Rank: Advanced Member
Groups: Registered
Joined: 3/22/2011(UTC) Posts: 3,308
Thanks: 326 times Was thanked: 364 time(s) in 256 post(s)
|
Tin Tong Hop
Đức Thánh Cha Phanxicô vừa chấp nhận một phép lạ Y khoa không thể giải thích được
Đặng Tự Do 09/Jul/2019
http://www.vietcatholic.net/News/Html/251278.htm
Lúc 10 giờ sáng thứ Hai 01 tháng Bẩy, trong buổi đọc kinh giờ Ba, Đức Thánh Cha đã chủ sự Công nghị Hồng Y tại sảnh đường Clementine trong dinh Tông Tòa về việc tuyên thánh cho các Chân Phước.
Nổi bật là Chân Phước John Henry Newman, Hồng Y của Giáo Hội Công Giáo, đấng sáng lập dòng thuyết giảng thánh Philiphê Neri tại Anh.
Việc tuyên thánh cho Chân Phước John Henry Newman đã diễn ra sau khi Tòa Thánh chính thức nhìn nhận một phép lạ do lời cầu bầu của thánh nhân.
Phép lạ được công nhận liên quan đến một phụ nữ trẻ đã tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa tại Chicago và vừa kết hôn trong một cuộc hôn nhân thật mỹ mãn với người mà cô rất thương mến. Trước viễn ảnh của một sự nghiệp tươi sáng, và một mái gia đình hạnh phúc, năm 2013, cô rơi vào một tình cảnh đáng âu lo khi bác sĩ báo cho cô biết cái thai của cô có vấn đề rất nghiêm trọng đến tính mạng.
Người phụ nữ đang cười thật tươi mà quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là Cô Melissa Villalobos, 42 tuổi, cư ngụ tại Chicago, là người đã nhận được phép lạ này.
Trong tuần qua, cô đã lên tiếng trên tờ Chicago Catholic về phép lạ kỳ diệu vừa nêu. Bài viết của cô, và các cuộc phỏng vấn trên truyền hình đã lập tức thu hút sự chú ý rất lớn tại Hoa Kỳ và trên thế giới.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi qua lời dịch của Như Ý.
Villalobos cho biết: “Vào năm 2011, chồng tôi đã mang về nhà một vài tấm hình Đức Hồng Y Newman. Tôi đặt một cái trong phòng gia đình và một cái trong phòng ngủ chính của chúng tôi.”
“Tôi thường mang những hình ảnh này đi khắp mọi nơi trong nhà và thầm thì thưa với ngài về nhu cầu của gia đình chúng tôi - những đứa trẻ, chồng tôi, chính tôi. Dần dà, tôi phát triển thành một thói quen đối thoại rất thường xuyên với ngài,” Villalobos, bà mẹ trẻ nhưng đã có bảy đứa con, nói.
Những lời cầu nguyện của cô đã có một kết quả kỳ diệu vào năm 2013 khi cô bắt đầu chảy máu trong ba tháng đầu của thai kỳ. Vào thời điểm đó, cô có bốn đứa con - 6 tuổi, 5, 3 và 1 - và một lần mang thai trước đó đã kết thúc vì sảy thai.
“Khi tôi đi khám bác sĩ, kết quả siêu âm cho thấy nhau thai đã bị tách ra một phần từ thành tử cung, vì vậy có một lỗ thủng của nhau thai và máu thoát ra ngoài từ đó,” cô nói.
Villalobos cũng bị một khối máu tụ trong tử cung. Đó là cục máu đông to gấp hai lần rưỡi em bé.
Ngày 10 tháng 5 năm 2013, cô bị xuất huyết nặng phải đưa đến bệnh viện cấp cứu. Sau khi qua cơn nguy hiểm, các bác sĩ khuyên cô nên phá thai vì mang thai trong hoàn cảnh như thế quá nguy hiểm đến tính mạng. Các bác sĩ cũng cảnh cáo rằng cô có nhiều khả năng sảy thai và nếu cháu bé có thể chào đời, nó sẽ là đứa bé sinh non.
Là người Công Giáo, Villalobos nói với các bác sĩ thà chết nhất định không phá thai. Không thuyết phục được cô phá thai, họ khuyên cô nằm nghỉ ngơi nhiều ngày tại bệnh viện để đề phòng các biến chứng. Cô cũng từ chối đề nghị này vì chồng cô phải đi công tác tại Atlanta, không có ai chăm sóc cho các cháu nhỏ ở nhà nếu cô nằm nghỉ lâu tại bệnh viện.
Hai ngày sau khi từ bệnh viện về nhà, khi chồng cô đang trên máy bay đi Atlanta, Villalobos thức giấc thấy mình đang nằm trên một vũng máu. Cô đã định gọi 911 để kêu xe cứu thương nhưng chần chừ vì không biết ai có thể chăm sóc cho các cháu nhỏ nếu cô vào nhà thương. Cô rán lết vào trong phòng tắm nhưng ngã quỵ xuống sàn nhà.
Cô muốn hét lên cầu cứu nhưng e rằng các cháu không thể nghe tiếng cô vì cô đang ở trên lầu và các cháu đang ở dưới nhà.
Cô hy vọng một trong những đứa con của mình sẽ lang thang lên lầu để cô có thể cầu cứu, nhưng chẳng có đứa nào bước lên.
Cô lo mình sẽ mất đi đứa con chưa chào đời, và tự hỏi liệu cô có chết không. Trong lúc bối rối đó, Villalobos đã thốt lên lời cầu nguyện định mệnh của mình.
Villalobos nói: “Xin Đức Hồng Y Newman, cứu con. Xin làm cho máu ngừng chảy. Đó là chính xác những lời cầu nguyện của tôi vào thời khắc đó. Ngay sau đó, ngay khi tôi nói xong câu đó, máu đã ngừng chảy.”
“Ngay lúc đó, mùi hương của hoa hồng tràn ngập phòng tắm,” Villobos nói. “Mùi hương mạnh nhất của hoa hồng tôi đã từng ngửi thấy đã kích thích và tôi cảm thấy có đủ sức lực đứng dậy. Khi nhận ra không còn chảy máu nữa, tôi nói ‘Cảm ơn, Đức Hồng Y Newman. Cảm ơn ngài’”.
Các bác sĩ đang điều trị cho cô nhận thấy cô hoàn toàn hồi phục và báo cáo rằng họ không có lời giải thích nào về mặt y khoa trước sự phục hồi đột ngột và kỳ diệu của cô.
Bé Gemma chào đời ngày 27 tháng 12 năm 2013, sau khi mang thai đầy đủ, nặng 3.64kg. Cả mẹ lẫn con đều hoàn toàn khoẻ mạnh.
Các viên chức từ Tổng giáo phận Chicago đã điều tra nghiêm ngặt những lời khai của Villalobos và trình lên Tòa Thánh. Hội Đồng Y Khoa của Bộ Tuyên Thánh đã cứu xét trường hợp này trong gần 5 năm.
Tháng 12 năm ngoái 2108, Tổng Giáo Phận Chicago và Bộ Tuyên Thánh đã công nhận đây là một phép lạ do lời cầu bầu của Chân Phước Hồng Y John Henry Newman. Biến cố này dọn đường cho việc tuyên thánh dành cho ngài như vừa xảy ra trong Công Nghị ngày 1 tháng Bẩy.
Câu chuyện "tượng Đức Mẹ bị vỡ": từ bãi rác đến cuộc rước kiệu ở Chicago
7/10/2019 4:42:56 PM
Ông Kevin Matthews nhặt được “tượng Đức Maria bị vỡ” bên ngoài một bãi rác tại một cửa hàng bán hoa, phủ đầy rác và bị nứt làm đôi. Ông đã mang về sửa chữa lại. Sự kiên này cũng đánh dấu sự thay đổi trong đời sống đức tin của ông. Sau khi tìm thấy tượng Đức Mẹ, thì đọc kinh Mân côi là ưu tiên hàng đầu của ông: lần chuỗi Mân côi và khuyến khích người khác làm điều tương tự.
 Hôm thứ sáu ngày 31/05, bốn làn đường giao thông trên một con đường lớn ở thành phố Chicago đã đóng trong một tiếng rưỡi đồng hồ, trong khi 3.200 người đã tham gia một cuộc rước kiệu Đức Mẹ qua đó.
Thay vì các biểu ngữ chính trị, những người tham gia cuộc rước kiệu cầm nến. Thay vì hét lên, họ lặng lẽ cầu nguyện đọc kinh Mân Côi và hát Avê Maria. Thay vì một chính trị gia hay một quan chức thành phố, đoàn rước được dẫn dắt bởi “Đức Mẹ bị bể”, một bức tượng Đức Trinh Nữ Maria được nhặt từ một bãi rác, bức tượng vẫn còn mang dấu vết của quá khứ - một vết nứt ở giữa nơi bức tượng bị bể làm đôi, sứt mẻ tay, sơn phai màu với những vết xước.
Buổi rước kiệu Đức Mẹ được giáo xứ thánh Gioan ở Chicago và ông Kevin Matthews, người đã nhặt tượng Đức Mẹ từ bãi rác, tổ chức. Nhưng theo ông Matthews, buổi rước kiệu hoàn toàn là theo ý Đức Mẹ.
