Rank: Advanced Member
Groups: Registered
Joined: 3/22/2011(UTC) Posts: 3,194
Thanks: 326 times Was thanked: 364 time(s) in 256 post(s)
|
Tin Tong Hop
Đừng nản với khuyết điểm, hãy đứng dậy như Giacôbê
7/24/2019 5:44:03 PM
25/07/2019 Thứ Năm Tuần XVI Mùa Thường niên - THÁNH GIACÔBÊ, TÔNG ĐỒ (2 Cr 4, 7-15)
 Gioan và Giacôbê là hai trong số những môn đệ đầu tiên đi theo Chúa, đã dám nói mạnh là bỏ mọi sự mà theo Chúa, thế mà họ cũng chưa thấm nhuần tinh thần phục vụ mà Chúa đã dạy. Có thể nói, các ông từ bỏ nhưng còn với một tính toán, đó là trở thành công hầu khanh tướng trong vương quốc tương lai của Người. Các ông cũng không thoát khỏi cái lý luận thường tình của con người: “tôi cho đi để được lấy lại”, “tôi từ bỏ mọi sự để được giàu sang hơn”, “tôi phục vụ để được phục vụ lại”. Phải chăng tôi cũng giống như họ, lâu nay tôi theo Chúa mà chỉ nghĩ đến quyền lợi, danh dự, ơn ích… Nói cách khác, tôi nghĩ đến nhận mà không nghĩ đến cho, tôi nghĩ đến được người ta phục vụ mà không nghĩ đến phục vụ người ta?
Cho đi để được cho lại, đó là tính toán thường tình của con người. Người ta làm ơn làm phúc để được đền đáp, người ta hy sinh phục vụ để tên tuổi của mình được nhắc đến. Tiền tài, quyền bính, danh vọng là ẩn số luôn ẩn núp sau những công việc mà con người gọi là phục vụ. Tựu trung, điều con người tìm kiếm trong mọi phục vụ vẫn có thể là cái tôi của mình. Chúa Giêsu đã mang lại cho hai chữ “phục vụ” ý nghĩa đích thực của nó: sống trọn vẹn cho Chúa và vì tha nhân, chứ không vì bất cứ một tính toán lợi lộc nào. Phục vụ như thế cũng đồng nghĩa với quên mình và quên mình cho đến chết. Xét cho cùng, theo mẫu gương Giêsu, phục vụ cũng đồng nghĩa với chết đi. Đó là bài học mà Chúa Giêsu đã muốn lặp lại trong bài Tin Mừng hôm nay.
Thánh Philipphê thưa với Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế chúng con mãn nguyện” (Ga 14, 8). Ước muốn của Thánh Philipphê cũng chính là niềm khát khao của con người mọi thời vì: “chỉ trong Thiên Chúa mà thôi, hồn tôi mới được nghỉ ngơi yên hàn” (Tv 62,1). Thế nên, dọc dài thời gian, xuất hiện rất nhiều bậc hiền nhân đưa ra những phương cách, lời hay ý đẹp để giúp con người thấu đạt Thượng Đế. Nhưng không một ai đưa con người đến được với Thiên Chúa; ngoại trừ Chúa Giêsu – Đấng là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống. Chúa Giêsu xuất phát từ Thiên Chúa, là dung nhan lòng thương xót của Thiên Chúa Cha. Chúa biết cách nói về Thiên Chúa, dạy cho con người chân lý yêu thương đích thực. Hơn hết, Chúa Giêsu chính là Con Đường để con người bước vào sự sống của Thiên Chúa.
Con Đường Giêsu đã được khẳng định rõ nét qua lời nói và hành động của Chúa trong những tháng năm trên trần thế. Người đời cho rằng của cải đời này là sự đảm bảo cho cuộc sống thì Chúa Giêsu nói với chúng ta: “Đồ ngốc! Nội đêm nay người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn sẽ về tay ai?” (Lc 12, 20). Con người cứ lo kiếm tìm danh lợi thú trần gian, Chúa Giêsu lại đến trần không một nơi gối đầu để phục vụ và hy sinh mạng sống vì đàn chiên. Con người đối xử với nhau bội bạc, vô tình, tàn nhẫn; Chúa Giêsu đến với mọi người bằng tình yêu và chân thành: “Ta đến để cho chiên được sống và sống dồi dào” (Ga 10, 10). Con người những tưởng đã tha thứ đủ khi tha đến bảy lần thì Chúa Giêsu dạy phải tha thứ đến bảy mươi lần bảy. Con người vô ơn quên tình yêu Thiên Chúa, bất tuân lệnh Thiên Chúa; Chúa Giêsu vâng lời Chúa Cha và thực thi mọi phán quyết của Thiên Chúa: “Này con đây, con đến để thực thi ý Ngài” (Dt 10, 9).
Chúa Giêsu là Đường Hoàn Hảo mà Chúa Cha gửi đến cho con người với tất cả lòng thương xót. Chúa đã chết trên thập giá để cứu độ con người: “Khi các ông giương cao Con Người lên, bấy giờ các ông sẽ biết là Tôi Hằng Hữu” (Ga 8,12). Và Chúa Giêsu đã Phục Sinh để minh chứng lời Chúa nói là chân thật: “Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đấng Kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba từ cõi chết sống lại; phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân” (Lc 24, 46-47).
Từ lúc Giacôbê bày tỏ những tham vọng không được cao thượng của Ngài cho đến khi được chịu tử vì đạo là một cuộc biến chuyển nội tâm lâu dài. Sự nhiệt thành của Ngài trước kia chống lại những người Samaria không muốn tiếp đón Chúa Giêsu – dân làng không đón tiếp Người, vì Người đang đi về hướng Giêrusalem – nhưng về sau đã biến nên lòng nhiệt thành vì các linh hồn. Từng bước một, tuy không làm mất cá tính hăng hái, nhưng Giacôbê biết rằng nhiệt tâm vì quyền lợi Thiên Chúa không thể dính dáng đến bạo lực hoặc chua chát. Chỉ có vinh quang Thiên Chúa là khát vọng duy nhất xứng đáng mà thôi. Thánh Clêmentê thành Alexandria kể lại khi vị tông đồ nước Tây Ban Nha được điệu ra trước tòa xử, thần thái của ngài liêm chính đến độ kẻ tố cáo ngài sau đó đã đến xin ngài tha lỗi. Thánh Giacôbê suy tư… và sau đó ôm hôn kẻ tố cáo mình, và nói: “Anh hãy bình an”. Hai người sau đó cùng được lãnh nhận triều thiên tử đạo.
