu chiếm 22% và tài chánh chiếm 19% so với cả nước Trung Hoa.
Tại sao Trung Cộng không thể đánh phủ đầu, đưa “quân giải phóng” vào trấn áp dân Hồng Kông như họ đã hành động ở Thiên An Môn, ngăn không cho phi trường bị đóng cửa?
Thứ nhất, bởi vì dân chúng ở Hồng Kông đồng tâm nhất trí phản kháng. Khi các cuộc biểu tình chống dự luật dẫn độ bắt đầu, đã có hơn hai triệu người dân Hồng Kông xuống đường. Khi phát động đình công, bãi khóa ngày 5 Tháng Tám làm tê liệt cả hệ thống xe lửa, xe hàng và phi trường, hơn 350,000 người đã hưởng ứng. Chủ nhân các xí nghiệp và cửa hàng không ngăn cản mà còn khuyến khích công nhân tham dự đình công. Hàng chục ngàn công chức cũng đình công mặc dù bị cảnh cáo; nói rằng họ là đầy tớ của nhân dân chứ không làm tay sai cho chính quyền. Năm 1989 dân Bắc Kinh chưa “giác ngộ” đến mức đó.
Hơn nữa, ở Bắc Kinh và khắp nước Tàu, Trung Cộng đã thiết lập được một hệ thống kiểm soát người dân rất chặt chẽ trong hơn 70 năm qua, với chế độ hộ khẩu, với công an khu vực gài khắp nơi, và các tiểu tổ đảng viên Cộng Sản nằm trong tất cả các xí nghiệp, các trường học, không chừa một chỗ nào. Guồng máy công an Cộng Sản có thể điểm mặt từng người dân chỉ rõ lý lịch đầy đủ, suốt đời. Với guồng máy đó dân trong lục địa chỉ cần sợ cũng tự khiến họ bất động, tê liệt. Sau khi Đặng Tiểu Bình ra lệnh giết hàng ngàn sinh viên và công nhân, dân Bắc Kinh không dám cục cựa. Dân Hồng Kông may mắn chưa bị kiểm soát kỹ như vậy.
Nhưng yếu tố quan trọng nhất khiến Trung Cộng không thể ban lệnh “giới nghiêm” để ra tay tàn sát người dân Hồng Kông như ở Thiên An Môn năm 1989 là vì họ lo sợ hậu quả trên chính nền kinh tế đang trên đà trì trệ.
Hồng Kông vẫn còn đóng vai then chốt làm cửa ngõ cho đồng đô la từ nước ngoài đi vào nước Tàu. Đây là nơi các xí nghiệp trong lục địa tới để gây vốn, bằng đô la Mỹ. Nếu máu chảy, đồng đô la sẽ ngưng chảy.
Trong hai chục năm qua, kể từ khi trở về với “nước tổ” dưới quy chế “nhất quốc lưỡng chế,” số tiền các công ty Trung Quốc vay nợ nước ngoài qua ngả Hồng Kông đã tăng lên hơn gấp đôi. Thị trường chứng khoán Hồng Kông đứng hàng thứ tư trên thế giới, còn thua Tokyo nhưng đã qua mặt London. Hơn 70% số vốn gây được qua thị trường này cung cấp cho các công ty trong lục địa; trong đó có những xí nghiệp khổng lồ như Tencent, Xiaomi, Meituan. Các công ty này đã chọn ghi tên trên thị trường “Hằng Thịnh” mà không chọn các thị trường trong nước Trung Hoa.
Thêm một yếu tố khác: Các công ty nước ngoài đầu tư vào lục địa cũng lựa chọn, 60% tiền vốn đi qua ngả Hồng Kông trong nhiều năm qua. Nhiều công ty đa quốc (multinational) chọn Hồng Kông đặt trụ sở điều động các hoạt động trong vùng Á Đông. Từ năm 1997 đến nay số trụ sở tăng thêm hai phần ba, lên tới 1,500 công ty.
Tại sao đồng đô la lại chọn Hồng Kông làm xa lộ đi vào Trung Quốc?
Rất giản dị, vì ở đó còn một hệ thống pháp luật đáng tin cậy. Các quan tòa độc lập với chính quyền, ngay cả cảnh sát cũng làm việc theo luật lệ, các công chức không coi dân như tôi tớ trong nhà! Biến Hồng Kông thành Thiên An Môn, cả nền tảng lòng tin đó sẽ tan biến.
