Rank: Advanced Member
Groups: Registered
Joined: 3/22/2011(UTC) Posts: 2,949
Thanks: 318 times Was thanked: 357 time(s) in 249 post(s)
|
Tin tổng hợp
Tình yêu Ba Ngôi
Thứ Sáu, 21-04-2017 | 22:10:51
“Thiên Chúa là Cha, Ngài đản sinh Thánh Tử cho thế gian và như vậy chứng tỏ rằng Ngài là tình yêu… Nếu Thiên Chúa được nhận biết là tình yêu nhờ sự tuôn tràn của mầu nhiệm, thì Ngài là tình yêu trong chính mầu nhiệm ấy” (F. X. Durrwell).
Khi nói về Thiên Chúa, thánh Gioan đã định nghĩa: “Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4,8). Và tình yêu ấy được tỏ lộ ra cho con người thông qua việc Thiên Chúa trao ban Con Một Chí Ái của Người cho thế gian: “Tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta được biểu lộ như thế này: Thiên Chúa đã sai Con Một đến thế gian…” (1Ga 4,9).
Mầu nhiệm của Thiên Chúa là chính mầu nhiệm của tình yêu.
Tình yêu chính là sức sống, là sức năng động nên tình yêu không chấp nhận “ngồi yên một chỗ” mà luôn trào tràn ra khỏi chính mình. Chính sự tuôn trào tình yêu từ trong viên mãn, Chúa Cha đã sinh ra Chúa Con và trao ban trọn vẹn chính mình cho Chúa Con: “Tình yêu đích thực sẵn sàng sát tế, hiến thân, trao ban có thể đi đến cạn kiệt chính mình… Là Thiên Chúa nhờ phụ tính và là Cha nhờ tình yêu, Thiên Chúa sát tế, tiêu huỷ như ngọn lửa toàn thiêu, nhờ Thần Khí, Đấng là tình yêu và nhờ Người Thiên Chúa là Cha” (F. X. Durrwell).
Chính tình yêu làm cho Thiên Chúa, tuy là ba Ngôi vị Cha – Con – Thánh Thần, nhưng lại là một Thiên Chúa duy nhất, “sự duy nhất nơi Thiên Chúa được hiểu như là sự duy nhất trong tình yêu tự trao hiến cách tự do” (Franz Courth). Nơi Thiên Chúa, tình yêu chính là sự sống, là hạnh phúc của cả Ba Ngôi và của từng Ngôi vị. Thông điệp Sacramentum Caritatis của ĐứcBênêdictô XIVcũng khẳng định: “Thiên Chúa là sự hiệp thông tình yêu trọn hảo giữa Cha, Con và Thánh Thần” (số 8). Đó chính là động lực nguyên uỷ, là nền tảng của tất cả mọi công trình Thiên Chúa thực hiện trong thời gian.
Nơi Thiên Chúa, tình yêu không tìm cách thoả mãn và qui về chính mình nhưng luôn hướng đến đối tượng, hướng đến Đấng Khác để trao ban và dâng hiến một cách trọn vẹn. Chính vì thế, sự hiện diện của Ba Ngôi “như là không gian vô tận của một tình yêu tự do” (Franz Courth). Trong tình yêu đó, Chúa Cha là cội nguồn vĩnh cửu bởi Cha đã trút cạn và trao ban chính mình cho Con. Khi hạ sinh Con, “Chúa Cha từ khước một cách không thể đảo ngược chính thần tính của mình, khi chuyển thông chính mình trong Chúa Con: Ngài không chia sẻ thần tính với Chúa Con, nhưng thông truyền trọn vẹn cho Chúa Con những gì thuộc về mình” (Hans Urs von Balthasar). Chúa Con đón nhận tất cả mọi sự từ nơi Cha, nhưng Ngài không giữ lại để “làm giàu” cho chính mình mà trong sự trào tràn của tình yêu, đến lượt mình, Chúa Con lại trao dâng tất cả và trút cạn chính mình cho Cha, “sự đáp trả của Chúa Con cho hồng ân của sự tham dự vào thần tính của Chúa Cha, trong cùng một bản thể, chỉ có thể là một lời chúc tụng vĩnh cửu (eucharistia) hướng về cội nguồn của Cha, là hồng ân của Cha vừa hoàn toàn vô tư cũng như không có chút tính toán nào” (Hans Urs von Balthasar). Và Thánh Thần chính là tình yêu trao hiến giữa Cha và Con, là dấu ấn bảo tồn sự khác biệt vô tận (như yếu tính của tình yêu), đồng thời cũng vượt qua nó xét như là Thánh Thần duy nhất của hai Ngôi vị của Cha và Con.
Nơi Thiên Chúa, tình yêu không chỉ là sự trao ban nhưng không và tuyệt đối mà tình yêu còn tạo nên sự hiệp nhất các Ngôi vị. Sự hiệp nhất nên một nhưng vẫn là khác biệt ; sự hiệp nhất không hoà tan các Ngôi vị nhưng bảo tồn sự khác biệt và đưa sự khác biệt đó tới mức hoàn hảo. Với sự trào tràn của tình yêu, ba Ngôi vị Thiên Chúa tuy phân biệt mà không tách biệt, không chia rẻ, tương quan đối lập… mà không đối kháng, không mâu thuẫn, hợp nhất thành một mà không phải hỗn hợp, không phải một thứ trộn lẫn, không phải một thứ hợp chất, vì mỗi ngôi vị là mỗi cá thể bền vững tuyệt đối và “không có Ngôi nào trước, Ngôi nào sau, Ngôi nào hơn, Ngôi nào kém.” Ba Ngôi bằng nhau hoàn toàn về mọi mặt, về mọi phương diện. Chỉ có tình yêu hoàn toàn vô vị lợi… tạo ra những Ngôi Vị, những tương quan đối lập như thế để đi tới sự hiệp nhất, thành một, duy nhất và thuần nhất.
Sự nên một trong tình yêu không làm cho Ba Ngôi phụ thuộc nhau, nhưng làm cho Ba Ngôi hoàn toàn độc lập và tự do qui hướng về nhau. Tuy các Ngôi vị là khác biệt – Cha không thể là Con, Con không thể là Cha, và Cha/Con không phải là Thánh Thần – nhưng là sự khác biệt đưa đến hiệp nhất bởi các Ngôi vị luôn qui hướng về nhau, “Cha là Cha chỉ khi qui chiếu về Con, và Con là Con chỉ khi qui chiếu về Cha… Thánh Thần là ân sủng giữa Cha và Con, là mối dây tình hiệp nhất Cha và Con” (Franz Courth).
Tình yêu dạt dào giữa Ba Ngôi Thiên Chúa, từ trong nội tại, được chuyển thông ra bên ngoài, trở nên nguồn gốc của tạo thành với đỉnh cao là con người, được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa.
Trong công trình tạo dựng, con người đã được chia sẻ một phần nào đó vào “hơi thở sự sống” của Thiên Chúa khi Thiên Chúa thổi hơi và con người được sống (x. St 2, 7). “Hễ đã là loài người được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, thì đều được ngụp lặn và tắm gội trong tình thương của Thiên Chúa và được sống bằng chính sự sống của Ngài” (Théodule Réy–Mermet).