Thánh Giacôbê cũng có những khuyết điểm rõ ràng và không thể chối cãi. Tuy nhiên, bên cạnh những khiếm khuyết ấy, thánh nhân cũng có một tâm hồn và một con tim vĩ đại. Chúa Giêsu lúc nào cũng nhẫn nại với Ngài cũng như với các Tông đồ khác. Thầy Chí Thánh cho các ngài thời gian để hấp thụ những bài học mà Người đã dùng sự khôn ngoan và tình thương để truyền dạy cho họ. Thánh Gioan Kim khẩu viết: “Chúng ta hãy xét Chúa đặt câu hỏi tương tự như một lời mời gọi và một lời kích lệ như thế nào. Chúa không nói: ‘Ngươi có thể chịu thất bại được không? Ngươi có dám chịu đổ máu không?’ nhưng Chúa lại hỏi: ‘Ngươi có thể uống…’ Để khích lệ họ, Chúa còn thêm: ‘… chén Ta sẽ uống hay không?’ Tưởng nghĩ đến việc uống chính chén của Chúa đã đưa các Tông đồ đến sự đáp ứng quảng đại hơn. Chúa Giêsu gọi cuộc Khổ nạn của Người là ‘phép rửa’ để nhấn mạnh những đau khổ của Người sẽ là nguyên nhân cho cuộc thanh tẩy toàn thế giới.”
Chúa cũng đang mời gọi chúng ta. Ước chi chúng ta đừng đầu hàng sự chán nản khi những khuyết điểm và yếu đuối của chúng ta trở nên rõ rệt. Nếu chúng ta đến với Chúa Giêsu để xin phù giúp, Người sẽ ban cho chúng ta ơn can đảm để tiếp tục trung thành dấn bước, bởi vì Chúa luôn nhẫn nại và cho chúng ta thời giờ cần thiết để cải thiện.
Huệ Minh
Lịch sử ngành truyền thông của Tòa Thánh và động thái mới của Đức Phanxicô
Vũ Văn An 23/Jul/2019

Nhà báo kỳ cựu chuyên viết về Vatican, Andrea Gagliarducci, vừa có một bài giá trị nói về lịch sử ngành truyền thông của Tòa Thánh và động thái mới đây của Đức Phanxicô (http://www.mondayvatican.com/vatican/pope-francis-a-new-model-for-vatican-communication).
Theo nhà báo này, các việc bổ nhiệm Ông Matteo Bruni làm Giám Đốc Phòng Báo Chí và hai Ông Alessandro Gisotti và Sergio Centofanti làm phó giám đốc xã luận của Bộ Truyền Thông cho thấy ngành truyền thông của Tòa Thánh đã diễn biến ra sao.
Trong Pastor Bonus (Mục tử Nhân lành), là tông hiến, cho đến nay, quy định các chức năng và nhiệm vụ của các bộ sở của Giáo Triều, Văn phòng Báo chí Tòa thánh được liên kết trực tiếp với Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Tin tức cho các bản tin hàng ngày, hướng dẫn về việc tin tức nào sẽ được cung cấp, các hướng dẫn về quản trị tin tức, tất cả đều xuất phát từ Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Giám đốc của Văn phòng Báo chí được kêu gọi lên khuôn thông tin này và truyền đạt nó.
Do đó, Văn phòng Báo chí Tòa thánh không chỉ là một văn phòng báo chí. Nó cũng hoạt động như một văn phòng truyền thông, và là trung gian giữa “cung điện” và các phương tiện truyền thông.
Vai trò của Văn phòng Báo chí Tòa thánh là một phần của một kế sách toàn diện hơn: Tòa thánh có một loạt các phương tiện truyền thông, tất cả đều độc lập, được giao cho nhiệm vụ cung cấp một viễn ảnh tin tức bao quát hơn nhìn theo quan điểm của Giáo hội.
Tờ L'Osservatore Romano, tờ báo của Tòa thánh, cuối cùng, được hạ sinh để bảo vệ Tòa thánh khỏi những gì Đức Piô IX gọi là “cuộc tấn công vào sự thật” - nghĩa là sự thao túng lịch sử đi kèm với Vương quốc Savoy trong mưu toan sát nhập Lãnh địa Giáo hoàng.
Đài phát thanh Vatican được thành lập bởi nhà phát minh ra truyền thanh, Guglielmo Marconi, và được thiết kế như một công cụ để truyền bá viễn kiến của Đức Giáo Hoàng và Tòa thánh cho thế giới.
Cả hai công cụ đều rất quan trọng thời chủ nghĩa phát xít ở Ý và trong Thế chiến thứ hai. Tòa Thánh đã có thể cung cấp một viễn kiến sáng suốt và có thực chất về cuộc chiến nhờ Osservatore Romano, một tờ báo đã có thể vượt qua các bản tin chính thức của Ý. Đức Piô XII đã phát động qua đài phát thanh các thông điệp hòa bình của ngài, các thông điệp hiện vẫn đang làm sáng tỏ nhiều thách thức của thời đại.
Cả Đài Vatican lẫn tờ báo đều là những công cụ liên kết với Tòa thánh, nằm trong lãnh thổ Vatican. Cả Văn phòng Báo chí cũng nằm trong lãnh thổ Vatican. Thực ra, ban đầu, nó là một văn phòng báo chí liên kết với Osservatore Romano, nơi các nhà báo đưa tin về Vatican có thể nhận được các bản tin và thông tin.
Nghịch lý thay, Công đồng Vatican II đã thay đổi mọi thứ. Các phương tiện truyền thông đã nhảy vào cuộc thảo luận của Công đồng và cố gắng giải quyết và chỉ đạo một số quyết định của các Nghị phụ. Đức Phaolô VI hiểu được sự nguy hiểm. Ngài quyết định chuyển Văn phòng Báo chí ra ngoài tường thành Vatican, và đưa ra nhiều bộ máy lọc lựa truyền thông, trong khi vẫn để đài phát thanh và tờ báo tự do phát biểu.