Hiện nay Hồng Kông đã đang bị đe dọa sẽ bị Singapore “cướp khách.” Những công ty lớn như Google, Amazon, Facebook chọn đặt trụ sở vùng ở Singapore, một phần vì mối lo “tin tặc” có thể xuất phát từ trong lục địa. Nếu máu đổ, nhiều công ty quốc tế khác cũng sẽ chạy qua Singapore. Thế giới sẽ nhìn Hồng Kông không khác gì Trung Hoa lục địa. Cả nước Tàu sẽ bị thiệt hại.
Cuối cùng, sức mạnh của dân Hồng Kông khiến Trung Cộng không dám ra tay, như ở Thiên An Môn năm 1989, gồm hai thứ vô hình vô ảnh.
Thứ nhất, người dân ý thức rằng các quyền tự do họ đang được hưởng là căn bản cho đời sống kinh tế thịnh vượng. Vì thế, họ quyết tâm bảo vệ tự do. Thứ hai, xã hội Hồng Kông đã được đặt trên nền tảng pháp trị từ hàng thế kỷ, nó bảo đảm cho kinh tế phát triển. Nếu để mất hai thứ “sức mạnh mềm” đó thì Hồng Kông sẽ tự hủy diệt, chứ không phải vì dân đi biểu tình mà họ tự hủy diệt, như Bắc Kinh đe dọa.
(Ngô Nhân Dụng)
Nói dóc vượt chỉ tiêu

Phạm Trần (Danlambao)
Trong nhiều năm qua, mỗi dịp đến ngày 19 tháng Tám, các dư luận viên Tuyên giáo đảng Cộng sản lại thi đua tự ca điều gọi là thành tích kỳ diệu của “Tổng khởi nghĩa Tháng Tám”, hay còn được gọi là “cách mạng Tháng Tám” năm 1945.
Năm nay, 2019, cũng không ngoại lệ, nhưng càng khoe, càng chìm sâu vào cái bẫy “nói dóc vượt chỉ tiêu” và không thể nào lấp được cái hố “cướp Chính quyền” từ tay Chính phủ Trần Trọng Kim.
Họ viết: “Cách đây 74 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cả dân tộc Việt Nam triệu người như một nhất tề vùng lên tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám, đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân. Hào khí, tinh thần bất diệt của Cách mạng Tháng Tám đã hun đúc tinh thần quật khởi của dân tộc trong hơn 7 thập kỷ qua, đưa dân tộc Việt Nam vượt qua bao khó khăn thách thức, giành được từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đó là sự thật hiển nhiên. Thế mà, hiện nay vẫn còn có kẻ tung ra luận điệu xuyên tạc, phủ nhận thành quả đó... Cũng như nhiều năm trước, năm nay, gần đến ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám-Ngày hội của dân tộc, một số người lại “đem chuyện cũ kể lại”, nhưng thực chất là xuyên tạc lịch sử. Họ cho rằng, Việt Nam giành được chính quyền là do “ăn may”, “Đảng Cộng sản Việt Nam đã tranh công, đổ tội”... (báo QĐND, ngày 12/08/2019). Sự thật có đúng như thế không?
Thứ nhất, không làm gì có chuyện “cả dân tộc Việt Nam triệu người như một nhất tề vùng lên tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám”.
Lại càng không có những lời tự chế của tài liệu chính thức vẫn được lưu hành như thế này: “Dưới sự lãnh đạo của Đảng, hơn 20 triệu nhân dân Việt Nam từ Bắc đến Nam đồng loạt đứng lên tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa, giải phóng toàn bộ đất nước.” (TTXVN, ngày 18 tháng 8 năm 2015)
Hay: “Cuộc cách mạng được diễn ra trong bối cảnh miền Bắc vừa thoát khỏi nạn đói kinh hoàng với 2 triệu người chết và Đồng Minh vừa kết thúc cuộc Đại chiến Thế giới thứ hai. Cuộc cách mạng xảy ra dưới sự lãnh đạo của Đảng, 20 triệu nhân dân ta đã nhất tề vùng dậy khởi nghĩa dành lại chính quyền...
Việc “giành lại chính quyền” được các sử gia Việt Nam ví như là “cuộc chạy đua nước rút với quân đội Đồng Minh”. Các bản Hiến pháp của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau này là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đều ghi nhận sự thành công của cách mạng tháng Tám là nền tảng khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.”