Tuy nhiên, sự chen vào của tội lỗi đã làm cho mạch chuyển thông ấy bị ngưng trệ. Chính vì lẽ đó, con người luôn khắc khoải kiếm tìm Thiên Chúa như lời thánh Augustine: “Lạy Chúa…vì Chúa đã tạo dựng chúng con cho Chúa, và lòng chúng con khắc khoải bao lâu chưa được nghỉ ngơi trong Chúa” (Thánh Augustinô).
Đứng trước tình cảnh đó cùng sự bất lực của con người, Thiên Chúa đã chủ động tìm đến với con người và “tỏ tình” với con người. Chính Thiên Chúa đã đơn phương đưa ra lời hứa, đã chủ động ký giao ước (dù con người không xứng đáng), đã cam kết và thiết lập một khế ước với con người để từ nay, con người và Thiên Chúa không còn là “những kẻ xa lạ” mà trở thành “người một nhà”.
Tình yêu mà Thiên Chúa dành cho con người đạt đến tột đỉnh qua việc Thiên Chúa trao ban Con của Ngài cho con người để cứu con người khỏi hư mất và được sống mãi (Ga 3,16).
Giacôbê Vũ Minh, C.Ss.R.
Các tín hữu Công giáo thể hiện Lòng Thương Xót đối với hành tinh nhân Ngày Trái Đất
Thứ Bảy, 22-04-2017 | 08:42:37
Sự kiện #Mercy2Earth Weekend được tổ chức bởi Phong trào Công giáo Toàn cầu về Khí hậu (GCCM) nhằm đánh dấu sự kiện Ngày Trái Đất (22 tháng 4) và Chúa Nhật Lòng Thương Xót (23 tháng 4) sẽ cùng diễn ra vào dịp cuối tuần này. Các nhà tổ chức cho biết “cả người Công giáo lẫn người không Công giáo chắc chắn đang lắng nghe thông điệp về sinh thái của ĐTC Phanxicô”.
Nhân dịp Ngày Trái đất, các tín hữu Công giáo từ khắp nơi trên thế giới sẽ tôn vinh môi trường như là một Hành động của Lòng thương xót của người Kitô đối với môi trường từ ngày 22/4 đến 23/4.
Sự kiện #Mercy2Earth Weekend được tổ chức bởi Phong trào Công giáo Toàn cầu về Khí hậu (GCCM) nhằm đánh dấu sự kiện Ngày Trái Đất (22 tháng 4) và Chúa Nhật Lòng Thương Xót (23 tháng 4) sẽ cùng diễn ra vào dịp cuối tuần này.
Tomás Insua – Giám đốc điều hành Phong trào Công giáo Toàn cầu về Khí hậu, phát biểu với Crux rằng “hai chủ đề này – Trái đất và Lòng Thương Xót – chính là cốt lõi của một tuyên bố về sinh thái quan trọng nhất của ĐTC Phanxicô trong thời kỳ hậu Laudato si”.
Lời tuyên bố đó chính là Thông điệp của ĐTC Phanxicô nhân Ngày Thế giới cầu nguyện cho công trình sáng tạo năm 2016 với chủ đề “Thể hiện Lòng Thương Xót với ngôi nhà Chung của chúng ta”.
“Sự mới lạ quan trọng từ Thông điệp này đó chính là ‘việc chăm sóc đối với ngôi nhà chung của chúng ta’ như là một hành động chính thức của Lòng thương xót mà người Công giáo cần phải thực hiện, được thêm vào danh sách truyền thống của ‘7 mối thương xót’”, ông Insua trả lời trong một email.
Các sự kiện đang được tổ chức trên khắp thế giới, từ một ngày cầu nguyện và hành động vì thiên nhiên do các tu sĩ Dòng Capuchins tiến hành tại Ecuador, tới một chương trình phân phát thức ăn nhằm hỗ trợ các cộdownload (13)ng đồng dễ bị tổn thương tại Philippines.
Tại Hoa Kỳ, các cuộc họp sơ bộ đang được tổ chức nhằm thu hút sự tham gia của các tín hữu Công giáo trong cuộc diễu hành vì môi trường mang tên ‘People’s Climate March’ sẽ diễn ra vào ngày 29/4 sắp tới tại Washington, D.C. cũng như các thành phố khác trên khắp đất nước.
Một số nơi đang tổ chức các sự kiện để nghiên cứu Laudato si – một Thông điệp được ĐTC Phanxicô công bố vào năm 2015 về các vấn đề sinh thái vốn là nền tảng của các nỗ lực của Vatican nhằm bảo vệ môi trường trong Triều đại Giáo Hoàng hiện nay.
Ông Insua nói với tờ Crux rằng Thông điệp này có tác dụng “biến đổi” đối với Giáo hội, đồng thời ông cũng cho biết rằng Thông điệp này “được xây dựng dựa trên những Giáo huấn của các vị Giáo Hoàng tiền nhiệm nhằm tôn vinh việc chăm sóc đối với công trình sáng tạo như là một vấn đề then chốt đối với người Công giáo”.
Ông Insua cũng ghi nhận ảnh hưởng của Thông điệp này trên bình diện quốc tế, đồng thời gọi đó là một “đóng góp to lớn” đối với các cuộc đàm phán về khí hậu của Liên Hiệp Quốc đồng thời tin tưởng vào việc Thông điệp này có thể gia tăng mức độ tham vọng của Hiệp định Khí hậu Paris đạt được vào năm 2016.
“Cả người Công giáo lẫn người không Công giáo chắc chắn đang lắng nghe thông điệp về sinh thái của ĐTC Phanxicô” – ông Insua nói – “mặc dù tất nhiên tại Hoa Kỳ, có một số chính trị gia và các nhà vận động hành lang từ ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch đã quyết tâm phớt lờ các nhà khoa học cũng như dư luận, thúc đẩy một nghị trình nhiên liệu hóa thạch cực kỳ nguy hại, đi ngược lại với Thông điệp Laudato si”.
Sự kiện #Mercy2Earth Weekend cũng sẽ trùng với sự kiện ‘March for Science’ được tổ chức vào ngày 22/4 với hơn 500 thành phố sẽ tổ chức các cuộc mít tinh để ủng hộ những vấn đề khoa học. Các nhà nghiên cứu về khí hậu là một trong những người ủng hộ chính của sự kiện.
“Các nhà khoa học đang kêu gọi cả nhân loại, họ cảnh báo rằng chúng tôi đang hướng tới một bờ vực cực kì nguy hiểm” – ông Insua nói – “thật kinh khủng khi một số người, trong đó có nhiều người trong chính quyền của Tổng thống Trump đang phủ nhận các thực tế khoa học và làm gia tăng sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch cực kì nguy hiểm”.
Phong trào Công giáo Toàn cầu về Khí hậu đã đưa ra một lời chất vấn lương tâm – dựa trên những điều đã được khai triển bởi Thánh Inhaxiô Loyola – đối với mọi người sử dụng để làm sâu sắc thêm cam kết của họ trong việc bảo vệ môi trường.
Quá trình này gồm sáu bước: Đặt mình trước mặt Thiên Chúa, dâng lời tạ ơn đối với công trình sáng tạo cũng như mọi sinh linh được Thiên Chúa tạo dựng, suy tư về những cách thế mà qua đó chúng ta có thể lắng nghe “cả tiếng kêu gào của trái đất cũng như tiếng kêu gào của những người nghèo khổ”, xin ơn tha thứ đối với những thiếu sót trong việc chăm sóc công trình sáng tạo cũng như mọi tạo vật của Thiên Chúa, tiến hành cải thiện bằng cách cam kết thực hiện những phương thế cụ thể để thể hiện Lòng thương xót đối với công trình sáng tạo cũng như những người thân cận, và sau hết là việc cầu nguyện.