Sau Công đồng Vatican II, tác động mới của ngành truyền thông xã hội dẫn đến một văn phòng mà sau đó trở thành một Hội đồng Giáo hoàng, nghĩa là một loại thánh bộ ở Giáo Triều. Đài phát thanh bắt đầu phát sóng từ Palazzo Pio, bên ngoài Bức tường Vatican, trong khi các tòa nhà lịch sử của nó bị bỏ lại bên trong các bức tường này.
Do đó, các phương tiện truyền thông của Vatican phần nào vẫn liên kết với lãnh thổ nhỏ bé của Thị Quốc, một ngôi làng đã mang xác thịt lại cho linh hồn của Tòa Thánh.
Quyết định nối kết Văn phòng Báo chí Tòa thánh với Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh ra đời từ lý do này. Bộ Truyền thông mới đã thay đổi mọi thứ, vì nhiều lý do.
Trước hết, tất cả các cơ quan truyền thông của Vatican đã được thống nhất, để có sự phối hợp đáng kể về nội dung. Các nội dung cũng đã được thống nhất. Từng bước, hướng xã luận đã chiếm ưu thế hơn việc quản trị thông tin. Được củng cố với việc bổ nhiệm Alessandro Gisotti và Sergio Centofantias làm phó giám đốc xã luận, hướng xã luận sẽ là nơi khởi đầu của tất cả các hoạt động truyền thông của Vatican.
Như thế, Bộ Truyền thông của Vatican sẽ là người sẽ quản trị thông tin, trong khi Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh - nơi các bản tin và thông tin chính thức phát xuất - mất trọng lượng về phương diện truyền thông. Một điều gì đó bị mất về phía báo chí; một điều gì đó đạt được về phía truyền thông định chế.
Biểu tượng của sự thay đổi này là quyết định di chuyển tất cả các phương tiện truyền thông của Vatican ra ngoài lãnh thổ của Thị quốc Vatican. Bắt đầu từ năm tới, các văn phòng của đài phát thanh, truyền hình và báo chí của Vatican sẽ được đặt tại Palazzo Pio, tại trụ sở của Đài phát thanh Vatican. Chỉ có bộ phận hành chánh là được giữ lại trong các bức tường của Vatican.
Gần như có một cảm thức rằng điều này có nghĩa là một sự chuyển tiếp để bước sang một ngành truyền thông chuyên nghiệp và và có tính định chế hơn, mặc dù là một ngành truyền thông ít liên kết với Tòa Thánh hơn. Để có cái nhìn xa hơn, người ta có thể đọc trong đó thấy việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô thích các các khu ngoại vi hơn là trung tâm. L’Osservatore Romano và ấn bản tiếng Ý của nó đang dành nhiều không gian hơn cho các tin tức phát xuất từ Giáo hội ở các vùng ngoại vi. Các thông điệp của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong các biến cố hoặc lễ kỷ niệm được phát hành bởi các Giáo hội địa phương hoặc bởi các phương tiện truyền thông của Vatican, nhưng chúng không xuất hiện trong các bản tin chính thức của Văn phòng Báo chí Tòa Thánh.
Các bộ phận truyền thông của Vatican cân bằng động thái này bằng cách nâng cao địa vị của tiếng Latinh - hiện đã có chương trình phát sóng hàng tuần bằng tiếng Latinh - để hiển thị lịch sử của Tòa thánh và tính đặc thù của nó.
Gagliarducci nhận định rằng đây có thể là mô hình truyền thông mới cho Tòa Thánh, một mô hình cũng xuất phát từ nhu cầu hợp lý hóa bộ phận truyền thông. Tuy nhiên, mô hình này không nhằm chứng minh rằng chỉ đến nay, Tòa Thánh mới mở ra với thế giới: Tòa Thánh luôn luôn làm điều đó. Thay vào đó, Tòa Thánh muốn cho thấy việc mình từ bỏ viễn cảnh Vatican. Viễn cảnh này có nhiều lý do để hiện hữu. Bây giờ, nó có nguy cơ bị lãng quên.
Nhiều linh mục và nữ tu bị bắt khi phản đối chính sách di dân của tổng thống Trump
7/21/2019 6:14:06 PM
Hàng chục linh mục và nữ tu đã bị bắt khi tham gia biểu tình phản đối chính sách về di dân được áp dụng ở biên giới và đặc biệt phản đối việc giam giữ trẻ em trong chính sách của tổng thống Trump.
 Hôm 18/7 vừa qua (2019), sau khi đã cầu nguyện ở bên ngoài, nghe chứng từ của các di dân, những người lo sợ bị mất con cái, và nghe sứ điệp của các Giám mục ủng hộ việc bất tuân dân sự, khoảng 200 linh mục, tu sĩ và giáo dân đã tiến vào tòa nhà Thượng viện Russell, tay cầm ảnh các trẻ em bị chết tại các trung tâm giam giữ của chính quyền liên bang.
5 nhà hoạt động đã nằm trên nền nhà, ngay dưới đôm của tòa nhà, tạo thành hình thánh giá và họ hô tên của các trẻ em bị chết.
Cảnh sát của điện Capitol đã bắt và đưa đi ít nhất 65 người, trong đó có các linh mục, nữ tu, giáo dân. Sơ Pat Murphy , 90 tuổi, hoạt động với người di dân và tị nạn ở Chicago, cũng bị bắt.
Cuộc biểu tình mà các nhà hoạt động gọi là “ngày hành động của Công giáo vì trẻ em nhập cư bị giam giữ”, chỉ là một trong những cuộc biểu tình trên khắp nước của các nhóm tín ngưỡng. Họ đã tổ chức các sự kiện để thu hút sự chú ý đến các chính sách nhập cư và giam giữ của tổng thống.
Các nhóm không tín ngưỡng cũng đã tổ chức các sự kiện về các chính sách gây nên sự phân ly của các gia đình, về việc viết lại luật tị nạn để tạo thêm khó khăn cho người di cư vào Mỹ, và về việc giam giữ trẻ vị thành niên trong điều kiện khốn khổ mà Liên Hợp Quốc đã tuyên bố là một “điều kinh hoàng”.