Nói năng như thế mà không sợ bị Thánh Thần cắt lưỡi thì chỉ có những người dám bẻ cong lịch sử mới dám làm. Nhưng có thật lực lượng Việt Minh đã phải “chạy đua nước rút với quân đội Đồng Minh”, khi mà quân Anh chưa vào kiểm soát toàn vùng phía nam vĩ tuyến 16 và quân đội Trung Hoa Dân quốc cũng chưa nắm quyền ở phía bắc vĩ tuyến 16 của Việt Nam, theo như Quy định đầu hàng của quân Nhật ngày 15-8-1945?
Thứ hai, lực lượng Việt Minh không hề giao chiến, hay xô xát với với ai mà dám gọi cuộc “cướp chính quyền Trần Trọng Kim không súng, không quân” là “Cuộc cách mạng”?
Do đó những con số như: “cả dân tộc Việt Nam triệu người như một nhất tề vùng lên”, hay “20 triệu nhân dân đã nhất tề vùng dậy” chỉ là những số ma tự biên và tự diễn của những sử gia Cộng sản lắm điều nhiều chuyện.
Về điểm này, nên đọc một tỷ dụ của Giáo sư, Tiến sỹ Lịch sử Việt Nam Cộng hòa, Phạm Cao Dương, trong bài “Việt Minh Cướp Chính Quyền, 73 Năm Nhìn Lại”.
Giáo sư Dương viết: “Nguyên đại tá Bùi Tín, trong bài viết trên trang mạng của ông, đã đặt vấn đề nghiên cứu sâu thêm sự kiện lịch sử của thời gian này để trả lời câu hỏi Tổng Khởi Nghĩa hay Cách Mạng Tháng Tám, hay Cướp Chính Quyền, gọi sao cho chính xác? Đặt câu hỏi nhưng ông đã lập tức trả lời ngay sau câu hỏi do ông đặt ra và trả lời một cách khẳng định:
Sau 70 năm, nhìn lại không thể gọi biến cố đó là Cách mạng tháng Tám. Gọi vậy là “ngoa ngôn”, là “đại ngôn”, vì “cách mạng” là phải thay đổi hẳn chế độ cai trị, đổi mới hoàn toàn bản chất chế độ, đem lại dân chủ, tự do cho mọi công dân, quyền tự do bình đẳng trong kinh doanh, cốt lõi là tự do ngôn luận, tự do báo chí.
Ông lý luận nguyên văn như sau:
“Gọi là cách mạng trước hết là không chính xác. Cách mạng là một cuộc thay đổi chế độ trong đấu tranh quyết liệt, thường có bạo lực chống đối, giằng co nhau, có đổ máu, như cách mạng ở Pháp, ở Hoa Kỳ mà ông Hồ chí Minh đã dẫn ra trong bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945.
Biến cố gọi là Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam hoàn toàn không đổ máu, không có đấu tranh giằng co bằng bạo lực quyết liệt. Chính quyền thực dân Pháp đã bị phát xít Nhật lật đổ ngày 9/3/1945 trong một cuộc đảo chính nhẹ nhàng. Trước đó cả Đông dương thuộc Pháp đã đầu hàng phát xít Đức, Việt Nam trở thành thuộc địa của nước Pháp thua trận đã đầu hàng phát xít, cho nên bị khối Đồng minh xếp vào loại bị quân Đồng minh là quân đội Anh và quân đội Trung Hoa Dân quốc chiếm đóng để giải giáp quân đội Nhật đã đầu hàng Đồng minh. Quân đội Trung Hoa vào miền Bắc, quân Anh vào miền Nam.
Việt Nam trở thành đất trống về quyền lực cai trị, chính phủ Trần Trọng Kim vừa thành lập được 6 tháng còn non yếu, tuy về danh nghĩa đã giành được nền độc lập từ tay phát xít Nhật đã buông súng đầu hàng Đồng minh. Do sức ép của quần chúng xuống đường theo lời hiệu triệu của Mặt Trận Việt Minh do đảng CS Đông Dương tổ chức ra. Vua Bảo Đại thoái vị nhanh chóng, bày tỏ niềm vui “từ bỏ ngai vàng để trở thành một công dân tự do”.
Ông Bùi Tín (29/12/1927 - 11/08/2018) là nguyên Phó tổng biên tập báo Nhân dân, kiêm Tổng biên tập tuần báo Nhân dân Chủ Nhật, đã xin tị nạn chính trị ở Pháp tháng 09/1990 nhân khi sang Pháp dự hội hàng năm của báo L'Humanité (Nhân Đạo), báo của Đảng Cộng sản Pháp.