“Tượng Đức Mẹ bị vỡ”
Lần đầu tiên ông Matthews phát hiện ra cái mà ngày nay được biết đến với tên “tượng Đức Maria bị vỡ” bên ngoài một bãi rác tại một cửa hàng bán hoa, phủ đầy rác và bị nứt làm đôi. Cảm thấy bối rối, ông nhặt bức tượng bê tông nặng, đưa về nhà và lau rửa sạch sẽ. Ông yêu cầu thợ đúc bức tượng liền lại, nhưng xin giữ những mảnh nứt và vết trầy xước. Ông nói với người thợ: “Bức tượng bị vỡ, giống như tôi. Tất cả chúng ta đều bị hỏng và cần sửa chữa. Nó đại diện cho sự đổ bể.”
Sau khi tìm thấy tượng Đức Mẹ, ông Matthews đã trải nghiệm một sự sùng kính mới sâu sắc đối với Mẹ Thiên Chúa. Mặc dù sinh ra là người Công giáo, ông đã lạc xa đức tin trong nhiều năm và chưa bao giờ học cách đọc kinh Mân côi. Sau khi tìm thấy tượng Đức Mẹ bị bể, thì đó là ưu tiên hàng đầu của ông: lần chuỗi Mân côi và khuyến khích người khác làm điều tương tự.
Trên trang web của mình, ông Matthews đọc kinh Mân côi mỗi ngày và bất cứ ai cũng có thể tham gia. Ông có hai ứng dụng đọc kinh Mân côi, và ông cũng đưa pho tượng đi các nơi và nói về tình yêu của Mẹ Maria đối với những tâm hồn tan vỡ, và cách mà Mẹ có thể dẫn họ đến với Chúa Giêsu, Con của Mẹ.
Kế hoạch kiệu Đức Mẹ
Mặc dù Matthews hiện đang sống ở Grand Rapids, Michigan, nhưng kiệu Đức Mẹ ở Chicago là điều mà ông đã cầu nguyện trong một thời gian, Ông là một DJ trên đài phát thanh thành phố trong nhiều năm, và theo nhiều cách, nó là ngôi nhà thứ hai của ông. Ông đã liên lạc với cha Joshua Caswell, cha phụ tá ở nhà thờ thánh Gioan, để nói về bức tượng bị vỡ. Sau khi đã cầu nguyện rất nhiều, họ quyết định tổ chức một cuộc rước kiệu với bức tượng Đức Mẹ bị vỡ vào tháng hai. Ông Matthews nói: “Chúng ta cần đưa Đức Mẹ vào thành phố, chúng ta cần rước Mẹ trên các con đường, Mẹ phải được rước và tôn kính bởi mọi người.
Nếu Đức Mẹ muốn
Nhưng lên kế hoạch cho một đám rước lớn qua các đường phố sầm uất ở Chicago không phải là một nhiệm vụ nhỏ, và việc đóng bốn làn đường giao thông trên một con phố đông đúc vào tối thứ sáu là một vấn đề lớn. Andrea Eisenberg, một người trong ủy ban tổ chức buổi rước kiệu nói: “Chúng tôi biết buổi rước chỉ thành công nếu đó là kế hoạch của Đức Mẹ và cách Mẹ muốn nó được thực hiện”.
“Hy vọng cho người bị tổn thương”
Khi cha Joshua làm đơn xin phép, một quan chức của thành phố nhìn thấy tựa đề của sự kiện, “Hy vọng cho người bị tổn thương”, đã nói: “Ô, tôi thật sự hy vọng như thế, thưa cha, bởi vì chúng ta có thể thực sự dùng hy vọng nào đó xung quanh nơi đây, trong thành phố này.” Hai ngày sau, cha Joshua nhận được giấy phép.
Cuộc rước kiệu là thành quả kết hợp nỗ lực của nhiều đơn vị cảnh sát và phòng cháy chữa cháy, cũng như sự cộng tác với Relevant Radio, Shalom T.V., Hội Tông đồ Quốc tế Fatima và các quan chức thành phố. Eisenberg nói: “Đây là sự kết hợp nỗ lực của tất cả mọi người để đưa niềm tin của chúng ta đến những nẻo đường và nó quan trọng đối với mọi người khi là một dấu hiệu hữu hình cho mọi người rằng, có hy vọng, và nó đến từ Chúa của chúng ta, và Đức Mẹ sẽ luôn đưa chúng ta đến gần với Người hơn”.
Vào ngày diễn ra sự kiện, hơn 2.000 người đứng chật nhà thờ thánh Gioan và tràn ra đường trong buổi thuyết trình của Kevin Matthews về Mẹ Maria và chuỗi Mân Côi. Sau đó, ước tính có khoảng 3.200 người tham gia đoàn kiệu.
Ông Matthews chia sẻ: “Đó là một cuộc đi bộ cầu nguyện cách bình an. Chúng tôi đọc 4 chuỗi Mân Côi, hát Avê Maria. Đó là một buổi cầu nguyện rất đẹp, bạn có thể cảm thấy được ơn của Mẹ Maria và dân chúng … họ chú ý và đây là lần đầu tiên thành phố dừng lại giây lát và đọc một lời cầu nguyện cho mình”.
Hồng Thủy (VaticanNews 09.07.2019)
Sống chứng ta của Tin Mừng
7/10/2019 1:21:09 PM
11/07/2019 Thứ Năm Tuần XIV Mùa Thường Niên (St 44, 18-21. 23b-29; 45, 1-5; Mt 10, 7-15)
 Chúa Giêsu sai các Thánh Tông Đồ đi công bố cho mọi người biết Nước Trời đã gần đến. Đây là tin vui mừng cho những ai đang đợi chờ ngày Thiên Chúa viếng thăm và cứu độ dân Người. Nhưng đối với những ai thờ ơ, dửng dưng, không mong đợi Triều Đại Thiên Chúa thì việc rao giảng của các Tông Đồ sẽ là sự phiền hà, quấy rầy họ. Tuy nhiên, dù người ta có đón tiếp hay không thì các Tông Đồ vẫn cứ rao giảng, vẫn chào chúc bình an cho họ. Bởi vì bổn phận của các ngài là thi hành lệnh truyền của Chúa Giêsu. Bên cạnh đó, động lực thôi thúc các ngài là lời nhắn nhủ của Thầy Chí Thánh: “các con đã lãnh nhận nhưng không thì hãy cho nhưng không” (Mt 10, 8b).
Ta được mời gọi rao truyền Tin Mừng cho mọi người. Đó là bổn phận của người Kitô hữu. Do đó, trong mọi hoàn cảnh, dù người khác sẵn lòng hay dửng dưng, đón nhận hay từ chối, chúng ta vẫn cứ chia sẻ món quà đức tin mà chúng ta đã lãnh nhận cách nhưng không.
Khi được chuyển trao sứ điệp quan trọng này, các môn đệ cũng được Đức Giêsu ban cho những năng quyền để khắc phục sự dữ (c.8), đồng thời Ngài cũng đòi hỏi người môn đệ phải thật nghèo khó, thanh thoát (c. 9-11), để hết mình phục vụ Nước Trời (c.12-13). “Nước Trời đã đến gần” còn là sứ điệp quan trọng cho con người thời đại hôm nay không? Khi mà trong thực tế, nhiều người như cảm thấy Thiên Chúa rất xa lạ, mơ hồ đối với họ, vì những cảm thức duy thực dụng đã lún sâu trong tâm khảm của họ.
Đứng trước thảm trạng đau buồn ấy, người môn đệ Đức Giêsu phải làm gì để “Nước Trời” thực sự được hiện diện giữa trần gian hôm nay! Phải chăng đây là sứ mệnh quan trọng và cấp bách, đang hối thúc mỗi chúng ta hãy can đảm mạnh dạn lên đường, để tung gieo Tin Mừng Nước Trời cho mọi người. Dẫu có những khó khăn và thử thách đang chờ đón phía trước, nhưng chúng ta hãy vững tin vào quyền năng Đức Giêsu, Ngài luôn đồng hành bên chúng ta để thi thố những việc kỳ diệu cho vinh danh Ngài. Điều quan trọng là mỗi chúng ta hãy ý thức “chúng ta đã được cho không, thì cũng phải cho không như vậy” (c. 8b).
Thực thi mệnh lệnh truyền giáo của Thầy Chí Thánh, Giáo hội tiếp tục công bố cho thế giới về Tin Mừng cứu độ. Rập theo kiểu mẫu truyền giáo của Chúa Giêsu, người môn để phải mang trong mình hai chiều kích của mầu nhiệm: Nhập Thể và Vượt Qua. Đó là tiến trình nội tâm hóa Lời Chúa vào chính cuộc đời và dấn thân loan báo Tin Mừng.
Với việc nội tâm hóa, đời sống người môn trở nên Lời nhập thể để giới thiệu cho thế giới về Thiên Chúa làm người và ở giữa chúng ta (Mt 1, 23); với việc dấn thân, người môn đệ vượt qua những khoảng cách về không gian địa lý, không gian tâm lý, vỏ bọc an toàn giả tạo, tinh thần thế tục hóa để tập trung vào Tin mừng cứu độ mà Chúa Giêsu mang đến. Sự nhất quán giữa hai chiều kích trên mang lại sự nhất quán giữa đời sống và lời rao giảng. Nhờ đó, sứ mạng truyền giáo của người môn đệ trở thành dấu chỉ hữu hình cho thế giới về mầu nhiệm Nước Trời.