Trang web của tổ chức cho biết rằng đây chính là một cách thế để có thể làm sâu sắc thêm ơn gọi là “những người bảo vệ đối với một công trình tuyệt tác của Thiên Chúa” hoặc có thể được sử dụng trong việc xét mình trước khi đến với Bí tích Giải tội.
Ông Insua cho biết ngày càng có nhiều người Công giáo đang quan tâm đến việc chăm sóc đối với công trình sáng tạo như một vấn đề luân lý.
“Thông điệp Laudato si đã nhận được một sự tín nhiệm vượt bậc, bởi vì đây chính là một yếu góp phần thay đổi cục diện đã giúp đỡ trong việc nâng cao nhận thức đối với những Giáo huấn về sinh thái của các vị Giáo Hoàng tiền nhiệm với những giá trị được thêm vào đối với những đóng góp các nhân của ĐTC Phanxicô”, ông Insua phát biểu với tờ Crux.
“Tất nhiên, việc giáo dục và nâng cao nhận thức đã được tiến hành một cách tốt đẹp, nhưng chúng ta đang trên đà phát triển rất tốt”, ông Insua nói.
Minh Tuệ chuyển ngữ
TQ đổi tên các quận ở vùng tranh chấp với Ấn Độ
3 giờ trước
 Đức Đạt Lai Lạt Ma tới thăm Arunachal Pradesh hồi đầu tháng Tư
Trung Quốc vừa đặt lại tên cho sáu quận nằm dọc khu vực biên giới Himalaya đang có tranh chấp với Ấn Độ, một động thái được cho là nhằm trả đũa chuyến thăm của Đức Đạt Lai Lạt Ma tới nơi này.
Nhà lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng, năm nay 81 tuổi, đã tới thăm vùng Arunachal Pradesh thuộc khu vực hẻo lánh ở phía đông bắc Ấn Độ hồi đầu tháng Tư.
Trung Quốc nói chuyến đi gây "tác động tiêu cực" tới quan hệ song phương và cảnh báo rằng Ấn Độ đang làm "xói mòn" tới những lợi ích của Bắc Kinh.
Ấn Độ vẫn chưa bình luận gì về tuyên bố phía Trung Quốc đưa ra hôm thứ Ba.
Tuy nhiên, nước này nói rằng chuyến đi của Đức Đạt Lai Lạt Ma hoàn toàn vì những lý do tôn giáo. Đây cũng không phải là lần đầu tiên Ngài tới thăm khu vực.
Ngài đã có những chuyến thăm chính thức tới đây vào các năm 1983, 1997, hai lần trong 2003 và trong 2009.
"Trung Quốc đã chuẩn hóa tên của sáu địa điểm ở Nam Tây Tạng, khu vực là một phần của lãnh thổ Trung Quốc nhưng có một số nơi hiện đang do ́n Độ kiểm soát," một tường thuật trên truyền thông nhà nước Trung Quốc nói.
Ngày ra quyết định được ghi là một ngày sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma kết thúc chuyến thăm kéo dài một tuần tới vùng Arunachal Pradesh.
Tuyên bố trên đánh dấu việc Trung Quốc lần đầu tiên chính thức đặt tên cho các khu vực nằm trong phần lãnh thổ có tranh chấp.
Tuyên bố được đưa ra vài ngày sau khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ Gopal Baglay nói rằng quan điểm của Ấn Độ là không thay đổi trong việc coi Tây Tạng là một phần của Trung Quốc.
Tổng Thống Donald Trump: ‘Mong được gặp Đức Giáo Hoàng’
April 21, 2017
Đức Giáo Hoàng Francis cử hành Thánh Lễ Phục Sinh tại Vatican ngày 16 Tháng Tư. (Hình: Franco Origlia/Getty Images)
WASHINGTON, DC (NV) – Tổng Thống Donald Trump vừa bắn tiếng rằng trong chuyến đi sang Ý vào tháng Năm sắp tới, ông dự tính sẽ gặp Đức Giáo Hoàng Francis.
Theo báo The Guardian, tổng thống Mỹ sẽ đến Ý vào cuối Tháng Năm để dự hội nghị các quốc gia kỹ nghệ khối G7, và cuộc diện kiến Đức Giáo Hoàng sẽ mang lại gần nhau hai thế giới quan hoàn toàn trái ngược.
Trong cuộc họp báo chung với Thủ Tướng Ý Paolo Gentiloni tại Tòa Bạch Ốc hôm Thứ Năm, ông Trump nói: “Tôi rất trông mong được diện kiến với Đức Giáo Hoàng.”
Tuy nhiên vài phút sau, ông Sean Spicer, tham vụ báo chí Tòa Bạch Ốc, nói là cuộc gặp gỡ chưa được xác nhận.
Hồi Tháng Hai năm ngoái khi còn là ứng cử viên tổng thống, ông Trump cam kết sẽ cho xây một bức tường ở biên giới Mexico-Hoa Kỳ.
Ngay sau đó Đức Giáo Hoàng nói rằng, ai chỉ nghĩ đến việc xây tường để ngăn chia thay vì bắc cầu để nối kết, “thì người đó không phải là tín đồ của Thiên Chúa Giáo.”
Ông Trump đáp trả bằng phát biểu rằng ông “tự hào là một tín đồ Cơ Đốc Giáo” và cho nhận xét của Đức Giáo Hoàng là “điều hổ thẹn.”
Không những thế ông Trump còn thêm rằng nếu Vatican bị ISIS tấn công khủng bố thì Đức Giáo Hoàng nên cầu nguyện cho ông được trở thành tổng thống để ngăn chận chúng.
Không đầy một tuần sau khi ông Trump đưa ra sắc lệnh cấm người từ bảy nước có đa số dân theo Hồi Giáo không được vào Mỹ, Đức Giáo Hoàng kêu gọi nên thông cảm nhiều hơn đối với dân tị nạn.
Tháng trước, Vatican cũng thúc giục tổng thống Mỹ hãy lắng nghe “những tiếng nói bất mãn” và xem xét lại quan điểm của ông về tình trạng thay đổi khí hậu.
(T.P)
Nga thâm nhập vào ban vận động tranh cử của ông Trump qua cố vấn
By admin April 21, 2017 18:04

Chiến lược của chính phủ Nga là tìm cách sử dụng các cố vấn như Carter Page để thâm nhập vào đội ngũ chính trị của ông Trump trong mùa bầu cử năm ngoái.
Cali Today News – Nga tìm cách thâm nhập vào ban vận động tranh cử 2016 của ông Trump thông qua cố vấn của ông ta, theo tường trình từ CNN.
Các viên chức Hoa Kỳ xác nhận với hãng truyền thông, chiến lược của chính phủ Nga là tìm cách sử dụng các cố vấn như Carter Page để thâm nhập vào đội ngũ chính trị của ông Trump trong mùa bầu cử năm ngoái.