Kelsie Herbert, phát ngôn viên của tổ chức “Đức tin trong đời sống công cộng”, nói với báo Independent: “Là một người có đức tin, chúng ta sẽ mất sự đáng tin nếu chúng ta không lên tiếng về điều chính phủ đang làm.” Bà nói thêm: “Trẻ em là điều thánh thiêng. Chúa Giêsu đã nói rất rõ rằng chúng ta phải chăm sóc trẻ em. Khi chính quyền của chúng ta đối xử với trẻ em theo cách họ làm thì cộng đồng đức tin phải lên tiếng”.




Hồng Thủy (VaticanNews 20.07.2019) Ảnh: Daily Mail
Linh mục tuyên úy Hạ viện Hoa Kỳ cầu nguyện xua tan bóng tối
Vũ Văn An 18/Jul/2019

Michael J. O’Loughlin (https://www.americamagazine.org/politics-society/2019/07/18/jesuit-house-chaplain-prays-expel-darker-spirits-us-capitol?) của tạp chí America cho rằng Quốc Hội Hoa Kỳ vẫn còn không được lòng dân lắm, nhưng có thế nào nó bị qủy ám hay không? Người ta dám có lý khi nghĩ như vậy, nhất là sau khi nghe lời cầu nguyện khai mạc hôm thứ Năm vừa qua của linh mục tuyên úy Hạ Viện, Cha Patrick Conroy, Dòng Tên.
Trước khi nhắm mắt và giơ hai tay lên cầu nguyện, Cha Conroy nói rằng “Đây là tuần lễ khó khăn và gây bất đồng lúc các thần đen tối xem ra đang khuấy động trong viện nhân dân. Nhân danh chí thánh của Ngài, giờ đây con xua đuổi mọi thần bóng tối ra khỏi viện này, những thần không phát xuất từ Ngài”.
Như Đài CNN đã nhận định, lời cầu nguyện trên đây nhắc người ta nhớ tới phiên bản trước đây của nghi thức trừ qủy của Công Giáo và điều này được Cha Conroy xác nhận.
Cha nói với CNN: “Tôi có mặt tại Hạ Viện hôm thứ Ba. Nó có cảm giác khác với những ngày khác. Nó có cảm giác giống như có một điều gì vượt quá chuyện bất đồng chính trị đơn thuần. Năng lực của Viện đi đâu mất tăm. Không ai lưu ý gì tới những điều đang xẩy ra”.
Trong lời cầu nguyện, vị linh mục Dòng Tên tìm cách “xua đuổi thần nản lòng vốn làm chết niềm hy vọng của những người thiện chí. Tôi xua đuổi thần chia rẽ nhỏ nhen vốn phủ mây lên cảm thức và ước nguyện có năng xuất phong phú trong việc giải quyết các vấn đề một cách thích đáng hơn trước Viện. Tôi xua đuổi bất cứ nỗi buồn nào được mang tới bởi nỗi ngã lòng khi phải xử lý các vấn đề gây hại đến công trình đáng kính mà mỗi thành viên được kêu gọi dấn thân vào”.
Cha Conroy cầu xin Chúa “xức dầu các tôi tớ của Ngài ở đây ở Viện này bằng dầu thơm chữa lành để phấn chấn và đổi mới linh hồn mọi người trong Viện này”.
Ngài nói thêm “Xin cho thần trí khôn ngoan và đức kiên nhẫn của Ngài ngự xuống trên mọi người để bất cứ thần bóng tối nào cũng không còn chỗ đứng giữa chúng con. Đúng hơn, xin thần trí lịch thiệp, thần trí tình anh em và tình chị em, và thần trí yêu thương quốc gia chúng con và mọi đồng nghiệp trong viện này của Ngài lên năng lực cho các thiên thần tốt lành hơn của chúng con để họ hành động giúp công trình chung của chúng con được hoàn tất vì lợi ích của mọi người dân chúng con”.
Đây không phải lần đầu tiên các lời cầu nguyện của Cha Conroy được loan tin. Tháng Tư năm 2018, Chủ ịch Hạ Viện lúc đó là Dân Biểu Paul Ryan, một người Công Giáo tiểu bang Wisconsin, đã mưu toan sa thải ngài khỏi chức tuyên úy của Viện. Lúc đó, Ông Ryan nói rằng việc sa thải này không có tính chính trị, mà là vì ông ta đã nhận được một số than phiền của các dân biểu về thành tích của Cha Conroy.
Nhưng Cha Conroy cho tờ The New York Times hay các nhân viên Quốc Hội nói với ngài rằng các lời cầu nguyện của ngài quá có tính chính trị. Với các phản đối mạnh mẽ của các dân biểu Dân Chủ đối với việc sa thải, Cha Conroy đã được phép tiếp tục giữ chức vụ tuyên úy Hạ Viện và Hạ viện do Đảng Dân Chủ kiểm soát đã tái cử ngài vào chức vụ này năm 2019.
TT Trump chỉ trích mạnh mẽ trước khi ông Robert Mueller điều trần
July 24, 2019

Photo Credit: reuters The Hill – Hôm thứ tư 24/7 chỉ vài giờ trước khi công tố viên đặc biệt Robert Mueller ra điều trần ở Hạ Viện, TT Trump đã gửi thêm một loạt Tweets bày tỏ sự bực bội của ông.
Từ tối hôm qua, TT Trump đã ‘nã đạn’ nhiều lần và tiếp tục vào sáng nay, cho thấy ông không an tâm trước những gì mà ông Mueller có thể tiết lộ thêm, có thể làm hại đến thời kỳ làm TT của ông. TT Trump viết: “Dân Chủ và những người khác đang cố chế tạo ra tội của tôi một cách bất hợp pháp, khi một TT chiến đấu chống lại cuộc tấn công phản trắc như thế thì họ gọi đó là cản trở công lý hay sao?”
Tối qua TT trump cũng cho biết ý kiến là chuyện ông Mueller ra điều trần là ‘không công bằng’, lẽ ra không được phép làm như thế, ông viết ‘tại sao Robert Mueller không điều tra các nhà điều tra?’