Thân phụ ông là Cụ Bùi Bằng Đoàn, nguyên Thượng thư Bộ Hình của triều đình Huế và nguyên Chủ tịch Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Cướp giữa ban ngày
Vậy việc ông Hồ Chí Minh và đảng CSVN đã thay Vua Bảo Đại và Chính phủ Trần Trọng Kim để đưa đất nước vào vòng loạn ly trong 30 năm (1945-1975) đã xảy ra trong trường hợp nào?
Trước hết nên biết, chính phủ Đế quốc Việt Nam, còn được gọi là Nội các Trần Trọng Kim, hay Chính phủ Trần Trọng Kim, do phát xít Nhật dựng lên, thành lập ngày 17 tháng 4 năm 1945, ra mắt ngày 19/04/1945. Danh sách nội các được trình vua Bảo Đại phê chuẩn, sau Tuyên cáo Việt Nam độc lập vào ngày 11 tháng 3 năm 1945. (Theo Bách khoa toàn thư mở)
Để hậu thuẫn chính trị cho Chính phủ cụ Trần Trọng Kim và mừng độc lập hoàn toàn, thâu hồi toàn vẹn lãnh thổ, Tổng Hội Công Chức đã tổ chức cuộc biểu tình chiều ngày 17/08/1945.
Nhà văn, nhà biên khảo Đoàn Thêm, một Công chức cao cấp thời bấy giờ đã tham dự cuộc biểu tình. Ông viết lại trong hồi ký “Những ngày chưa quên” như sau: “Trước Nhà Hát Lớn, 15 giờ ngày 17-8, trời kéo cơn mưa, nhưng hàng vạn công chức đã sắp thành đoàn đứng chặt đường Paul Bert, kéo dài suốt Hàng Trống. Dân chúng tới xem, chen chúc trên các ngả phụ cận, Bobillot, Amiral Courbet.
Trên bao-lan Nhà Hát, cờ ba vạch gãy Quẻ Ly được từ từ đưa lên, trong tiếng đồng ca vang dội Tiếng gọi Thanh-Niên... Mây xám giãn dần; chợt thấy giọng ai như của L. béo ngập ngừng qua ống phóng thanh: “mặt trời tỏ, một điềm vui... Hôm nay chúng ta họp mặt tại đây để `mừng cho chủ- quyền đã thâu hồi toàn-vẹn, và hoan hô Chánh-phủ Trần-Trọng-Kim...”
Hoan-hô! V.N. độc-lập muôn năm! Hoan-hô VM! (Việt Minh)
Những tiếng sau là của kẻ nào lén vào hàng ngũ công-chức. Những người quanh đó sửng-sốt ngơ-ngác… Còn đa-số vẫn mải reo to: Hoan hô V.N. muôn năm.”
Tác giả Đoàn Thêm viết tiếp: “Rồi đoàn biểu-tình được lịnh chuyển bước tuần-hành qua nhiều đường lớn, nhưng mỗi lúc những tiếng lạ tai khi nãy lại được gào thét nhiều hơn. Tới ngã sáu Cửa-Nam, vài anh áo cộc quần đen, chắc chắn không phải là công-chức, vừa chạy vừa phất là cờ đỏ giữa có ngôi sao vàng, anh khác giơ một vật ít thấy có cỏ thời đó là khẩu súng lục, bắn vài phát chỉ-thiên như để thị-uy: anh em hãy cùng chúng tôi hô Mặt Trận Giải Phóng muôn năm!
Vài công-chức, có lẽ hoảng sợ quá, đành “muôn năm” theo một các gượng-gạo và máy-móc. Mấy cảnh binh đứng cạnh dọc đường lấm lét hỏi nhau với vẻ kinh ngạc, nhưng không can thiệp, tuy nhiều đám người khác trên các vỉa hè cũng nắm tay giơ chào như Phát-xít Ý, và hoan hô một đoàn-thể mà nhân-viên công-lực cũng không biết là gì.
Nhưng cần chi biết? Hàng chục, hàng trăm, rồi hàng ngàn người cứ việc “muôn năm” mãi cho tới khi giải-tán, vào khoảng sáu bảy giờ chiều.
Ông tham Đ dừng lại hỏi ông phán N: tưởng là bìểu-tình hoan-hô Trần-Trọng-Kim, mà chẳng thấy ai kêu cụ Trần cả? V.N. chứ sao lại mặt-trận VM? Một số ông nữa xen vào câu chuyện: ai bảo hoan hô như thế, bây giờ còn băn khoăn? Người ta hô, thì làm sao khác được? - Thôi, nó bắn, ông mất hết vía rồi!