Ta thấy với trọng trách là đem Tin Mừng Chúa đến cho mọi người. Chúng ta đã nhận được biết bao ơn lành từ nơi Thiên Chúa; như sức khỏe, tài năng, trí tuệ, của cải… Nhất là chúng ta đã được diễm phúc biết Chúa là Đấng tạo dựng nên mình. Ngài cũng là người Cha nhân từ đã yêu thương nhân loại và đã cho Con Một Ngài xuống thế cứu chuộc loài người chúng ta. Do vậy chúng ta phải có bổn phận giới thiệu Chúa đến với mọi người sống chung quanh, đó là một đòi hỏi rất cần thiết và quan trọng mà Chúa Giê-su muốn chúng ta phải thi hành.
Con người hôm nay đang dần giàu lên về nhiều mặt: vật chất, sự hiểu biết, sự hưởng thụ, danh vọng . . . nhưng lại vô cùng nghèo về tình yêu, sự thật và công lý. Thế nên, từ sâu thẳm nội tâm, con người vẫn thật sự khao khát một chiều kích tâm linh đích thực, có thể lấp đầy sự trống vắng của cõi lòng họ. Thế nhưng, người môn đệ Đức Kitô không chỉ giới thiệu về Nước Trời bằng những chân lý mặc khải, nhưng chính một nếp sống đơn sơ, nghèo khó, thanh thoát của người môn đệ sẽ có sức thuyết phục rất mạnh mẽ, vì con người hôm nay “cần chứng nhân hơn thầy dạy”.
Chỉ khi chúng ta cố gắng sống một đời sống thực thi những điều Chúa Giêsu đã truyền dạy, thì chúng ta mới có thể trở thành những chứng nhân đem Chúa đến cho mọi người được. Nói thì có vẻ dễ, song sống lời Chúa thật khó, Thế nên chúng ta phải biết sống kết hợp mật thiết với Chúa Giê-su qua việc cầu nguyện và năng rước Ngài vào trong tâm hồn, để nhờ đó Chúa sẽ giúp sức cho chúng ta hoàn thành được sứ mạng quan trọng này.
Và ta thấy mẫu gương thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu là một khuôn mẫu cho chúng ta noi theo bắt chước. Tuy rằng ở trong một tu viện kín, nhưng nhờ vào lòng tin yêu Chúa Giê-su một cách thiết tha, kết hợp với những hy sinh hãm mình cho dù rất bé nhỏ, như lau nhà , rửa chén… Nhưng thánh nhân đã làm vì lòng kính mến Chúa có ý cầu nguyện cho công việc truyền giáo chính vì thế mà Chúa đã mở lòng cho nhiều người được biết Chúa và gia nhập Hội Thánh!
Ý thức sứ mạng truyền giáo của chúng ta được biểu lộ cụ thể qua cách sống tràn đầy niềm vui Tin Mừng. Niềm vui thiêng liêng đó thắng lướt mọi tình cảm riêng tư, giúp chúng ta có thể chào chúc bình an cho mọi người ngay cả với những người khó chịu với chúng ta. Để làm được như vậy, chúng ta cần có một sức sống thiêng liêng từ Chúa Giêsu Thánh Thể.
Qua việc tham dự Thánh Lễ mỗi ngày và những lần viếng Chúa, chúng ta sẽ càng cảm nghiệm rõ hơn tình yêu Chúa dành cho ta. Từ đó, với ý thức đáp trả tình yêu Chúa, chúng ta được thôi thúc đến với tha nhân để giới thiệu Chúa cho họ. Chính khi biết cho đi, chúng ta lại được lãnh nhận nhiều hơn từ nguồn ân sủng dạt dào của Chúa.
Huệ Minh
Vì sao Hà Nội bị chỉ trích là “kẻ lợi dụng tồi tệ nhất”?
(Tác giả: Nguyễn Quang Duy) 2019-07-10

Đã trên hai tuần từ khi Tổng thống Donald Trump nêu đích danh Hà Nội là kẻ lợi dụng Mỹ tồi tệ nhất và đe dọa trừng phạt, giới chức Hà Nội vẫn im hơi lặng tiếng.
Im lặng là đồng ý, là chấp nhận. Nhưng vì sao ông Trump chỉ trích là điều rất cần được xem xét, phân tích và học hỏi.
Thao túng tiền tệ…
Đồng Việt là đồng tiền yếu nhất thế giới và liên tục bị mất giá. Tiền Việt yếu hơn cả tiền Lào, tiền Campuchia, chỉ mạnh hơn đồng tiền vài quốc gia đang bị Mỹ phong tỏa kinh tế như Iran và Venezuela, nhưng vẫn yếu hơn tiền Bắc Hàn.
Đồng Việt yếu đến độ ngay chính người Việt chỉ muốn giữ vàng và Mỹ kim. Hà Nội biết thế nên tìm mọi cách để kiểm soát nhưng thất bại.
Đồng tiền là thước đo chính xác nhất cho sức mạnh kinh tế, niềm tin và ổn định xã hội.
Giữ cho đồng Việt không bị phá giá là cả một nỗ lực vô cùng to lớn của Hà Nội, nói chi đến việc thao túng tiền tệ như Bộ Tài Chính Mỹ e dè.
Thương mãi mất cân đối…
Hà Nội từng tự hào là thị trường cởi mở nhất thế giới, tỷ lệ xuất nhập cảng trên GDP của Việt Nam năm 2018 đã lên tới 196%.
Ngoại trừ hai thương cảng Singapore và Hồng Kông, chưa quốc gia nào trên thế giới đạt được kỷ lục này, Thái Lan đứng sau Việt Nam tỷ lệ cũng chỉ lên tới 122%, Trung cộng 38%, Nhật 31%, còn Mỹ vỏn vẹn chỉ 27%.
Nếu xem Trung cộng là một trung tâm gia công lắp ráp, thì Việt Nam quả đúng là một kho giao chuyển hàng hóa (transshipment).
Hàng hóa do Trung cộng, Đại Hàn và Đài Loan sản xuất được chuyển đến Việt Nam, bao bì, đóng gói rồi xuất cảng sang Mỹ hay Âu châu để trốn và tránh thuế.
Mỹ vừa ra thông báo đánh 456% thuế chống bán phá giá lên thép nhập cảng từ Việt Nam có xuất xứ từ Đại Hàn và Đài Loan.
Cuối năm 2017, Bộ Thương mại Mỹ xác định có đến 90% thép từ Việt Nam nhập sang Mỹ có xuất xứ từ Trung cộng, nên đánh 531% thuế trừng phạt.
Thép là mặt hàng chiến lược. Thế chiến thứ 1 và 2 xảy ra cả guồng máy kỹ nghệ Mỹ đổ dồn phục vụ chiến tranh và Mỹ luôn sẵn sàng khai chiến để bảo vệ quyền lợi quốc gia.
Gian lận thương mãi thép vì thế là hành vi tồi tệ nhất, đáng tiếc Hà Nội chấp nhận lệnh trừng phạt nhưng không hề sửa đổi để tiến bộ.
Năm 2018, xuất cảng từ Việt Nam sang Mỹ là 49,2 tỷ Mỹ Kim. Ba tháng đầu năm 2019 con số tăng đến 40% so với cùng kỳ năm 2018, điều đáng nói là các mặt hàng tăng nhanh nhất lại là các mặt hàng Trung cộng bị Mỹ đánh 25% thuế.
Năm 2018, chỉ riêng Samsung đã xuất cảng trên 60 tỷ Mỹ kim và chiếm 25% kim ngạch xuất cảng của Việt Nam. Samsung chủ yếu nhập linh kiện, lắp ráp tại Việt Nam rồi xuất cảng ra thế giới.
Việt Nam xuất cảng nhiều nhưng chủ yếu là hàng chuyển giao gia công và lắp ráp, có giá trị gia tăng thấp nên thặng dư thương mại (xuất siêu) rất thấp, thậm chí còn thiếu hụt mậu thương (nhập siêu).
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan trong năm 2018, mức thặng dư thương mại đạt kỷ lục gần 6,8 tỷ, nhưng 5 tháng đầu năm 2019 lại thâm hụt lên đến 548 triệu Mỹ kim.
Thâm hụt mậu dịch với Trung cộng theo thống kê năm 2018 là 24 tỷ Mỹ kim, riêng 5 tháng đầu năm 2019 con số đã lên tới 16 tỷ Mỹ kim.
Số thống kê năm 2014 cho biết có 20 tỷ Mỹ kim chênh lệch giữa số liệu nhập cảng của Việt Nam so với số liệu thống kê xuất cảng của Trung cộng sang Việt Nam.
Tổng cục Thống kê giải thích 20 tỷ Mỹ kim chênh lệch phần lớn là do buôn lậu và gian lận thương mại, mà Việt Nam không tính vào.
Cách thống kê thiếu rõ ràng, minh bạch nên các phân tích, đánh giá và tường trình về kinh tế Việt Nam thường không đáng tin cậy.
Sau chiến tranh thương mãi Mỹ-Trung, hàng hóa Trung cộng ào ạt đổ vào Việt Nam nên con số buôn lậu và gian lận thương mại chắc chắn phải gia tăng, dễ dàng đạt trên 50 tỷ Mỹ kim cho năm 2019.
Trên thực tế cán cân thương mại Việt Nam thường xuyên bị thâm hụt, thiếu ngoại tệ Việt Nam phải vay nợ, có thể nói về thương mãi Việt Nam luôn bị Trung cộng lợi dụng và lấn áp.
