Rank: Advanced Member
Groups: Registered
Joined: 3/26/2011(UTC) Posts: 12,084
Thanks: 5160 times Was thanked: 2324 time(s) in 1605 post(s)
|
 LA DAME AUX CAMÉLIAS
CHAPITRE 22
Il me semblait que le convoi ne marchait pas.
Je fus à Bougival à onze heures.
Pas une fenêtre de la maison n'était éclairée, et je sonnai sans que l'on me répondît.
C'était la première fois que pareille chose m'arrivait. Enfin le jardinier parut. J'entrai.
Nanine me rejoignit avec une lumière. J'arrivai à la chambre de Marguerite.
- Où est madame ?
- Madame est partie pour Paris, me répondit Nanine.
- Pour Paris !
- Oui, monsieur.
- Quand ?
- Une heure après vous.
- Qu'a-t-on laissé pour moi ?
- Rien.
Nanine me laissa.
- " Elle est capable d'avoir eu des craintes, pensai-je, et d'être allée à Paris pour s'assurer si la visite que je lui avais dit aller faire à mon père n'était pas un prétexte pour avoir un jour de liberté. Peut-être Prudence lui a-t-elle écrit pour quelque affaire importante, " me dis-je quand je fus seul ; mais j'avais vu Prudence à mon arrivée, et elle ne m'avait rien dit qui pût me faire supposer qu'elle eût écrit à Marguerite.
Tout à coup je me souvins de cette question que Madame Duvernoy m'avait faite : - " Elle ne viendra donc pas aujourd'hui ? " quand je lui avais dit que Marguerite était malade.
Je me rappelai en même temps l'air embarrassé de Prudence, lorsque je l'avais regardée après cette phrase qui semblait trahir un rendez-vous. à ce souvenir se joignait celui des larmes de Marguerite pendant toute la journée, larmes que le bon accueil de mon père m'avait fait oublier un peu.
A partir de ce moment, tous les incidents du jour vinrent se grouper autour de mon premier soupçon et le fixèrent si solidement dans mon esprit que tout le confirma, jusqu'à la clémence paternelle.
Marguerite avait presque exigé que j'allasse à Paris ; elle avait affecté le calme lorsque je lui avait proposé de rester auprès d'elle.
étais-je tombé dans un piège ? Marguerite me trompait-elle ? Avait-elle compté être de retour assez à temps pour que je ne m'aperçusse pas de son absence, et le hasard l'avait-il retenue ? Pourquoi n'avait-elle rien dit à Nanine, ou pourquoi ne m'avait-elle pas écrit ? Que voulaient dire ces larmes, cette absence, ce mystère ? Voilà ce que je me demandais avec effroi, au milieu de cette chambre vide, et les yeux fixés sur la pendule qui, marquant minuit, semblait me dire qu'il était trop tard pour que j'espérasse encore voir revenir ma maîtresse.
Cependant, après les dispositions que nous venions de prendre, avec le sacrifice offert et accepté, était-il vraisemblable qu'elle me trompât ? Non.
J'essayai de rejeter mes premières suppositions.
- La pauvre fille aura trouvé un acquéreur pour son mobilier, et elle sera allée à Paris pour conclure. Elle n'aura pas voulu me prévenir, car elle sait que, quoique je l'accepte, cette vente, nécessaire à notre bonheur à venir, m'est pénible, et elle aura craint de blesser mon amour-propre et ma délicatesse en m'en parlant. Elle aime mieux reparaître seulement quand tout sera terminé. Prudence l'attendait évidemment pour cela, et s'est trahie devant moi : Marguerite n'aura pu terminer son marché aujourd'hui, et elle couche chez elle, ou peut-être même va-t-elle arriver tout à l'heure, car elle doit se douter de mon inquiétude et ne voudra certainement pas m'y laisser. Mais alors, pourquoi ces larmes ? Sans doute, malgré son amour pour moi, la pauvre fille n'aura pu se résoudre sans pleurer à abandonner le luxe au milieu duquel elle a vécu jusqu'à présent et qui la faisait heureuse et enviée.
Je pardonnais bien volontiers ces regrets à Marguerite.
Je l'attendais impatiemment pour lui dire, en la couvrant de baisers, que j'avais deviné la cause de sa mystérieuse absence.
Cependant, la nuit avançait et Marguerite n'arrivait pas.