Mất vía còn ít. Như thế này thì mất cả những gì đáng quí hơn tâm hồn tham phán. Đó là cảm-tưởng sám ngắt như trời mây phủ, nó theo đuổi tôi trên lối về nhà. Đêm hôm ấy, tôi trằn trọc khó ngủ, vi đầu óc rối ren như cảnh đã mục-kích ban trưa, và như cảnh hỗn độn mà tôi ngại cho những ngày sắp tới.” (theo Phạm Cao Dương trong “Việt Minh Cướp Chính Quyền, 73 Năm Nhìn Lại”.
Mưu mô đánh cướp của Việt Minh cũng đã được chính người Cộng sản xác nhận: “Ở Hà Nội, ngày 17 tháng 8, Tổng hội Công chức vẫn còn tổ chức một cuộc mít tinh để ủng hộ Nội các Trần Trọng Kim. Nhờ mưu trí, sáng tạo và quyết đoán, Ủy ban Quân sự Cách mạng đã huy động quần chúng đến tham dự và cướp diễn đàn cuộc mít tinh này, sau đó biến cuộc mít tinh thành cuộc biểu tình quần chúng ủng hộ Việt Minh.” (GS.TS Phạm Hồng Tung-Đại học Quốc gia Hà Nội-Khoa Lịch sử, ngày 07/10/2015)
Cướp táo tợn
Chi tiết và cụ thể trắng trợn hơn còn được thiếu tướng Nguyễn Đồng Thoại, nguyên Phó Cục trưởng Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu, là một trong những người chứng kiến sự kiện nói trên, kể lại với báo Dân Trí, ngày/09/2016: “Thiếu tướng Nguyễn Đồng Thoại, khi ấy 13 tuổi, nói: “Những ngày tháng 8/1945 tình hình ở Hà Nội rất căng thẳng. Lúc đó, Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim đề nghị Việt Minh tham gia Chính phủ Trần Trọng Kim, nhưng Việt Minh từ chối. Để lấy lại tinh thần, Chính phủ Trần Trọng Kim đã ra lệnh tất cả các công chức phải tham gia mít tinh ngày 17/8 ủng hộ Chính phủ Trần Trọng Kim, vận động đồng bào tham gia cuộc mít tinh của Tổng hội công chức chính quyền Trần Trọng Kim tại quảng trường Nhà hát Lớn thành phố.
“Lúc đó, hàng vạn người đứng đầy đường Paulbert (nay là phố Tràng Tiền), người đi xem rất đông, công chức thì mặc áo trắng. Tôi còn nhỏ mới 13 tuổi, hôm đó tôi mặc áo đen nhưng cũng len vào xem thế nào, thì thấy không khí rất nhốn nháo, vì mọi người đã có kế hoạch là phá cuộc mít tinh này.
Các đội viên đội Tuyên truyền Giải phóng quân cũng giương cờ đỏ sao vàng và hô to “Ủng hộ Việt Minh”. Họ tạo ra một sự hỗn loạn cực độ phá vỡ chương trình tổ chức. Ban tổ chức cố gắng lập lại trật tự nhưng không thể nào kiểm soát nổi tình hình”.
Khi ban tổ chức cuộc mít tinh nói trên mới tuyên bố lý do, người của Việt Minh xông lên giành micro. Hai phụ nữ là Kiều Trang (Từ Trang Anh, thành viên đội cứu quốc thành Hoàng Diệu) và Nguyễn Khoa Diệu Hồng (thành viên Đảng Dân Chủ) lên sân khấu thông báo Nhật đã đầu hàng, kêu gọi đồng bào ủng hộ Việt Minh cướp chính quyền, giành độc lập.
Tiếp theo, nhiều đội viên đội danh dự của Việt Minh xông lên khán đài, cầm súng ngắn trong tay dồn các viên chức Đế quốc Việt Nam (chính phủ bù nhìn do Nhật dựng lên) vào một góc, hạ cờ Đế quốc Việt Nam xuống, giương cờ đỏ sao vàng lên. Từ trên tầng hai Nhà hát Lớn, lá cờ đỏ sao vàng to, rộng được buông xuống.
Sau đó, ông Nguyễn Khang - Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ phát biểu kêu gọi nhân dân ủng hộ Việt Minh, đồng thời kết tội Chính phủ Trần Trọng Kim của Đế quốc Việt Nam phục vụ quyền lợi nước ngoài và kêu gọi dân chúng ủng hộ Việt Minh đánh đổ chính quyền tay sai, đấu tranh cho độc lập dân tộc.