Tài chánh thâm hụt…
Việt Nam có được ngoại tệ từ việc phục vụ du lịch, từ bán đất, bán tài nguyên cho ngoại bang, từ xuất cảng lao động và từ “khúc ruột ngàn dặm”, nhưng bù lại phải chi cho những khoản chuyển ngân lậu để đầu tư mua nhà, mua đất ở Mỹ, tẩu tán tài sản, cho con em sang Mỹ du học và di dân cũng chủ yếu là sang Mỹ.
Vì thế, cán cân tài chánh Việt Nam luôn thâm hụt, nợ công, nợ doanh nghiệp nhà nước ngày một gia tăng, thiếu ngoại tệ xây dựng cơ sở hạ tầng là thách thức cho nhà cầm quyền cả địa phương lẫn trung ương.
Việt Nam đã vượt qua giai đoạn được thế giới ưu đãi vay nhẹ lãi, đã bước sang giai đoạn vay nợ để trả nợ lời.
Hai sự kiện gần đây nhất là việc Asanzo nhập hàng Trung cộng xé tem dán nhãn hàng Việt Nam và việc Tập đoàn Big C ngưng nhận hàng may Việt Nam cho thấy hàng Việt Nam thua ngay trên thị trường Việt Nam.
Mây đen đang phủ kín bầu trời Việt Nam.
Tư bản nước ngoài thống lĩnh kinh tế…
Hà Nội từng một thời là tiền đồn chống lại chủ nghĩa tư bản nhưng nay tư bản được đối xử như phượng hoàng, được Hà Nội xây tổ mời vào đẻ trứng.
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phụ thuộc vào tư bản nước ngoài một cách nặng nề, sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài chiếm hơn 25% GDP và 70% giá trị xuất khẩu.
Tính chính danh của đảng Cộng sản còn có được nhờ vào số liệu thống kê tăng trưởng kinh tế, nói cách khác dựa vào tư bản nước ngoài.
Bởi thế, Hà Nội buộc phải giữ giá đồng tiền, phải giữ lương công nhân thấp, phải liên tục ký các hợp đồng thương mãi, đặc biệt là CPTPP và EVFTA, để tư bản ngoại quốc tăng cơ hội xuất cảng, để tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài và như thế càng ngày lại càng phải lệ thuộc vào tư bản quốc tế.
Hà Nội mở đường cho các công ty Trung cộng tránh thuế, các tập đoàn đa quốc gia như Samsung, Coca Cola,… hưởng lợi nhưng đóng thuế thật ít, dân Việt bị ví như vịt, bị bịt mỏ, bị nhổ lông, nộp thuế không được thắc mắc, không được than van.
Điều đáng nói là Hà Nội đã mất khả năng để cân bằng cán cân thương mại với Mỹ do không thể giới hạn xuất cảng số hàng hóa do tư bản nước ngoài sản xuất tại Việt Nam và thiếu tiền Mỹ để mua hàng Mỹ.
Hà Nội còn dự định sẽ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước với mục tiêu là thu hút tư bản nước ngoài, như thế kinh tế Việt Nam lại càng phụ thuộc vào tư bản nước ngoài.
Đau đớn thay bao thế hệ đấu tranh giành độc lập, ngày nay người Việt trở thành người làm công cho chủ nhân ngoại quốc ngay trên đất nước mình, không khác gì thời Pháp thuộc.
Không cải cách chính trị…
30 năm về trước, khi thể chế cộng sản ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, người Việt ai cũng vui mừng, cũng mong Việt Nam thay đổi, được hưng thịnh, được hùng cường.
Tiếc thay đảng Cộng sản vẫn nắm giữ độc quyền chính trị, không báo chí tự do, không đối lập, không ai nói lên sự sai trái của mô hình phát triển và trình độ quản trị đất nước của cộng sản Việt Nam.
Rập khuôn Trung cộng, đảng Cộng sản chỉ thay đổi kinh tế đủ để quyến rũ tư bản nước ngoài, để Việt Nam thành quốc gia cởi mở thương mãi nhất hoàn cầu, với tốc độ tăng trưởng “bền vững” nhờ đầu tư nước ngoài và xuất cảng.
Nhưng cuối cùng thì nợ nần chồng chất, môi trường bị hủy hoại, tham nhũng tràn lan, xã hội bị phân hóa, công nhân, nông dân, tư bản dân tộc những thành phần trước đây được cho là ủng hộ đảng Cộng sản nay trở thành nạn nhân của “đổi mới”.
Người Việt một cổ hai tròng, tư bản nước ngoài chạy theo lợi nhuận, còn cộng sản thì mù quáng với con số tăng trưởng.
Không chỉ công nhân Việt Nam bị chèn ép bóc lột, công nhân Mỹ bị mất việc, bị cắt lương, nước Mỹ bị thua thiệt do Bắc kinh và Hà Nội cấu kết gian lận thương mãi.
Tổng thống Trump thắng cử, gió đổi chiều, chiến tranh thương mãi Mỹ-Trung bùng phát, Hà Nội vẫn không nhìn ra, vẫn không tỏ dấu hiệu sửa đổi để thích nghi thời cuộc.
Việc Tổng thống Donald Trump nêu đích danh Hà Nội là kẻ lợi dụng, đe dọa trừng phạt, chẳng khác nào đe dọa tư bản Mỹ chớ dại mà dính vào Việt Nam, cũng là lời khuyến cáo Hà Nội nếu không thay đổi, Mỹ sẽ bị trừng phạt như trừng phạt Trung cộng.
Một thể chế chính trị tự do thực sự, dựa vào dân thay vì ngoại bang, là thể chế chính trị đúng đắn để Việt Nam thoát khỏi lệ thuộc nước ngoài, hòa giải dân tộc, tránh cho đất nước thành một tiền đồn trong cuộc chiến Mỹ-Trung.
Nguyễn Quang Duy Melbourne, Úc Đại Lợi 10/7/2019
VN Giữa Khói Mù Kinh Tế
10/07/201900:00:00(Xem: 686) Trần Khải
Cuộc chiến thương mại và kinh tế giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có vẻ như không thấy sớm sủa hòa giải. Căng thẳng tạm chờ thương lượng, nhưng cả hai phía Mỹ-TQ đều lộ ra các tiếng nói cứng rắn hơn. Nghĩa là, cả Trump và cả Tập đều ra dấu là không ai nhượng bộ ở chừng mực có thể bị xem là yếu đuối. Bởi và cả hai Trump-Tập đều đã bước tới chỗ gắn liền tự ái dân tộc, đúng ra là đảng phái, và kết quả các cuộc thương thuyết.
Trong khi đó, các công ty quốc tế luôn luôn phải nhìn xa… Đó là lợi điểm cho một số quốc gia bên lề, trong đó có Việt Nam.
Báo Nintendo Life kể rằng nhật bào The Nikkei Asian Review loan tin rằng hãng Nintendo là một trong các công ty xem xét dời một phần các d6y chuyền sản xuất ra ngoài TQ để làm giảm chi phí vì thuế quan Mỹ áp đặt. Hãng Nintend và nhiều công ty khác giữ im lặng, trong khi nguồn tin từ báo Nhật Bản nói rằng Việt Nam là nơi nhiều công ty, trong đó có Nintendo suy tính dọn xưởng tới. Báo NAR ghi rằng các công ty HP, Dell, Microsoft, Sony, Amazon, Google và nhiều hãng khác cũng đang nghiên cứu dọn xưởng ra ngoài TQ. Và như thế, Việt Nam nhiều cơ may đón thêm các đại công ty vào mở xưởng.
Tuy nhiên, tình hình Nintendo dọn phân xưởng sản xuất máy Switch sang VN, nếu là hiện thực, sẽ đánh dấu một thời kỳ mới: toàn cầu hóa kỹ thuật sẽ chia lam đôi, đây là chiến tranh lạnh mới, vì Nintendo rất mực thân thiết với công ty Tencent, và thị trường TQ sẽ vẫn tăng liên tục. Có nghĩa là, thời xưa là chiến tranh lạnh, bây giờ là chiến tranh kỹ thuật, các sản phẩm kỹ thu6ạt sẽ được nghiên cứu theo hai đường khác nhau.
Cũng hưởng lợi là Bangladesh… Bản tin Bloomberg ghi nhận rằng lần đầu tiên trong 30 năm, công ty sản xuất may dệt Newage Group, bản doanh ở Bangladesh, bây giờ nhờ Mỹ-TQ đánh nhau thương mại, nên được đơn hàng mới đặt từ Macy’s Inc. và Gap Inc., hai đại công ty bán lẻ trang phục tại Hoa Kỳ. Newage, là nguồn cung cấp hàng cho Hennes & Mauritz AB, trước giờ làm việc với các công ty Châu Âu trong ba thập niên.
Hiện thời kỹ nghệ may dệt Bangladesh có 4 triệu công nhân, cung cấp tỷ lệ 13% tổng sản lượng quốc dân GDP.
Trong khi đó, nền kinh tế thế giới không ngừng chuyển động. Một quốc gia thân thiết với Việt Nam là Nam Hàn đang báo động rằng kinh tế đang đình trệ. KBS gji nhận rằng Viện nghiên cứu phát triển Nam Hàn (KDI), cơ quan nghiên cứu chính sách Nhà nước, tháng thứ 4 liên tiếp nhận định kinh tế Nam Hàn "đang đình trệ".
