Rank: Advanced Member
Groups: Registered
Joined: 3/22/2011(UTC) Posts: 3,194
Thanks: 326 times Was thanked: 364 time(s) in 256 post(s)
|
Tin Tong Hop
Sự chết và lên trời của Đức Maria: Những tư tưởng tuyệt vời của các thánh.
Giuse Thẩm Nguyễn 14/Aug/2019

Trong lúc Giáo Hội không có một công bố chính thức nào về việc Mẹ Maria đã chết trước khi Mẹ lên trời hay không, thì chắc hẳn có những người thánh thiện vẫn nghĩ là Mẹ đã chết.
Vào ngày 1 tháng Mười Một, năm 1950, ĐGH Pius XII đã long trọng xác tín trong Hiến Pháp Tông Đồ Munificentissimus Deus tín điều “Mẹ Thiên Chúa Vô Nhiễm Nguyên Tội, Đức Maria trọn đời đồng trinh, đã hoàn tất hành trình dương thế của Mẹ, được lên trời cả hồn lẫn xác trong vinh quang.” Chúng ta biết đây là Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, một ngày lễ buộc, được cử hành vào ngày 15 tháng Tám.
Điều xác tín long trọng này không đưa ra câu hỏi là Đức Maria có chết hay không trước khi Mẹ được Thiên Chúa đưa lên trời. Tất cả các tài liệu chỉ nói “đã hoàn tất hành trình dương thế của Mẹ.”
Người Công Giáo không bắt buộc phải tin hay không tin việc Đức Maria đã chết hay không, trước khi cả hồn và xác được đưa lên trời.
Có một sự bổ xung thú vị cho ngày lễ Đức Mẹ Lên Trời là Giáo hội Đông Phương thì chú tâm về sự an giấc của Mẹ Thiên Chúa hơn là việc Mẹ lên trời và cũng mừng lễ vào ngày 15 tháng Tám.
Sách Giáo Lý Công Giáo, điều 966 cho chúng ta những lời từ Kinh Phụng Vụ Hy lạp:
Ôi Mẹ Thiên Chúa, khi sinh con, Mẹ vẫn còn đồng trinh, khi Mẹ an giấc, Mẹ đã không rời bỏ cõi trần, nhưng được đoàn tụ với nguồn mạch của Sự Sống. Mẹ cưu mang con Thiên Chúa hằng sống và bằng lời cầu nguyện, Mẹ sẽ giải thoát linh hồn chúng con khỏi sự chết.
Nhiều vị Giáo Hoàng và các tài liệu của Giáo Hội đã đề cập đến những bí nhiệm này, một số xác quyết là Mẹ Maria đã trải qua một cái chết tự nhiên, dù rằng thân xác của Mẹ không trải qua đau đớn của sự mục nát.
ĐGH Pius XII đã đề cập đến cái chết của Mẹ ít nhất năm lần. Trong tài liệu mà ngài xác định tín điều Mẹ Hồn Xác Lên Trời, ngài đã viết: Thân xác của Đức Trinh Nữ Maria không bị hư nát, nhưng… Mẹ đã chiến thắng khỏi sự chết, được hưởng vinh quang thiên đàng giống như người con duy nhất của Mẹ là Đức Giê-su Kitô.”
Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng cho rằng Mẹ Maria đã trải qua cái chết tự nhiên trước khi Mẹ được lên trời. Vào ngày 25 tháng Sáu năm 1997, trong buổi tiếp kiến chung, ngài đã nói “để cùng được sống lại với sự sống lại của Đức Kitô, Mẹ Maria trước hết đã cùng chết với sự chết của Đức Kitô.”
Từ thế kỷ thứ sáu, Thánh Gregory of Tours đã nói về sự an giấc và sau đó là lên trời của Mẹ.
Đức Mẹ Maria đã hoàn tất hành trình dương thế của Mẹ và giờ Mẹ được gọi ra khỏi thế gian, tất cả các Tông Đồ từ các miền khác nhau đã về nhà của Mẹ. Và khi họ nghe biết là Mẹ sắp rời khỏi thế gian, họ cùng nhau canh thức với Mẹ. Và này, Chúa Giê-su cùng với các Thiên Thần của Ngài đã đến và đón nhận linh hồn của Mẹ, rồi trao cho Thiên thần Michael và rút về.
Tuy nhiên vào sáng sớm, các Tông Đồ để xác Mẹ trong một cái quan tài trống và đặt trong một ngôi mộ và họ canh thức chờ Thiên Chúa đến. Và đây, Thiên Chúa lại đến và đứng với họ, và đã nhận lấy thân xác thánh của Mẹ, qua một đám mây đưa lên trời, nơi đó xác và hồn của Mẹ lại kết hợp với nhau để hưởng niềm vui cùng với những người được Thiên Chúa chọn, và là niềm vui tốt lành đời đời không bao giờ chấm dứt.” (Saint Gregory of Tours, Bishop; A. D.595-A.D. 594); Eight Books of Miracles; A.D. 575-593)
Một điểm khác biệt chính cần lưu ý là: Sự thăng thiên của chúa Giê-su được thực hiện qua chính quyền năng của Chúa Giê-su là Thiên Chúa. Việc lên trời của Đức Mẹ được thực hiện bởi quyền năng của Thiên Chúa, chứ không phải do quyền năng của Đức Mẹ.
Do vậy dù bất kể điều gì thực sự lưu truyền từ xa xưa, chúng ta biết rằng Đức Mẹ của chúng ta đã được đưa về thiên đàng, cả hồn lẫn xác, ngang qua cuộc sống đời này.
Sách Giáo Lý Công Giáo, điều 967 viết:
Do sự gắn bó hoàn toàn với thánh ý của Chúa Cha, với công cuộc cứu chuộc của con mình, và với sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần, Trinh Nữ Maria là khuôn mẫu của đức tin và đức mến cho Giáo Hội. Nhờ đó Mẹ là “thành viên trổi vượt và tuyệt đối độc nhất của Giáo Hội”; và Mẹ được coi là “sự thực hiện gương mẫu”, là điển hình của Giáo Hội.”
Can đảm làm chứng cho Đức Kitô như Thánh Macximilianô Kônbê
8/14/2019 9:05:30 AM
14 14 Đ Thứ Tư Tuần XIX Thường Niên. Thánh Mac-xi-mi-li-a-nô Kôn-bê [Maximilian Kolbe], Linh mục, Tử đạo, lễ nhớ. (Đnl 34,1-12; Mt 18,15-20.)
 Thánh Mác-xi-mi-li-a-nô Kôn sinh tại Đun-ka Quô-la, nước Ba-lan, năm 1894.
Lớn lên, thánh nhân có lòng ước muốn phụng sự Chúa và phục vụ các linh hồn, nên đã xin nhập dòng Phan-xi-cô, Ngài chuyên cần học hỏi thần học, kinh tế và hằng ngày chịu khó tập rèn nhân đức.
Năm 1918, thánh nhân được thụ phong Linh mục. Từ đó ngài hiến mình cho công cuộc truyền giáo, xả thân cứu rỗi các linh hồn. Đặc biệt ngài hết lòng vâng phục kẻ trên và tôn sùng Đức Ma-ri-a Vô Nhiễm, và hằng cậy nhờ Mẹ nâng đỡ phù trì trong mọi công tác tông đồ mục vụ.
Trong một bức thư gởi cho đồng nghiệp, thánh nhân đã kêu gọi phải lấy lòng nhiệt thành lo cho các linh hồn được cứu rỗi và thánh hoá, nhờ đức tuân phục và lòng sùng kính Mẹ Ma-ri-a:
“Đây là đường lối khôn ngoan, là con đường duy nhất mà qua đó chúng ta có thể quy chiếu vinh quang cao cả về cho Thiên Chúa. Nếu có con đường nào khác và thích hợp hơn thì chắc chắn Đức Ki-tô đã bày tỏ cho ta bằng lời nói và gương mẫu của Người. Nhưng Kinh Thánh đã tóm gọn thời gian Người sống ở Na-da-rét bằng những lời nầy: và Người vâng phục các ngài. Kinh Thánh cũng phác hoạ cả quảng đời còn lại gần như bằng dấu chỉ vâng phục, khi cho thấy ở một số đoạn rải rác là Người đã xuống thế gian để làm theo ý Cha. Vì vậy, chúng ta hãy yêu mến và đầy lòng yêu mến Cha trên trời là Đấng rất yêu thương, và chớ gì sự vâng phục của ta làm chứng cho lòng mến hoàn hảo nầy. Khi nào ta hy sinh ý riêng, khi ấy ta tỏ ra vâng phục nhất. Vì chưng, chúng ta không biết một phe cánh cao quý nào khác hơn là chính Đức Giêsu-Kitô chịu đóng đinh, để chúng ta tiến triển trong tình yêu của Thiên Chúa.
Chúng ta sẽ có được mọi điều đó dễ dàng hơn nhờ Đức Trinh nữ Vô Nhiễm, Đấng được Thiên Chúa chí nhân ủy thác việc ban phát lòng thương xót của Người. Thực vậy, điều chắc chắn là ý muốn của Đức Ma-ri-a là chính ý muốn của Thiên Chúa đối với ta. Khi tự hiến mình cho Mẹ, chúng ta trở thành dụng cụ của lòng thương xót Chúa trong tay Mẹ, như chính Mẹ là dụng cụ trong tay Thiên Chúa. Do đó, chúng ta hãy cho Mẹ hướng dẫn, để Mẹ dẫn dắt ta đi, và chúng ta sẽ được yên hàn bình an khi có Mẹ dìu dắt. Vì chưng, Mẹ sẽ xem xét và tiên liệu mọi sự cho ta, sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu thể xác linh hồn. Chính Mẹ sẽ tháo gỡ các khó khăn trở ngại”.
Phương pháp làm đặc biệt của thánh nhân là dùng báo chí truyền bá đức tin và củng cố lòng đạo. Ngài đã mời nhiều người cộng tác và xuất bản báo Công giáo ở Ba-lan và Nhật-bản. Năm 1927, ngài sáng lập nhà xuất bản, chuyên in ấn sách báo Công giáo, phổ biến giáo thuyết Chúa Ki-tô, cổ võ lòng tôn sùng Đức Mẹ Vô Nhiễm. Đồng thời ngài cũng thành lập đài phát thanh, tuyên truyền cổ động cho Nước Chúa Trị Đến.