Ngay sau đó, một thành viên trong đội danh dự đã lấy từ trong người ra lá cờ đỏ sao vàng to, có cán, quay đầu hô “tiến lên”, do tôi đứng ở cuối đoàn nên khi quay đầu trở thành người dẫn đường. Hàng vạn người tham dự mít tinh cũng xoay người theo. Cả đoàn đi về hướng Tràng Tiền. Đi đến đâu, người dân từ hai bên đường gia nhập đến đó. Vừa đi, mọi người vừa hô “Ủng hộ Việt Minh, ủng hộ Việt Minh, Việt Nam độc lập…”
“Sáng ngày 18/8, Ủy ban khởi nghĩa Hà Nội chuyển trụ sở về số nhà 101 Gambetta (nay là phố Trần Hưng Đạo). Các ủy viên tích cực chuẩn bị cho công việc sáng hôm sau. Cuộc mít tinh của Chính phủ Trần Trọng Kim đã nhanh chóng biến thành biểu tình, tuần hành của quần chúng cách mạng. Hội nghị của Thành ủy và Ủy ban Quân sự cách mạng mở rộng được triệu tập, ngay sau đó quyết định khởi nghĩa vào ngày 19/8.
Sáng 19/8/1945, cuộc mít tinh lớn ở quảng trường Nhà hát lớn (Hà Nội) do Việt Minh tổ chức đã nhanh chóng chuyển thành cuộc biểu tình do các đơn vị chiến đấu đi đầu, đánh chiếm phủ Khâm sai, Tòa Thị chính, Sở Cảnh sát… Cuộc khởi nghĩa Hà Nội thắng lợi hoàn toàn trong ngày 19/8/1945.”
Như vậy thì có cướp hay không cướp? Khởi nghĩa hay cách mạng gì mà không có tiếng súng và máu đổ, bất chiến tự nhiên thành thì có phải là “ăn may” hay “phỗng tay trên” quyền bính của một chính quyền hợp pháp không?
Bằng chứng “cướp” của Việt Minh-Hồ Chí Minh còn được Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Đình Cống, nhà giáo tại Đại học Xây dựng đã nghỉ hưu kể lại: “Đêm 9 tháng 3-1945 Nhật đảo chính Pháp. Trên đất VN không còn người Pháp cai trị. Ngày 11-3 vua Bảo Đại tuyên bố Việt Nam độc lập, xóa bỏ mọi hiệp ước đã ký với Pháp. Tháng 4-1945 giải tán triều đình phong kiến với các Thượng thư, lập Chính phủ do Thủ tướng Trần Trọng Kim đứng đầu và các Bộ trưởng. Ngày 15-8 Nhật đầu hàng Đồng minh. Ngày 17-8 Chính quyền Hà nội tổ chức mit tinh, treo cờ Quẻ Ly để chào mừng nước Việt Nam độc lập. Cuộc mit tinh này đã bị người của VM (Việt Minh) “cướp” đoạt, hạ cờ Quẻ Ly xuống, giương cờ đỏ sao vàng lên và kêu gọi đi theo VM. Từ trước ngày 17-8 thủ tướngTrần Trọng Kim, Bộ trưởng Hoàng Xuân Hãn đã 5 lần tiếp xúc, hội đàm với đại diện của VM tại Hà nội (Lê Trọng Nghĩa, Nguyễn Khang) với đề nghị mời người của VM tham gia Chính phủ hoặc hợp tác lập Chính phủ liên hiệp để chuẩn bị đón tiếp quân Đồng minh, nhường quyền kiểm soát phần lớn đất nước cho VM một cách hòa bình. Nhưng cả 5 lần đều bị đại diện VM từ chối với tuyên bố là VM đủ lực lượng để “cướp” toàn bộ chính quyền mà không cần sự hợp tác nào hết, chỉ có đấu tranh một mất một còn. Để tỏ rõ thiện chí không dùng bạo lực, chính phủ ông Kim và Bảo Đại không thành lập quân đội, không có Bộ Quốc phòng.
Ngày 19-8 VM “cướp” chính quyền ở Hà Nội. Sau đó việc “cướp” chính quyền lan rộng ra toàn quốc. Việc “cướp” này diễn ra dễ dàng, nhanh chóng vì không gặp phải sự chống đối. Ngày 25-8 vua Bảo Đại thoái vị.” (Trích Bauxite Việt Nam, ngày 18/08/2016).