Trong báo cáo xu hướng kinh tế tháng 7, KDI đánh giá thực trạng giậm chân tại chỗ của tiêu thụ nội địa đã chống đỡ được phần nào, song đầu tư và xuất cảng lại thu hẹp, khiến kinh tế Nam Hàn tiếp tục trì trệ. Kể từ tháng 4 năm nay, KDI đã bắt đầu sử dụng cụm từ "đang đình trệ", thay vì cụm từ "đang tăng trưởng chậm", để đánh giá tình hình kinh tế trong nước. Kim ngạch xuất cảng trong tháng 6 ở lĩnh vực chíp bán dẫn và chế phẩm dầu mỏ giảm sâu tới 13,5% so với một năm trước.
Trong khi đó, bản tin NHK ghi nhận ngành ngân hàng thế giới dao động: Ngân hàng Deutsche Bank cho biết tới trước năm 2022 sẽ cắt khoảng 20% nhân công trên thế giới trong nỗ lực tái thiết lớn hoạt động kinh doanh của mình. Việc này có nghĩa là sẽ có 18.000 công việc bị cắt giảm. Ngân hàng Deutsche Bank là ngân hàng lớn nhất của Đức.
Hôm Chủ Nhật, Ban giám đốc của ngân hàng đã thông qua kế hoạch sẽ cắt giảm mạnh hoạt động trong lĩnh vực đầu tư ngân hàng. Ngân hàng này cho biết sẽ đóng cửa các văn phòng bán chứng khoán của mình và điều này dẫn tới tin đồn đoán cho rằng nhiều công việc tại London và New York sẽ bị cắt giảm. Đây là những địa điểm có nhiều trụ sở buôn bán chứng khoán nhất của ngân hàng này.
Trong khi đó, các chuyên gia Việt Nam bắt đầu tỉnh ngộ: quốc tế đem tiền vào VN đầu tư, thì tiền FDI đó có thể rất là bất lợi, vi tương lai sẽ là xẻo thịt mình, theo lời một chuyên gia.
Báo Đất Việt nêu cảnh báo: Đã đến lúc tỉnh ngộ về FDI?
Việt Nam không thu được gì nhiều từ FDI và nếu không có một chính sách rõ ràng, quyết liệt, Việt Nam sẽ còn phải trả giá.
Sự việc hệ thống siêu thị Big C Việt Nam tạm ngưng nhận hàng may mặc Việt Nam gây xôn xao dư luận những ngày qua một lần nữa dấy lên hồi chuông cảnh báo về sự xâm lấn thị trường bán lẻ của các doanh nghiệp nước ngoài.
...Nhìn rộng ra chính sách thu hút FDI của Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Văn Nam đánh giá, trong mấy chục năm qua chúng ta chỉ chăm chăm chạy theo số lượng, thu hút được FDI càng nhiều càng tốt, đặc biệt là ở các tỉnh.
Các địa phương chạy theo mục tiêu thu hút được đầu tư nước ngoài càng nhiều càng tốt để chứng tỏ mình hơn các tỉnh khác, nhưng không tính toán đến cái được-mất. Chính sách mà các địa phương áp dụng để thu hút FDI, theo ông Nam, chẳng khác nào xẻo thịt của mình cho người khác ăn: miễn thuế, giao đất vô tội vạ..., cuối cùng Việt Nam hầu như chẳng thu được gì từ công nghệ, lao động đến thuế, thậm chí còn trở thành bãi rác công nghệ của FDI, môi trường bị ô nhiễm.
Trong khi đó, áp lực từ Hoa Kỳ ngày càng nặng, theo tin từ báo Tài Chính Plus: Mỹ khẳng định thép các bon chống ăn mòn và thép cán nguội nhập cảng từ Việt Nam lẩn tránh thuế chống bán phá giá…
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương VN) cho biết, ngày 2/7/2019, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã ban hành quyết định sơ bộ trong vụ việc điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá (AD) và thuế chống trợ cấp (CVD) đối với thép các bon chống ăn mòn (thường được gọi là tôn mạ - CORE) và thép cán nguội (CRS) của Việt Nam sử dụng nguyên liệu thép cán nóng nhập cảng từ vùng lãnh thổ Đài Loan (Đài Loan) và Hàn Quốc.
Theo đó, DOC sơ bộ khẳng định việc lẩn tránh thuế đối với hai sản phẩm này là có thật để xuất cảng sang Mỹ. Vụ việc này được Mỹ khởi xướng điều tra từ ngày 2/8/2018.
Ngành xe hơic ũng nguy ngập, theo tin từ thông tấn Nga Sputnik về tình hình “Bất lợi cho Việt Nam: Ô tô Nhật, EU thuế 0% tràn ngập, xe nội địa bán chỗ nào?”
Bản tin Vietnamnet ghi rằng muốn ngành ô tô lớn mạnh và có sức cạnh tranh với xe nguyên chiếc nhập cảng, hướng tới xuất cảng, cần phải đẩy mạnh nội địa hóa. Tuy nhiên, đến nay công nghiệp hỗ trợ rất yếu kém. Đây là bất lợi rất lớn. Vì sắp tới lúc VN mở cửa hoàn toàn…
Thị trường ô tô Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn vào thời điểm 2030. Hiện thuế nhập cảng ô tô từ các nước khu vực ASEAN đã giảm xuống còn 0%. Năm 2018, Việt Nam đã ký kết Hiệp định thương mại tự do (CPTPP) cam kết giảm dần thuế nhập cảng ô tô nguyên chiếc về 0% sau 7-9 năm nữa. Mới đây, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) ký kết Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) cũng cam kết giảm dần thuế nhập cảng ô tô nguyên chiếc về 0% sau 9-10 nữa.
Như vậy, tới năm 2030 thị trường ô tô Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn cho các trung tâm sản ô tô lớn trên thế giới bao gồm ASEAN, Nhật Bản, Mexico và EU....
Thị trường ô tô có tiềm năng lớn, nhưng ngành công nghiệp ô tô trong nước liệu có phát triển, đủ sức cạnh tranh với xe nhập cảng chất lượng tốt và giá rẻ tràn vào?
So với các quốc gia trong khu vực, ô tô sản xuất lắp ráp tại Việt Nam có chi phí cao hơn khoảng 20% do doanh số không cao và tỷ lệ nội địa hóa thấp. Ô tô trong nước đến nay vẫn chủ yếu nhập phụ tùng, linh kiện về lắp ráp.
Theo chuyên gia Nguyễn Minh Đồng, trước bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng và mở cửa thị trường ô tô, nếu vẫn chỉ quen lắp ráp thì chỉ có thể duy trì đến năm 2025. Sau thời điểm này, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam sẽ khó mà tồn tại và thị trường bị thôn tính.
Muốn ngành ô tô lớn mạnh và có sức cạnh tranh với xe nguyên chiếc nhập cảng, hướng tới xuất cảng, cần phải đẩy mạnh nội địa hóa. Tuy nhiên, đến nay công nghiệp hỗ trợ rất yếu kém. Đây là bất lợi rất lớn.
Nghĩa là, chúng ta thua về ngành kinh doanh siêu thị… Bây giờ tới cơ nguy bị mất thị trường xe ô tô… Đằng nào cũng nguy.
Hồng Kông : Tức nước vỡ bờ
Trọng Nghĩa 02-07-2019

Người Hồng Kông biểu tình đêm 26/6/2019, trước thượng đỉnh G20, kêu gọi quốc tế can thiệp để chính quyền đặc khu từ bỏ dự luật dẫn độ.
REUTERS/Thomas Peter
Thời sự Hồng Kông với cuộc tấn công của người biểu tình vào trụ sở Nghị Viện đặc khu vào đúng ngày kỷ niệm Hồng Kông được trao lại cho Trung Quốc là chủ đề được báo chí Pháp ra ngày 02/07/2019 quan tâm nhất, bên cạnh tình trạng bế tắc của Liên Hiệp Châu Âu, chưa nhất trí được về dàn lãnh đạo mới. Ngón đòn ngoại giao-truyền thông của tổng thống Mỹ, « bất ngờ đi thăm Bắc Triều Tiên » cách nay hai hôm, tiếp tục được phân tích.
Libération đã dành trang nhất cho tình hình Hồng Kông, với hàng tựa lớn: « Vì sao Hồng Kông bị tức nước vỡ bờ », trên nền một bức ảnh chụp người biểu tình dùng sơn bôi đen huy hiệu đặc khu treo trên tường hội trường của Nghị Viện Hồng Kông.
Tờ báo giải thích thêm : « Trong cuộc đấu tranh từ năm tháng nay chống lại một đạo luật dẫn độ bị coi là nhằm tăng cường quyền kiểm soát của Bắc Kinh, những người biểu tình đã tràn vào Nghị Viện. Sự kiện này là biểu tượng phản ánh một xã hội đang trên bờ vực đổ vỡ, đặc biệt nơi thanh niên ».
Nỗi lo ngại Hồng Kông bị mất tự do như ở Hoa Lục
Trong 4 trang báo bên trong, Libération phân tích thêm về lý do vì sao lại có tình trạng bạo động như vậy tại Hồng Kông. Đối với tờ báo, một trong những nguyên nhân chủ chốt là tâm lý bất mãn cao độ, đặc biệt là nơi giới trẻ, trước một tương lai ảm đạm, trong một chế độ bị Bắc Kinh kềm kẹp.