Viên chức chính phủ không rõ liệu ông Page có biết mình đang liên lạc với viên chức tình báo Nga vào thời điểm đó hay không. Theo tường trình từ CNN thì ông Page có thể đã liên lạc với các nhân viên tình báo Nga mà không biết danh tánh thật của họ.
Nằm trong cuộc điều tra Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ, các trao đổi liên lạc giữa ông Page với điệp viên Nga đang được nhà chức trách Hoa Kỳ phân tích. Nội dung những mẩu đối thoại này không được tiết lộ.
Page phản đối những cáo buộc ông làm việc cho cơ quan tình báo Nga, luôn cho rằng mình phỏng đoán người Nga có thể chia sẻ với Moscow.
Hương Giang (Theo The Hill)
Ai Chống Đảng Và Đảng Chống Ai?
21/04/201700:00:00(Xem: 883) Phạm Trần
Có nhiều dấu hiệu xung đột đang diễn ra trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam trước thềm Hội nghị Trung ương 5 (tháng 5/2017) bàn về kế họach “Đổi mới” đợt hai, hay “Tái cơ cấu kinh tế lần thứ 2”.
Đứng đầu tranh cãi là cuộc chạy đua giữa 2 luồng quan điểm “phải kiên định bằng mọi giá” chủ trương “kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa” của phe bảo thủ và “cần dứt khóat cắt cái đuôi thằn lằn “định hướng Xã hội Chủ nghĩa” để ngóc đầu lên của phe cấp tiến.
Đứng giữa, là thành phần thứ ba, muốn dung hòa với chủ trương: “Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN nhưng tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân.”
Lý do phe thứ ba nổi lên vì đáp ứng được đòi hỏi của cả hai nhóm bảo thủ và cấp tiến, trong khi hai đối thủ không đủ sức đánh bại nhau.
Chưa biết mèo nào cắn mỉu nào, nhưng việc làm kinh tế mà lại cần phải có ý kiến của Hội đồng Lý luận Trung ương (HĐLLTƯ) là hỏng.
Bởi vì chuyện làm kinh tế không thuộc lĩnh vực chuyên môn của Hội đồng này. Tài liệu đảng quy định HĐLLTƯ, “cơ quan tư vấn cho Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về các vấn đề lý luận chính trị làm cơ sở cho việc hoạch định, hoàn thiện, phát triển đường lối, chính sách của Đảng, về những chương trình, đề tài khoa học cấp nhà nước về lý luận chính trị, phục vụ trực tiếp công tác lãnh đạo của Đảng.” (Tài liệu đảng)
Nhưng vào ngày 20-2-2017, theo báo chí Việt Nam thì: “Ban Kinh tế Trung ương và Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội nghị lãnh đạo và các chuyên gia của hai cơ quan cho ý kiến đối với hai báo cáo tư vấn của Hội đồng Lý luận Trung ương trình Hội nghị Trung ương 5, Khóa XII vào tháng 5 năm 2017: Báo cáo “Một số vấn đề lý luận - thực tiễn về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” và báo cáo “Một số vấn đề lý luận - thực tiễn về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân”.
Những người dự họp gồm Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương và Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương.
Sự thể có những tai to mặt lớn của lý luận, bảo thủ và giáo điều tham gia vào các dự thảo báo cáo tại Hội nghị Trung ương 5 chứng tỏ HĐLLTƯ muốn kiên định điều cốt lõi của Cương lĩnh đảng 2011 là phải xây dựng đất nước trên nền tảng Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh.
Nhưng, qua một số cuộc hội thảo về đề tài làm “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” trong qúa khứ, các lý thuyết gia Cộng sản Việt Nam đã lâm vào ngõ bí trầm kha không rút chân ra khỏi mớ lý luận tào lao, vòng vo tam quốc để cuối cùng chỉ muốn cái mũ Cộng sản phải ngồi vĩnh viễn trên đầu “kinh tế thị trường” để cho khỏi ế mặt đã mượn đầu heo nấu cháo.
Bằng chứng của lối lý luận lung tung phèng này được báo Nhân Dân tường thuật trong số ra ngày 20/2/2017: “Hội nghị được nghe ý kiến tâm huyết của nhiều chuyên gia, nhà khoa học. Đối với vấn đề hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, các đại biểu đã thảo luận làm rõ những đặc điểm cơ bản, phổ biến của kinh tế thị trường hiện đại trong điều kiện toàn cầu hóa. Về thực trạng và kết quả hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam cho thấy: Nhận thức về kinh tế thị trường định hướng XHCN không ngừng phát triển và ngày càng hoàn thiện hơn; kinh tế thị trường định hướng XHCN từng bước hình thành, ngày càng có nhiều đặc điểm rõ nét của kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; các định hướng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN được xác định khá rõ và phù hợp với kinh tế thị trường hiện đại và toàn cầu hóa; khung khổ pháp luật ngày càng phát triển và hoàn thiện.
Tuy nhiên, cũng còn nhiều mặt thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam chưa được hoàn thiện trong thời gian qua. Hội nghị đã thảo luận, kiến nghị một số chủ trương, giải pháp tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025.”
Vậy, vấn đề kinh tế tư nhân được lập luận ra sao? Hãy đọc tiếp: “Đối với vấn đề phát triển kinh tế tư nhân, báo cáo tư vấn và các ý kiến phát biểu tại hội nghị nhận định quan điểm, đường lối của Đảng về kinh tế tư nhân và khuyến khích tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân qua 30 năm đổi mới đã có sự phát triển, hoàn thiện trên nền tảng nhất quán, coi trọng sự tồn tại lâu dài của nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cho đến nay, quan điểm, nhận thức của Đảng về vị trí, vai trò, đóng góp của kinh tế tư nhân cũng như đường lối khuyến khích, tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân ngày càng rõ ràng, đầy đủ. Tuy nhiên, vẫn còn một số điểm liên quan trực tiếp đến sự phát triển của khu vực này cần được làm rõ hơn về mặt lý luận.
Hội nghị đã thảo luận phân tích về thực trạng phát triển của khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam trong thời gian qua, với bảy nhận định, đánh giá về khu vực này. Đánh giá chung, khu vực doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam chưa thực sự đóng vai trò là động lực quan trọng của nền kinh tế, chưa phát huy hết tiềm năng của mình và đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn trong bối cảnh phát triển mới cả trong nước và quốc tế. Các đại biểu dự hội nghị đã đóng góp, bổ sung cho các nhóm giải pháp về đổi mới hoàn thiện lý luận và nhận thức, giải pháp về thiết lập nền tảng cơ bản cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển, giải pháp đối với các loại hình doanh nghiệp tư nhân cụ thể.”
Như thế thì họ đa ra khỏi ngõ bí chưa?
Kết qủa cho thấy mớ “lý luận chính trị” lòng thòng của cái Hội đồng giáo điều này có bổ ích gì cho công tác cứu nguy kinh tế mà họ xiá vô ? Ai cũng biết, việc họ nhảy xổm vào lĩnh vực của Ban Kinh tế Trung ương là để bảo đảm quyền lãnh đạo kinh tế tuyệt đối cho đảng và ngăn chặn khả năng những chính sách kinh tế không “lạc đường” sang lối làm kinh tế dân chủ và tự do của Chủ nghĩa Tư bản.