Ông viết thêm như sau: “Lẽ ra Robert Mueller không được sử dụng một trong các luật sư Dân Chủ ngồi cạnh ông ta và giúp ông ta trả lời, tôi không bao giờ chấp thuận như thế. Đây quả là cuộc săn tìm phù thủy lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ”
Vào lúc 8 giờ 30 phút sáng nay ông Mueller điều trần trước Ủy ban Tư pháp Hạ Viện và đến 12 giờ trưa thì ông bắt đầu phiên điều trần thứ nhì trước Ủy ban tình báo Hạ Viện.
Các quan sát viên cho là trong cuộc điều trần đầu tiên, chắc chắn các nhà lập pháp Dân Chủ sẽ tập trung hỏi ông Mueller vào 2 đề tài chính yếu là chuyện Nga chen vaò bầu cử Mỹ năm 2016 và liệu TT Trump có cản trở công lý hay không.
Trần Vũ
Chống Tàu Cộng Được Lòng Dân Việt
24/07/201900:00:00(Xem: 522) Vi Anh
Biển Đông là mẫu số chung Việt Nam, có thể dùng để hoá đồng những phân số địa phương, tôn giáo, kinh tế chánh trị, trong ngoài nước.
Hoàng Sa, Trung sa nói riêng và Biển Đông nói chung là giang sơn gấm vóc của đất nước ông bà Việt Nam ngàn xưa để lại cho người Việt Nam. Phần máu xương, da thịt của Mẹ Việt Nam, Tổ Quốc VN đó do tiền nhân, tổ tiên người Việt từ cố đô Thăng Long ở Miền Bắc mang gươm đi mở nước, qua con đường Nam Tiến cả mấy ngàn năm. Vào Miền Trung, tới Đèo Ngang “Hoành Sơn nhất đoái vạn đại dung thân” như lời tiên tri Cụ Trạng Trình viết thành sấm ký. Rồi xuôi Miền Nam, “ra đi gặp vịt cũng lùa, gặp giặc cũng đánh, gặp chùa cũng tu” như câu ca dao, hát đối nghêu ngao giữa vùng sông rạch chằn chịt của vùng hạ lưu sông Cửu Long. Đó là nơi theo văn minh Nhân Loại nơi nào có dòng sông là con đường biết đi, nơi nào có đồng bằng sông lớn là có nền văn minh. Ai cập với sông Nil, Ba Tư với Euphrate, Tigris, Trung Hoa với Hoàng Hà, Ấn độ với Indus, Hằng Hà. Người Việt khai hoang, trồng lúa nước, cây ăn trái, cá trắng dưới sông, cá đen ngoài đồng biến vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long dưới sông đỉa như bánh canh, trên bờ muỗi như trấu vãi, thành nền văn minh Miệt Vườn của văn minh Việt Nam. Làm cho Việt Nam thành một giang sơn gấm vóc hình chữ S có Biển Đông như lòng mẹ ôm ắp và nhiều đảo che chở và Trường sơn bao bọc như thành đồng. Thời đó Ông Tổ CS Karl Marx chưa đầu thai ở Đức, CS chưa sanh ở Âu châu.
Nhưng nay trong thời kỳ cầm quyền, quần đảo Hoàng Sa và Trường sa của VN đã bị Trung Cộng lấn chiếm cứ gần hết, thôn tính, sáp nhập thành huyện Tam Sa của TC. Và Biển Đông của VN cũng đã bị TC ngang ngược lấn chiếm, với bản đồ hình lưỡi bò của TC đơn phương liếm mất 80%.
Trong lịch sử 4.000 năm của quốc gia dân tộc Việt, người Việt là một dân tộc được thế giới sử đánh giá là dân tộc dũng cảm đứng lên chống quân Tàu 1,000 năm. Và lịch sử VN coi những người đứng lên chống quân Tàu xâm lăng, đô hộ là anh hùng liệt nữ của VN. Toàn dân ngưỡng mộ, tôn vinh qua mọi thời đại.
Nhưng VN trong lịch sử cận đại hơn một thế kỷ trở lại đây, dân chúng bị phân hoá, chia rẽ, đất nước bị chia đôi hai miền bởi hai ý thức hệ và hai thế giới Tự do và Cộng sản, và những siêu cường áp chế.
Trong cục diện chánh trị đầy mâu thuẫn, tương khắc đó giữa hai miền của quốc gia dân tộc VN, có một phân số có thể hoá đồng thành mẫu số chung. Mẫu số chung đó là mẫu số Việt Nam. Người Việt ớ Bắc, ở Nam, ở Trung và ở hải ngoại, theo đạo này hay đạo nọ, khuynh hướng tự do hay CS, lương tri, lương tâm chánh trực đều đau niềm đau đất mẹ bị quân Tàu xẻ thịt banh da.
Ngay người Việt theo CS, dù ở thế kẹt, đồng chí với TC, cũng làm bộ bằng mặt, chớ không bằng lòng. Không ít những cán bộ, đảng viên, bộ đội CS bất bình thái độ xìu xìu, ểnh ểnh hiện tại của các lãnh tụ Đảng trước hành động xâm lăng của TC.
Đến nay đã 39 năm rồi, mà trong kỷ niệm ngày Quân Lực VNCH tử chiến với TC, dân chúng ở Đà nẵng công khai chống Đảng Nhà Nước CSVN ở Đà Nẵng tổ chức triển lãm Hoàng sa mà không trình bày trận hải chiến của Hải Quân VNCH tử chiến với Quân Tàu năm 1974.
Còn báo chí của người Việt trên trang mạng, và trên phát thanh, phát hình, báo giấy, cũng như công luận của người Việt Quốc Gia vẫn coi Hải Quân của VNCS chống quân Tàu ở Hoàng sa năm 1988, tử thương 74, là những người dũng cảm, chết vì Tổ Quốc VN đáng tôn kính.