L'inquiétude resserrait peu à peu son cercle et m'étreignait la tête et le coeur. Peut-être lui était-il arrivé quelque chose ! Peut-être était-elle blessée, malade, morte ! Peut-être allais-je voir arriver un messager m'annonçant quelque douloureux accident ! Peut-être le jour me trouverait-il dans la même incertitude et dans les mêmes craintes ! L'idée que Marguerite me trompait à l'heure où je l'attendais au milieu des terreurs que me causait son absence ne me revenait plus à l'esprit.
Il fallait une cause indépendante de sa volonté pour la retenir loin de moi, et plus j'y songeais, plus j'étais convaincu que cette cause ne pouvait être qu'un malheur quelconque. ô vanité de l'homme ! Tu te représentes sous toutes les formes.
Une heure venait de sonner. Je me dis que j'allais attendre une heure encore, mais qu'à deux heures, si Marguerite n'était pas revenue, je partirais pour Paris.
En attendant, je cherchai un livre, car je n'osais penser.
Manon Lescaut était ouvert sur la table. Il me sembla que d'endroits en endroits les pages étaient mouillées comme par des larmes. Après l'avoir feuilleté, je refermai ce livre dont les caractères m'apparaissaient vides de sens à travers le voile de mes doutes.
L'heure marchait lentement. Le ciel était couvert.
Une pluie d'automne fouettait les vitres. Le lit vide me paraissait prendre par moments l'aspect d'une tombe. J'avais peur.
J'ouvris la porte. J'écoutais et n'entendais rien que le bruit du vent dans les arbres. Pas une voiture ne passait sur la route. La demie sonna tristement au clocher de l'église.
J'en étais arrivé à craindre que quelqu'un n'entrât.
Il me semblait qu'un malheur seul pouvait venir me trouver à cette heure et par ce temps sombre.
Deux heures sonnèrent. J'attendis encore un peu.
La pendule seule troublait le silence de son bruit monotone et cadencé.
Enfin je quittai cette chambre dont les moindres objets avaient revêtu cet aspect triste que donne à tout ce qui l'entoure l'inquiète solitude du coeur.
Dans la chambre voisine je trouvai Nanine endormie sur son ouvrage. Au bruit de la porte, elle se réveilla et me demanda si sa maîtresse était rentrée.
- Non, mais, si elle rentre, vous lui direz que je n'ai pu résister à mon inquiétude, et que je suis parti pour Paris.
- À cette heure ?
-Oui.
- Mais comment ? Vous ne trouverez pas de voiture.
- J'irai à pied.
- Mais il pleut.
- Que m'importe ?
- Madame va rentrer, ou, si elle ne rentre pas, il sera toujours temps, au jour, d'aller voir ce qui l'a retenue. Vous allez vous faire assassiner sur la route.
- Il n'y a pas de danger, ma chère Nanine ; à demain.
La brave fille alla me chercher mon manteau, me le jeta sur les épaules, m'offrit d'aller réveiller la mère Arnould, et de s'enquérir d'elle s'il était possible d'avoir une voiture ; mais je m'y opposai, convaincu que je perdrais à cette tentative, peut-être infructueuse, plus de temps que je n'en mettrais à faire la moitié du chemin.
Puis j'avais besoin d'air et d'une fatigue physique qui épuisât la surexcitation à laquelle j'étais en proie.
Je pris la clef de l'appartement de la rue d'Antin, et après avoir dit adieu à Nanine, qui m'avait accompagné jusqu'à la grille, je partis.
Je me mis d'abord à courir, mais la terre était fraîchement mouillée, et je me fatiguais doublement.
Au bout d'une demi-heure de cette course, je fus forcé de m'arrêter, j'étais en nage. Je repris haleine et je continuai mon chemin. La nuit était si épaisse que je tremblais à chaque instant de me heurter contre un des arbres de la route, lesquels, se présentant brusquement à mes yeux, avaient l'air de grands fantômes courant sur moi.
Je rencontrai une ou deux voitures de rouliers que j'eus bientôt laissées en arrière.
Une calèche se dirigeait au grand trot du côté de Bougival. Au moment où elle passait devant moi, l'espoir me vint que Marguerite était dedans.
Je m'arrêtai en criant : -Marguerite ! Marguerite !