Thấy ngài gây được nhiều ảnh hưởng lớn lao trong quần chúng, năm 1940, phát xít Đức bắt giam ngài tại Ốt-quít; đây là một trại tập trung rất khổ cực, kỷ luật gắt gao. Trong các quy luật đó, có điều khoản qui định: khi một tù nhân trốn trại, thì 10 người khác phải chết thế. Vậy một ngày trong tháng 8 năm 1941, có một tù nhân trốn khỏi trại, và người ta đã chỉ định 10 người chết thế; trong số đó có anh Ga-đô-nít-sét. Anh kêu la than khóc thảm thiết khi bị chỉ định chết thế, vì anh còn mẹ già con thơ, không ai nuôi dưỡng ! Đứng trước thảm cảnh đó, cha Mắc-xi-mi-en Kôn không thể cầm lòng nổi, và vì lòng mến Chúa yêu người, cha đã xin chết thay cho anh…
Thế là 10 người tử tù, trong số đó có cha Mắc-xi-mi-en Kôn, bị đẩy vào phòng hơi ngạt cho đến chết cách đau đớn !…
Thánh nhân đã được Đức Giáo Hoàng Phao-lô 6 nâng lên Chân phước và Đức Gioan-Phaolô 2 tôn phong Hiển thánh.
Tin Mừng được gói trọn trong hai điều răn là: “Mến Chúa và yêu người”; nói cách khác: “Mến Chúa và yêu người là hai mặt của một thực tại”. Thật vậy, nếu nói mến Chúa mà không yêu người thì là người nói dối vì sự thật không ở trong người đó. Vì thế, luật Tin Mừng đòi hỏi mến Chúa và yêu người phải luôn đi đôi với nhau.
Hôm nay, Đức Giêsu dạy cho người thanh niên một bài học về sự tha thứ khi anh ta đến hỏi: “Thưa Thầy, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần? Có phải bảy lần không?”. Đức Giêsu liền nói: “Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy”. Điều đó cho thấy rằng: tha thứ triền miên, tha thứ không giới hạn…
Nhưng muốn tha thứ trong tự do và đem lại hạnh phúc, thì điều quan trọng là nhận ra mình không là gì cả, nhưng vẫn được Chúa yêu thương. Mình đáng phải chết mà Chúa đã cứu sống và tha thứ, vì thế, mình phải có trách nhiệm cứu giúp và yêu thương anh chị em đồng loại như Chúa đã thương mình. Dụ ngôn “Tên mắc nợ không biết thương xót” là điều mà con người hay mắc phải. Tức là chỉ cầu cứu Thiên Chúa tha thứ cho mình, còn người khác khi có lỗi với mình, mình tìm mọi cách triệt tiêu cho bằng được.
Mỗi người Kitô hữu chúng ta được mời gọi canh tân, thực hiện cuộc hoán cải nơi chính bản thân mình bằng cách đi vào mối tương quan cá vị, thân tình với Đức Giêsu Kitô để chính mình được phúc âm hóa. Tin mừng, lời dạy của Đức Giêsu Kitô phải thấm nhập vào trong con tim, khối óc chúng ta, để chúng ta có thể sống tình thương yêu thực sự với người anh chị em, mong muốn điều tốt lành cho họ và giúp họ thăng tiến; đồng thời xây dựng một đời sống cộng đồng lành mạnh, tốt đẹp tiến tới sự hiệp nhất như Đức Giêsu mong muốn.
Huệ Minh
Những tư duy của Đức Thánh Cha Phanxicô trước “Chủ nghĩa cô lập và Chủ nghĩa độc chủng chỉ dẫn đến chiến tranh”
Thanh Quảng sdb 09/Aug/2019
 Trong một cuộc phỏng vấn với nhật báo La Stampa-Vatican Insider của Ý, Đức Thánh Cha Phanxicô nhìn nhận rằng châu Âu cần tôn trọng bản sắc của các dân tộc mà không tự đóng khung chính mình. Ngài đề cập đến một số vấn đề như chính trị, di dân, Thượng hội đồng vùng Amazon, môi trường và sứ vụ truyền giáo của Giáo hội.
Âu Châu phải được tồn vong vì đó là một di sản "không thể và không thể bị giải thể". Đối thoại và lắng nghe, phải được "khởi đi từ bản sắc riêng của mỗi cá nhân " và từ các giá trị nhân bản và Kitô giáo, như là những liều thuốc chống lại chủ quyền của chủ nghĩa Duy tôn giáo và chủ nghĩa độc chủng; đây cũng là động lực cho "một quá trình tái khởi động" mà không bao giờ được kết thúc.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ về những vấn đề này và nhiều vấn đề khác với ký giả Domenico Agasso, một chuyên gia và điều phối viên về những vấn đề nội bộ của Tòa Thánh ‘Vatican Insider’, và là một dự án trực tuyến hàng ngày của tờ nhật báo Ý "La Stampa".
Châu Âu và những người sáng lập
Đức Thánh Cha hy vọng châu Âu sẽ tiếp tục hiện thực giấc mơ của những người hình thành ra nó. Đó là một viễn kiến đã trở thành hiện thực bằng cách thể hiện sự thống nhất về lịch sử, văn hóa và địa lý đây là đặc trưng của lục địa này.
Mặc dù Châu Âu "có vấn đề về quản trị và nhiều bất đồng nội bộ", Đức Thánh Cha vẫn lạc quan về việc bổ nhiệm bà Ursula von der Leyen làm Chủ tịch Ủy ban Châu Âu. ĐTC rất hài lòng về vai trò của bà ấy, vì một người phụ nữ có thể thích hợp để vực dậy sức mạnh của những người sáng lập ra Liên hiệp Âu Châu. Đức Thánh Cha có thể nhìn thấy bà ấy sẽ có cách kết nối mọi người ngồi lại với nhau và đoàn kết. "
Châu Âu nguồn nhân bản và Kitô giáo
Theo Đức Thánh Cha thì thách đố chính của châu Âu trong việc tái khởi động chính nó phải bắt đầu bằng đối thoại. "Trong Liên minh châu Âu, chúng ta cần phải trao đổi với nhau, ngay cả đối đầu với nhau hầu có thể hiểu biết nhau", Đức Thánh Cha giải thích làm thế nào thì làm phải đề cao "cái gia sản tinh thần" trước mọi lý luận! Ưu tiên phải là "châu Âu trước rồi mới tới từng quốc gia".
Để làm được điều này, Đức Thánh Cha nói, "chúng ta cần phải lắng nghe nhau", vì thông thường chúng ta chỉ có "thỏa hiệp độc thoại ". ĐTC nói: Điểm khởi đầu và khởi động lại, phải khởi đi từ giá trị con người. Đó là một thực tại của lịch sử chứng minh cho chúng ta thấy rằng châu Âu có cả nguồn gốc nhân bản con người và Kitô giáo. Và khi tôi đề cập tới điều này, thì ĐTC nói, chúng ta đừng bao giờ tách biệt người Công Giáo ra khỏi Chính thống và Tin lành. Chính thống có một vai trò rất quý giá đối với châu Âu. Tất cả chúng ta đều có cùng giá trị khởi đầu.
Căn tính mở cửa cho đối thoại
Đức Thánh Cha giải thích mọi người đều quan trọng, không ai là thứ yếu. Do đó, trong mọi cuộc đối thoại, chúng ta phải bắt đầu từ căn tính riêng của mình. Ngài đưa ra một ví dụ: "Tôi không thể tìm kiếm sự đại kết nếu tôi không bắt đầu từ chính Giáo Hội Công Giáo của tôi, cũng như người khác tìm kiếm sự đại kết với tôi phải khởi đi từ Giáo hội Tin lành, Chính thống, v.v ... Bản sắc riêng của chúng tôi không thể thay đổi được; nhưng nó có thể thích ứng được.
Đức Thánh Cha đề cập tới những vấn đề có thể là chúng ta tự cô lập đóng lòng lại mà không mở ra. ĐTC cho hay bản sắc của chúng ta phải làm phong phú văn hóa, quốc gia, lịch sử và nghệ thuật, và mỗi quốc gia có sắc thái riêng, nhưng nó phải được thích ứng qua việc đối thoại. Điều quan trọng là trong khi bắt đầu từ một căn tính riêng của mỗi người, chúng ta cần phải biết mở tâm lòng mình ra qua các cuộc đối thoại, hầu có thể nhận diện được có một cái to lớn và rộng lớn hơn chính mình.
Đức Thánh Cha cắt nghĩa: Đừng bao giờ quên, cái tổng thể toàn bộ thì phải lớn hơn các bộ phận. Toàn cầu hóa và đoàn kết, không được coi là một hình cầu, mà là một khối đa diện: mỗi người giữ được căn tính của mình trong sự hiệp nhất với nhau".
Chủ nghĩa Quốc gia và chủ nghĩa Độc chủng
Đức Thánh Cha bày tỏ mối quan tâm của Ngài trước những ý niệm về “Chủ nghĩa Quốc gia” và “Chủ nghĩa Độc chủng” mà ngài cho là một thái độ cô lập. Ngài bày tỏ mối lo âu của ngài trước những bài phát biểu tương tự như những bài phát biểu của nhà độc tài Hitler vào năm 1934 với những ngôn từ “Chúng ta trước ... chúng tôi ...”
Trong khi chủ nghĩa Quốc gia phải siêu việt lên trên cá nhân... Chủ quyền ấy phải được bảo vệ và rộng mở ra với các quốc gia khác! Cho nên Liên hiệp Âu Châu cần phải được bảo vệ và phát huy.
Đức Thánh Cha cho hay chủ nghĩa Quốc gia thường là một cường điệu đưa tới một kết thúc tồi tệ là "nó dẫn đến chiến tranh". Và Chủ nghĩa độc chủng là một cách áp đặt một thái độ dẫn đến chủ nghĩa quốc gia, ở đây chúng ta không nên nhầm lẫn với "chủ nghĩa đa chủng tộc", đó là một thứ văn hóa cần được cổ súy. ĐTC cho hay những chủ thuyết có chữ “ism” ở cuối một chữ trong tiếng Anh, hay chữ “duy” trong tiếng Việt thường có nghĩa không tốt!