Hội đồng Lý luận Trung ương, từ thời ông Chủ tịch Nguyễn Đức Bình (1966-2001), một người cực kỳ bảo thủ và giáo điều luôn luôn muốn bảo vệ Chủ nghĩa Cộng sản đến tận răng cho đến thời các ông Chủ tịch bảo thủ Nguyễn Phú Trọng (2001-2006), Tô Huy Rứa (2006-2011), và hiện nay Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban Bí thư Trung ương đảng Khoá XII, đã luôn luôn hô hóan Việt Nam “đổi mới nhưng không đổi mầu”, và “hội nhập mà không hòa tan”.
Tuy lãnh đạo đảng và nhà nước không giải thích nhưng ai cũng biết đàng CSVN không muốn có “đổi mới chính trị” để dân chủ hóa chế độ, để người dân có quyền làm chủ đất nước như Hiến pháp quy định; để Việt Nam có bầu cử và tranh cử dân chủ tự do, và để các quyền của dân ghi trong Hiến pháp được thực hành như các quyền tự do báo chí, tư tưởng, tôn giáo, hội họp, lập hội, trong đó có quyền của người công nhân lao động được tổ chức nghiệp đòan độc lập và tự do để bảo vệ quyền lao động.
TỪ 1986 ĐẾN 2017
Nên biết quyết định Đổi mới đầu tiên diễn ra năm 1986 tại Đại hội đảng lần thứ VI đưa Nguyễn Văn Linh lên làm Tổng Bí thư đảng. Và đợt “Tái cơ cấu” đầu tiên bắt đấu từ năm 2012, một năm sau khi ông Trọng được khóa Đảng XI bầu vào chức Tổng Bí thư, đồng thời có quyết định tái lập Ban Kinh tế Trung ương để tham mưu cho Đảng “về đường lối, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội.”
Tuy nhiên, sau 30 năm Đổi mới, Nhà kinh doanh Tiến sỹ Lê Kiên Thành, con trai nguyên Tổng Bí thư Lê Duẩn đã nhận xét: “Khi đổi mới, Đảng và Nhà nước đặt mục tiêu về một nền KTTT định hướng XHCN (Xã hội Chủ nghĩa). Với định hướng đó, chúng ta tìm cách phát triển các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và định hướng nó trở thành mục tiêu chủ đạo của nền kinh tế.
Nhưng qua năm tháng, thay vì biến thành trụ cột, thì chính những DNNN này lại đã và đang trở thành khối ung nhọt đáng sợ nhất cuả nền kinh tế, nơi mà thất thoát, lãng phí, sự tha hóa và tham ô đều là lớn nhất.
Thay vì trở thành trụ cột, DNNN lại là gánh nặng khủng khiếp của nền kinh tế và làm nền KTTT của chúng ta bị méo mó, biến dạng vì tư duy kinh tế độc quyền, không lành mạnh.
Ngoài sự méo mó đó, chúng ta cũng đối mặt với sự bất công, bất bình đẳng, sự chênh lệch giàu nghèo trong xã hội ngày càng lớn, mà đó vốn là những điều thuộc về lý tưởng của chúng ta, là lời hứa của Đảng và Nhà nước với nhân dân.”
Bài viết của con trai nguyên Tổng Bí thư Lê Duẩn xuất hiện trên báo An Ninh Thế giới của ngành Công an, ngày 19/02/2017,nơi em ông Thành là Thiếu tướng Lê Kiên Trung đang giữ chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an.
Ông Thành cũng đã nêu lên những bất công trong xã hội ngày nay: “Giờ nước ta đang là nước xuất khẩu lương thực nhất nhì thế giới, nhưng người nông dân lại là những người khổ nhất trong xã hội này, đó là điều không công bằng. Việc 70% người Việt Nam là nông dân và đang nghèo hơn phần còn lại là không công bằng; việc con em của 70% này không được tiếp cận với nền giáo dục tốt nhất, không được hưởng thụ sự chăm sóc y tế đầy đủ nhất, chính là không công bằng.”
“Thế hệ chúng tôi ngày xưa, dù học ở nông thôn hay ở thành thị, thì sự chênh lệch cũng không đáng kể. Nhưng giờ cứ nhìn cách mà những đứa trẻ thành phố được thừa hưởng nền giáo dục, tôi hiểu rằng có ít vô cùng những cơ hội để những đứa trẻ nông thôn có thể cạnh tranh được với những đứa trẻ thành phố khi chúng trưởng thành. Đó là điều vô cùng không công bằng.”
TIẾNG NÓI TRƯƠNG TẤN SANG
Do đó, cũng chẳng đáng ngạc nhiên khi thấy nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phải viết trên báo Tuổi Trẻ rằng: “Ngày hôm nay, từ góc nhìn mạnh, yếu, suy vong của các triều đại trong lịch sử thì những hiểm họa, những tiêu cực đang phát sinh trong nội tại đất nước khiến cho những đảng viên cộng sản trung kiên, các bà mẹ đã cống hiến những người con cho Tổ quốc, những gia đình đã chịu nhiều hi sinh mất mát không thể yên lòng.” (báo Tuổi Trẻ, 02.09.2016)
Ông Sang dẫn chứng: “Năm 2015, Việt Nam đứng ở vị trí 112 trong số 168 quốc gia về chỉ số cảm nhận mức độ tham nhũng theo khảo sát của Tổ chức Minh bạch quốc tế; còn người dân thì có gánh nặng thuế và chi phí cao bậc nhất khu vực, theo báo cáo của Ủy ban Kinh tế Quốc hội năm 2012.
Trong khi đó, nợ công đang ở mức trên 58% GDP (số liệu Kiểm toán Nhà nước công bố tháng 8-2016), tức là mỗi người dân đang phải chịu khoản nợ 1.000 USD. Năng suất lao động thấp, làm không đủ để trả nợ, đất nước đang phải đi vay nợ để trả nợ.”
Ông Trương Tấn Sang còn nói thẳng: “Chưa bao giờ trong lịch sử hơn 70 năm Nhà nước ta, Nhà nước “của dân, do dân và vì dân” lại xuất hiện những biểu hiện tiêu cực như hiện nay: “tư bản thân hữu”, “lợi ích nhóm”, “sân sau của gia đình”; xuất hiện sự câu kết quyền lực với lợi ích kinh tế, lèo lái chính sách, dàn dựng để tạo ra các cú “áp-phe” lớn mang lại lợi ích “khủng” cho một số cá nhân và phe nhóm..., gây thiệt hại khôn lường cho ngân sách nhà nước, làm chao đảo nền kinh tế.”
TÁI CƠ CẤU VÀ TỔNG BÍ THƯ
Về chuyện “tái cơ cấu kinh tế lần 2”, các chuyên gia trù tính Việt Nam cần có 10,5 triệu tỷ đồng, (tương đương khoảng 480 tỷ U.S. Dollars) để “tái cơ cấu kinh tế” lần thứ hai cho giai đọan 2016-2020.
Báo VietNamNet (VNNET) đưa tin ngày 24/10/2016: “Phát biểu gần đây tại hội thảo chuyên đề về vấn đề này, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam – Tiến sĩ Trần Đình Thiên đánh giá kinh tế thời gian qua tiếp tục “mở” theo chiều rộng thay vì mục tiêu chiều sâu, trong khi cả 3 trụ cột tái cơ cấu đều chuyển biến chậm chạp, trì trệ.”