Trong bài phóng sự rất sống động về cuộc biểu tình ngày hôm qua, với tựa là câu nói của một người biểu tình : « Sắp tới, ở đây không còn tương lai nữa », đặc phái viên Libération nhắc lại nỗi lo ngại của người dân Hồng Kông :
« Từ cách đây một tháng, những người biểu tình đã nổi dậy phản đối dự luật dẫn độ về Trung Quốc, một đạo luật sẽ đẩy mọi công dân Hồng Kông vào quyền sinh sát của một bộ máy tư pháp tham nhũng và theo lệnh của Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Đối với 7,4 triệu dân của lãnh thổ bán tự trị này, điều đó sẽ khai tử chế độ "một quốc gia, hai chế độ", vốn đảm bảo sự độc lập của ngành tư pháp và quyền tự do ngôn luận ở Hồng Kông cho đến năm 2047.
Sau khi kế hoạch thông qua dự luật bị đình chỉ, những người biểu tình tiếp tục yêu cầu hủy bỏ hoàn toàn văn kiện này, đồng thời đòi bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, lãnh đạo chính quyền đặc khu thân Trung Quốc phải từ chức ».
Libération đã trích dẫn nhiều phát biểu của những người biểu tình cho thấy rõ nỗi tuyệt vọng của người dân. Một cặp vợ chồng là kỹ sư, đi biểu tình cùng với con gái đang học ngành sinh hóa, đã cho biết quyết tâm tiếp tục cuộc đấu tranh, bất chấp lời khẳng định của chính quyền là dự luật đã bị dẹp qua một bên : "Chúng tôi sinh ra ở Trung Quốc, nên biết rõ ác quỷ Cộng Sản là gì. Trong những năm gần đây, chúng tôi thấy nó mở rộng ảnh hưởng ở Hồng Kông. Mọi người hiện đã phẫn nộ, vì chẳng mấy chốc nữa, nơi đây sẽ không còn tương lai."
Một cụ già 80 tuổi cũng chia sẻ : "Tôi đã thực hiện cuộc biểu tình đầu tiên của mình vào năm 1958, vào thời người Anh, và tôi luôn đấu tranh cho công lý… Tôi đến đây để bảo vệ con cháu. Lần này, chính tương lai của xã hội chúng tôi đang bị đe dọa."
Hai triệu người biểu tình ở Hồng Kông tương đương với 20 triệu ở Pháp !
Trong bài xã luận mang tựa đề ngắn gọn « Ý dân », Libération biện hộ cho những hành vi bạo động của người biểu tình Hồng Kông.
Theo tờ báo, việc người biểu tình đột nhập vào Nghị Viện Hồng Kông có lẽ không phải là cách tốt nhất để phản đối. Hành động này chắc chắn sẽ tạo một cái cớ cho chính quyền để đàn áp phong trào. Nhưng hành động đó cũng phản ánh sự phẫn nộ của người dân Hồng Kông khi thấy Bắc Kinh không ngừng gặm nhắm quyền tự chủ mà họ đã chấp nhận vào thời điểm Hồng Kông được bàn giao lại.
Sự bực tức đã dẫn đến các cuộc biểu tình huy động đến hai triệu người. Nếu tính theo tỷ lệ, một cuộc biểu tình như vậy ở Pháp sẽ tương đương với gần 20 triệu người... Ý nguyện của người dân Hồng Kông là điều không có gì để nghi ngờ, hình thành dựa trên luật pháp, dựa trên các nguyên tắc tự do và quyền tự quyết.
Libération kết luận : Chỉ có một giải pháp danh dự cho cuộc khủng hoảng này: Bắc Kinh phải tôn trọng lời hứa, và đúng theo thỏa thuận đã ký kết (với Anh Quốc), phải để cho Hồng Kông sống cuộc sống của mình. »
Nếu Libération đã dành hồ sơ chính và tựa lớn trang nhất cho đề tài Hồng Kông, các báo còn lại cũng nêu bật sự kiện này trong trang quốc tế của mình. Le Figaro giới thiệu ngay trang nhất trong một hàng tựa nhỏ : « Tại Hồng Kông, cuộc nổi dậy chống Bắc Kinh dâng cao », trong lúc La Croix thì nêu bật ở trang quốc tế sự kiện « Người Hồng Kông rầm rộ phản đối Bắc Kinh ».
Chọn lãnh đạo : Châu Âu xâu xé nhau
Hồ sơ lớn thứ hai được tất cả các báo quan tâm là bế tắc ở thượng tầng Liên Hiệp Châu Âu trong việc cử ra dàn lãnh đạo của cả khối cho nhiệm kỳ mới bắt đầu từ năm 2019 này. Nổi bật là báo Le Figaro, đã dành 3 trang và bài xã luận cho sự kiện này
Nhật báo Pháp đã chạy trên trang nhất hàng tựa lớn « Châu Âu bị xâu xé trong việc lựa chọn các nhà lãnh đạo ». Tờ báo ghi nhận là vì không thể đạt được thỏa thuận, các nguyên thủ quốc gia châu Âu đã phải dời qua hôm nay việc bổ nhiệm người vào các vị trí chủ chốt trong Liên Hiệp Châu Âu.
Le Figaro nhắc lại tuyên bố giận dữ của tổng thống Pháp Macron theo đó « thất bại » của thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu về đề cử lãnh đạo đã mang đến một « hình ảnh rất xấu về châu Âu ».
Châu Âu bị tê liệt vì chia rẽ
Trong nhiều bài viết khác nhau, Le Figaro đã cho rằng « Liên Hiệp Châu Âu đã bị tê liệt vì chia rẽ » giữa các thành viên. Trước sự kiện chính sự phản đối của các nước như Ba Lan, Hungary, Cộng Hòa Séc được Ý phụ họa đã làm cho thỏa hiệp Pháp-Đức thất bại, Le Figaro đã nêu bật « Ảnh hưởng ngày càng tăng của các quốc gia phía đông lục địa ».
Trong bài xã luận, Le Figaro cho là tổng thống Pháp đã có lý khi đả kích « thất bại » trong việc đề cử dàn lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu. Các trục trặc liên tiếp trong việc vận hành đã đẩy Liên Hiệp Châu Âu đến bên bờ vực của sự tê liệt. Hai đầu tầu Pháp-Đức, động lực không thể thiếu để thúc đẩy thỏa hiệp, hiện đang bị hỏng máy.
Le Figaro cho rằng sau cùng thì châu Âu cũng sẽ đạt thỏa thuận, nhưng với giá nào? Dẫu sao theo tờ báo, lần khủng hoảng này đã nêu bật nhu cầu cải tổ khẩn cấp đối với Liên Hiệp Châu Âu, và tìm ra những lãnh đạo sẽ tạo ra một động lực mới cho toàn khối.
Báo La Croix cũng dành bài xã luận cho hồ sơ bầu lãnh đạo tương lai cho Liên Hiệp Châu Âu. Tờ báo đã tỏ ý tiếc rằng các nguyên thủ châu Âu đã không chuẩn bị trước một cách tốt hơn, khiến cho sự chia rẽ nội bộ bị phơi bày công khai ở Bruxelles.
Tờ báo cũng thấy rằng tổng thống Macron có lý khi cho rằng Liên Hiệp Châu Âu không nên mở rộng trước khi tìm thấy câu trả lời cho các vấn đề vận hành hiện tại.
Trump và Kim : Một bước tiến nhỏ đến hòa bình
Hồ sơ Bắc Triều Tiên tiếp tục thu hút sự chú ý của báo Le Monde, đã đăng ở vị trí trang trọng nhất trên trang nhất của mình một bức ảnh hai nhà lãnh đạo Mỹ và Bắc Triều Tiên, vai kề vai, cùng bước qua lằn ranh phân chia hai miền Nam Bắc Triều Tiên, dưới hàng tựa bằng chữ in hoa : « Trump và Kim, một bước nhỏ tiến đến hòa bình ».
Tờ báo Pháp nêu bật ngay bên dưới hai nhận xét : Donald Trump hôm Chủ Nhật vừa qua đã trở thành tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên đặt chân trên đất Bắc Triều Tiên. Chuyến đi đầy tính biểu tượng đó có thể giúp thúc đẩy trở lại các cuộc đàm phán với Bình Nhưỡng.
Ở trang trong, trong bài viết « Trump tiến một bước về phía Kim để thúc đẩy trở lại đối thoại », Philippe Pons, thông tín viên kỳ cựu của Le Monde tại Tokyo, không ngần ngại cho rằng : « Một cái bắt tay nồng nhiệt của Tổng thống Donald Trump với nhà lãnh đạo Kim Jong Un vào Chủ nhật, ngày 30 tháng 6, tại Bàn Môn Điểm, một địa điểm mang tính biểu tượng cao, điểm liên lạc duy nhất trong khu phi quân sự, tiếp theo là động thái của tổng thống Mỹ vượt qua đường ranh giới phân chia Nam và Bắc Triều Tiên theo lời mời của người đối thoại, đó sẽ là những hình ảnh biểu tượng của một trang đang được lật qua trong lịch sử đau khổ của Triều Tiên ».