Di dân: tính ưu việt của quyền sống
Về vấn đề di dân, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh tới bốn hành động được biểu hiện bằng bốn động từ: chào đón, đồng hành, thúc đẩy và hội nhập.
Tiêu chí quan trọng nhất trong vấn đề này, theo ĐTC, là quyền sống vì nó có liên lụy tới chiến tranh và nạn đói làm cho người ta phải chạy trốn, đặc biệt từ các vùng Trung Đông và Châu Phi. Các chính phủ và các chính quyền được mời gọi mở lòng ra trước việc họ có thể nhận bao nhiêu người di cư.
Đức Thánh Cha cũng kêu gọi các sáng kiến như nhận người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Một số quốc gia có nhiều thị trấn bỏ hoang vì sự suy giảm về dân số. Những người di dân có thể giúp hồi sinh nền kinh tế của các khu vực này.
Nói về chiến tranh, Đức Thánh Cha nhấn mạnh chúng ta phải cam kết và tranh đấu cho hòa bình. Chiến tranh đói khát là lãnh vực chính yếu liên quan đến châu Phi mà theo ĐTC thì đó là nạn nhân của một tham vọng độc ác, ích kỷ cần phải được loại bỏi! ĐTC mời gọi hãy mở ra một giải pháp đầu tư hầu giúp giải quyết các vấn nạn của người dân và ngăn ngừa các dòng người di cư.

Sự cấp thiết của Thượng hội đồng vùng Amazon
Khi được hỏi về Thượng hội đồng vùng Amazon vào tháng 10 tới đây được triệu tập tại Vatican, Đức Thánh Cha cho hay đó là kết quả được nảy sinh từ Thông điệp “Laudato si”. ĐTC cho hay Thông điệp “Laudato si” không phải là một bách khoa toàn thư về rừng xanh mà là một bách khoa toàn thư dựa trên thực tế của rừng cây xanh trong sự hài hòa của Đấng tạo hóa. ĐTC cho đây sẽ là hội nghị cấp bách của tất cả chúng ta, khi Ngài trình bày mối lo chung của toàn cầu trong Ngày Trái đất 29 tháng 7 vừa qua.ĐTC nói con người đã làm cạn kiệt các tài nguyên... Cộng thêm vào đó sự gia tăng nồng độ của khí quyển làm tan chảy những tảng băng, gây lên nguy cơ làm dâng cao mực nước biển, sự gia tăng chất thải ra biển, nạn phá rừng và các tình huống nguy cấp khác, khiến hành tinh này rơi vào tình trạng nguy cấp!...
Thượng hội đồng, công việc của Chúa Thánh Thần để tái truyền giáo Thượng hội đồng, mà Đức Thánh Cha nêu ra đây không phải là một cuộc tụ họp của các nhà khoa học, chính trị gia hay một quốc hội. Đây là một cuộc triệu tập được Giáo hội tổ chức hầu đáp ứng trước sứ mệnh và tìm ra chiều kích truyền giáo mới thích hợp với thời đại. Đó là công việc của Chúa Thánh Linh và được hướng đạo bởi Chúa Thánh Thần.
Các chủ đề của các Thương hội đồng này là những chủ đề liên quan đến "việc mục vụ truyền giáo và cách thế để truyền giáo mới cho thời đại". Thượng Hội đồng Vùng Amazon, Chìa khóa cho tương lai của toàn cầu Đức Thánh Cha giải thích sự lựa chọn vùng Amazon làm chủ đề cho Thượng hội đồng, vì khu vực này trải rộng trên chín Tiểu bang. "Đó là một nơi đại diện và quyết định cho địa cầu chúng ta. Cùng với các đại dương khác, nó đóng một vai trò quyết liệt cho sự sống còn của hành tinh trái đất. Phần lớn oxy chúng ta thở phát sinh từ đó. Đó là lý do tại sao nạn phá rừng hiện nay đang là mối lo diệt chủng của loài người chúng ta!
Chính trị
Khi được hỏi về chính trị, Đức Thánh Cha nói "mối đe dọa đối với cuộc sống của người dân và lãnh thổ xuất phát từ lợi ích kinh tế và chính trị của các thành phần thống trị của thế giới". Do đó, chính trị phải "loại bỏ đi các mối quan hệ và tham nhũng." Nó phải lãnh các trách nhiệm cụ thể, như trách nhiệm về việc khai thác các quặng mỏ lộ thiên không được gây lên các độc tố nhiễm độc các dòng sông, cũng như không là nguyên nhân gây ra nhiều chứng bệnh!".
Hy vọng nơi những người trẻ
Đức Thánh Cha bày tỏ sự tin tưởng vào những người trẻ và các phong trào của họ, vì họ có một thái độ ý thức trách nhiệm trong việc chăm sóc cho trái đất, chẳng hạn như những hoạt động Thanh thiếu niên Thụy Điển, Greta Thunberg, người đang dẫn đầu một cuộc biểu tình trên toàn thế giới chống nạn biến đổi khí hậu. Đức Thánh Cha rất xúc động trước một tấm bảng của cô với dòng chữ: Chúng tôi là tương lai. Nó nói lên sự chú ý đến những điều nhỏ nhặt hàng ngày làm "ảnh hưởng đến" nền văn hóa sống", bởi vì chúng là những hành động cụ thể"...
'Bắc Kinh và người biểu tình Hong Kong cần thỏa hiệp khi còn có thể'
Tina Hà Giang BBCVietnamese.com 14 tháng 8 2019
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49332843
Khoảnh khắc cảnh sát Hong Kong nã đạn vào trực diện vào người biểu tình
Bắc Kinh đang tuyệt vọng tìm giải pháp cho tình trạng bế tắc trầm trọng tại Hong Kong, nơi mà các cuộc biểu tình từ hơn hai tháng nay đã làm tê liệt nhiều sinh hoạt của vùng đặc khu hành chính này, Adam Ni, nhà nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Macquarie ở Sydney, Australia, nhận định.
Trong bài Beijing's HK Strategy, tác giả Adam Ni nói mục đích ngắn hạn của Bắc Kinh là chấm dứt sự leo thang liên tục của các cuộc biểu tình lớn, bằng vũ lực nếu cần; và mục tiêu dài hạn là đưa thành phố và người dân Hong Kong vào hệ thống chính trị của Trung Quốc, kiểm soát Hong Kong y như phần còn lại của đại lục.
Ông Adam Ni vạch ra rằng để đạt được những mục tiêu trên Bắc Kinh có một chương trình hành động sáu điểm, gồm:
◾Hỗ trợ mạnh mẽ cho chính quyền và cảnh sát Hong Kong, khuyến khích và kích hoạt chiến thuật cứng rắn hơn với người biểu tình; ◾Tạo mặt trận thống nhất giữa giới kinh doanh và tinh hoa Hong Kong với các lực lượng thân Bắc Kinh; ◾Tăng việc tuyên truyền, đưa ra những thông tin sai lệch để phỉ báng giới biểu tình, tìm sự ủng hộ của công chúng Trung Quốc đại lục cũng như gây ảnh hưởng đến dư luận quốc tế; ◾Đánh vào hầu bao những công ty hay tổ chức ủng hộ biểu tình như hãng Cathy Pacific; ◾Đưa ra cảnh báo mạnh mẽ rằng Bắc Kinh sẽ can thiệp bằng vũ lực để dẹp biểu tình nếu cần; và, ◾Tăng cường các nỗ lực hội nhập kinh tế và kết nối nhằm đưa Hong Kong vào quỹ đạo kinh tế của PRC.
Trả lời phỏng vấn của BBC Việt Ngữ hôm 13/8, giữa lúc có tin Trung Quốc đang chuyển quân tới khu vực biên giới với Hồng Kông, Adam Ni nói rằng tình hình hết sức cấp bách, và Bắc Kinh cùng giới biểu tình cần phải 'nhanh chóng thỏa hiệp khi còn có thể.'
 Adam Ni: 'Người biểu tình và chính phủ cần phải thỏa hiệp ngay bây giờ trước khi tình hình leo thang thêm nữa, khiến cho thỏa hiệp là điều không còn có thể làm được'.
Adam Ni: Tình hình hiện giờ luôn luôn dao động và chúng ta khó có thể dự đoán hành động của người biểu tình. Chính sách "không lãnh đạo", "lỏng như nước" và kết nối mạng mà các cuộc biểu tình này được tổ chức khá là độc đáo.
Nhưng chiến lược của giới biểu tình có hiệu quả hay không phụ thuộc vào mục tiêu được đặt ra. Nếu thành công được đo lường bằng yêu cầu ban đầu là gỡ bỏ dự luật chống dẫn độ, thì họ đã thành công, mặc dù việc chính thức hủy bỏ dự luật chưa xảy ra.
Tuy vậy, người biểu tình đã không thành công với những yêu cầu rộng lớn hơn, năm yêu cầu chính được đưa ra trong những tuần gần đây. Tôi nghĩ rằng tình hình leo thang liên tục, mức độ gia tăng bạo lực của cảnh sát và sự can thiệp từ Bắc Kinh, nếu có, sẽ có thể thay đổi tình thế.
Một lần nữa, rất khó để dự đoán việc gì sẽ xảy ra ngoài việc nói rằng tôi không thấy hai bên sớm gặp nhau trong thời gian trước mắt, vì ở cấp độ cơ bản nhất có một sự mâu thuẫn: Bắc Kinh muốn khẳng định quyền kiểm soát với người Hong Kong và người dân Hong Kong thì đang chống lại điều này.
Một sự thỏa hiệp sẽ là điều cần thiết hoặc một trong hai bên phải nhượng bộ, nhưng hiện giờ chưa có dấu hiệu nào cho thấy điều đó.
 Người biểu tình giơ cao biểu ngữ chống chính phủ tại sân bay quốc tế Hồng Kông trong ngày thứ năm liên tiếp cho đến tận chiều tối
BBC: Nhiều người lo sợ rằng nếu tình trạng này tiếp tục, thảm sát tương tự như vụ Thiên An Môn năm 1989 không tránh khỏi. Ông nghĩ gì về việc Bắc Kinh có thể đưa quân đội đến Hong Kong để đè bẹp người biểu tình? Và Trung Quốc sẽ phải trả giá cho hành động này thế nào, nếu điều đó xảy ra?