Mais personne ne me répondit et la calèche continua sa route. Je la regardai s'éloigner, et je repartis.
Je mis deux heures pour arriver à la barrière de l'étoile.
La vue de Paris me rendit des forces, et je descendis en courant la longue allée que j'avais parcourue tant de fois.
Cette nuit-là personne n'y passait.
On eût dit la promenade d'une ville morte.
Le jour commençait à poindre.
Quand j'arrivai à la rue d'Antin, la grande ville se remuait déjà un peu avant de se réveiller tout à fait.
Cinq heures sonnaient à l'église saint-Roch au moment où j'entrais dans la maison de Marguerite.
Je jetai mon nom au portier, lequel avait reçu de moi assez de pièces de vingt francs pour savoir que j'avais le droit de venir à cinq heures chez Mademoiselle Gautier.
Je passai donc sans obstacle.
J'aurais pu lui demander si Marguerite était chez elle, mais il eût pu me répondre que non, et j'aimais mieux douter deux minutes de plus, car en doutant j'espérais encore.
Je prêtai l'oreille à la porte, tâchant de surprendre un bruit, un mouvement.
Rien. Le silence de la campagne semblait se continuer jusque-là.
J'ouvris la porte, et j'entrai. Tous les rideaux étaient hermétiquement fermés. Je tirai ceux de la salle à manger, et je me dirigeai vers la chambre à coucher dont je poussai la porte. Je sautai sur le cordon des rideaux et je le tirai violemment. Les rideaux s'écartèrent ; un faible jour pénétra, je courus au lit. Il était vide ! J'ouvris les portes les unes après les autres, je visitai toutes les chambres. Personne. C'était à devenir fou. Je passai dans le cabinet de toilette, dont j'ouvris la fenêtre, et j'appelai Prudence à plusieurs reprises. La fenêtre de Madame Duvernoy resta fermée. Alors je descendis chez le portier, à qui je demandai si Mademoiselle Gautier était venue chez elle pendant le jour.
- Oui, me répondit cet homme, avec Madame Duvernoy.
- Elle n'a rien dit pour moi ?
- Rien.
- Savez-vous ce qu'elles ont fait ensuite ?
- Elles sont montées en voiture.
- Quel genre de voiture ?
- Un coupé de maître.
Qu'est-ce que tout cela voulait dire ? Je sonnai à la porte voisine.
- Où allez-vous, monsieur ? me demanda le concierge après m'avoir ouvert.
- Chez Madame Duvernoy.
- Elle n'est pas rentrée.
- Vous en êtes sûr ?
- Oui, monsieur ; voilà même une lettre qu'on a apportée pour elle hier au soir et que je ne lui ai pas encore remise.
Et le portier me montrait une lettre sur laquelle je jetai machinalement les yeux.
Je reconnus l'écriture de Marguerite.
Je pris la lettre.
L'adresse portait ces mots : - " à Madame Duvernoy, pour remettre à M. Duval. "
- Cette lettre est pour moi, dis-je au portier, et je lui montrai l'adresse.
- C'est vous Monsieur Duval ? me répondit cet homme.
- Oui.
- Ah ! Je vous reconnais, vous venez souvent chez Madame Duvernoy.
Une fois dans la rue, je brisai le cachet de cette lettre.
La foudre fût tombée à mes pieds que je n'eusse pas été plus épouvanté que je le fus par cette lecture.
c" À l'heure où vous lirez cette lettre, Armand, je serai déjà la maîtresse d'un autre homme. Tout est donc fini entre nous. Retournez auprès de votre père, mon ami, allez revoir votre soeur, jeune fille chaste, ignorante de toutes nos misères, et auprès de laquelle vous oublierez bien vite ce que vous aura fait souffrir cette fille perdue que l'on nomme Marguerite Gautier, que vous avez bien voulu aimer un instant, et qui vous doit les seuls moments heureux d'une vie qui, elle l'espère, ne sera pas longue maintenant. "
Quand j'eus lu le dernier mot, je crus que j'allais devenir fou.
Un moment j'eus réellement peur de tomber sur le pavé de la rue. Un nuage me passait sur les yeux et le sang me battait dans les tempes.
Enfin je me remis un peu, je regardai autour de moi, tout étonné de voir la vie des autres se continuer sans s'arrêter à mon malheur.