Công luận của người Việt nói chung coi việc chống quân Tàu lấn chiếm biển đảo là một chánh nghĩa. Tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhã một nhà nghiên cứu Biển Đông hiện sống và làm việc ở Saigon nhận định rằng, Chính phủ Việt Nam [CS] sẽ để mất thêm một cơ hội hòa giải dân tộc, nếu chậm vinh danh những anh hùng tử sĩ VNCH đã bỏ mình để bảo vệ Hoàng Sa trước quân xâm lược Trung Quốc. Cựu trung tướng quân đội Cộng Sản Việt Nam là ông Nguyễn Quốc Thước nói: “Tôn vinh tinh thần yêu nước của người lính Việt Nam Cộng Hòa chống ngoại xâm là cần thiết.”
Nếu đảng nhà nước CSVN công tâm chánh trực một chút, sẽ thấy người Việt tỵ nạn CS ở hải ngoại, đại đa số là người dân của VN Cộng Hoà đóng góp rất lớn trong công cuộc quốc tế vận chống quân Tàu xâm lược biển đảo VN. Nhứt là ở Mỹ, nơi có gần hai triệu người Việt đinh cư. Vấn đề TC xâm chiếm biển đảo của VN đã được đồng bào ở hải ngoại đưa vào Quốc Hội, trái tim và khối óc của người dân Mỹ. Cụ thể ngày 14/ 1/ 2014, các nhà lập pháp Mỹ khẳng định và khuyến cáo TT Obama không thể để mặc cho Trung Quốc tha hồ sử dụng sức mạnh quân sự để áp đặt chủ quyền lãnh hải trên các vùng biển Đông Á. Các chuyên gia quốc tế cảnh báo rằng thái độ chèn ép của Bắc Kinh đang làm các nước láng giềng lo sợ và thách thức quyền lợi an ninh của Hoa Kỳ.
Tin Đài VOA, tiếng nói chánh thức của chánh quyền Mỹ loan tãi, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chỉ trích quy định mới của Trung Quốc về kiểm soát hoạt động ngư nghiệp trên Biển Đông là hành vi “khiêu khích và nguy hiểm.” Bất chấp khối nợ quốc gia khổng lồ đang đè nặng, chính quyền Obama tăng cường sự hiện diện quân sự Mỹ trong khu vực. Và mới đây đã loan báo hàng chục triệu đôla hỗ trợ an ninh cho Việt Nam và Philippines. Còn chánh quyền Trump chông TC quân sự hoá, choHải Quân Mỹ tuần tra sâu sát vào các đảo TC dã quân sự hoá.
Với một quốc tế vận mạnh của người Việt hải ngoại hữu hiệu như vậy đối với siêu cường Mỹ đang chuyển trục quân sự sang Á châu Thái bình Duơng và coi tự do hàng hải là quyền lợi quốc gia của Mỹ, còn lâu TC mới dám dùng biện pháp quân sự với VN, nếu VNCS có hành động bảo vệ ngư dân VN, bảo vệ biển đảo- là hành động tự vệ chánh đáng.
Và khi TC ngang ngược tấn công VN, là TC tạo cơ hội, động lực cho người Việt cứu nước. Nếu đảng nhà nước có một chút lòng tin nơi nhân dân, nơi lịch sử Việt, thì ngươi dân có cơ hội chông Tàu Công xâm lược đoàn kết thành nội lực dân tộc chống quân Tàu.
Trong lịch sư VN có ba chân lý cũng là ba chánh nghĩa hằng cữu: ai chống quân Tàu là dân chúng ủng hộ; anh hùng dân tộc Việt đại đa số là người chống quân Tàu; các cuộc khởi nghĩa và chông quân Tàu thành công là do nội lực dân tộc là chánh, chớ ít khi nếu không muốn nói là nhờ ngoại bang giúp đỡ. Đó là mẫu số chung có thể hoá đồng nhiều phân số trong vấn đề VN./.
(VA)
Hàng loạt thách thức chờ đón tân thủ tướng Anh Lê Linh Thứ Tư, 24/7/2019, 14:47
(TBKTSG Online) - Tân Thủ tướng Anh Boris Johnson lên nắm quyền giữa lúc nước Anh phải đối mặt với hàng loạt thách thức: từ nền kinh tế trì trệ cho đến tiến trình Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) vẫn bế tắc và căng thẳng đang bùng lên giữa Anh và Iran.

Cựu Ngoại trưởng Anh, Boris Johnson, chính thức tiếp quản ghế thủ tướng Anh bắt đầu từ hôm nay, 24-7. Ảnh: Reuters
Hôm 23-7, cựu Ngoại trưởng Anh, Boris Johnson, được bầu làm lãnh đạo mới của đảng cầm quyền Bảo thủ và ông sẽ chính thức tiếp quản chiếc ghế thủ tướng Anh bắt đầu từ hôm nay, 24-7, thay thế bà Theresa May, người trước đó tự nguyện từ chức vì không thể thuyết phục Hạ viện Anh thông qua dự luật thỏa thuật Brexit mà bà đã đạt được với Liên minh châu Âu (EU).
Sau khi cử tri Anh bỏ phiếu ủng hộ Brexit vào năm 2016, có nhiều dự báo cho rằng Anh sẽ sớm rơi vào cơn suy thoái kinh tế. Dù đến nay, điều đó vẫn chưa xảy ra nhưng nền kinh tế lớn thứ năm thế giới đang phát đi những tín hiệu cảnh báo trước những lo ngại của giới đầu tư và doanh nghiệp về tình trạng không chắc chắn của Brexit và đà tăng trưởng toàn cầu chậm lại.
Các dữ liệu chính thức được công bố vào ngày 9-8 tới có thể cho thấy lần đầu tiên kể từ năm 2012, GDP của Anh tăng trưởng âm trong quí 2-2019.
“Dữ liệu từ các cuộc khảo sát trong tháng 6 cho thấy tốc độ tăng trưởng vẫn yếu ớt. Điều này làm gia tăng rủi ro nền kinh tế có thể tiến vào cơn suy thoái toàn diện”, Văn phòng Trách nhiệm ngân sách (OBR) của Anh cảnh báo vào tuần trước.
Christian Schulz, nhà kinh tế ở Ngân hàng Citigroup, cho rằng một nền kinh tế yếu ớt hơn có thể làm thổi bùng các lo ngại của cử tri Anh về Brexit và củng cố quyết tâm của quốc hội Anh phản đối phương án Anh rời EU mà không cần thỏa thuận nào cho mối quan hệ thương mại giữa hai bên sau đó.