Adam Ni: Vụ thảm sát Bắc Kinh năm 1989 diễn ra trong bối cảnh chính trị xã hội và thời điểm rất khác so với tình hình ở Hong Kong ngày nay. Bắc Kinh đã nhiều lần báo hiệu quyết tâm can thiệp bằng vũ lực và đàn áp các cuộc biểu tình nếu tình trạng này leo thang.
Theo tôi, đây sẽ là biện pháp cuối cùng của Bắc Kinh, khi giới lãnh đạo Trung Quốc cảm thấy bất ổn liên tục ở Hong Kong gây nhiều bất lợi cho sự cai trị của họ hơn là cái giá họ phải trả cho một cuộc đàn áp đẫm máu. Tại một thời điểm nào đó, Bắc Kinh có thể đưa ra phán quyết rằng tình hình ở Hong Kong cần đến sự can thiệp của quân đội bất kể là cần phải trả giá ở mức nào, nhưng chúng ta hiện đang chưa ở thời điểm đó.
Ngoài ra ngày 1/10 là kỷ niệm 70 năm thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (PRC), đây là một ngày quan trọng. Bắc Kinh có muốn đánh dấu ngày lịch sử này bằng máu? Tôi nghĩ là không. Tuy nói vậy, nhưng tôi nghĩ chúng ta cũng nên thận trọng, không nên hoàn toàn loại bỏ trường hợp này.
BBC: Có hailối suy nghĩ, đó là sự gia tăng bạo lực của cảnh sát sẽ khiến người biểu tình cuối cùng phải phục tùng, và ngược lại, khi cảnh sát gia tăng bạo lựcthì người biểu tình sẽ trở nên bất chấp hơn. Ông nghĩ sao?
Adam Ni: Tôi nghĩ rằng bạo lực cảnh sát nhiều hơn đơn giản sẽ khiến người dân Hong Kong phẫn nộ tức giận hơn, và tạo thêm sự ủng hộ của công chúng đối với người biểu tình. Cảnh sát sẽ phải sử dụng lực lượng áp đảo để phá vỡ ý chí và sự phản kháng của người biểu tình, và tôi không thấy họ có máu lạnh để làm điều đó. Thế nhưng lực lượng có vũ trang của Trung Quốc thì có.
BBC: Ông có nghĩ rằng các hoạt động tuyên truyền, thông tin sai lệch của Trung Quốc trong việc dán cho người biểu tình những nhãn như ''bạo loạn'' và thậm chí ''khủng bố'' đã gây được ảnh hưởng lên dư luận quốc tế và công chúng?
Adam Ni: Đảng Cộng sản Trung Quốc đã rất thành công trong việc định hình và thao túng dư luận trong Trung Quốc đại lục. Nhưng bên ngoài đại lục, tuyên truyền của họ khá kém hiệu quả. Thông tin sai lạc, tuy nhiên, vẫn gây ra nhiều hết sức bất lợi. Tôi nghĩ mục tiêu chính của Bắc Kinh là tràn ngập môi trường truyền thông và làm loãng những tường trình vẽ nên hình ảnh tốt cho người biểu tình, và tạo ra nghi ngờ trong tâm trí mọi người. Đây là điều mà Trung Quốc đã ngày càng làm tốt hơn - kể câu chuyện theo phiên bản của mình.
BBC: Bài viết của ông nói rằng qua biện pháp trừng phạt, Trung Quốc đã cắt đứt một cách hiệu quả sự hỗ trợ cho người biểu tình như của công ty Cathay Pacific. Điều ông nói liên quan đến hỗ trợ về mặt tinh thần, nhưng về mặt tài chánh, ngoài việc gây quỹ trực tuyến rất thành công, người biểu tình còn có thể có nguồn tài trợ nào khác?
Adam Ni: Tôi nghĩ nguồn hỗ trợ tài chánh của quần chúng là chiến lược tốt nhất cho người biểu tình. Lấy tiền từ chính phủ hay các tập đoàn nước ngoài sẽ làm suy yếu cách công chúng đánh giá về sự liêm chính của họ và cho Bắc Kinh vũ khí để đặt vấn đề về động cơ và ý định của người biểu tình.
 Một người biểu tình ủng hộ dân chủ tại một cuộc biểu tình tại sân bay quốc tế của Hong Kong vào ngày 13/8/2019
BBC: Cuối cùng thì xung đột theo ông sẽ được giải quyết như thế nào? Ông có lời khuyên nào cho Bắc Kinh?
Adam Ni: Bắc Kinh cần phải hiểu rằng không phải mọi thách thức đối với chính quyền của họ đều là điều bất lợi. Và trên thực tế, một phản ứng cứng rắn sẽ gây ra sự kháng cự mạnh hơn nữa khiến mọi việc cứ ở trong một vòng luẩn quẩn. Họ nên dừng chu kỳ này, trước hết bằng cách giảm bớt những lời cường điệu và giải quyết sự bất bình của người biểu tình.
Tất nhiên, Bắc Kinh sẽ không muốn bị coi là lùi bước vì sợ rằng sẽ bị cho là mềm yếu và điều đó sẽ làm phe biểu tình đưa ra nhiều yêu sách hơn nữa, nhưng Bắc Kinh cần phải nhận ra rằng con đường mà họ đang đi, áp dụng các chiến thuật hung hăng sẽ phản tác dụng, giống như chính sách của Trung Quốc trong quá khứ đã trực tiếp dẫn đến tình trạng bất ổn ngày hôm nay.
Nếu Bắc Kinh không muốn phải đối mặt với sự đối kháng dài hạn của người Hong Kong, thì họ cần phải giảm căng thẳng, thay vì gieo rắc thêm hạt giống cho những cuộc xung đột tương lai.
BBC: Về phía người biểu tình, ông khuyên họ nên làm gì?
Adam Ni: Người biểu tình đang leo thang căng thẳng theo cách mà tôi nghĩ khiến cho công chúng khó có thể tiếp tục ủng hộ phong trào này trong thời gian dài.
Đời sống kinh tế và xã hội của Hong Kong ngày càng bị ảnh hưởng, và theo thời gian, điều này sẽ làm giảm sự ủng hộ của cộng đồng mà từ trước cho đến nay vẫn hỗ trợ các cuộc biểu tình. Người biểu tình cần gặp Chính phủ Hong Kong và Bắc Kinh ở một khoảng giữa.
Tôi biết nói điều này sẽ không làm cho bất cứ bên nào vui. Nhưng đó là điều cần phải được nói: Người biểu tình và chính phủ cần phải thỏa hiệp. Quá trình đó cần phải xảy ra ngay bây giờ trước khi tình hình leo thang thêm nữa, khiến cho thỏa hiệp là điều không còn có thể làm được, nếu điều đó chưa quá muộn.

Người biểu tình giơ cao bức tranh vẽ người phụ nữ bị bắn vào mắt trong lúc biểu tình
Carrie Lam cảnh báo Hong Kong đang bị đẩy đến bờ ‘vực thẳm’
August 13, 2019
Nhà lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam đã cảnh báo những người biểu tình chống chính phủ không được đẩy thành phố vào một “vực thẳm”, trong một cuộc họp báo vào thứ Ba.
Bà Lam cảnh báo rằng Hong Kong đã “chạm tới ngưỡng tình huống nguy hiểm” và bạo lực sẽ đẩy mọi thứ “điểm không trở về được”.

Bà đã gặp phải thái độ thù địch vì né tránh các câu hỏi từ các phóng viên khi họ liên tục cắt lời và hét câu hỏi về phía bà. Tình trạng bất ổn lan tràn đã làm rung chuyển thành phố trong 10 tuần qua và không có dấu hiệu giảm bớt.
Các cuộc biểu tình đầu tiên bắt đầu từ việc phản đối dự luật dẫn độ. Nhưng mọi thứ đã dần trở thành một phong trào đòi dân chủ, được thúc đẩy bởi nỗi sợ rằng các quyền tự do mà Hong Kong được hưởng do là một khu vực hành chính đặc biệt của TC đang bị xói mòn.
Bà Lam dường như sắp rơi nước mắt tại cuộc họp báo hôm thứ Ba khi bà kêu gọi người biểu tình gạt bỏ sự khác biệt của họ. “Hãy dành một phút để suy nghĩ, nhìn vào thành phố của chúng ta, nhà của chúng ta, tất cả các bạn có thực sự muốn thấy nó bị đẩy xuống vực thẳm không?” bà nói, theo hãng tin AFP.
Những bình luận của bà lặp các những nhận xét tương tự của một quan chức từ Văn phòng Liên lạc TC tại Hong Kong, người nói rằng thành phố sẽ trượt xuống “vực thẳm không đáy nếu việc khủng bố tàn bạo được phép tiếp tục”.
Bà Lam cũng lảng tránh một câu hỏi về việc liệu bà có quyền tự chủ để rút hoàn toàn dự luật dẫn độ hay không, một yêu cầu chính của người biểu tình, và nói rằng bà đã trả lời câu hỏi này trong quá khứ. Bà lên tiếng bảo vệ hành động của cảnh sát, nói rằng họ ở trong “hoàn cảnh cực kỳ khó khăn”.
Trong cuộc biểu tình cuối tuần qua, các phương tiện truyền thông địa phương đã ghi lại cảnh quay cảnh sát bắn các loại đạn cao su vào người biểu tình ở cự ly gần. Video cũng cho thấy các sĩ quan xông vào một nhà ga đường sắt trước khi bắn hơi cay vào bên trong và đánh người bằng dùi cui, làm dấy lên những lời cáo buộc về tình trạng vũ lực quá mức của cảnh sát.
Bạo lực bùng phát tại các nhà ga HK
https://www.cbsnews.com/...border-today-2019-08-13/

August 13, 2019 / 6:38 PM / CBS/AP
https://baotgm.net/carri...-bi-day-den-bo-vuc-tham/ Police clash with anti-government protesters at the airport — Hong Kong, China, Aug. 13
Nhà lãnh đạo Hong Kong cho biết các hành động của cảnh sát không thể được “quyết định bởi một người như tôi”, nói rằng họ phải đưa ra “phán quyết tại chỗ”.
Bà Lam nói thêm rằng vai trò của bà là “bảo đảm Hong Kong vẫn là một thành phố an toàn và trật tự”.