Je n'étais pas assez fort pour supporter seul le coup que Marguerite me portait.
Alors je me souvins que mon père était dans la même ville que moi, que dans dix minutes je pourrais être auprès de lui, et que, quelle que fût la cause de ma douleur, il la partagerait.
Je courus comme un fou, comme un voleur, jusqu'à l'hôtel de Paris : je trouvai la clef sur la porte de l'appartement de mon père. J'entrai.
Il lisait.
Au peu d'étonnement qu'il montra en me voyant paraître, on eût dit qu'il m'attendait.
Je me précipitai dans ses bras sans lui dire un mot, je lui donnai la lettre de Marguerite, et me laissant tomber devant son lit, je pleurai à chaudes larmes.
&-&
TRÀ HOA NỮ
bản dịch tiếng Việt HẢI NGUYÊN
Chương 22
Đoàn tàu hình như không chuyển động. Tôi có mặt ở Bugival lúc mười một giờ. Không thấy ánh đèn trong nhà. Tôi gọi chuông. Không nghe trả lời. Đó là lần đầu tiên, một sự việc như thế xảy ra với tôi. Cuối cùng, người giữ vườn hiện ra, tôi đi vào. Nanin cầm một ngọn đèn đến gặp tôi. Tôi đến phòng của Macgơrit. - Bà đi đâu? - Bà đi Paris – Nanin trả lời. - Đi Paris! - Thưa ông, vâng. - Khi nào? - Một giờ sau lúc ông đi. - Bà không để gì lại cho tôi cả sao? - Không. Nanin bỏ mặc tôi ở đó. «Có thể nàng lo sợ, và đi Paris để được biết chắc chắn cuộc viếng thăm cha tôi, mà tôi đã nói với nàng, là có thật hay chỉ là một cái cớ để tôi có được một ngày tự do. Có thể Pruđăng đã tin cho nàng biết về một chuyện quan trọng nào đó». – tôi tự nhủ khi còn lại một mình. Nhưng tôi đã gặp Pruđăng, khi tôi đến nhà. Chị ta không hề nói gì để tôi có thể nghĩ rằng chị đã viết thư cho Macgơrit. Bỗng nhiên, tôi nhớ lại câu Đuvecnoa đã hỏi tôi : «Vậy hôm nay, cô sẽ không đến?» khi tôi cho chị ta biết Macgơrit đang ốm. Đồng thời, tôi cũng nhớ lại vẻ bối rối của Pruđăng khi tôi nhìn chị, sau lời nói đó, như tố giác một cuộc hẹn hò. Và tôi nhớ lại những giọt nước mắt của Macgơrit suốt cả ngày hôm qua, những giọt nước mắt và sự đón tiếp vui vẻ của cha tôi đã làm cho tôi quên được phần nào. Kể từ giây phút đó, tất cả những cái bất thường suốt ngày hôm ấy, đã đến tụ tập quanh sự nghi ngờ đầu tiên của tôi, và củng cố sự nghi ngờ trong trí não tôi. Tất cả đã xác định mối nghi ngờ đó, cho đến cả sự khoan hồng của cha tôi nữa. Macgơrit gần như đã ép buộc tôi phải đi Paris. Nàng đã tỏ ra bình tĩnh, khi tôi đề nghị sẽ ở lại bên nàng. Tôi đã bị sa bẫy? Phải chăng Macgơrit đã lừa dối tôi? Nàng nghĩ rằng sẽ trở về kịp thời, để tôi không biết nàng đã đi vắng? Cái bất ngờ nào đã giữ nàng lại? Tại sao nàng không nói với Nanin, hay tại sao nàng không viết thư để