OBR cảnh báo nền kinh tế Anh sẽ suy giảm 2% vào năm sau nếu Anh rời EU mà không có thỏa thuận nào. Ba cơ quan xếp hạng tín dụng tín nhiệm lớn nhất thế giới bày tỏ lo ngại khoản nợ khổng lồ 1.800 tỉ bảng của Anh. Họ cho biết sẽ hạ bậc tín nhiệm nợ của Anh nếu không có thỏa thuận chuyển tiếp nào để giúp Anh rời khỏi EU suôn sẻ.
Chiến thắng của ông Johnson trong cuộc chạy đua giành ghế thủ tướng đưa nước Anh tiến đến cuộc đối đầu với EU và cuộc khủng hoảng chính trị trong nước khi các nghị sĩ Anh tuyên bố sẽ bỏ phiếu phản đối bất kỳ nỗ lực của chính phủ mới nhằm rời EU mà không có thỏa thuận.
Ông Johnson cam kết tìm kiếm một thỏa thuận Brexit mới với EU nhưng nếu EU từ chối tái đàm phán thỏa thuận này, ông vẫn nhất quyết đưa Anh rời EU vào thời hạn cuối 31-10. Trong khi đó, các lãnh đạo EU cảnh báo ông Johnson không được xé bỏ thỏa thuận Brexit mà Brussels đạt được với chính phủ tiền nhiệm của bà Theresa May.
Hôm 22-7, Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, Frans Timmermans, nhấn mạnh EU sẽ giữ nguyên thỏa thuận Brexit đã đạt được với chính phủ của bà May. Ông nói: “Brexit không thỏa thuận sẽ là một thảm kịch cho cả đôi bên chứ không chỉ riêng Anh. Chúng tôi sẽ chấp nhận nếu điều đó xảy ra”.
Phe ủng hộ Brexit cho rằng kinh tế Anh có thể phục hồi nhanh sau một cú sốc “Brexit không thỏa thuận”. “Không có thỏa thuận nào là cú sốc cho nền kinh tế Anh”, Gerard Lyons, cựu cố vấn kinh tế của ông Johnson và ứng cử viên thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh, nói.
“Kể từ cuộc trưng cầu dân ý năm 2016, nền kinh tế Anh đã chứng minh sự linh động, vẫn gia tăng thêm 1 triệu lao động dù chứng kiến đầu tư suy yếu”, Lyons cho biết.
Trong cuộc vận động chạy đua vào ghế thủ tướng Anh, ông Johnson cam kết sẽ chi tiêu hàng tỉ bảng cho các dịch vụ công, xây dựng hạ tầng và giảm thuế để vực dậy nền kinh tế.
Báo chí Anh cho biết ông đang chuẩn bị thúc đẩy một khoản ngân sách khẩn cấp hàng chục tỉ bảng để bảo đảm nền kinh tế duy trì sức mạnh nếu nước Anh rời EU mà không có thỏa thuận. Khoản ngân sách khẩn cấp này sẽ cho phép ông tiến hành các kế hoạch cắt giảm thuế, cải tổ thuế trước bạ bất động sản và cắt giảm các thủ tục hành chính. Dù ủng hộ cắt giảm thuế doanh nghiệp nhưng ông Johnson vẫn cho rằng các công ty công nghệ khổng lồ phải nộp thuế nhiều hơn.
Phát biểu với báo chí hồi đầu tháng 7, ông nói: “Thật không công bằng khi các doanh nghiệp khác phải trả thuế cao, còn các gã khổng lồ Internet Facebook, Amazon, Netflix và Google gần như chẳng nộp thuế”.
Ở mặt trận đối ngoại, tân thủ tướng Anh sẽ phải giải quyết cuộc khủng hoảng ngoại giao hiện nay giữa Anh và Iran sau khi Tehran bắt giữ một tàu dầu treo cờ Anh hôm 19-7 để trả đũa vụ lực lượng thủy quân lục chiến Hoàng gia Anh bắt giữ một tàu dầu Iran chở hai triệu thùng với cáo buộc vi phạm các lệnh trừng phạt nhằm vào Syria.
Trong thông điệp chúc mừng ông Johnson trở thành tân thủ tướng Anh trên Twitter hôm 23-7, Ngoại trưởng Iran Javad Zarif nói rằng Iran sẽ không tìm cách đối đầu với Anh qua vụ căng thẳng về các tàu dầu nhưng nhấn mạnh Iran “có 1.500 dặm bờ biển ở Vịnh Ba Tư. Đây là vùng biển của chúng tôi và chúng tôi sẽ bảo vệ chúng”.
Ông Johnson từng nói rằng dù thỏa thuận hạt nhân 2015 với Iran ngày càng dễ vỡ và cần phải tìm ra các biện pháp hạn chế cách hành xử gây lo ngại của Iran, việc tiếp xúc với Iran và tìm cách thuyết phục các lãnh đạo Iran không theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân là cách đúng đắn để tiến lên phía trước.
Cho đến nay, ông có rất ít dấu hiệu ủng hộ cách tiếp cận cứng rắn của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với Iran. Thay vào đó, ông nhất trí lập trường của các nước châu Âu là khuyến khích Iran quay lại bàn đàm phán ngoại giao. Ông cũng nói không ủng hộ hành động quân sự chống lại Iran thời điểm này.
Về vấn đề liệu có nên cho phép hãng thiết bị viễn thông Huawei của Trung Quốc tham gia xây dựng mạng lưới 5G ở Anh, ông Johnson từng nói rằng dù có những lợi ích lớn khi đón nhận đầu tư từ các nước khác, ông sẽ không làm bất cứ điều gì gây phương hại cho hạ tầng an ninh quốc gia của Anh.
Theo Reuters
Mỹ hợp tác chặt chẽ với Việt Nam v/v đụng độ TC ở Bãi Tư Chính

July 23, 2019
Lực lượng Tuần duyên Hoa Ky cam kết hợp tác chặt chẽ với Việt Nam để củng cố năng lực thực thi chủ quyền trên Biển Đông giữa lúc các tàu hải cảnh của Việt Nam và Trung Cộng (TC) tiếp tục đối đầu nhau gần Bãi Tư Chính thuộc quần đảo Trường Sa.