“Sau khi bạo lực đã chấm dứt và tình trạng hỗn loạn lắng xuống … Tôi sẽ chịu trách nhiệm [xây dựng lại nền kinh tế Hong Kong, lắng nghe một cách chăm chú nhất có thể sự bất bình của người dân tôi và cố gắng giúp Hong Kong tiến lên.”
Các cuộc biểu tình bắt đầu vào tháng 6 để phản đối dự luật dẫn độ được, luật này sẽ cho phép chuyển các nghi phạm đến TC đại lục để xét xử. Hong Kong là một phần của TC nhưng công dân của họ có quyền tự trị nhiều hơn so với người ở đại lục.
Tại đây có một nền báo chí tự do và độc lập tư pháp theo cách tiếp cận được gọi là “một quốc gia, hai hệ thống” – thứ đang ngày càng bị xói mòn theo lo ngại của các nhà hoạt động.
Reuterd. BBC. CBS, AP…
Mặt Trận Dư Luận Viên
15/08/201900:00:00(Xem: 63) Trần Khải
Nhà nước CSVN chú trọng nhiều vào lực lượng tuyên truyền, còn gọi là dư luận viên. Chúng ta không biết chắc là có bao nhiêu đơn vị tuyên truyền của nhà nước, nhưng nổi bật nhất trước giờ được biết là Lực Lượng 47, từ khi Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ban hành Chỉ thị 47 về tổ chức lực lượng đấu tranh trên không gian mạng trong Quân đội… Trong khi đó, xen kẽ trong tất cả các mạng lưới xã hội từ cấp tỉnh, huyện… là lực lượng có tên là “đội ngũ làm công tác dư luận xã hội”…
Báo Đảng CSVN ngày 13/08/2019 có bản tin nhan đề “Chiến binh thầm lặng trên mặt trận tư tưởng của Đảng” viết, trích:
“…Đội ngũ cộng tác viên được xây dựng từ Thành phố đến cơ sở, thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ; các hoạt động giao ban, kiểm tra, rút kinh nghiệm... được thực hiện thường xuyên, liên tục, kịp thời, thông qua đó phát huy được hiệu quả, chất lượng hoạt động.
“…Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh tới yêu cầu của công tác nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội hiện nay là phải: kịp thời (nắm bắt thông tin), đa dạng (nghe được từ nhiều nguồn, nhiều góc độ, nhiều giới), chắt lọc (để biết cái nào đúng, cái nào sai, cái nào đáng tin cậy, cái nào không), hữu hiệu (phản ứng lại hữu hiệu, dự báo hữu hiệu và tham mưu hữu hiệu). Đồng chí cho biết, TP Hồ Chí Minh đang cố gắng điều hành theo hướng này.
“…Chia sẻ với các đại biểu tại buổi làm việc về sự phát triển mạnh mẽ của Internet, mạng xã hội, đồng chí Võ Văn Phuông cho rằng, trong bối cảnh mà một mẩu viết, một lời bình luận, một chia sẻ trên mạng xã hội trong tích tắc cả ngàn người, triệu người biết, tâm lý đám đông và hiệu ứng lan truyền có thể gây nên một cơn “bão” trong dư luận, tạo ra bất ổn xã hội ghê gớm, việc chúng ta tương tác, nắm bắt, phân tích và dự báo dư luận xã hội đã trở nên không hề đơn giản. Nhưng nếu chúng ta cập nhật, thích ứng cùng xu hướng và công nghệ, đổi mới phương pháp nắm bắt dư luận, phân tích tốt và dự báo chuẩn, chúng ta có thể làm chủ được tình thế, có thể đảo chiều và dập tắt được những “cơn bão” đó để tạo dựng đồng thuận, phát huy dân chủ, ổn định xã hội, định hướng và tham mưu hiệu quả hơn…”(ngưng trích)
Có nghĩa là gián điệp gài trên các cấp, từ thành phố tới cơ sở, trên cả mạng xã hội, theo dõi nhiều nguồn và nhiều giới, vùi dập tức khắc các lời bình luận dân chủ trên mạng xã hội…
Trong khi Lực Lượng 47 do Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam điều động, lực lượng nghiên cứu dư luận xã hội trực tiếp được điều động bởi cơ quan có tên là Viện nghiên cứu dư luận xã hội, trực thuộc Ban Tuyên Giáo Trung Ương và có chân rết gài vào các cấp chính quyền và xã hội.
Viện nghiên cứu dư luận xã hội được tổ chức từ năm 2008.
Theo Báo Thanh Niên ấn bản ngày 27/01/2008 với bản tin nhan đề “Ra mắt Viện nghiên cứu dư luận xã hội” đã ghi nhận, trích:
“Hôm qua 26.1.2008, Viện Nghiên cứu dư luận xã hội (Ban Tuyên giáo T.Ư) đã ra mắt tại Hà Nội. Theo quyết định thành lập, Viện Nghiên cứu dư luận xã hội có nhiệm vụ nắm bắt, phân tích, tổng hợp và phản ánh nhanh dư luận của các tầng lớp nhân dân trước những vấn đề, sự kiện quan trọng trong nước và trên thế giới, đặc biệt là trước các chủ trương, chính sách của đảng và pháp luật của nhà nước.
TS Phạm Chiến Khu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu dư luận xã hội cho biết, năm 2008, Viện có kế hoạch lập 2 báo cáo nhanh mỗi tháng để báo cáo về các vấn đề dư luận nổi bật trong tháng, các vấn đề bức xúc trong đời sống (lương, giá cả, cải cách hành chính, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, quy hoạch, đền bù, thiên tai, dịch bệnh, tệ nạn xã hội...). Cũng năm 2008, Viện sẽ thực hiện các cuộc điều tra xã hội học như dư luận cán bộ, đảng viên và nhân dân về tình hình đất nước trong năm 2008; dư luận về tình hình đất nước sau hai năm Việt Nam gia nhập WTO...”(ngưng trích)
Đối chiếu ngôn ngữ của Phạm Chiến Khu trong bản tin vừa dẫn với ngôn ngữ của Võ Văn Phuông trong bản tin trên Báo Đảng CSVN ngày 13/8/2019, sẽ thấy khác nhau nhiều – nghĩa là, từ dư luận xã hội chung, cho tới bây giờ là vai trò tác chiến mạng, là vùi dập các mẩu tin và lời bình luận bất lợi trên mạng.
Trong khi đó, phía quân đội có Lực lượng 47. Theo Tự Điển Bách Khoa Mở, lịch sử hình thành Lực lượng 47 là, trích:
“Lực lượng 47 (hay còn được gọi là Trung đoàn 47) là một lực lượng do Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam lãnh đạo, chỉ đạo nhằm đấu tranh, chống các luận điệu xuyên tạc của các đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách và luật pháp Nhà nước Việt Nam. Nhằm cụ thể hóa việc thực hiện Chỉ thị 28 ngày 16-9-2013 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng, Chỉ thị 15 ngày 17-6-2014 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm an ninh và an toàn thông tin mạng trong tình hình mới và Chỉ thị 03 ngày 23-1-2014 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin và một số vấn đề tổ chức hoạt động tác chiến không gian mạng, ngày 1-1-2016, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ban hành Chỉ thị 47 về tổ chức lực lượng đấu tranh trên không gian mạng trong Quân đội (gọi tắt là "Lực lượng 47").
Lực lượng 47 chuyên trách nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục trên không gian mạng, đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch với Đảng Cộng sản Việt Nam, hay những đối tượng cơ hội chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Tính đến tháng 12 năm 2017, lực lượng này có hơn 10,000 người. Lực lượng này đang có mặt ở tất cả các đơn vị cơ sở, mọi miền, mọi lĩnh vực của quân đội.
Đây là lực lượng đóng vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh chống âm mưu, hoạt động "diễn biến hoà bình" trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa; phản bác các quan điểm sai trái trên mạng Internet.” (ngưng trích)
Như thế, chúng ta đoán rằng Lực lượng dư luận viên xã hội sẽ đông hơn Lực lượng 47 rất nhiều. Có thể dư luận viên sẽ bao gồm cả các côn đồ chuyên quậy phá (từ đường phố ới Internet) các nhà hoạt động nhân quyền và tôn giáo.
Còn một lực lượng thứ ba trong mặt trận tư tưởng của CSVN: Tuyên truyền viên trên mạng. Đó là những cây bút chuyên dụng để bút chiến.
Theo mục từ “Tuyên truyền viên trên mạng” trên Wikipedia, lực lượng bút chiến này được kể như sau, trích:
“Tiết lộ công khai đầu tiên về việc sử dụng đội ngũ chuyên gia bút chiến là từ lời tuyên bố của ông Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Hồ Quang Lợi trên báo Lao động, rằng đã thành lập một nhóm chuyên gia với mục đích "đấu tranh trực diện, tham gia bút chiến trên Internet trong việc đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch."
Theo AFP, các giám sát viên internet để kiểm soát tin tức và hướng dẫn dư luận, giống hệ thống của Trung Quốc. Các dư luận viên này thường "bút chiến" lại các nhận xét phê phán chính quyền và Đảng, đồng thời định hướng dư luận theo hướng thân chính phủ và Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong khi đó các bình luận viên độc lập phê phán chính phủ bị bỏ tù vì bị buộc tội tuyên truyền chống nhà nước. Sau khi đàn áp và bỏ tù những blogger đối lập nhằm buộc họ im lặng nhưng không hiệu quả, chính quyền Việt Nam bắt đầu xây dựng đội ngũ dư luận viên tuyên truyền trên các diễn đàn mạng nhằm thể hiện quan điểm ủng hộ chế độ.
Phó ban tuyên giáo Phan Đăng Long cho biết dư luận viên là thành phần thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh để nắm những vấn đề công chúng quan tâm thảo luận sau đó báo cáo lại các cơ quan nhà nước. Theo xác nhận của Thành ủy Hà Nội, cho tới nay thành phố đã tổ chức nhóm "chuyên gia" và tuyên truyền viên "đấu tranh trực diện trên mạng Internet, tham gia bút chiến trên Internet". Chỉ tính đến đầu năm 2013, thành phố đã xây dựng được 19 trang tin điện tử, hơn 400 tài khoản trên mạng…”(ngưng trích)
Nghĩa là, riêng thành phố Hà Nội đã có hơn 400 tài khoản trên mạng để bút chiến Internet. Nếu tính chung toàn quốc, lực lượng bút chiến này hẳn là nhiều ngàn cán bộ chuyên ngồi theo dõi màn hình và gõ bàn phím trực chiến.