La Croix: Không nên ruồng rẫy con cái các gia đình thánh chiến
Dù có bài xã luận cho thời sự châu Âu, nhật báo La Croix đã dành trang nhất cho một vấn đề xã hội Pháp : xử lý ra sao đối với con cái của những công dân Pháp đã trốn qua Syria và Irak đầu quân cho tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo Daech.
La Croix đã chạy trên trang nhất hàng tựa lớn « Sự tiếp nhận con em các phần tử thánh chiến được giám sát chặt chẽ ».
Theo tờ báo Công Giáo, từ năm 2016 đến nay, 134 trẻ em Pháp, được sinh ra hoặc đã sống dưới chế độ của tổ chức Daech, đã từ Syria trở về Pháp. Trong khi cha mẹ các em này đã bị tống giam ngay khi trở lại Pháp, những thiếu niên này được giao cho Cơ Quan Trợ Giúp Xã Hội cho Trẻ Em ở vùng Seine-Saint Denis quản lý. Các em được gởi đến các gia đình nhận nuôi, và công việc này được tổ chức một cách rất thận trọng.
Theo La Croix, tương lai của các thiếu niên này đang đặt ra nhiều câu hỏi, thâm chí tạo nên những quan ngại về việc liệu các em có lại đi theo con đường của bố mẹ chúng hay không. Tuy nhiên, giới chuyên môn trong ngành tư pháp và y tế kêu gọi mọi người đừng quá hoang tưởng, tránh tâm lý nhìn đâu cũng thấy kẻ thù.
Các bác sĩ và thẩm phán chịu trách nhiệm việc đón tiếp các thiếu niên này đã tỏ ý tiếc rằng trẻ em từ Syria trở về đôi khi bị coi là mối nguy hiểm tiềm tàng. Theo những nhà chuyên môn này, chính việc xã hội không chấp nhận các em mới tác động đến tương lai các em.
Trung Quốc đối mặt nguy cơ tỷ lệ vỡ nợ cao kỷ lục
(Tác giả: Thu Hương) 2019-07-09

6 tháng đầu năm nay, tổng cộng ở Trung Quốc đã có hơn 55 tỷ nhân dân tệ (tương đương 8 tỷ USD) trái phiếu doanh nghiệp không được thanh toán đúng hạn, trong đó 20 công ty vỡ nợ trái phiếu lần đầu.
Sau nhiều năm vay nợ quá nhiều, các công ty Trung Quốc giờ đây đang phải đối mặt với thực tế phũ phàng. Chiến dịch giảm tỷ lệ đòn bẩy trong hệ thống tài chính được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng từ năm 2016 nhằm giảm thiểu rủi ro đã dẫn đến hệ quả là hoạt động cho vay ngoài hệ thống – hay còn gọi là các dịch vụ ngân hàng ngầm – đã bị siết chặt đáng kể.
Ngoài ra các quy định về quản lý tài sản cũng hà khắc hơn. Tất cả dẫn đến thực trạng các doanh nghiệp khó có thể huy động vốn mới để trả các khoản nợ cũ, dẫn đến số lượng các vụ vỡ nợ trái phiếu trong năm 2018 lên cao kỷ lục.
Trong nửa đầu năm 2019, đã có lúc thị trường "dễ thở" hơn một chút khi Chính phủ Trung Quốc cố gắng giảm tình trạng khan hiếm tín dụng, nhưng rủi ro vỡ nợ trên thị trường tài chính nước này vẫn đang tăng lên, mà một phần là do tăng trưởng kinh tế chậm lại.
1. Rắc rối của Trung Quốc lớn đến mức nào?
6 tháng đầu năm nay, tổng cộng ở Trung Quốc đã có hơn 55 tỷ nhân dân tệ (tương đương 8 tỷ USD) trái phiếu doanh nghiệp không được thanh toán đúng hạn, trong đó 20 công ty vỡ nợ trái phiếu lần đầu. Con số của năm ngoái là khoảng 122 tỷ nhân dân tệ, cao gấp hơn 4 lần mức của năm 2017 và lập kỷ lục cao nhất từ trước đến nay. Trong đó các doanh nghiệp tư nhân chiếm hơn 90%.
2. Nguyên nhân vì đâu?
Chủ yếu là do khan hiếm thanh khoản. Các nhà đầu tư và các ngân hàng – vốn trước đây thường ưu ái các con nợ được nhà nước hậu thuẫn – vẫn do dự không muốn giải ngân cho các doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ hơn. Bên cạnh đó, cuối tháng 5 vừa qua, Chính phủ Trung Quốc bất ngờ tiếp quản ngân hàng Baoshang. Đây là lần đầu tiên sau 2 thập kỷ ở Trung Quốc xảy ra 1 vụ tương tự như vậy, do đó khiến nhiều nhà đầu tư giảm mức độ ưa chuộng rủi ro.
Mặc dù lợi suất của trái phiếu do các công ty bị xếp hạng AA- (được coi là mức rác ở Trung Quốc) phát hành đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4/2018, chênh lệch lợi suất trái phiếu kỳ hạn 1 năm của các công ty top đầu và nhóm các công ty có mức xếp hạng thấp hơn ngày càng nới rộng. Điều này cho thấy nhà đầu tư đang quay lưng với rủi ro.
Cùng lúc đó, kinh tế Trung Quốc xuất hiện nhiều dấu hiệu mất đà, và các công ty yếu kém được cho là sẽ bị khan hiếm vốn cũng như chịu áp lực trả nợ ngày càng lớn.
3. Những ngành nào bị ảnh hưởng nhiều nhất?
Lần cuối cùng số vụ vỡ nợ trái phiếu ở Trung Quốc đạt đỉnh là năm 2016, khi đó chủ yếu xảy ra ở các ngành bị dư thừa năng suất như thép và khai thác than. Lần này, phạm vi đã lớn hơn rất nhiều. Công ty dầu mỏ CEFC Thượng Hải và công ty than đá Wintime Energy là 2 công ty vỡ nợ lớn nhất năm 2018, theo dữ liệu của Bloomberg.
Năm nay, China Minsheng Investment Group, tập đoàn đa ngành đầu tư vào nhiều lĩnh vực từ bất động sản, hàng không đến y tế đang đứng trước sức ép khổng lồ với núi nợ 34 tỷ USD. Tháng 4, tập đoàn này còn tuyên bố vỡ nợ trái phiếu niêm yết bằng đồng USD.
4. Mức độ trầm trọng đến đâu?
Các công ty Trung Quốc đã tích lũy nợ ít nhất là 1 thập kỷ trở lại đây, khi chính quyền do những người tiền nhiệm của ông Tập lãnh đạo đã kích thích kinh tế bằng cách tăng vay nợ để đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu. Chính sách này giúp kinh tế Trung Quốc vượt qua sóng gió nhưng cũng phải trả giá khá đắt. Tỷ lệ nợ doanh nghiệp/GDP tăng lên mức kỷ lục 160% vào cuối năm 2017, trong khi 10 năm trước chỉ là 101%.
Năm 2016, ông Tập tuyên bố sẽ dẹp tình trạng này nhằm giảm thiểu rủi ro cho nền kinh tế. Chính phủ của ông ban hành nhiều nghị quyết điều hành cách quản lý và giải ngân tín dụng, với 1 mục tiêu đặc biệt là xử lý hệ thống ngân hàng ngầm đã có quy mô lên tới 10.000 tỷ USD.
5. Số vụ vỡ nợ tăng vọt ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế Trung Quốc?
Xét theo những dấu hiệu cho thấy giới chức Trung Quốc sẵn sàng hơn trong chuyện chấp nhận các vụ vỡ nợ cả trên thị trường nội địa và vỡ nợ nước ngoài, các nhà đầu tư tiềm năng đang phải đánh giá lại rủi ro. Họ cũng ngày càng hoài nghi về chất lượng của các báo cáo tài chính do các công ty Trung Quốc phát hành.
Mới đây Kangde Xin Composite Material Group, công ty có trụ sở ở tỉnh miền Đông Jiansu, đã bị phát hiện làm giả khoản lợi nhuận 11,9 tỷ nhân dân tệ trong giai đoạn 2015-2018.
6. Chính phủ Trung Quốc can thiệp như thế nào?
Trung Quốc vẫn đang tránh việc tung ra những gói cứu trợ trực tiếp mà thay vào đó lựa chọn các biện pháp hỗ trợ gián tiếp. Kể từ tháng 7/2018, thanh khoản liên tiếp được bơm vào thị trường thông qua các biện pháp điển hình như hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Các nhà quản lý tiếp thêm tiền mặt cho các ngân hàng và yêu cầu họ giải ngân nhiều hơn cho các doanh nghiệp nhỏ.
Trong nỗ lực ngăn chặn cú sốc thanh khoản sau vụ tiếp quản ngân hàng Baoshang, giới chức đã yêu cầu các ngân hàng và công ty môi giới lớn hỗ trợ các "đồng đội" nhỏ hơn – vốn là bên mua trái phiếu doanh nghiệp nhiều nhất. Thách thức sẽ là làm thế nào để tận dụng các biện pháp can thiệp từ thị trường để giải quyết núi nợ doanh nghiệp mà không tạo ấn tượng hệ thống tài chính Trung Quốc vẫn bị chi phối quá nhiều bởi nhà nước.