Ba trụ cột chính của Việt Nam gồm: “Thịnh vượng về kinh tế đi đôi với bền vững về môi trường; Thúc đẩy công bằng và hòa nhập xã hội; Tăng cường năng lực và trách nhiệm giải trình của nhà nước.”
Những “trụ cột” này bây giờ ở đâu hay đã tan biến mất rồi? Chúng ta chỉ biết sau Hội nghị Trung ương 5, các vấn đề như: xây dựng “hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; “Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng”; “Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” sẽ tiếp tục được bàn tại hai Hội nghị Trung ương 6 và 7.
Chưa biết liệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có “thoái vị” giữa đường tại Hội nghị Trung ương 5 như tin đồn đang lan truyền ở Hà Nội, hay ông sẽ đợi đến giữa nhiệm kỳ (2018-2019) mới trao quyền cho người khác.
Dù có vật đổi sao dời đi đâu thì đảng CSVN cũng đang phải bươn chải khó khăn với Hội nghị Trung ương 5. Và tất nhiên, sẽ còn nhiều chuyện nhiễu nhương lộ ra trong cuộc tranh giành chức Tổng Bí thư đảng giữa Chủ tịch nước Trần Đại Quang, người có hậu thuẫn của lực lượng Công an và Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh, cánh tay mặt của ông Trọng và là người, ai cũng biết từ lâu được hậu thuẫn của Bắc Kinh. -/-
Phạm Trần (04/017)
TT Trump chính thức mời Thủ tướng VN sang thăm Hoa Kỳ
21/04/2017 VOA Tiếng Việt
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump (bên trái) chính thức mời Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc sang thăm Hoa Kỳ.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ H.R. McMaster đã chuyển thư của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chính thức mời Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc sang thăm Hoa Kỳ trong cuộc gặp với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh hôm 20/4 tại thủ đô Washington.
Hãng tin Reuters tường trình ông McMasster chuyển lời cảm ơn của Tổng thống Donald Trump và khẳng định Tổng thống Trump sẽ sang thăm và tham dự Hội nghị cấp cao APEC 2017 tổ chức tại Việt Nam vào tháng 11 năm nay.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson khi tiếp ông Phạm Bình Minh hôm qua cũng bày tỏ hy vọng sẽ có dịp ghé thăm Việt Nam trong thời gian tới.
Nhận định về mối quan hệ Việt-Mỹ hiện nay, ông Phạm Trần Anh, sử gia kiêm Chủ tịch Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam tại California cho VOA biết chính quyền ông Trump sẽ giúp góp phần “chuyển đổi lịch sử” của Việt Nam:
“Tôi hy vọng rằng ông Donald Trump với chủ trương đường lối quyết liệt sẽ đóng góp vào chuyển đổi lịch sử. Với tình hình khách quan của thế giới tác động, nhất là khi Hoa Kỳ đã ký một hiệp định khai thác dầu khí Exxon Mobil với Việt Nam, lúc này quyền lợi của Hoa Kỳ đã cùng với quyền lợi của Việt Nam, thì họ sẽ là đồng minh của chúng ta.”
Với tình hình khách quan của thế giới tác động, nhất là khi Hoa Kỳ đã ký một hiệp định khai thác dầu khí Exxon Mobil với Việt Nam, lúc này quyền lợi của Hoa Kỳ đã cùng với quyền lợi của Việt Nam, thì họ sẽ là đồng minh của chúng ta. Ông Phạm Trần Anh
Ngày 26/3 vừa qua, Tập đoàn Exxon Mobil của Hoa Kỳ đã chính thức ký với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam một thỏa thuận hợp tác đầu tư dự án mỏ khí Cá Voi Xanh, một dự án khai thác và mua bán khí đốt lấy từ mỏ nằm ngoài khơi tỉnh Quảng Ngãi, ước tính trữ lượng thu hồi tại chỗ khoảng 150 tỷ m3.
Theo kế hoạch, Tập đoàn Exxon Mobil sẽ đầu tư 1 giàn đầu giếng để xử lý tách nước ngoài khơi và 2 cụm khai thác ngầm, mỗi cụm có 4 giếng khai thác và một đường ống dài khoảng 88km nối với bờ biển Chu Lai.
Trả lời phỏng vấn VOA trong cuộc họp báo hôm 20/4, Phó Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách khu vực Đông Nam Á Patrick Murphy nói rằng mặc dù Hoa Kỳ rút ra khỏi Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương TPP nhưng Hoa Kỳ “vẫn không thay đổi cam kết mạnh mẽ của mình đối với khu vực.”
Trong các cuộc họp với ngoại trưởng các nước Malaysia, Singapore, và Việt Nam, ông Murphy cho biết ông Tillerson đã trao đổi các vấn đề về thương mại, an ninh khu vực, khủng bố, vũ khí giết người hàng loạt, tranh chấp lãnh hải, buôn người, buôn ma tuý, động vật hoang dã, bệnh truyền nhiễm, thực thi pháp luật và nhiều vấn đề khác.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson (bên trái) và Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh.
Theo báo Tuổi trẻ, trong cuộc họp với ông Phạm Bình Minh, Ngoại trưởng Rex Tillerson và Cố vấn an ninh McMaster khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hoà bình, ổn định, an ninh và tự do hàng hải tại Biển Đông. Ngoại Trưởng Tillerson ủng hộ việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hoà bình, dựa trên các tiến trình ngoại giao và pháp lý và trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Được biết trong cuộc gặp với ông Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin nói Hoa Kỳ ủng hộ việc Việt Nam tiếp tục được hưởng các nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Thế giới.
Ông Phạm Trần Anh nói rằng dù các giới chức trong chính quyền Donald Trump ít khi đề cập đến tình hình nhân quyền ở Việt Nam, nhưng điều đó không có nghĩa là chính quyền đương nhiệm Hoa Kỳ không quyết tâm bảo vệ nhân quyền. Ông nói:
Cái quan trọng nhất: không phải nói nhiều về nhân quyền là bảo vệ nhân quyền; không phải không nói về nhân quyền là không bảo vệ nhân quyền. Ông Phạm Trần Anh
Cùng quan điểm với nhà sử học Phạm Trần Anh, bà Đỗ Thị Minh Hạnh, đại diện cho Phong trào Lao động Việt tại Việt Nam nói rằng bà nghĩ rằng chính quyền Tổng thống Trump sẽ tiếp tục quan tâm đến nhân quyền Việt Nam:
“Tổng thống Trump lên làm tổng thống thì có nhiều chuyển biến và chính vì những chuyển biến này họ không kịp thời quan tâm vấn đề nhân quyền của nước khác, nhưng tôi tin rằng trong tương lai thì Mỹ sẽ tiếp tục quan tâm tới vấn đề nhân quyền, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới.”
Tổng thống Donald Trump đã ra dấu hiệu cho thấy ông có ý định phục hồi quan hệ Mỹ-Việt. Theo báo USA, bức thư vào đầu tháng này của Tổng thống Donald Trump gửi cho Chủ tịch nước Trần Đại Quang có thể “làm giảm bớt lo ngại của Hà Nội rằng Washington đã tạm ngừng hỗ trợ cho Việt Nam, mặc dù các nhà phân tích cho rằng điều đó không có nghĩa là quan hệ hai nước sẽ có bất kỳ bước đột phá nào.”
Việt Nam đang tìm kiếm một thoả thuận thương mại song phương với Hoa Kỳ để thay thế Hiệp định TPP.