Truyền thông trong nước dẫn lời Tư lệnh Tuần duyên Mỹ Karl L. Schultz nói hôm 23/7 rằng Tuần duyên Mỹ (USCG) nhấn mạnh quan hệ hợp tác với Cảnh sát biển Việt Nam và tái khẳng định cam kết lâu dài đối với an ninh khu vực trong bối cảnh tình hình Biển Đông tiếp tục phức tạp.
“Chúng tôi đang hợp tác rất chặt chẽ với Việt Nam và Hà Nội đã tăng cường sức mạnh của lực lượng cảnh sát biển lên rất nhiều,” Đô đốc Schultz nói với các phóng viên trong cuộc trao đổi qua điện thoại ngày 23/7 khi trả lời câu hỏi về kế hoạch của Tuần duyên Mỹ để hỗ trợ các quốc gia bảo đảm tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông giữa lúc TC tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực, theo VnExpress.
Việt Nam và TC đang trong tình trạng đối đầu căng thẳng nhất kể từ năm 2014 khi TC đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển của Việt Nam.
Vụ đối đầu được cho là bắt đầu sau khi TC hôm 3/7 đưa một tàu khảo sát địa chất cùng nhiều tàu hải cảnh vào khu vực mà Hà Nội cho là vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Hôm 20/7, một ngày sau khi Bộ Ngoại giao Việt Nam cáo buộc nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của TC “vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam” ở Biển Đông, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ kêu gọi “TC hãy chấm dứt hành vi bắt nạt và ngừng các hành động gây hấn làm mất ổn định như vậy.”
Được hỏi về việc tàu TC đang có những hành động quấy rối tại Bãi Tư Chính trong vùng biển “thuộc chủ quyền của Việt Nam,” Đô đốc Schultz từ chối bình luận về khả năng lực lượng tuần duyên Mỹ có hành động trong tương lai nhằm đối phó “kiểu hành xử ngang ngược này” hay không, theo Zing News.
Ông Schultz cho biết vấn đề này thuộc phạm vi trả lời của Hạm đội 7 và Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, vốn chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động của USCG tại khu vực này.
“Trước những hành xử mang tính cưỡng ép và khiêu khích đang diễn ra, USCG mang đến sự minh bạch trong việc tiếp cận và hợp tác,” ông Schultz được Zing News trích lời nói. “Năng lực đặc biệt trong mở rộng quan hệ quốc tế của USCG cho phép chúng tôi hỗ trợ cải thiện năng lực của các nước đối tác và thúc đẩy cách ứng xử dựa trên pháp luật mà Mỹ mong muốn nhìn thấy trong khu vực.”
Theo Đô đốc Schultz, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trong khu vực được Mỹ chuyển giao tàu tuần tra năng lực cao lớp Hamilton.
Tháng 4 vừa qua, Mỹ đã trao cho lực lượng cảnh sát biển Việt Nam 6 tàu tuần tra với tổng trị giá 12 triệu USD, Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội cho biết. Trước đó, Việt Nam đã tiếp nhận 12 tàu tuần tra loại “Metal Shark” từ Mỹ.
Theo báo Tuổi Trẻ trích dẫn nguồn tin từ một số tờ báo chuyên về quốc phòng của Mỹ, Washington đang cân nhắc việc chuyển giao thêm một tàu tuần duyên loại biên nữa cho Việt Nam.
Phó Đô đốc Linda L Fagan, được Tuổi Trẻ trích lời nói với các phóng viên trong một cuộc họp báo qua điện thoại hôm 11/6, nói rằng Hoa Kỳ là một quốc gia Thái Bình Dương và sẽ duy trì cam kết vì một khu vực tự do, rộng mở.
VOA
Quy định mới của USDA có thể làm 3.1 triệu người Mỹ mất trợ cấp tem phiếu thực phẩm
July 23, 2019

Photo Credit: WSVN.com Kron 4 – Khoảng 3.1 triệu người Mỹ có thể mất trợ cấp tem phiếu thực phẩm do một đề nghị mới của chính phủ Trump về quy định tự động những ai có đủ điều kiện được hưởng chương trình này.
Hôm thứ ba 27/3 Bộ Canh Nông Hoa Kỳ (USDA) cho hay quy định mới sẽ xóa một ‘lổ hổng’ qua đó nhiều người dù chỉ được nhận một phần nhỏ chương trình Temporary Assistance for Needy Families vẫn tự động có được tem phiếu thực phẩm mà khỏi cần bị check thêm về lợi tức hay số vốn họ có. Bộ Trưởng Canh Nông Sonny Perdue trong tuyên bố của Bộ này cho hay: “Trong một thời gian quá lâu, lổ hổng này bị lợi dụng nhằm qua mặt nhiều hướng dẫn ghi danh thọ hưởng tem phiếu, nhiều tiểu bang đã sử dụng lổ hổng này một cách ồ ạt”
Quy định mới là nổ lực mới nhất của chính phủ Trump nhằm cắt giảm tài trợ cho chương trình trợ cấp tem thực phẩm, còn gọi là SNAP.
Bộ Canh Nông Hoa Kỳ ước lượng có 1.7 triệu gia đình, tức khoảng 3.1 triệu người, sẽ không làm sao hội đủ điều kiện quy định mới đòi hỏi để nhận tem phiếu và số tiền tiết kiệm sẽ lên đến 9.4 tỉ đô la trong vòng 5 năm.
TNS Dân Chủ Debbie Stabenow mô tả ‘quy định mới là một toan tính nữa của chính phủ Trump nhằm qua mặt Quốc Hội và hậu quả là nhiều gia đình nghèo sẽ không có thực phẩm và trẻ em không co bữa trưa ở trường’
Hiện nay có khoảng 36 triệu người ở Hoa Kỳ thọ nhận chương tình SNAP tính đến tháng 4 năm 2019, giảm so với con số trên 38 triệu người một năm trước đây.
Trường Giang
Edited by user Wednesday, July 24, 2019 5:30:47 PM(UTC)
| Reason: Not specified
|