Giáo sư Cống, 82 tuổi, quê Quảng Bình (sinh ngày 12/12/1937) tuy là người đã công tác nhiều năm trong hệ thống giáo dục nhà nước CSVN, nhưng sau khi về hưu, ông đã viết nhiều bài chỉ trích chính sách cai trị của đảng và lên án những sai lầm của Chủ nghĩa Mác-Lênin. Ông còn công khai ủng hộ đa nguyên đa đảng.
Ông thông báo từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 03 tháng 02 năm 2016.
Giáo sư, Tiến sỹ Sử học Phạm Cao Dương bổ túc thêm: “Trong năm lần gặp gỡ kể trên, ngoại trừ cuộc gặp gỡ lần thứ năm, bốn lần đầu lần nào phía chính phủ cũng đưa ra những đề nghị mời Việt Minh vào chính phủ làm việc để cứu nước nhưng tất cả đều bị từ chối. Lý do là Việt Minh với Đảng Cộng Sản đứng đằng sau đã chủ trương cướp chính quyền từ đó một mình lãnh đạo đất để thực hiện cuộc cách mạng riêng của mình bất chấp mọi nguy hiểm có thể xảy ra cho dân tộc, phản ảnh qua những câu trả lời của người đại diện Việt Minh cho những câu hỏi do chính Thủ Tướng Trần Trọng Kim đặt ra và kể lại. Biến cố 19 tháng 8 do đó đã xảy ra.” (Trích “Trước khi bão lụt tràn tới - Bảo Đại - Trần Trọng Kim và Đế Quốc Việt Nam (9/3/1945 - 30/8/1945)” (Phạm Cao Dương-Nhà xuất bản Truyền Thống Việt 2017)”.
Như vậy thì còn chối vào đâu được nữa mà Tuyên giáo Đảng cứ ồn ào để đổi trắng thay đen mãi?
Nhưng cũng thật khôi hài, trong chỉ thị tuyên truyền Cách mạng Tháng Tám lần thứ 74 năm nay 2019, Tuyên giáo đã yêu cầu: “Tuyên truyền khẳng định giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại của Cách mạng tháng Tám, trong đó có các vấn đề “nắm bắt thời cơ”, “chuẩn bị lực lượng”, và “sẵn sàng chớp thời cơ” làm nên thành công của Cách mạng tháng Tám.”
Như vậy rõ ràng từ “nắm bắt” đến” chuẩn bị” để “chớp thời cơ” đã phản ảnh đúng diễn tiến mà đảng CSVN đã thực hiện để “cướp chính quyền Trần Trọng Kim” trong cuộc biểu tình của Công chức ngày 17/08/1945.
Chữ nghĩa vì vậy đôi khi cũng vận vào người như một định mệnh của những kẻ nói phét.
15.08.2019 Phạm Trần danlambaovn.blogspot.com
Lãnh đạo Dân chủ kêu gọi Trump chuyển tiền xây tường cho kiểm soát súng ống

August 14, 2019
WASHINGTON (Reuters) – Hai Thượng nghị sĩ Dân chủ vào hôm thứ Tư kêu gọi Tổng thống Donald Trump rút lại yêu cầu $5 tỉ Mỹ kim xây tường biên giới, thay vào đó, dùng ngân khoản này cho những chương trình chống bạo lực súng ống, sau hai vụ thảm sát liên tiếp ở Texas và Ohio.
Trong thư gởi cho Tổng thống, Lãnh tụ phe Thiểu số Thượng viện Chuck Schumer, và Thượng nghị sĩ Patrick Leahy thông báo, Trump không đủ hậu thuận tại Quốc hội để ngân khoản xây tường được đưa vào ngân sách liên bang năm tài khoá 2020 sẽ bắt đầu vào ngày 1 tháng 10. “Thay vào đó, chúng tôi kêu gọi ông ủng hộ chi ngân khoản mà ông muốn dành xây tường biên giới cho những nhu cầu cấp bách khác, như chương trình giải quyết mối đe doạ bạo lực súng ống, và chủ nghĩa cực đoan da trắng thượng đẳng ở Mỹ,” thư ghi.
Yêu cầu này nổi lên khi Dân chủ tại lưỡng viện tìm cách gây áp lực lên Lãnh tụ Đa số Thượng viện Mitch McConnell cắt ngắn bớt kỳ nghỉ tháng 8, quay trở lại Thượng viện sớm hơn, và cho phép bỏ phiếu dự luật kiểm tra lý lịch toàn diện những người mua súng đã được Hạ viện thông qua vào tháng 2.