Báo chí Việt Nam trích lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói với một phái đoàn doanh nhân Mỹ hôm 9/3 rằng ông đã sẵn sàng để thăm Hoa Kỳ. Ông nói thêm rằng ông hy vọng sẽ gặp Tổng thống Donald Trump trong các cuộc đàm phán về thương mại và các vấn đề khác.
Ông Phúc được VGP News dẫn lời khẳng định rằng chính phủ Việt Nam “coi trọng và mong muốn thúc đẩy hợp tác hữu nghị với Hoa Kỳ theo hướng thực chất, toàn diện, ổn định và lâu dài trên cơ sở tôn trọng thể chế chính trị của nhau…”
Tổng thống Mỹ Obama và Chủ tịch nước VN Trần Đại Quang tại Hà Nội, tháng 5/2016.
Trang Thông tin Chính phủ trên Facebook dẫn lời ông Trump nói trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Việt Nam sau khi đắc cử Tổng thống Mỹ rằng ông sẽ tiếp ông Phúc “bất cứ lúc nào, dù là ở Washington hay là New York”.
Theo báo New York Post, dưới chính quyền cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, Việt Nam đã vun đắp mối quan hệ với Hoa Kỳ lên một tầm cao mới, với mong muốn Hoa Kỳ duy trì sự hiện diện an ninh ở châu Á trước những tuyên bố lãnh thổ của nước láng giềng khổng lồ Trung Quốc.
Trong một diễn biến liên quan, Naval Today đưa tin rằng tàu tuần duyên USCGC Morgenthau của lực lượng Tuần duyên Mỹ đã được loại khỏi biên chế vào ngày 18/4 và sẽ được chuyển giao cho Việt Nam theo chương trình Bán trang bị quốc phòng dư thừa (EDA).
Theo dữ liệu của Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng (DSCA), phía Việt Nam đã đề nghị mua lại 3 tàu tuần tra cỡ lớn của Tuần duyên Mỹ, tuy nhiên, phía Mỹ cho biết chỉ chuyển giao một chiếc trong lúc này.
Có nên ăn chay không?
27/01/20174:13 SA(Xem: 1249) Nguyễn Thị Cỏ May
Ăn chay, theo Từ điển An nam-Bồ đào nha-La tinh của Alexandre de Rhodes, có nghĩa là “Kiêng thịt và cá ”. Nhưng ăn chay của người công giáo có nghĩa là “ giảm phần ăn hay nhịn ăn do lương thực không được phong phú (jejunium/le jeun) . Còn kiêng cữ (abstinentia/abstinence) là từ bỏ thức ăn quen thuộc .
Với tôn giáo, mục đích ăn chay không giống nhau . Phật giáo và các tôn giáo lấy Phật giáo làm gốc dạy ăn chay là để tránh sát sanh . Tuy nhiên với ông Phật, không có vấn đề chay/mặn vì ông Phật chỉ dạy sát sanh là cái nghìệp nặng . Mà người tu Phật, căn bản là phải tránh sát sanh vì lòng từ bi đối với muôn loài chúng sanh . Trong lúc đó, người Công giáo ăn chay để thể hiện lòng sám hối, ăn năn, tưởng nhớ đến khổ nạn của Chúa Ki-tô . Việc ăn chay còn được ấn định cho suốt mùa chay nhưng qua thời gian, có nhiều thay đổi để ngày nay, chỉ còn lại 2 ngày chay : ngày Tro, thứ tư và ngày Thứ Sáu trong tuần (Giáo luật 1251) .
Ăn chay
Ăn chay theo cách không sát sanh không chỉ dành riêng cho người tu Phật mà cả nhà bác học và nghệ sĩ phương Tây chũng chủ trương ăn chay vì vấn đề sức khỏe và lòng thương súc vật .
Nhà khoa học Albert Einstein (1879 – 1955) từng nói “Không gì ích lợi cho sức khỏe của con người để có cơ hội sống lâu trên quả địa cầu này bằng cách ăn chay “.
Nhà danh họa và điêu khắc gia người Ý, Léonard Da Vinci (1452 – 1519) đồng thời cũng là một thi sĩ nổi tiếng trên thế giới, quan niệm ăn chay là đạo đức của con người. Sự ăn chay sẽ tránh được những tội ác về sát sanh. Trong nhật ký ông thường viết những câu danh ngôn về lòng từ bi bác ái và luôn có những hành động thương quí các loài sinh vật khác.
Qua phương Đông cổ thời, Mạnh Tử dạy « Khi chúng ta thấy động vật lúc còn sống thì chúng ta không thể nào nhẫn tâm mà giết chúng, khi nghe tiếng kêu thảm thiết của chúng thì chúng ta càng không nhẫn tâm ăn thịt chúng, nếu là quân tử hãy tránh xa nhà bếp .
Thiền sư người Pháp, ông Mathieu Ricard, giảng giải rằng « Sự đau đớn của một con vật quan trọng hơn rất nhiều cái thú vị của chúng ta khi ăn miếng thịt » .
Cũng trong buổi thảo luận về môi trường hồi tháng 2/2016 tại Paris, ông so sánh đời sống của con người với đời sống của sinh vật « Chúng ta là tất cả còn loài vật là không có giá trị gì hết . Giá trị đời sống con người là vô tận . Phải chăng vì vậy mà đời sống loài vật là con số không?
Chúng ta thương yêu chó, mèo nhưng chúng ta lại ăn thịt heo, thịt bò, … Nên nhớ giá trị sự sống là điều không thể trả giá được » .
Trước đại hội, để kết thúc phần phát biểu, ông đặt câu hỏi « Phải chăng quí vị đồng ý chọn sự công bằng và đạo đức ? Mọi người đều giơ tay lên đồng ý . Ông hỏi tiếp «Vậy có công bằng và đạo đức không khi chúng ta làm cho sinh vật biết cảm giác phải chịu sự đau đớn không cần thiết?» . Cả hội trường im lặng!
Ngày nay, ở Tây phương, có lẻ vì ảnh hưởng việc bảo vệ môi trường, và cả ảnh hưởng từ nhà trường, mà có khá đông lớp trẻ từ chối ăn thịt, chọn ăn thực vật . Có một cô bé mươi tuổi, học lớp Nhì (CM1) trường Pháp ở Vienne, Áo, một hôm nói với mẹ « Mẹ ơi, con không ăn thịt nữa . Con thú đễ thương quá, ăn thịt nó tội nghiệp lắm». Thế là từ hôm đó, cô bé chỉ ăn rau cải, trứng.
Ăn chay không ăn thịt cũng khá phức tạp . Có người không ăn thịt nhưng ăn trứng, sữa và các sản phẩm làm ra từ sữa và trứng . Người khác lại tuyệt đối tránh tất cả thịt cá, sữa, trứng, cả những thứ làm ra từ sữa, trứng như yaourt, fromage, bơ, bánh ngọt có trứng, …Họ còn không xài những phụ tùng như áo da, áo lông thú, giây nịt da, giày da, son phấn,…
Ở Nam kỳ, lúc đánh Tây giành độc lập và đánh cả Việt Minh cộng sản, quân đội Cao Đài ăn chay nhưng được phép ăn trứng vịt, tôm cua vì, theo lời giảng giải của các vị chức sắc Cao Đài, mấy thứ này « không có máu » . Trong lúc đó, quân đội Phật Giáo Hòa Hảo, vì tu theo đạo Phật nên ăn chay đúng theo nhà Phật, cữ sát sanh . Phần đông là nông dân, không làm việc vì gia nhập quân đội, không có thu nhập, nên nhiều lúc ăn cơm chỉ có rau với nước muối qua ngày . Mà vẫn đánh Tây và Việt Minh giử được vùng Hòa Hảo an ninh khá tốt.