lại cho tôi? Những giọt nước mắt đó, sự vắng mặt này, cái bí ẩn này có ý nghĩa gì? Đó là điều tôi lo sợ tự hỏi, giữa căn phòng trống rỗng và tôi mở mắt nhìn chằm chằm vào cái đồng hồ vừa điểm mười hai giờ khuya, có vẻ như nói với tôi: Đã quá muộn, để có thể hy vọng gặp lại tình nhân của tôi. Tuy nhiên, sau những dự định mà chúng tôi vừa bàn với nhau, đầy lòng hy sinh hiến dâng và chấp nhận, có đúng chăng nàng đã lừa dối tôi? Không. Tôi cố gắng vứt bỏ những giả thiết đầu tiên. Người con gái đáng thương đó, có thể đã tìm được người mua đồ đạc của mình và đã đến Paris để giải quyết công việc. Nàng không muốn cho tôi biết trước bởi nàng biết, tuy tôi đã chấp nhận việc bán đồ, một việc cần thiết cho hạnh phúc tương lai của chúng tôi, song điều đó vẫn thật sự nặng nề đối với tôi. Có thể nàng sợ làm tổn thương lòng tự ái và sự tế nhị của tôi, khi phải nói đến điều đó. Nàng chỉ muốn trở về khi mọi chuyện đã xong xuôi. Pruđăng chờ nàng chắc chắn vì điều đó và đã tự tố giác trước mặt tôi. Macgơrit không thể kết thúc việc mua bán trong ngày hôm nay. Nàng đã ngủ lại nhà chị ấy. Hãy cũng có thể,chốc nữa, nàng sẽ về. Bởi vì nàng phải nghĩ tôi đang lo lắng và chắc chắn không muốn để tôi phải lo lắng như thế. Nhưng tại sao có những giọt nước mắt kia? Chắc chắn, mặc cho tình yêu đối với tôi, người con gái đáng thương này không thể nào từ bỏ sự xa hoa hào nhoáng mà nàng đã sống cho đến tận ngày nay, đã làm cho nang sung sướng, cũng như gợi sự thèm muốn nơi kẻ khác, mà không khóc được. Tôi sẵn sàng tha thứ những hối tiếc đó nơi Macgơrit. Tôi chờ đợi nàng đến sốt ruột, để nói cho nàng biết, bằng những cái hôn, rằng tôi đoán được nguyên nhân sự vắng mặt bí ẩn của nàng. Tuy nhiên, đêm cứ sâu dần, và Macgơrit không về. sự lo lắng như dần dần thu nhỏ chiếc vòng của nó lại, siết chặt đầu tôi và tim tôi. Có thể, có việc gì đó đã xảy ra với nàng. Có thể, nàng đã bị thương, bị ốm, bị chết. Có thể tôi sắp nhận được một tin báo một tai nạn nào đây! Có thể, ngày hôm sau, tôi vẫn còn trong tình trạng bất ổn này, và cũng trong những lo sợ như thế này! Ý tưởng Macgơrit lừa dối tôi, giờ đây, lúc tôi đang chờ nàng, giữa nỗi hoảng hốt do sự vắng mặt cuả nàng gây nên, không còn trở lại trong trí tôi nữa. Phải có một nguyên nhân độc lập, ngoài ý muốn của nàng, để giữ nàng phải xa tôi. Tôi cần nghĩ đến điều đó. Tôi cần tin chắc, nguyên nhân này chỉ là một sự bất hạnh nào đó. Ôi hư ảo của con người! Nó đã tự hiện lên dưới bất kỳ hình thức nào. Chuông đồng hồ điểm một giờ. Tôi tự nhủ, tôi sẽ đợi một giờ nữa. Nhưng đến hai giờ, nếu Macgơrit không về, tôi sẽ đi Paris.