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi vào hôm thứ Tư cho rằng, áp lực công chúng có thể buộc McConnell đưa dự luật của Hạ viện ra bỏ phiếu. Cũng theo Pelosi, Hạ viện sẽ nhanh chóng đưa ra những dự luật mới, trong đó có dự luật cấm băng đạn lớn.
Dân chủ thúc đẩy kiểm soát súng úng sau một loạt các vụ thảm sát ở Gilroy – Bắc California, El Paso – Texas, Dayton – Ohio, làm 34 người bị thiệt mạng, và đẩy tình trạng súng ống dễ dàng ở Mỹ trở lại cuộc tranh cãi chính trị.
Trump kêu gọi Quốc hội ra tay hành động về vấn đề súng ống, nhưng lại không có thông điệp rõ ràng sẽ ký dự luật nào. Có lúc ông ta bày tỏ hậu thuẫn mở rộng kiểm tra lý lịch nhưng sau đó lại chuyển sự tập trung sang sức khoẻ tâm thần, trò chơi điện tử, và khuyến khích các tiểu bang cấm bán súng cho những người có hành vi gây nguy hiểm cho bản thân hoặc những người khác.
McConnell từ chối tái họp Thượng viện sớm hơn, và thay vào đó, ông chỉ thị cho chủ tịch 3 uỷ ban Thượng viện làm việc lên các dự luật để các nhà lập pháp tranh cãi sau khi quay trở lại Thượng viện vào ngày 9 tháng 9.
Hương Giang (Theo Reuters)
Bộ Trưởng William Barr: ‘Không khoan nhượng cho kẻ kháng cự cảnh sát’
August 14, 2019

Cảnh sát New York bắt người biểu tình chặn ngã tư đường West 26 Street và 12th Avenue hôm 10 Tháng Tám, 2019. (Hình: David Dee Delgado/Getty Images)
NEW ORLEANS, Louisiana (NV) – Bộ Trưởng Tư Pháp Mỹ William Barr, hôm Thứ Hai, 12 Tháng Tám, có bài diễn văn nảy lửa, đọc trước đại hội lần thứ 64, được tổ chức hai năm một lần, của hội tương trợ cảnh sát Fraternal Order of Police (FOP), tổ chức tại New Orleans, Louisiana.
FOP là hội tương trợ lớn nhất nước Mỹ của nhân viên ngành cảnh sát.
Theo bản tin của tờ Business Insider, ông Barr nói: “Theo suy nghĩ của tôi, không nghề nghiệp nào cao quý bằng việc phục vụ với vai trò một cảnh sát viên. Quý vị đưa mạng sống và sức khỏe của mình ra để bảo vệ cộng đồng.”
“Gia đình quý vị có những buổi tối nhiều lo lắng, để chúng tôi có thể ngủ yên. Quý vị không biết là trong ngày làm việc sẽ xảy ra những gì. Nhưng mỗi ngày quý vị đều mặc bộ đồng phục, đeo phù hiệu cảnh sát, từ giã người thân và ra đường, sẵn sàng đón nhận bất cứ nguy hiểm nào có thể tới,” ông nói tiếp.
“Ngay cả trong một xã hội yên bình, thành phần bạo động, không tôn trọng luật pháp luôn chực chờ,” ông nói thêm.

Bộ Trưởng Tư Pháp William Barr tại New Orleans. (Hình: David Grunfeld/The Advocate via AP) Ông Barr đòi hỏi mọi giới phải nhấn mạnh nhu cầu “tuân hành trước, khiếu nại sau.”
“Điều này sẽ giúp mọi người được an toàn: cảnh sát, nghi can và cộng đồng nói chung,” theo ông Barr.
“Và những ai kháng cự phải bị truy tố về tội đó. Chúng ta phải có thái độ hoàn toàn không khoan nhượng với những kẻ kháng cự lại cảnh sát. Điều này sẽ giúp cứu được mạng người,” ông nhấn mạnh.
Trong bài diễn văn đọc hôm Thứ Hai, Bộ Trưởng Barr cũng chỉ trích các biện lý địa phương, theo ông là không cứng rắn với tội phạm mà lại có hành động gây khó khăn cho cảnh sát.
(V.Giang)
Edited by user Thursday, August 15, 2019 2:10:43 AM(UTC)
| Reason: Not specified
|