Ăn thịt hay ăn rau cải, cũng nên biết qua
Hội L214 ở Pháp, lấy tên tử điều luật của Luật về nông nghìệp, trang bị máy quay phim, lẻn vào các lò thịt vùng Paris, thâu lại hình ảnh các đồ tể tàn ác với thú vật trong lúc giết chúng, đem tố cáo trước dư luận . Các hội bảo vệ súc vật, cả Quốc Hội Pháp đã phải thành lập Ủy Ban điều tra, vì những hình ảnh của kỹ nghệ thịt cho thấy đúng là cơn ác mộng rùng rợn . Những con gà máy đẻ nhốt trong lòng tối, người ta xì hơi ngạc, lông rụng sạch rồi chết, hằng ngàn ngàn gà con, lựa riêng ra vì không đúng tiêu chuẩn nuôi lớn, cho máy nghiến nát thành bột, những bào thai bò với bộ đồ lòng của bò mẹ vứt vào thùng rác, sau đó xay nhuyễn làm thức ăn chăn nuôi, …
Bò Charolaise hay Limousine hay Normande là giống bò tiêu biểu cho di sản thực phẩm của Pháp và nhắc lại cho dân Pháp thời hoàng kim của ngành thịt của mình . Còn heo là biểu tượng của nghệ thuật ẩm thực Pháp . Một miếng thịt heo là một giá trị của cải . Sự giàu dinh dưởng mà giá rẻ nên hợp với đời sống của đại đa số dân chúng bình dân .
Ngành chăn nuôi của Pháp đã một thời trở thành quan trọng, có thể đứng ngang hàng với kỹ nghệ xe hơi của Đức . Tiêu thụ thịt của Pháp đem lại lợi tức không thua dầu hỏa của Á-rặp Sa-u-đít . Nhưng nay đã có nhiều thay đổi . Lò thịt bị đóng cửa do làm việc thiếu tiêu chuẩn theo qui định . Nhiều nước trong Liên Hiệp Âu châu như Đức, Ba-lan, …đưa thịt qua chiếm thị trường Pháp . Các siêu thị lớn làm giá, ép nhà nông Pháp nín thở .
Thời mà làm chủ một cửa hàng thịt đồng nghĩa với một gia tài lớn, được ăn miếng thịt là kẻ có tiền, nay đã qua rồi .
Giờ đây, Pháp phải đối diện với thực tế «Thôi, vĩnh biệt bò, heo, … ! » . Người Pháp hiện nay không được uống sữa của Pháp, ăn miếng thịt của Pháp nữa .
Nhiều nhà nông đã phải treo cổ hàng loạt vì mang nợ . Số người tự tử trong năm rồi 2016 lên tới 170 người, tức cứ 2 ngày có một người tự tử vì sạt nghiệp .
Xã hội không muốn trông thấy nghề sát sanh
Đúng vậy . Nếu tường thuật đầy đủ chi tiết hoạt động của lò thịt, có thêm hình ảnh nữa thì càng dễ gây cảm xúc mạnh, thì chắc chắn sẽ làm cho mọi người « nổi da gà » ngay . Cho nên, lò thịt bị cấm ngặt người ngoài vào trong lúc làm việc .
Một công nhân lò thịt kể chuyện mỗi khi gặp trẻ con hoặc vài phụ nữ cư ngụ gần lò thịt, họ gọi chúng tôi là « kẻ sát nhân » (assassins) . Một Giám đốc lò thịt – anh này leo đủ các nấc thang qua suốt 45 năm lặng ngụp trong vũng máu thú vật – phản ứng « Người ta khi ăn mìếng beefteak trong đĩa, khen ngon, thế mà không ai thấy miếng beefteak đó xuất hiện từ nơi chúng tôi làm việc, và công việc của chúng tôi là giết, tức « sát nhân » đó!
Stéphane Geffroy vừa cho xuất bản một quyển sách như hồi ký nghề nghiệp, tựa là « A l’abattoir » (Ở lò thịt) do Seuil, Paris, xuất bản, trong đó ông kể ra những điều mà ông chưa hề dám nói ra bên ngoài, cả với gia đình:
«Chúng tôi giết những con thú to lớn, mổ bụng chúng, cắt sừng, lưõi, gan, móc bộ đồ lòng, lột da, lóc thịt chúng để chúng chỉ còn lại bộ xương … » .
Ông tiếp, với vẻ mặt tươi tỉnh : « Nhưng khi người ta suy nghĩ sẽ thấy chúng tôi ở trong lòng thế giới loài người vì nơi nào cũng có dấu vết sự hiện diện của chúng tôi . Miếng thịt bày bán, miếng thịt trong đĩa trên bàn ăn của nhà hàng, tất cả nhắc nhở sự hiện diện của chúng tôi . Việc làm của chúng tôi … » .
Điều kìện làm việc của công nhân lò sát sanh vô cùng khắc nghiệt . Việc làm nặng nhọc, nhịp độ mau và liên tục không ngừng nghỉ, những động tác xoay trở thường ở tư thế trái ngược dễ gây tai nạn hoặc trật khớp xương, tiếng động inh tai, mùi thúi và hôi tanh làm bưng đầu óc .
Nhiều con thú to lớn khi đưa vào hành lang tử thần, chúng gầm thét, quay đầu lại, vụt bỏ chạy đi . Rùng rợn nhứt là khi giết những con bò con, bò mẹ đang có chửa . Người làm viêc nhiều năm trong lò thịt, đôi lúc cũng phải sởn tóc gáy, đổ mồ hôi, lạnh xương sóng .
Nhiều người mới vào làm, không ít người, chỉ sau ngày đầu, đã bỏ việc . Những người vì hoàn cảnh khó kiếm được việc làm khác mà lương cao hơn mức tồi thiểu nên phải cắn răng tiếp tục . Công việc vừa làm cho thân thể rã rời do mức độ cứ mỗi phút xong một con thịt – trước đây mất 60 phút – vừa làm tổn hại tâm lý nghìêm trọng . Thời gian đầu, mỗi tối, họ phải uống thuốc an thần mới có thể ngủ được . Đêm thường bị những cơn ác mộng đánh thức .
Có chọn ăn chay hay không thì tới năm 2050 con người cũng sẽ phải tìm ăn thêm những thực phẩm khác hơn thịt cá quen thuộc để giải quyết nạn khan hiếm thực phẩm trước đà gia tăng nhơn số trên trái đất . Và còn để giải quyết nạn ô nhiễm môi trường .
Vả lại, theo những nhà khoa học, con người vốn thuộc loài ăn thực vật chớ không phải ăn động vật vì không có bộ răng của sư tử . Ăn thịt là sống trái với bản gốc của mình chỉ vì thói quen xã hội .
Nguyễn thị Cỏ May
Edited by user Saturday, April 22, 2017 12:28:39 AM(UTC)
| Reason: Not specified
|