Nghĩa là, mặt trận dư luận kín như bưng. Từ các dư luận viên trong các ngõ ngách tỉnh, thành, huyện… cho tới phía quân đội là Lực lượng 47, cho tới Lực lượng bút chiến mạng…
Than ôi, tinh thần tác chiến chỉ nhắm vào những tiếng nói dân chủ… Không thấy các lực lượng này nói gì tới hiểm họa Trung Quốc, từ Formosa tới nhà thầu đường sắt, từ du khách TQ đi tour 0 đồng cho tới giàn khoan TQ vào quậy phá Biển Đông… Không phải là lệ thuộc đã rất nguy ngập sao.
Bắc Kinh nói gì về Hà Nội trên truyền thông của họ?!

Trung Quốc đuổi tàu CS biển VN chạy "có cờ"!!!
Bảo Thiên - Như Trúc (Danlambao) - Trong tuần qua, các trang mạng xã hội Trung Quốc đã lần lượt xuất hiện nhiều bài mô tả chi tiết "đụng độ trên biển Hoa Nam" - sự kiện căng thằng khi tàu TQ hoạt động phi pháp trong vùng EEZ và thềm lục địa VN hơn 1 tháng tại bãi Tư Chính và gần 2 tháng tại bãi Nam Côn Sơn (lô 06.1).
Thông tin Trung Quốc đưa ra trùng khớp với những gì mà GS Thayer cho lên mạng cũng trong tuần qua. Hà Nội có khả năng thông qua ông Thayer đánh tiếng về việc sẽ cho công bố chi tiết hơn những gì đã và đang xảy ra thì lập tức Bắc Kinh cho công bố thông tin theo kiểu "báo cáo nội bộ" lên các trang mạng và cả các trang tin online thuộc các công ty sân sau và có hợp đồng với đội tác chiến mạng của Bắc Kinh (như trang Tây Lục với chi tiết vụ đụng độ tàu TQ và VN bên dưới link).
Có thể điểm lại các chi tiết chính:
- Số lượng tàu 30 chiếc hoặc hơn. - Đã có tấn công vòi rồng
TQ đã cho điều 2 tàu chiến (warships) 10.000 tấn - khu trục hạm đến hổ trợ tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 và đuổi tàu CS biển VN chạy "có cờ".
Có thể dự báo Bắc Kinh đang dọn đường và sẽ cho công bố "bằng chứng VN xâm phạm chủ quyền của TQ khi cho tàu cảnh sát biết khiêu khích và đe dọa tàu cá, tàu thăm dò địa chất của TQ cũng như ngăn cản các hoạt động của tàu Hải Dương 8. và sau đó tàu hải quân PLA can thiệp thì tàu VN bỏ chạy".
Hãy chờ xem Bắc Kinh sẽ công bố chính thức chi tiết thế nào về cái mà họ đang dẫn dắt dư luận trong nước trước khi bộ ngoại giao TQ lên tiếng chính thức!?
Tàu Cảnh sát biển Việt Nam một lần nữa thách thức! Siêu cường quyết đoán ra quân xua đuổi!
Bản dịch: Như Trúc (Danlambao)
Nguồn: Bàn trà nhỏ nói về quân sự
2019-08-08 15:48:01
Trong quãng thời gian gần đây, Việt Nam quốc gia nhỏ bé này có một chút không an phận, nhiều lần phái tàu cảnh sát biển thách thức điểm mấu chốt của siêu cường (nước lớn), vào tháng trước, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam (Trong bài gọi là Lực lượng bảo vệ bờ biển Việt Nam) đã phái nhiều tàu Cảnh sát biển ra tổ chức ngăn trở các tàu của ngư dân cường quốc (siêu cường) đánh bắt, những ngư dân này đang thực hiện việc đánh bắt bình thường, không hề xâm phạm lãnh hải của bất kỳ quốc gia này, nhưng chính quyền Việt Nam lại dùng từ chấp pháp, kiên định cho rằng cường quốc vi phạm Luật hải dương quốc tế, xâm phạm lãnh hải của Việt Nam, hơn nữa tiến hành xua đuổi đối với những ngư dân này, còn tiến hành bắt giữ, câu lưu một số tàu ngư dân. Dưới sự cảnh cáo nghiêm khắc của cường quốc, chính quyền Việt Nam không những không phóng thích những người này, ngược lại còn làm dữ hơn, tiến hành ngăn trở hoạt động thăm dò hải dương nước xa của cường quốc.
Theo như đưa tin từ truyền thông, trong những ngày gần đây, cường quốc đã phái ra hai tàu thăm dò cùng các tàu bảo vệ đã tiến vào khu vực lãnh hải thuộc quyền tài phán để tiến hành hoạt động thăm dò bình thường, nhưng phía Cảnh sát biển Việt Nam đột ngột phái ra 4 tàu cảnh sát biển tiến hành ngăn trở, không cho phép tàu thăm dò của cường quốc tiến vào khu vực biển liên quan tiến hành tác nghiệp, trong quá trình đối đầu giữa hai bên, Cảnh sát biển Việt Nam gọi tới nhiều tàu cảnh sát biển cỡ nhỏ ở khu vực đó, đạt tới 30 tàu, tiến hành đối đầu với các tàu thăm dò của cường quốc, trong quá trình này, tàu Cảnh sát biển Việt Nam nhiều lần sử dụng vòi rồng phun nước tấn công tàu thăm dò của cường quốc, hơn nữa đưa ra lời cảnh cáo, yêu cầu tàu thăm dò của cường quốc lập tức rút khỏi khu vực trên, nhưng tàu thăm dò của cường quốc vẫn không nao núng, tiến hành triển khai đối đầu với cách tàu Cảnh sát biển Việt Nam.
Bởi vì phía Việt Nam đã điều động 2 tàu Cảnh sát biển 4000 tấn với trang bị pháo 30mm, hai tàu thăm dò của cường quốc hiển nhiên ở điều kiện bất lợi, tình hình hết sức căng thẳng, bất đắc dĩ, hai tàu thăm dò này phát tín hiệu cầu cứu, sau đó tàu quân sự đang thực thi nhiệm vụ ở khu vực gần đó đã xuất kích, sau đó hai tàu quân sự của cường quốc đã khẩn cấp đến khu vực vùng biển đó. Theo tin được biết, sau khi hai tàu quân sự 10 nghìn tấn của cường quốc đi tới vùng biển đó, thông qua radar đã phát ra cảnh cáo cứng rắn đối với phía tàu Cảnh sát biển Việt Nam, yêu cầu tàu Cảnh sát biển Việt Nam lập tức rút khỏi vùng biển trên, nhưng tàu Cảnh sát biển Việt Nam vẫn tiếp tục mạo hiểm, không những không rời khỏi đó, mà còn bắn lên trời nhiều phát đạn pháo.
Dưới tình hình như vậy, tàu quân sự của cường quốc không thể nào nhẫn nhịn được nữa, sử dụng pháo phụ (cỡ nòng nhỏ hơn) phóng hơn một trăm quả đạn thật cùng đạn gây nhiễu, những quả đạn này đều rơi vào khu vực gần tàu Việt Nam, tàu Cảnh sát biển Việt Nam nhìn thấy tình hình không ổn, rằng tàu quân sự của cường quốc muốn ra tay thật, liền ngay lập tức né tránh chạy trốn. Sau đó, hai tàu thăm dò của cường quốc tiến hành tác nghiệp bình thường, còn hai tàu quân sự thì không rời khỏi khu vực đó, một mực đi tuần tra ở xung quanh, ngăn ngừa tàu Cảnh sát biển Việt Nam một lần nữa thách thức.
Đây không phải là lần đầu tiên tàu Cảnh sát biển Việt Nam uy hiếp các tàu cá cường quốc cùng các hoạt động bình thường, vào tháng trước, hai bên còn có xung đột căng thẳng, tàu Cảnh sát biển Việt Nam ngăn trở dàn khoan khí thiên nhiên của của cường quốc.
Trong mấy năm gần đây, cùng với sự phát triển và vươn lên của ngành du lịch Việt Nam, doanh thu tài chính của chính quyền địa phương không ngừng gia tăng, nhằm để làm lớn mạnh lực lượng Cảnh sát biển, chính quyền đương cục Việt Nam đầu tư một lượng lớn tiền bạc mua tàu Cảnh sát biển có trọng lượng lớn từ Hòa Lan, hơn nữa lắp đặt vũ khí tiên tiến, thường xuyên được phái đi ức hiếp (bắt nạt) các tàu cảnh sát biển quốc gia láng giềng. Vào năm ngoái, tàu Cảnh sát biển Việt Nam từng đối đầu với các tàu quân sự của Indonesia, hơn nữa tấn công vô lý các tàu quân sự của Indonesia, tạo thành sự cố với thương vong nghiêm trọng.
Trong khi đó ở hiện tại, Việt Nam đang là người đại diện (tay sai) cho Hoa Kỳ ở khu vực Nam Á, không ngừng gửi các tàu Cảnh sát biển thách thức điểm mấu chốt của cường quốc, dưới sự ủng hộ của Hoa Kỳ, Việt Nam mười phần tự tin, thật sự là không nhìn thấy quan tài thì không đổ lệ.
Nhưng thông qua những tình hình sự việc gần đây, dưới sự cảnh cáo của cường quốc, chính quyền đương cục Việt Nam cũng không thể không thành thật trở lại, nếu như tiếp tục thách thức điểm mấu chốt (giới hạn đỏ) của cường quốc, thì sẽ có thể là không còn cảnh cáo đơn giản như vậy nữa.
Đối với sự kiện tàu Cảnh sát biển Việt Nam đâm tàu hộ vệ Indonesia, phía Indonesia đưa ra câu trả lời. Phía Indonesia nói rằng, sự kiện lần này xảy ra trong vùng đặc quyền kinh tế Indonesia. Trước khi xảy ra va chạm, tàu hộ vệ Indonesia chặn lại một tàu bắt cá của Việt Nam, tàu cá này vào thời điểm đó đang thực hiện đánh bắt cá phi pháp, sau đó tàu này liền gặp phải va chạm từ phía tàu của Cảnh sát biển Việt Nam. Lần va chạm này khiến cho tàu cá bị chìm, phía Indonesia câu lưu 12 thuyền viên đánh cá, nói rằng bọn họ trước mắt bị giam giữ ở một căn cứ hải quân, "chờ đợi trình tự pháp luật tiếp theo".