7. Cơ chế phá sản ở Trung Quốc là như thế nào?
Theo luật hiện hành, các công ty có vấn đề sẽ có 9 tháng kể từ khi tòa án chấp nhận hồ sơ xin phá sản để thuyết phục các bên chấp thuận 1 kế hoạch cải tổ. Nếu không làm được điều này, họ có thể tuyên bố phá sản và bị tịch biên tài sản.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều lo ngại về sự can thiệp của mức của Chính phủ trong một số vụ cũng như sự lưỡng lự của các ngân hàng trong việc theo đuổi các kế hoạch cải tổ vì họ không muốn chịu thiệt hại. Trên thực tế, quá trình có thể kéo dài hơn rất nhiều trong khi các nhà đầu tư nước ngoài chỉ có một số ít quyền lợi nhất định đối với các tài sản thuộc sở hữu của nhà nước.
Thu Hương
Người hâm mộ chào đón các Nữ cầu thủ Mỹ trở về sau khi vô địch World Cup
July 10, 2019

Photo Credit: AP Photo/Craig Ruttle) NEW YORK (AP) – Hàng ngàn người hâm mộ bóng đá Nữ đã xếp hàng tại con đường Canyon of Heroes của Thành phố New York vào thứ Tư để đón chào những người hùng của bóng đá nữ Mỹ trở về khi lần thứ 4 họ lên ngôi vị cao nhất ở mùa World Cup năm nay
Những tiếng kèn, trống hòa lẫn với đám đông hô vang “USA! USA!” đã làm cho cuộc diễu hành ăn mừng của các tuyển thủ nữ Mỹ trở nên sôi động và hào hứng. Đội trưởng Megan Rapinoe và các đồng đội đã chia sẻ niềm vui này với Thị trưởng Bill de Blasio và Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Hoa Kỳ Carlos Cordeiro.
Một cổ đông viên nhí Aly Hoover, 12 tuổi, ở Glen Ridge, New Jersey, đứng bên lề với một tấm áp phích có hình của Alex Morgan, một ngôi sao khác của đội cho biết rằng, “Tôi chỉ muốn được như họ,”
Garret Prather cùng đứa con trai mới sinh của mình ra đường để ăn mừng cùng với các tuyển thủ, cô cho biết rằng, những người phụ nữ Mỹ khiến chúng tôi tự hào trong và ngoài sân cỏ
Chiến thắng 2-0 trước Hòa Lan ở trận chung kết giúp các cô gái Mỹ lần thứ tư vô địch thế giới. Bên cạnh chức vô địch, tuyển Mỹ còn thâu tóm hai danh hiệu cá nhân cao quý khác tại World Cup nữ 2019. Đội trưởng Rapinoe của họ được bầu làm Cầu thủ hay nhất giải. Rapinoe cùng đồng đội Morgan và trung phong tuyển Anh Ellen White chia sẻ ngôi Vua phá lưới với mỗi người sáu bàn.
Trước đó, dội tuyển nữ Hoa Kỳ đã kiện Liên đoàn bóng đá Hoa Kỳ vì không công bằng, phân biệt giới tính và thiếu quan tâm, tạo điều kiện làm việc cho các cầu thủ nữ. Theo các nữ cầu thủ, sự phân biệt đối xử không chỉ ảnh hưởng đến tiền lương của họ, mà còn tác động tiêu cực đến cả nơi họ tập luyện, tần suất tập luyện, cách được huấn luyện, cũng như việc điều trị y tế, việc giao quyền cho huấn luyện viên và cả các phương tiện dùng để vận chuyển cầu thủ tới nơi thi đấu…
Vụ kiện được thực hiện tại toà án ở Los Angeles hồi giữa tháng 2, tức là chỉ diễn ra 3 tháng trước khi đội bóng này bắt đầu bảo vệ danh hiệu Vô địch bóng đá nữ World Cup tại giải đấu mùa hè 2019 ở Pháp. Trong hồ sơ và một tuyên bố gửi toà án, 28 cầu thủ trong đội đã mô tả rằng “sự phân biệt giới tính được thể chế hóa” và tồn tại trong nhiều năm.
Đầu thứ tư, các nữ cầu thủ Mỹ đã tham gia với Thống đốc New York Andrew Cuomo, khi ông ký một đạo luật mở rộng bình đẳng giới trong tiểu bang. Ông nói các cầu thủ bóng đá nữ nên được đối xử công bằng như các cầu thủ nam.
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Joe Manchin, đã giới thiệu một dự luật vào thứ ba sẽ cấm tài trợ liên bang cho World Cup 2026 của nam giới cho đến khi Liên đoàn bóng đá Hoa Kỳ trả lương ngang nhau cho các đội nữ và nam.
Các thành viên bóng đá nữ đã xuất hiện trên chương trình “Good Morning America” của ABC tại Quảng trường Thời đại vào thứ ba để khoe chiến tích và trả lời các câu hỏi từ những cổ động viên nhí
Rapinoe, ngôi sao đã giành giải thưởng cho cầu thủ hay nhất và cầu thủ ghi bàn nhiều nhất của giải đấu, cũng xuất hiện trên CNN và MSNBC vào thứ ba tuần sau.
Rapinoe nói với MSNBC rằng Trump vẫn chưa mời đội bóng đá nữ đến Tòa Bạch Ốc. Trước đó, Trump đã tweet rằng ông sẽ mời toàn bộ đội dù thắng hay thua. Hiện toàn đội đã chấp nhận lời mời đến thăm Quốc hội của bà Pelosi.
TH
Những lão nông ‘Hai Lúa’ xây hơn 100 cây cầu miễn phí, giúp dân đi lại
July 10, 2019

Nhóm lão nông Hai Lúa đang xây một cây cầu từ thiện ở tỉnh Đồng Tháp. (Hình: Thanh Niên)
ĐỒNG THÁP, Việt Nam (NV) – Chỉ gần sáu năm, Đội Bắc Cầu Từ Thiện Hai Lúa gồm những lão nông ở xã Tân Phú, thành phố Sa Đéc đã xây dựng hơn 100 cây cầu giúp dân nghèo nông thôn đi lại dễ dàng.
Thành lập năm 2013, Đội Bắc Cầu Từ Thiện Hai Lúa tập hợp toàn lão nông. Cũng chính điều này khiến người dân càng thêm quý mến, ngưỡng mộ bởi dù tuổi cao, công việc nặng nhọc nhưng tất cả thành viên trong đội đều tham gia với tinh thần thiện nguyện.
“Thấy bà con và các học sinh đi qua cầu khỉ thường hay té ngã, lắm lúc trượt chân rơi xuống kênh nên tôi quyết tâm xây cầu cho bằng được,” ông Nguyễn Văn Kiệt (60 tuổi, ngụ huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp), đội trưởng Đội Xây Cầu Từ Thiện Hai Lúa, nói với báo Thanh Niên, ngày 10 Tháng Bảy, 2019.
Ban đầu, ông Kiệt cùng các thành viên – những “kỹ sư” tay ngang trong đội chỉ bắc cầu ván nên ai có công góp công, ai có của góp của. Dần dà “tiếng lành đồn xa” nhiều nhà hảo tâm hỗ trợ kinh phí nên mỗi năm có hàng chục chiếc cầu bê tông chắc chắn, đẹp đẽ được xây lên khắp nơi trên các vùng quê.
“Mình làm thủ công nên điều kiện khó khăn lắm, dán phênh cũng không được chuẩn. Lúc trước làm bằng tay trộn hồ cũng bằng tay, thậm chí cưa cây cất nhà cũng làm bằng tay do không có cưa máy. Mình mần làm sao giúp ích cho bà con đi lại dễ dàng, đường sá thoáng là cảm thấy vui. Thế mà tính đến nay, đội đã xây dựng hơn 100 cây cầu ván và cầu bê tông, giá trị mỗi cây từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng,” ông Kiệt vui vẻ nói.
Sau sáu năm thành lập, đến nay Đội Xây Cầu Từ Thiện Hai Lúa có gần 20 thành viên nòng cốt, trong đó đa số trên 50 tuổi, không ít người đã quá tuổi 80. Dù công việc xây cầu, làm đường khá vất vả nhưng không ai nệ công, ngay cả các bà, các chị cũng hăng hái tham gia. Mỗi người một hoàn cảnh, cuộc sống còn khó khăn nhưng hễ nghe ở đâu cần xây cầu thì họ lại có mặt để giúp đỡ.
Ông Nguyễn Thành Khá (65 tuổi, xã Tân Phú Trung, huyện Châu Thành), cho biết dù làm việc không công, đôi khi phải bỏ tiền túi để mua nguyên vật liệu nhưng ông và tất cả thành viên trong đội ai cũng nhiệt tình, chỉ mong sao nhanh chóng hoàn thành những cây cầu mới cho bà con qua lại an toàn, thuận tiện. Lấy niềm vui của mọi người để làm niềm vui của riêng mình.
“Bây giờ làm được những cây cầu cho bà con ở đây tôi cảm thấy quá mừng và phấn khởi. Lúc trước có nhiều cây cầu hư hỏng, ván bị sụp, xe không qua được phải dắt. Giờ có cầu mới, người dân và mấy đứa nhỏ mừng lắm. Giờ tôi chỉ mong mình có sức khỏe để gắn bó với công việc này,” ông Huỳnh Văn Vô (50 tuổi, ở xã Tân Phú Trung, huyện Châu Thành) nói với báo Thanh Niên.
(Tr.N)
Edited by user Wednesday, July 10, 2019 7:19:29 PM(UTC)
| Reason: Not specified
|