Trong lúc chờ đợi, tôi đi tìm quyển sách, vì tôi không dám suy nghĩ. Cuốn Manông Lexcô mở ra trên bàn. Hình như thỉnh thoảng ở một số trang có dấu vết của những giọt lệ. Sau khi lật từng tờ sách, tôi xếp sách lại. Những dòng chữ hiện ra trống rỗng ý nghĩa, lờ mờ giữa những nghi ngờ của tôi. Thời gian chậm chạp đi qua. Trời hơi mù. Mưa thu quất mạnh vào cửa kính. Cái giường trống không, đôi lúc tôi cảm thấy như một ngôi mộ. Tôi lo sợ. Tôi mở cửa lớn. Tôi lắng nghe và chỉ nghe được gió đập vào cành lá. Không một chiếc xe nào đi qua ngang đường. Chuông nhà thờ buồn bã điểm thêm nửa giờ. Tôi bỗng như sợ có ai đó sắp đi vào. Hình như sự bất hạnh là có thể đến tìm tôi vào giờ này, qua thời tiết u ám này. Hai giờ lại điểm. Tôi còn chờ đợi thêm một tý nữa. Chỉ có cái đồng hồ xáo động sự yên tĩnh này, bằng tiếng động đều đặn và nhịp nhàng của nó. Cuối cùng, tôi rời căn phòng. Bất cứ một vật nhỏ bé nào ở đây cũng đượm vẻ buồn thảm và sự cô đơn lo sợ của tâm hồn đã lan rộng chung quanh. Ở phòng bên cạnh, tôi thấy Nanin đang nằm ngủ. Nghe tiếng mở cửa, chị ta thức dậy và hỏi tôi bà chủ đã về chưa. - Chưa. Nhưng nếu bà trở về, chị bảo bà biết, tôi không thể chịu đựng được sự lo lắng và đã đi Paris. - Vào giờ này? - Vâng. - Như thế nào? Ông không tìm ra xe đâu! - Tôi sẽ đi bộ. - Nhưng trời đang mưa! - Mặc kệ. - Bà sẽ về, hay nếu bà không về, thì ngày mai vẫn đủ thì giờ để biết bà bận việc gì. Ông sẽ tự giết ông trên đường đi. - Không có gì nguy hiểm đâu chị Nanin ạ. Chào chị, ngày mai sẽ gặp lại. Người con gái thật thà ấy đi tìm chiếc áo choàng cho tôi, khoác lên vai tôi và đề nghị tôi đi đánh thức bà mẹ Acnul để hỏi xem có chiếc xe nào không. Nhưng tôi không đồng ý vì tin chắc rằng chỉ tốn công vô ích và thêm trễ thì giờ. Vả chăng, tôi cần không khí. Và sự mệt mỏi thể xác sẽ làm cho tôi ít bực bội, vì giờ đây, tôi đang rất bực bội. Tôi lấy chìa khoá của căn nhà đường Antin và sau khi chào tạm biệt Nanin - chị đã đưa tôi đến cổng – tôi ra đi.
Tôi bắt đầy chạy, nhưng đất còn ướt và tôi cảm thấy mệt gấp đôi. Sau nửa giờ chạy như thế, tôi bắt buộc phải dừng lại. Tôi đang đi trong bãi lầy. Đêm rất tốt. Mỗi phút tôi run lên, sợ va chạm vào những thân cây bên đường. Những thân cây này đột ngột hiện ra trước mắt tôi, giống như ma quái đang đuổi theo tôi. Tôi gặp một vài chiếc xe trở hàng chậm rãi lăn bánh và đã vượt qua chúng rất nhanh. Một xe ngựa lướt nhanh, hướng về phía Bugival. Lúc chiếc xe đi qua, hy vọng Macgơrit có trong xe – tôi dừng lại và gọi to : «Macgơrit!» Nhưng không ai trả lời. Chiếc xe cứ tiếp tục chạy trên con đường dài mà ngày trước tôi đã từng qua lại nhiều lần. Đêm ấy, không có một người nào trên đường cả. Tưởng tôi đang đi trong một thành phố chết. Trời bắt đầu sáng. Khi tôi đến đường Antin, thành phố bắt đầu chuyển mình một tý, trước khi thức dức hẳn. Chuông nhà thờ Xanh Rốc điểm năm tiếng, khi tôi bước vào nhà Macgơrit. Tôi cho người gác cổng biết tên. Người này từng nhận của tôi nhiều lần những đồng tiền hai mươi frăng, nên biết tôi có quyền đến nhà cô Giôchiê lúc năm giờ sáng. Như thế, tôi đi vào không gặp trở ngại gì. Tôi có thể hỏi ngay anh ta Macgơrit có nhà không. Nhưng anh ta có thể trả lời « không ». Và tôi thích được sống trong ngờ vực hai phút nữa. Bởi vì còn ngờ vực nghĩa là còn hy vọng. Tôi để tai vào cửa lớn, lắng nghe, hy vọng tìm thấy một tiếng động hay một cử động nào đó. Không có gì cả. Sự im lặng ở nông thôn kéo dài cho đến nơi này. Tôi mở cửa bước vào. Tất cả các màn đều buông kín. Tôi kéo những cái màn ở phòng ăn. Tôi đi về phía phòng ngủ, và tôi đẩy cánh cửa. Nhảy chồm lên giây kéo màn, tôi giật mạnh. Những tấm màn mở rộng ra. Một thứ ánh sáng yếu ớt lan vào. Tôi chạy thẳng đến giường. Giường trống không. Tôi mở những cánh cửa này, rồi những cánh cửa khác. Tôi xem khắp phòng.