Hai thành viên của tàu cá thì nhảy xuống biển và được tàu Cảnh sát biển Việt Nam cứu.
Điều đáng chú ý là, đoạn phim về vụ va chạm giữa hai bên đã được lưu truyền lên mạng xã hội.
Video cho thấy, tàu Cảnh sát biển Việt Nam chủ động va chạm vào tàu hộ vệ Indonesia. Sau đó, binh sĩ Indonesia cầm súng đối đầu với thuyền viên Việt Nam, hơn nữa sử dụng que gỗ và các dụng cụ khác đánh nhau với phía Việt Nam. Binh sĩ hải quân Indonesia còn chửi câu tục tĩu đối với phía Việt Nam.
Hãng tin AP dẫn lời tư lệnh Hạm đội thứ nhất Hải quân Indonesia là Yudo Margono nói rằng, địa điểm xảy ra sự việc là khu vực biển Bắc Natuna (từ năm 2017 trở đi Indonesia đổi tên khu vực biển cực nam biển Nam Trung Quốc với tên riêng). Ông ta đồng thời nói, Việt Nam cũng đưa ra yêu cầu chủ quyền với vùng biển trên.
Theo tin từ Tân Hoa Xã, từ năm 2014 tới nay, Indonesia đã liên tục dùng phương pháp dọn dẹp sạch sau đó kích nổ cho chìm các tàu đánh bắt cá phi pháp. Trong mấy tháng gần đây, cách làm này bịdừng lại. Nhưng Bộ trưởng Bộ ngư nghiệp Indonesia ngày 29 tuyên bố, quốc gia này sẽ nối lại cách làm này, kế hoạch cụ thể là ngày 4 tháng 5 đánh chìm 51 tàu đánh bắt cá phi pháp, trong đó phần nhiều là các tàu cá của Việt Nam.
(Phụ trách biên tập: Bạch Dân Vỹ)
Nguồn: http://www.xilu.com/qqjb...08/1000010001101739.html
15.08.2019 Bảo Thiên - Như Trúc danlambaovn.blogspot.com
Dân Chủ lo ngại tranh luận?
Cổ-Lũy August 14, 2019

Cựu Phó Tổng Thống Joe Biden tranh luận ở Des Moines, Iowa, hôm 8 Tháng Tám, 2019. (Hình: Chip Somodevilla/Getty Images)
Hai ngày cuối Tháng Bảy ở Michigan, 20 ứng viên Dân Chủ với ủng hộ cao nhất chia làm hai nhóm lại tranh luận về những đề tài quan trọng trong tranh cử sơ bộ/primary để đi tới chọn lựa người đại diện đảng tranh cử tổng thống ở tổng tuyển cử/general đầu Tháng Mười Một, 2020.
Bốc thăm tình cờ đặt hai nghị sĩ hàng đầu theo khuynh hướng tự do tiến bộ (Elizabeth Warren và Bernie Sanders) vào nhóm đầu; nhóm sau gồm người dẫn đầu phía Dân Chủ (cựu Phó Tổng Thống Joe Biden) và nhiều người da màu.
Phía Dân Chủ có thể bị bất lợi: Ở giai đoạn primary, các ứng viên đều phải nhấn mạnh khác biệt giữa mình và tổng thống tại chức, và khác biệt với ứng viên cùng đảng. Lý do chính là người cùng đảng hăng hái đi bầu ở primary muốn thấy những khác biệt. Thêm nữa, vì quá nhiều ứng viên primary họ phải gia tăng cường độ khác biệt, và gia tăng âm độ để được nghe rõ. Hậu quả từ đây là họ va chạm chát chúa và tấn công lẫn nhau, trong khi Tổng Thống Donald Trump chưa có đối thủ cùng đảng.
Cựu Tổng Thống Barack Obama đã cảnh cáo ứng viên đừng “đứng thành vòng tròn bắn nhau” – ai cũng trúng đạn, trừ đối thủ chính của đảng. Sau tranh luận thứ nhì, báo chí nhận xét người thắng tranh luận không phải là ứng viên Dân Chủ mà là ông Trump; người lạc quan lại xem đây là cơ hội cho các ứng viên “thử lửa” để vững chãi hơn khi tới bầu cử chính.
Cấp tiến hay ôn hòa?
Hai ứng viên cấp tiến, bà Warren và ông Sanders cùng nhóm và đứng cạnh nhau trong tranh luận, nhưng thay vì cho thấy khác biệt họ lại bận đối đáp các tấn công từ phía tám người với khuynh hướng ôn hòa. Đây cho thấy những chia rẽ và khác biệt lớn giữa hai nhóm cấp tiến và ôn hòa về chính sách, ý thức hệ và chiến lược liên quan đến các đề tài y tế, môi sinh, kinh tế và làm thế nào để lấy lại Tòa Bạch Ốc từ đảng Cộng Hòa.
Đề tài “Y tế cho mọi người/Medicare for all” được bàn cãi nhiều nhất với hai ứng viên cấp tiến hứa hẹn những biện pháp đắt giá nhằm cung cấp bảo hiểm sức khỏe cho tất cả mọi người, và “táo bạo” tới mức dẹp bỏ bảo hiểm tư hoàn toàn.
Dân chúng vốn ưa chuộng bảo hiểm tư cung cấp bởi nơi mình làm việc, dù đây càng ngày càng đắt giá (thuốc thang, nhà thương, bác sĩ, mức tiền túi đóng góp thêm), trong khi dịch vụ càng ngày càng hạn chế. Để tài trợ cho “Medicare for all” hai ứng viên nhắm vào tiền thuế gia tăng trên giới giàu có, các công ty đại kỹ, thương, tài chính, và dẹp bỏ bảo hiểm tư bóc lột người tiêu thụ – đi ngược hẳn hệ thống “tư bản” bênh vực “nhà giàu.”
Ông Sanders nói, “Chúng ta cần tranh cử với nghị lực, hứng khởi và nhìn xa trông rộng.” Bà Warren than phiền ứng viên cùng đảng đã làm mọi nỗ lực để ra tranh cử tổng thống “mà vẫn e ngại về những gì chúng ta không thể làm, hay không thể tranh đấu cho.” Bà nhấn mạnh, “Những công ty bảo hiểm không có quyền gì đục đẽo $23 tỷ tiền lời từ dân chúng.”
Những ứng viên theo khuynh hướng ôn hòa và thực tiễn lý luận các đề nghị của hai nghị sĩ cấp tiến quá nguy hiểm và chỉ có lợi cho phía Cộng Hòa. Phía Dân Chủ đã thắng thế và lấy lại đa số ở Hạ Viện năm 2018 phần lớn nhờ “Obamacare” mà phía Cộng Hòa từng chống đối từ 2010 cho đến nay. Họ muốn theo đường lối của ứng viên Joe Biden cải thiện và mở rộng Obamacare đến nhiều tầng lớp dân chúng hơn nữa.
Theo họ, hệ thống bảo hiểm y tế hoàn toàn quản trị bởi chính quyền (public option) đi quá xa về phía tả của dân chúng Mỹ, và họ muốn duy trì quyền lựa chọn bảo hiểm tư của những người có khả năng mua, hoặc không muốn public option. Ứng viên Amy Klobuchar khẳng định, “Đây là chọn lựa dễ tiến hành nhất;” ứng viên John Hickenlooper đồng ý, “Dân chúng muốn có quyền chọn lựa… Tiến hóa từ từ hơn là cách mạng táo bạo.”
Hôm sau, nhóm ứng viên thứ nhì tiếp tục với chuyện y tế cộng thêm môi sinh cùng yếu tố chủng tộc vì một nửa ứng viên là da màu. Ông Joe Biden với hơn 40 năm làm dân cử mang nhiều “hành trang chính trị” dễ bị tấn công, chỉ trích theo tiêu chuẩn chính trị, xã hội ngày nay. Tuy nhiên, với kinh nghiệm ông đã phản ứng mạnh mẽ ứng viên Booker, Harris, và Castro về các vấn đề chủng tộc, di dân, và tỏ ra xứng đáng là ứng viên đứng đầu danh sách với khuynh hướng ôn hòa, thực tiễn.
Kỳ bầu cử 2016 ứng viên Hillary Clinton lấy được 40% tổng số phiếu từ người da màu trong khi ông Trump chỉ có 10% ủng hộ. Hiện ông Biden thu tỉ số cao hơn bà Clinton; khác với bà Clinton, ông lại được ủng hộ của người lao động da trắng đã bỏ phiếu cho ông Trump.
Thăm dò dư luận sau tranh luận của Viện Đại Học Quinnipiac cho thấy ông Biden dẫn đầu với 32% ủng hộ, bà Warren 21%, ông Sanders 14% và bà Harris 7%. Vận động tại chỗ ở Iowa, ông Biden và bà Warren vẫn dẫn đầu; bà Harris vượt lên trước ông Sanders.
Súng đạn và “khủng bố nội địa”
Tháng Tám đặt ông Trump vào bối cảnh tranh cử tiêu cực: Súng đạn mà ông ủng hộ, và tàn sát người di dân từ Trung và Nam Mỹ (Latino) mà ông bị xem là có trách nhiệm lớn. Ba vụ thảm sát bằng súng nhà binh ở ba tiểu bang trong một tuần với hơn 30 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương ảnh hưởng vào tranh cử; riêng vụ tấn công lớn ở Texas nhắm vào người Latino bị chú ý nhiều vì liên hệ đến hiện tượng người da trắng khủng bố người da màu. Nghi can là một thanh niên da trắng với súng tự động và hàng trăm viên đạn giết hại 22 và gây thương tích cho cả chục người tại khu shopping cuối tuần. Hắn lái xe chín tiếng tới El Paso để “ngăn chặn người Latino xâm lăng” Texas – y hệt lời ông Trump tranh cử, lập đi lập lại nhằm xách động “base/cử tri trung kiên” của mình.
Đây là lý luận thuộc loại kỳ thị kiểu “da trắng độc tôn/white supremacy” siêu đẳng, cai trị tất cả giống da màu. Hiện tượng “white supremacy” đã có từ thời lập quốc Mỹ cho tới nay, với người da trắng từ Châu Âu đến tàn sát và chiếm đất người bản xứ, bóc lột lao động nô lệ gốc Phi Châu phát triển đất nước, thuộc địa hóa các nước Latino, chiếm đất của Mexico, bóc lột người “cu-li” Á Châu xây đường xe hỏa, bố ráp người Nhật vào trại tập trung.
Ngày nay dân gốc Á “xuất sắc về khoa học, kỹ thuật,” nhưng hiếm người làm quản trị, và “nhân công Latino rẻ mạt” rất thịnh hành trong canh nông và kỹ nghệ. Một ngày sau thảm sát, ông Trump đọc bài lên án kỳ thị chủng tộc, xem vụ thảm sát El Paso là một tấn công vào “đất nước chúng ta, và một tội ác đối với tất cả mọi người,” rồi “thù ghét không có chỗ trong nước Mỹ. Chúng ta phải đồng lòng lên án kỳ thị màu da, chủng tộc, và da trắng độc tôn.”
Dân chúng và phía Dân Chủ “chưng hửng” và phẫn nộ vì từ trước tranh cử, và khi trở thành tổng thống ông Trump chính là người không ngừng thúc đẩy, kêu gọi người ủng hộ mình với những lời nói và chính sách đầy kỳ thị chủng tộc, màu da và tôn giáo. Đi vào tranh cử 2020 ông lại chọn gia tăng cường độ chia rẽ, thù ghét và bạo hành chủng tộc như cách lấy phiếu ưa chuộng và bảo đảm nhất. Báo giới lập lại những lời nói, hành động trước đây chứng minh điều này và dân chúng than phiền những gì ông nói thúc đẩy bạo hành – như tại mit-tinh gần đây ở Florida ông chỉ cười khi đám “base” đe dọa bắn chết người vượt biên. Trên Facebook ông đã cho chạy quảng cáo tranh cử 2,200 lần về “xâm lăng từ Nam biên giới.”
Ứng viên Joe Biden thẳng thừng, “Tổng thống tỏ ra yếu đuối. Và sai lầm hoàn toàn. Da trắng độc tôn không phải là bệnh tâm thần, và súng đạn là dụng cụ người da trắng độc tôn sử dụng để biểu dương thù ghét.” Dân Biểu El Paso, Veronica Escobar nhận xét, “Lời nói đưa đến những hậu quả. Tổng thống dùng ngôn ngữ biến cộng đồng chúng tôi thành kẻ thù. Ông nói chúng tôi là người đáng sợ, đáng ghét;” bà yêu cầu ông đừng thăm viếng El Paso. Tổng Thống Obama, người cố tránh phê bình ông Trump, cũng phải lên tiếng về quá nhiều thảm sát, kêu gọi thay đổi luật lệ súng đạn; ông yêu cầu dân chúng “mạnh mẽ gạt bỏ ngôn ngữ từ mồm miệng của bất cứ người lãnh đạo nào quạt phẩy sợ hãi và thù hận, hoặc bình thường hóa da trắng độc tôn.”
Về việc hạn chế súng đạn, ông Trump lại bào chữa kiểu người ủng hộ súng đạn thường dùng, súng đạn không giết hại ai cả, chỉ có đầu óc “điên khùng và thù ghét bóp cò khẩu súng.” Đây cho thấy ông đứng với hội súng đạn NRA kịch liệt chống đối hạn chế súng đạn và cương quyết không cho “điều tra lý lịch/bachground check” người mua. NRA gồm 5 triệu hội viên với tiền bạc mạnh mẽ ủng hộ Tranh Cử Trump $30 triệu kỳ trước. Họ dùng lá phiếu và tiền bạc rất hữu hiệu: Chỉ bỏ phiếu theo một tiêu chuẩn có ủng hộ súng đạn không.
Sau 250 thành phố Mỹ bị súng đạn thảm sát, background check không nhúc nhích. Sau thảm sát 2018 tại trường học Florida, ông Trump buộc phải hứa hẹn background check, nhưng sau khi gặp NRA ông đã quên chuyện này. Hai dự luật (background check mọi mua bán, tăng thời gian xét lý lịch) từ phía Dân Chủ Hạ Viện từ đầu năm vẫn nằm nguyên ở Thượng Viện Cộng Hòa với Chủ Tịch Mitch McConnell không nhòm ngó tới vì sợ mất lòng NRA kỳ tái cử 2020. Trong khi mức dân chúng ủng hộ background check lên cao (92% dân chúng nói chung), tổng thống hứa dù Thượng Viện thông qua dự luật, ông sẽ phủ quyết để đây không thể thành luật.
(Cổ-Lũy)
Nghi can đầu hàng sau khi đã bắn 6 cảnh sát ở Philadelphia
August 14, 2019

A San Jose Police Department patrol car is towed away from the scene of an officer involved shooting on the 1500 block of Mount Frazier Dr. in San Jose, Calif., on Wednesday, May 3, 2017. (Gary Reyes/ Bay Area News Group) Washington Post – Vào lúc sau nửa đêm, một nghi can đã bước ra đầu hàng sau khi hắn ta đã ra tay bắn sáu cảnh sát ở một khu phố nằm ở phía bắc Philadelphia vào tối thứ Tư, gây ra một cuộc đọ súng kéo dài hàng giờ trong một tình trạng chính quyền gọi là tình hình con tin.
Nghi can là Maurice Hill, một cư dân Philadelphia, 36 tuổi, có tiền sử từng bị kết án vì súng, theo cựu luật sư của anh nói với tờ The Washington Post. Thượng sĩ Cảnh sát Philadelphia là Eric Gripp đã xác nhận trên Twitter vào đầu ngày hôm nay thứ Năm rằng nghi can đang bị giam giữ.
https://www.baocalitoday...-sat-o-philadelphia.html Nghi can bước ra khỏi nhà với hai cánh tay giơ lên trời trong khi các phóng viên truyền hình địa phương đang quay cảnh.
Tiếng súng nổ đầu tiên vào khoảng 4:30 chiều, theo Richard Ross, người phụ trách cảnh sát Philadelphia cho biết, sau khi các cảnh sát cố thực hiện lệnh bắt giữ ma túy đã bùng nổ ra ngay lập tức. Khi họ xông vào nhà, một loạt đạn nổ buộc các cảnh sát phải bắn trả và rút lui qua các cửa sổ và cửa ra vào.
[img]https://pbs.twimg.com/media/EB-h7axWsAABHWL?format=jpg&name=900x900[/img]
Hơn ba giờ sau khi những phát súng đầu tiên nổ ra, cảnh sát vẫn bị khoá trong tình huống nguy hiểm với ít nhất một tay súng núp trong nhà, nã đạn với các cảnh sát ở bên ngoài. Người dân, buộc phải núp sau xe hơi và trốn trong nhà, đã mô tả cảnh tượng xảy ra giống như một vùng chiến tranh: Đạn bay qua đường và những vệt thuốc súng tràn ngập không khí.
Khi trời bắt đầu tối, ông Ross nói trong một cuộc họp báo rằng ông ta lo lắng cho hai cảnh sát đang kẹt ở trong nhà với tay súng. Họ đã ở đó hàng giờ cho đến khi một đội đặc nhiệm SWAT đến giải cứu họ, nhưng, ông ta nói, tay súng vẫn cố thủ bên trong căn nhà mà không có ý định đầu hàng.
Sau đó, chúng tôi gặp một tình huống khá kinh khủng, ông Ross nói.
Alisha Bogan, người sống quanh góc phố nơi diễn ra cuộc đối đầu nói trên, cho biết cô đang trên đường về nhà với con gái và mẹ thì nghe thấy tiếng súng nổ.
Có rất nhiều người đang chạy, Bogan nói với tờ Washington Post. Khi tiếng súng tiếp tục, cô núp dưới một chiếc xe hơi. Sau đó, cô cố gắng về nhà và gia đình, nhưng không thể vượt qua được băng cấm vượt qua của cảnh sát giăng quanh khu nhà. Hàng chục cư dân thất vọng phải đối mặt với tình trạng khó xử tương tự, không thể về nhà của họ. Họ tập trung trên vỉa hè và đường phố vào tối thứ Tư khi những cơn bão đi qua khu vực.
Sau khi hai cảnh sát rời khỏi căn nhà nói trên, Ross nói với các phóng viên rằng chúng tôi đã trải qua từ một tình huống bắt giữ con tin đến một tình huống khác – người sống trong khu không về nhà được với người nhà. Cảnh sát cho biết họ vẫn đang cố gắng nói chuyện với kẻ nổ súng và yêu cầu ra đầu hàng. Tối thứ Tư, nghi can vẫn núp ở trong nhà.
Cảnh quay trực tiếp đầy kịch tính từ máy bay trực thăng quay hình cho thấy rất nhiều cảnh sát bao vây ngôi nhà trong khu dân cư Nicetown – khu phố Tioga. Họ núp sau xe và bắn nhau với ai đó trong ngôi nhà.
Trên mặt đất, các phóng viên truyền hình dung micro thu những âm thanh của tiếng súng. Nhiều cảnh sát đã được nhìn thấy đang được khiêng vào xe cảnh sát và chở đi khỏi hiện trường.
Một viên đạn sượt qua đầu một trong những cảnh sát, Ross nói với các phóng viên. Những cảnh sát khác bị bắn vào cánh tay và những nơi khác, ông cho biết.
Không có gì đáng ngạc nhiên hơn khi trong một không gian chật hẹp như vậy, chúng tôi đã gặp nhiều bi kịch như thế.
Họ đã được xuất viện sau đó, nhưng một cảnh sát khác vẫn đang được điều trị cho những vết thương kéo dài trong một vụ tai nạn xe hơi liên quan đến vụ việc.
Thị trưởng Philadelphia Jim Kenney (D) cho biết các cảnh sát bị thương là những người có tinh thần tốt.
Tôi rất biết ơn – và một chút tức giận về chuyện một ai đó có tất cả vũ khí đó và tất cả hỏa lực đó – nhưng chúng tôi sẽ bàn đến chuyện này vào một dịp khác, ông ta nói trong cuộc họp báo. Ngay bây giờ, tôi nói về các cảnh sát và gia đình của họ.
Nguyễn Dương/ Cali Today
Edited by user Thursday, August 15, 2019 2:05:58 AM(UTC)
| Reason: Not specified
|