Không có ai cả. Thật điên người lên được! Tôi đi vào phòng trang sức, mở cửa sổ ra và lớn tiếng gọi Pruđăng. Cửa sổ nhà bà Đuvecnoa đóng kín. Thế là tôi xuống tìm người gác cổng và hỏi anh ta: - Cô Giôchiê hôm nay có về đây không? - Thưa có – anh ta trả lời - với bà Đuvecnoa. - Cô ấy không nhắn gì cho tôi cả sao? - Không. - Anh có biết sau đó họ đi đâu không? - Hai bà cùng lên xe. - Loại xe nào? - Một xe hai chỗ ngồi sang trọng. Tất cả những điều đó có ý nghĩa gì? Tôi gọi chuông nhà bên cạnh. - Thưa ông, ông hỏi ai? – Ngưòi gác cổng hỏi tôi, sau khi mở cửa. - Tôi tìm bà Đuvecnoa. - Bà chưa về. - Anh có chắc thế không? - Thưa ông, đúng thế. Đây là bức thư người ta gửi đến bà chiều qua, tôi chưa trao lại được. Và người gác cổng đưa tôi xem. Tôi nhìn qua, như một cái máy. Tôi nhận ra nét chữ của Macgơrit. Tôi cầm bức thư. Địa chỉ đề như sau: «Gửi bà Đuvecnoa để đưa lại cho ông Đuyvan» - Cái thư này là của tôi, - tôi nói với người gác cổng và cho ông ta xem địa chỉ. - Chính ông là Đuyvan? - Vâng. - À! Tôi biết ông. Ông thường đến nhà bà Đuvecnoa. Khi ra đến đường phố tôi xé phong bì.
Tiếng sét nổ dưới chân cũng không khủng khiếp bằng nội dung bức thư : « Lúc anh đọc bức thư này, anh Acmân, em đã là tình nhân của một người đàn ông khác rồi. Như vậy, tất cả đều đã chấm dứt giữa chúng ta. Anh hãy trở về bên cha anh, người bạn thân mến. Anh hãy trở về thăm em anh, người thiếu nữ trinh trắng, không hay biết gì cả về nỗi khổ của chúng tôi. Và bền người con gái đó, anh sẽ quên nhanh chóng tất cả những gì mà đứa con gái hư hỏng này, Macgơrit Gôchiê, được anh rủ lòng yêu thương trong chốc lát, đã làm anh đau khổ. Người con gái đó đã nợ anh những giây phút sung sướng nhất cho cuộc đời mình, cuộc đời mà giờ đây hẳn không còn kéo dài được bao lâu nữa». Khi tôi đọc đến chữ cuối cùng, tôi tưởng tôi sắp điên rồi… Trong khoảng khắc, tôi thật sự lo lắng mình sẽ ngã quỵ xuống mặt đường. Một đám mây mờ hiện ra trước mắt. Máu tôi đập mạnh hai bên màng tang. Cuối cùng, tôi lấy lại được một chút bình tĩnh. Tôi nhìn chung quanh. Tôi ngạc nhiên thấy cuộc sống của kẻ khác vẫn tiếp tục, không dừng lại trước sự khốn khổ của tôi. Tôi không đủ sức mạnh để một mình có thể chịu đựng được quả đấm quá nặng mà Macgơrit đã giáng cho tôi. Thế là, tôi nhớ lại cha tôi, đang cùng ở trong một thành phố với tôi. Trong mười phút nữa, tôi có thể đến bên cạnh ông ; và dù nguyên nhân của sự đau khổ của tôi là thế nào đi nữa, ông cũng chia sẻ được. Tôi chạy, như một đứa điên, như một tên trộm, cho đến khách sạn Paris. Tôi tìm được cái khóa trên cửa phòng cha tôi. Tôi đi vào. Cha tôi đang đọc. Trông thấy tôi, ông không có vẻ gì ngạc nhiên cho lắm. Tôi đưa cho ông xem bức thư của Macgơrit và ngã lăn trên giường ông, khóc sướt mướt.
Edited by user Thursday, April 19, 2018 6:52:13 AM(UTC)
| Reason: Not specified
|